Monday, November 5, 2012
Chương Trình Tang Lể Cựu Thị Trưởng Thành Phố Westminster, CA / Mr. Frank Fry Funeral and the Westminster Vietnam War Memorial
Public Viewing:
Tues. 13 Nov. 5pm-8pm
Location: Westminster Memorial Park Chapel,
14801 Beach Blvd, Westminster, CA 92683
Funeral service:
Wed. 14 Nov 1:30pm
Location:Calvary Chapel Pacific Coast,
6400 Westminster Blvd, Westminster, CA 92683
Military honors at the VNWM
(approx time 3:30 pm)
Following honors Coffee reception at the Rose Center
Frank Fry’s Obituary
Francis (Frank) G. Fry Jr. went to be with Lord on Sunday, November 4, 2012 following a period of declining strength and health. Frank was born in East Grand Rapids, Michigan to Francis G. Fry Sr. & Elizabeth H. Fry (Heyboer) on July 18, 1925. Surviving along with Marilyn, his wife of 60 years, are his two children; son Michael with his wife of 33 years Vicki Fry and his daughter Diane with her husband of 29 years, Sandy Quinlan. He is also remembered and loved by his 3 granddaughters, Crystal May, Breanna Bellino and Alishia Lawman as well as his 3 great-grandchildren, Jesse, Lucas and Anastasia Bellino. Preceding him in death is his sister Barbara.
Frank served as an Army Calvary Reconnaissance in WWII receiving a purple heart for injuries suffered during that time. Frank and Marilyn moved to Westminster California in 1957.
From his upbringing in a loving Christian home, enduring the Great Depression and surviving a World War, Frank had a strong passion to serve his community. In 1966 Frank became a councilman for the City of Westminster and remained on the council until he retired in October of this year for health reasons. During that time he was elected mayor 3 times as well as serving as Mayor Pro Tem. Frank has also served on numerous community committees and agencies over the past 46 years.
A deep part of Frank’s character stemmed from his service to his country in World War II. Frank always had a great appreciation for all veterans of the armed services and grieved the lack of honor given to our Vietnam Veterans. As the city of Westminster’s Vietnamese population began to grow and the Vietnamese people shared their appreciation with him for the sacrifices given by the American soldiers as well as their own, a desire began burning in Frank’s heart to honor both the American and Vietnamese soldiers who fought for freedom in Vietnam. Frank believed that Westminster would be the perfect place to build the Vietnam War Memorial and so it is.
Frank Fry’s fingerprints are all over this city and his name is on
nearly every community building. Frank
loved the city of Westminster and the citizens he served, and during this
difficult time the community of Westminster has shown us how deeply they loved
him too.
His family would like to take this occasion to thank their many
friends in this wonderful community for the support and kindness offered them
during this time of sorrow and over the many years.
In lieu of flowers, the family requests memorial contributions be sent to the Boys & Girls Club of Westminster, a particular passion of Frank’s.
In lieu of flowers, the family requests memorial contributions be sent to the Boys & Girls Club of Westminster, a particular passion of Frank’s.
There will be a public viewing held on Tuesday, November 13th from
5 pm to 8 pm at Westminster Memorial Park 14801 Beach Blvd.
Services
will be held at Calvary Chapel Pacific Coast. 6400 Westminster Blvd. Westminster,
CA 92683 at 1:30PM on Wednesday November 14th.
For
more information please visit www.dignitymemorial.com/ and go to Obituaries & ServicesTin buồn : Honorable Frank Fry cựu thị trưỡng TP Westminster, sáng lập viên Tượng Đài chiến sĩ Việt Mỹ Nam Cali đã từ trần
Kính quí vị và các chiến hữu,
Mr . Frank G. Fry đã qua đời sáng nay chủ nhật 04 tháng 11 năm 2012 trong nhà dưỡng bệnh. Ông là cha đẻ của Kế hoạch Xây Dựng Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ, một biểu tượng chống Việt Cộng quan trọng nhất đối với người Việt tỵ nạn Cộng Sản, trên công thổ Hoa Kỳ tại Little Saigon Nam Cali.
Ông cũng là Cựu Thị Trưởng Thành Phố Westminster, Califonia và là đương kim chủ tịch Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài.
Chúng tôi đang chờ đợi cáo phó từ gia đình của ông . Sẽ thông báo chi tiết chương trình tang lễ cho quí vị và các chiến hữu ngay sau khi chúng tôi được tin.
Mr . Frank G. Fry đã qua đời sáng nay chủ nhật 04 tháng 11 năm 2012 trong nhà dưỡng bệnh. Ông là cha đẻ của Kế hoạch Xây Dựng Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ, một biểu tượng chống Việt Cộng quan trọng nhất đối với người Việt tỵ nạn Cộng Sản, trên công thổ Hoa Kỳ tại Little Saigon Nam Cali.
Ông cũng là Cựu Thị Trưởng Thành Phố Westminster, Califonia và là đương kim chủ tịch Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài.
Chúng tôi đang chờ đợi cáo phó từ gia đình của ông . Sẽ thông báo chi tiết chương trình tang lễ cho quí vị và các chiến hữu ngay sau khi chúng tôi được tin.
Hơn
20 năm lưu vong trên đất người, người Việt tỵ nạn Cộng Sản trên đất Mỹ
cố gắng đấu tranh để có Đài Tưởng Niệm Chiến Sĩ VNCH nhưng không thành
công vì không ai trong chính quyền giúp đở . Đến năm 1995 Ông Thị Trưởng
Frank Fry nhận lời giúp và ông đã sáng lập ra Kế hoạch Xây Dựng Tượng
Đài . Năm 1997 ông bắt đầu thực hiện bằng cách thành lập ủy ban và mời
gọi Quân Dân Cán Chính Việt Mỹ đến tiếp tay để kế hoạch trở thành hiện
thực . Nhiều Quân Dân Cán Chính VNCH và một số Cựu quân nhân Hoa Kỳ đã
đáp lời kêu gọi tình nguyện tham gia vào Ủy Ban . Ủy Ban XDTĐCSVM dưới
sự lảnh đạo của Ông Frank Fry đã gây quỹ và hoàn tất giai đoạn 1 xây
dựng , mọi người luôn cả ông Chủ Tịch Frank Fry làm việc không lương từ
năm 1997 cho đến nay.
Năm 2003 Đài Tưởng Niệm Chiến Sĩ Việt Mỹ đầu tiên trên Hoa Kỳ đã được khánh thành tại Nam Cali với llá cờ vàng ba sọc đỏ tung bay bên trên 24 giờ một ngày và luôn suốt cả mọi ngày trong năm .
Được trớn, những năm sau đó Tượng Đài các tiểu bang khác cũng lần lượt được xây dựng lên.
Năm 2003 Đài Tưởng Niệm Chiến Sĩ Việt Mỹ đầu tiên trên Hoa Kỳ đã được khánh thành tại Nam Cali với llá cờ vàng ba sọc đỏ tung bay bên trên 24 giờ một ngày và luôn suốt cả mọi ngày trong năm .
Được trớn, những năm sau đó Tượng Đài các tiểu bang khác cũng lần lượt được xây dựng lên.
Hôm nay một ân nhân của người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản nằm xuống . Ông quả thật là người Mỹ có tấm lòng vàng đối với chúng ta, những người Việt tỵ nạn Cộng Sản. Xin quý vị hãy cùng chúng tôi cầu nguyện xin Ơn Trên ban phước lành cho ân nhân và gia đình của ông
Kính báo trong niềm tiếc thương
Minhduc
Ủy Ban XDTĐCSVM
Frank Fry Park
Nghị Viên Frank Fry của Westminster qua đời, thọ 87 tuổi Sunday, November 04, 2012 5:04:05 PM |
Ðỗ Dzũng/Người Việt
WESTMINSTER (NV) - Nghị Viên Frank Fry, vị dân cử đương nhiệm lâu đời nhất của Westminster, vừa qua đời sáng Chủ Nhật, hưởng thọ 87 tuổi, Nghị Viên Tyler Diệp, một đồng viện của người quá cố, cho nhật báo Người Việt biết.
Nghị Viên Frank Fry chào cờ tại một buổi lễ ở Westminster. Ông vừa qua đời, thọ 87 tuổi. (Hình: Ðỗ Dzũng/Người Việt)
“Người con gái của ông cho thư ký thành phố biết hung tin, và thư ký báo cho tôi biết,” Nghị Viên Tyler Diệp nói. “Ðược biết ông trút hơi thở cuối cùng tại Huntington Valley Medical Center, Huntington Beach, trong lúc đang ngủ.” “Sự ra đi của ông Frank Fry là một mất mát lớn không chỉ đối với người dân thành phố mà còn đối với cộng đồng Việt Nam, nhất là vì ông có công xây dựng Tượng Ðài Chiến Sĩ Việt Mỹ,” ông Tyler Diệp nhận xét. Ngoài vai trò nghị viên, ông Frank Fry cũng là chủ tịch Ủy Ban Xây Dựng Tượng Ðài Chiến Sĩ Việt Mỹ. Khi biết tin này, ông Hồ Ngọc Minh Ðức, phó chủ tịch ủy ban, vô cùng xúc động. Ông nói: “Chúng tôi rất xúc động và sửng sốt. Chúng tôi thấy ông vào nhà thương, và dự trù là nếu ông khỏe trở lại, chúng tôi sẽ có một bữa tiệc vinh danh ông vì ông vừa tuyên bố về hưu, nhưng ông lại bất ngờ ra đi.” Về công sức của ông Frank Fry đối với cộng đồng Việt Nam, ông Ðức nhận xét: “Ông là người hết lòng giúp đỡ cộng đồng Việt Nam có một tượng đài, biểu tượng cho tự do, sau hơn 20 năm định cư tại Hoa Kỳ. Ông giúp hết lòng. Nhờ vậy mà lá cờ VNCH có thể bay 24/24 tại tượng đài, để cho thế hệ tương lai biết về lịch sử người tị nạn chúng ta, và cho thấy chúng ta tiếp tục đấu tranh cho chính nghĩa.” “Ông là một người bạn đồng hành và là một người cha của chúng ta,” vị phó chủ tịch nói thêm. “Chúng tôi đang chờ thêm thông tin từ gia đình, rồi ủy ban sẽ quyết định làm một điều gì đó để vinh danh ông.” Theo tài liệu thành phố Westminster, ông Frank Fry đắc cử nghị viên lần đầu năm 1966 và từng đắc cử thị trưởng ba lần vào các năm 1978, 1996 và 1998, và từng nhiều lần được các đồng viện cử làm phó thị trưởng. Ông không tái ứng cử nghị viên Hội Ðồng Thành Phố Westminster, nhưng lại ứng cử vào Hội Ðồng Quản Trị Ðặc Khu Vệ Sinh Midway City trong cuộc bầu cử ngày 6 Tháng Mười Một tới đây. Lúc sinh thời, ông từng theo học các trường Grand Rapids Junior College, Golden West College, Orange Coast College, University of Michigan và Western Michigan College. Ngoài chức vụ nghị viên, ông cũng là thành viên nhiều ủy ban, hiệp hội và hội đoàn ở Westminster và Orange County. Ông Frank Fry lập gia đình với bà Marilyn từ năm 1952, có hai con gái và ba cháu ngoại. |
Council Member Frank G. Fry
Frank G. Fry
COUNCIL MEMBER
EXPERIENCE:
Elected Council Member (Mayor Pro Tem) in 2000
Elected Mayor in 1998, 1996, and 1978
First elected to in January 12, 1966
Thirty-five years Westminster Council Member
EDUCATION:
Attended:
Grand Rapids Junior College
Golden West College
Orange Coast College
University of Michigan
Western Michigan College
Obtained a degree in Science
COUNCIL REPRESENTATIVE TO OUTSIDE AGENCIES:
Orange County Vector Control
Public Cable Television Authority(Alternate)
Santa Ana River Flood Protection Agency
Water Advisory Committee of Orange County
Orange County Council of Governments
Orange County Transit Authority City Liaison Committee 22 Freeway Improvements
CURRENT COMMUNITY ACTIVITIES:
Vietnam War Memorial
Breast and Prostate Cancer Research Center
Works closely with Westminster Chamber of Commerce
Rose Center Foundation (formerly, Friends of the Abbey)
Veterans of Foreign Wars
American Legion
Disabled American Veterans (DAV)
PREVIOUS COMMUNITY ACTIVITIES:
Chair, Mayor's Selection Committee with League of California Cities
Orange County Resolutions Committee, League of California Cities
Former President, Water Advisory Committee of Orange County
West Orange County Cities Group
City Redistricting Committee
City Merit Commission
Lions Clubs International
Loyal Order of Moose
The Benevolent & Protective Order of Elks
SERVED ON:
Civic Center Authority from 1980- 1984
Charter Committee
Dyke Acquisition Committee
AFFILIATIONS:
League of Cities
PERSONAL:
Long time resident of Westminster since 1957
Served in the military 1943 – 1946 ETO
Army-Calvary Reconnaissance
Retired store manager
Married to Marilyn Fry since 1952
Two children; three grandchildren
| ||||||||||||||||||
Mr. Frank Fry chụp hình lưu niệm với Gia Đình Nha Kỹ Thuật trong Đại Hội 8 nhân dịp
Lễ Chiến Sĩ Trận Vong vào cuối tháng 5 năm 2010
Tham Dự Ngày Quân Lực 19 tháng 6
Tham dự Lễ Tưỡng Niệm Anh Linh Tử Sĩ Nha Kỹ Thuật
Tết Parade
Tết Parade
Mayor Magie Rice, Nghị Viên Tyler Diệp, Nghị Viên Frank Fry, Nghị Viên Andy Quách, Nghị Viên Trí Tạ
Model tượng mẩu hai người lính VNCH và Hoa Kỳ trình bày trong những phiên họp và
mang đi giới thiệu cơ quan và quan khách
Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ lần đầu tiên được gắn trên bệ
Lễ đặc viên đá đầu tiên Kiosk Vietnam War Memorial ( Kiosk Ground
Breaking Ceremony ) Thiếu Tá Phạm Xuân Quang U.S. Marines Pilot, Phạm
Hòa Nha Kỹ Thuật Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài, Chánh Án Nguyễn Trọng Nho,
Nam Lộc, Thị Trưởng Westminster Frank Fry, Navy Hồ Ngọc Minh Đức
UBXD/TDCSVM, Luật Sư Nguyễn Văn Giỏi UBXD/TDCSVM, Nghị Viên Kermit Mash,
Thị Trưởng Garden Grove Bruce Broadwater , Kiến Trúc Gia TDCSVM
Tượng
Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ Westminster, California khánh thành vào lúc 11 giờ
trưa ngày 27 tháng 4 năm 2003, sau 7 năm dài và vất vả làm việc của
biết bao thiện nguyện viên, biết bao công sức và tài chánh quyên góp, vì
đây là Tượng Đài Chiến Sĩ Việt
Mỹ đầu tiên tại Hoa Kỳ, củng là Tượng Đài Có Quốc Kỳ của Việt Nam Cộng
Hòa lần đầu tiên trên thế giới, sau năm 1975, người có sáng kiến và đồng
thời củng là Chủ Tịch ủy ban xây dựng Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ tại
thành phố Westminster, thuộc tiểu bang California là ông Frank E. Fry
đương kiêm Thị Trưởng Thành Phố Westminster và cũng là một Cựu Quân Nhân
Hoa Kỳ tham chiến trong đệ nhị thế chiến tại Âu Châu
Khoảng
năm 1996 thời gian này đa số cựu quân nhân Quân lực Việt Nam Cộng Hòa
sinh sống tại địa phương mà ông có dịp sinh hoạt, ông được biết và nghe
nhiều mẩu chuyện hào hùng mà các quân nhân này kể lại cũng như cựu quân
nhân Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam ông gọi là Chiến Sỉ Chiến Đấu cho Tự
Do “Freedom Fighter” sau này công viên khu vực tượng đài Chiến Sĩ Việt
Mỹ củng được đặc tên là “Freedom Park” Công Viên Tự Do. Ông thấy sự hy
sinh cao cả của các chiến binh Việt Nam Cộng Hòa và các chiến binh Hoa
Kỳ . Ông thường hay tâm sự: Mình nên làm một cái gì đó để nhớ ơn họ và ý
tưởng xây dựng một Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ và tên Mỹ “Vietnam War Memmorial in Westminster, California” và danh xưng này củng do chính chúng tôi đề nghị trong phiên họp và được đa số đồng ý tuyển chọn.
Trong
giai đoạn đầu ông mời một số người để hội ý gọi là Ban Cố Vấn trong đó
có một số tướng lãnh cao cấp như Trung Tưởng Lâm Quang Thi và Trung
Tướng Eugene Hudson và tuyễn chọn Điêu Khắc gia, sau khi duyệt xét Điêu
khắc Gia Tuấn Nguyễn được chọn và kế tiếp là vấn đề gây quỷ để xây dựng
tượng đài, ủy ban củng vừa nộp đơn để hợp thức hóa tình trạng Hội Thiện
Nguyện 501C3 “ Non Profit Status 501C3” cho những người đóng góp được
trừ thuế. Trong mấy năm trời ròng rã việc gây quỷ được tổ chức bằng
nhiều hình thức khác nhau và một Ủy Ban Gây Quỷ Tượng Đài Chiến Sĩ Việt
Mỹ được thành lập, cùng trong thời gia này điêu khắc gia Tuấn Nguyễn
củng đang thực hiện cho mình một Tượng loai nhỏ “ Minirature Status” và
có thể di chuyển dể dàng trên xe và mang đến bất cứ nơi nào để trưng bày
, sau khi thấy được hình mẩu lúc ấy những ý kiến đóng góp bắt đầu về
hình dạng, kích thước , cách trang phục, vủ khí, tư thế đứng, cách nhìn,
tay chân,vv.vv.... không kể sao cho hết, thời gian này Internet và
e-mail chưa thịnh hành nên đồng hương gọi vào các chương trình phát
thanh trên Radio, mổi khi có dịp được phát biểu, có khi đồng hương vào
trong những phiên họp hàng tuần của ủy ban xây dựng Tượng Đài để đóng
góp ý kiến và tựu chung quá nhiều ý kiến ghi nhận và thường thì không có
mặt điêu khắc gia để trình bày trực tiếp, Điêu khắc là môn nghệ thuật
nên việc điêu khắc củng tùy thuộc vào một số dữ kiện thu thập và quyết
định riêng tư, sau khi ghi nhận ý chính của Ban Cố Vấn và sau một thời
gian hạn định, Điêu khắc gia trình bày cho Ban Cố Vấn một vài hình vẻ và
Ban Cố Vấn chọn một trong những hình có đa số đồng ý , sau đó điêu khắc
gia tiếp tục làm một tượng mẩu bằng WAX và mang đến phiên họp để lấy ý
kiến chung và sau một vài lần, Tượng loại nhỏ “Minirature Status” được
điêu khắc và hoàn tất những thủ tục về pháp lý có liên quan đến tài
chánh và sao nhượng “Copy
right” trong thời gian này cả điêu khắc gia và ủy ban làm việc song song
với nhau, một bên cố gắng gây quỷ thật nhiều, bên kia nếu có tài chánh
dồi dào thì sẻ làm thực hiện tượng đẹp hơn, tốt hơn những chương trình
bảo trì khi những kim loại bị rỉ sét và hao mòn theo thời gian.
Bài
viết sẻ được cập nhật hóa thường xuyên qua những khía cạnh khác, như
vấn đề Pháp Lý, việc Đăng Bộ Vĩnh Viễn cho Lá Quốc Kỳ VNCH không được
thay đổi và một số tiết mục khác trong những bài viết kế tiếp .
Xin đón nhận góp ý qua e-mail hoavanpham@yahoo.com
Phía bên hông vào khán đài
Jeep M151A1 Nha Kỹ Thuật trước tượng đài lúc còn đang là bải đất trống
WESTMINTER.
Đã hơn 6 năm từ ngày cựu thị trưởng Westminster, ông Frank Fry, trình
bày dự án thiết lập tượng đài để kỷ niệm các chiến sĩ Mỹ Việt đã hy sinh
trong cuộc chiến bảo vệ Việt Nam Cộng Hòa. Đến nay, một công trình với
nhiều tranh cãi, mồ hôi và nước mắt đã bước sang giai đoạn cuối cùng.
Công dân thành phố Việt Mỹ Westminster sẽ hãnh diện là thành phố đầu
tiên tại Hoa ky,ợ dựng được tượng đài ghi ơn hơn 58,000 chiến sỹ Hoa kỳ
và hàng trăm ngàn quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa bỏ mình vì lý tưởng
tự do.
Thành
phố Westminster đã chịu nhiều áp lực của thương gia địa phương và Việt
nam Cộng sản cố tình ngăn chặn, nhưng, các viên chức thành phố, được
mệnh danh là thủ đô người Việt tỵ nạn đã giữ vững lập trường, kiên quyết
tiến hành một công trình đầy ý nghĩa, cao đẹp và mỹ thuật ngay tại
khuôn viên thành phố Westminster.
Dự
án tượng đài Việt Mỹ này đã trải qua nhiều giai đoạn, nhiều lúc gần như
bế tắc mà mọi người vẫn kiên trì đeo đuổi. Đồng bào Việt nam tại
Westminster nói riêng và khắp nơi trên thế giới rất phấn khởi, hăng hái
đóng góp công sức để hỗ trợ cho Ủy Ban xây dựng tượng đài. Giới truyền
thông, anh chị em văn nghệ sĩ đã tổ chức những cuộc quyên góp rộng lớn
để cung cấp ngân khoản tài trợ cho dự án. Ngân khoản đã lên tới hơn nửa
triệu bạc, vượt mọi khó khăn, đến nay 80% công trình phụ còn cần thêm
một ít nữa để có thể hoàn thành, tuy nhiên khi nhìn thấy tận mắt công
trường tiến triển tốt đẹp, tượng chiến sĩ Việt Mỹ đã hoàn tất, đặt vào
vị trí chính thức trong khuôn viên thì đồng bào sẽ rất hăng hái đóng góp
phần còn lại.
May
mắn cho cộng đồng chúng ta, điêu khắc gia tạc hai bức tượng là Tuấn
Nguyễn một nghệ sĩ Việt nam, trẻ tuổi tài cao tận tụy, dồn hết tâm trí
vào công việc mấy năm nay. Khi được mời đến thăm phòng trưng bày tác
phẩm của Tuấn ở Laguna Beach chúng ta mới thấy anh là một nhân tài, được
hàng trăm ngàn khách yêu mỹ thuật tới chiêm ngưỡng những công trình
sáng tạo của anh.
Ngày
21 tháng 9 vừa qua, một buổi lễ trang nghiêm đã diễn ra khi mặt trời
đang ngả bóng tại bảo tàng viện Miranda, thành phố Laguna Beach, với sự
tham dự của hơn 400 quan khách, hai bức tượng chiến sĩ Việt Mỹ, lần đầu
tiên được ra mắt công chúng. Khi tấm màn phủ hai pho tượng vừa hạ xuống,
tiếng vỗ tay reo hò thán phục làm cho mọi người hiện diện hân hoan. Lễ
chào Quốc Kỳ Việt Mỹ được cất lên, ngay bên cạnh hai bức tượng làm cho
mọi người xúc động.
Lời phát biểu của ông Frank Fry, người khởi công dự án Tượng đài nghe thật thấm thía: "Khi
con em chúng ta trở về từ Việt nam, với bộ quân phục tả tới, thay vì
được chào đón như những người hùng, dân chúng vô tình lại đối xử tàn
nhẫn với họ, người quay mặt, kẻ nhổ nước miếng. Tôi nghĩ, tại sao chúng
ta không dành cho họ một sự kính trọng và tưởng nhớ sự hy sinh cao cả
khi phục vụ lý tưởng tự do. Từ đó, tôi quyết tâm, bằng mọi giá phải hoàn
thành đài tưởng niệm những người đã nằm xuống ngay nơi tôi đã vươn lên".
Bên cạnh bố mẹ, điêu khắc gia Tuấn Nguyễn thật xúc động: "Cám
mẹ cha, cám ơn nước Mỹ, cám ơn thành phố Laguna Beach đã đón nhận anh
như một cư dân và đặc biệt, cám ơn những chiến sĩ Việt Mỹ đã hy sinh
tánh mạng để ngày nay anh có cơ hội ghi nhận công ơn họ".
Qua
một cuối tuần cư dân và khách yêu mỹ thuật viếng Laguna Beach có dịp
chiêm ngưỡng tượng hai chiến sĩ Việt Mỹ. Sáng thứ hai ngày 23 tháng 9,
hai bức tượng đã được di chuyển về thị xã Westminster. Khoảng 12 giờ
trưa hai bức tượng mới được xếp đặt vào đúng vị trí vĩnh cửu, vài giờ
sau tượng sẽ được phủ lại chờ ngày khánh thành chính thức sẽ được loan
báo sau.
Trong
niềm xúc động nhìn thấy thành quả của tượng đài, chúng tôi thiết tha
mời đồng hương đến với anh chị em nghệ sĩ trong Đại nhạc hội "Tạ ơn Chiến sĩ tự do"
kỳ hai, được tổ chức vào ngày 24 tháng 11, 2002 ngay tại công viên tự
do, đóng góp phần ngân khoản cuối cùng để hoàn thành tượng đài Việt Mỹ
tại thủ đô tị nạn Westminster, California.
CNN.
Phía sau hầm ống nước và dây điện
Thiết kế cho Lư Hương và Lữa thiêng
Jeep M151A1 Recon Team 723 - Nha Kỹ Thuật QLVNCH
Phía bên hông, trồng hoa hồng
Bệ và thác nước
Tượng Đài đem về từ Laguna, California
Phía mặt tiền của Tượng Đài
Thiết kế trên xe kéo
Chuẩn bị cho lể khánh thành
Khán Đài dành cho lễ khánh thành Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ phía bên hông Phải
Khán Đài thiết kế trên bải Đậu xe
Khán Đài nhìn vào từ bải đậu xe phía sau
Tượng hai Quân Nhân VNCH và Hoa Kỳ vừa gắn xong, chưa có cột cờ
Ngày Khánh Thành Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ
Ngày Khánh Thành Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ
Tin Anaheim – Nha Kỹ Thuật không phải
là trường kỹ thuật Cao Thắng, cũng không phải trường đại học kỹ sư Phú
Thọ, hoặc trường Kiến Trúc Sư tại Việt Nam trước 30 tháng Tư năm 1975.
Nha Kỹ Thuật là tên gọi một đơn vị khiêm nhường về quân số nhưng hãnh
diện về công tác vĩ đại thuộc lãnh vực phá hoại và tình báo của Quân Lực
VNCH.
Những “bóng ma biên giới” là danh từ ám chỉ những người lính vô danh thuộc đơn vị Nha Kỹ Thuật mà dân chúng thường biết như là chiến sĩ Lôi Hổ. Một đơn vị ưu tú của QLVNCH được thành lập cách đây 46 năm. Được thành lập năm 1964 với sự huấn luyện và yểm trợ tối đa của các đơn vị cố vấn Hoa Kỳ nhưng tổ chức rất bí mật và khiêm nhường. Từ những đơn vị Liên đoàn 77, đến Biệt Kích Nhảy Bắc cuối cùng là những toán hoạt động được gọi Sở dưới danh xưng Nha Kỹ Thuật như Sở Bắc, Sở Công Tác, Sở Phòng Vệ Duyện Hải, Sở Không Yểm, Sở Tâm Lý Chiến …v…v…
Độc giả muốn biết thêm chi tiết về đơn vị bí mật này và đã để lại nhiều chiến sĩ can trường trong lòng đất mẹ vui lòng vào đọc trang blog tại mạng điện tử: http://loiho.blogspot.com/
Chiều thứ Sáu 28/5/2010 một buổi lễ truy điệu Chiến Sĩ Trận Vong được tổ chức với sự hiện diện dân cử duy nhất là Nghị viên Frank Fry và phu nhân. Mặc dù Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ đang trong thời kỳ tu bổ và sửa sang. Nguyên tắc không được xử dụng. Nhưng với sự can thiệp của Phó Thị Trưởng Frank Fry cũng là chủ tịch Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài Việt Mỹ buổi lễ đã được cử hành trong trang nghiêm với hàng trăm các chiến sĩ Lôi Hổ và gia đình, những cánh dù bạt gió muôn phương từ khắp 4 phương trời 10 phương hướng, mỗi 2 năm tụ tập về tham dự Đại Hội có cơ hội đặt vòng hoa Tưởng Niệm những đồng đội kém may mắn.
Năm này đại hội đã bầu chọn Lôi Hổ Đoàn Hữu Định từ Virginia lên làm Tổng Hội Trưởng thay thế chiến hữu Võ Tấn Y (Hội trưởng Dallas) đã mãn nhiệm sau 2 nhiệm kỳ gánh vác. Buổi tối cùng ngày Đại Hội đã thu hút gần 700 Lôi Hổ gia đình, thân hữu, và các hội đoàn cựu quân nhân đặc biệt là những phi đoàn trực thăng được biệt phái hoạt động riêng cho Nha Kỹ Thuật trong các phi vụ thả toán, bốc toán và yểm trợ nổi tiếng như phi đoàn 219, 215 …v..v…
Chương trình kéo dài với những nghi lễ khai mạc chào Quốc Kỳ Việt Mỹ, Mặc Niệm và phần truy điệu Chiến Sĩ Trận Vong đầy cảm động. Lôi Hổ Võ Văn Hương đã hoàn tất một hộp gỗ lưu động cao 6 ft, dài 4 ft và ngang 3 ft, không ai biết là gì ngoại trừ 2 mặt hông là danh sách các Lôi Hổ và cố vấn đã hi sinh, mặt trước là một bảng màu đen chữ trắng “Tổ Quốc Ghi Ơn, Đồng Đội Thương Tiếc.” Bên trong là hình tượng người chiến sĩ Lôi Hổ trong quân phục nhảy toán với vũ khí trang bị đặc biệt của đơn vị Lôi Hổ, Nha Kỹ Thuật. Khi cử hành lễ truy điệu thì bức tượng được máy điều khiển đưa nhô lên từ bên trong hộp bằng máy, lúc đó mọi người mới biết đó là hình ảnh năm xưa người “chiến sĩ vô danh”. Dù quỳ gối trong thế tác chiến mà chiều cao gần đụng trần nhà. Cùng với hệ thống phun khói làm khung cảnh càng thêm thê lương cảm động. Xem trọn bộ hình ảnh tại đây: http://kbchaingoai.iboards.us/viewtopic.php?t=1829
Trong không khí âm u tối đen của nhà hàng Seafood Kingdom, với bài văn tế Chiến Sĩ Trận Vong của truyền thống trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, quan khách không khỏi bùi ngùi thương xót cho thân phân người chiến sĩ Lôi Hổ nói riêng và QLVNCH nói chung. Mặt trước của kỳ đài là một pano màu đen chữ trắng: “Tổ Quốc Ghi Ơn, Đồng Đội Thương Tiếc.” Hai bên sân khấu treo 2 tấm liễn nền vàng chữ đỏ:
“Nhớ thuở thanh xuân, Ôi một thời ngang dọc,
Nay tuổi về chiều, Ôn lại chiến công xưa”
Phông sân khấu là tấm bảng lớn vẽ những chiếc trực thăng đang bay thả toán biệt kích Lôi Hổ trong những rừng núi âm u. Chủ tọa buổi lễ hôm nay là cựu Đại tá Liêu Quang Nghĩa đến từ Houston Texas. Chương trình rất dài với nhiều tiết mục như: vinh danh các quả phụ của Biệt Kích Lôi Hổ, đọc diễn văn của vị chủ toạ, phần tâm sự của cựu Thiếu tá Lê Hữu Minh (17 năm tù,) Biệt Kích Nguyễn Hùng Trâm người huấn luyện viên từ những ngày thành lập, luôn gắn bó với binh chủng cho đến giờ phút cuối 30/4/1975 và đi tù. Nay đã trở thành phế nhân di chuyển bằng xe lăn vì tuổi đời đã cao.
Chương trình văn nghệ với sự mở đầu của Ban Tù Ca Xuân Điềm, ca sĩ Trúc Mai đến từ San José, Phượng Khanh, Lệ Hằng, Vân Khanh, và các ca sĩ cây nhà lá vườn. Mọi người chia tay ra về lúc 12 giờ khuya với những bịn rịn quyến luyến sau lời hẹn gặp nhau trong Đại hội kỳ 9 tháng 7 năm 2012 tại Oregon, Portland.
===
Đêm Tưởng Nhớ Mẹ Việt Nam Của Các Chiến Sĩ Lôi Hổ
Thanh Phong/Viễn Đông
ANAHEIM. Với chủ đề “Đêm Tưởng Nhớ Mẹ Việt Nam” , Đại Hội Nha Kỹ Thuật kỳ VIII diễn ra vào dịp lễ Chiến Sĩ Trận Vong, tổ chức tại Seafood Kingdom Chinese Restaurant số 9802 Kattela Avenue , thuộc thành phố Anaheim vào tối Chúa nhật, ngày 30 tháng 5 vừa qua đã để lại ấn tượng thật tốt đẹp cho những người hiện diện; Trang trọng, xúc động và thắm tình huynh đệ chi binh .
Hơn 600 chiến sĩ thuộc Nha Kỹ Thuật, thường được gọi là Lực Lượng Biệt Kích Dù hay Biệt Kích Lôi Hổ từ khắp nơi trên thế giới đã có mặt với quân phục chỉnh tề . Tuy đã gặp nhau từ một hai ngày trước, nhưng tối nay, trước giờ khai mạc, họ đã tập trung phía ngoài nhà hàng, tay bắt mặt mừng và thăm hỏi nhau rối rít như sợ không còn đủ thời gian cho lần gặp gỡ cứ hai năm mới tái diễn một lần.
Ngay phía trong cửa chính nhà hàng, chiến hữu Lê Minh túc trực bên tấm bản đồ Việt Nam do ông thực hiện; Trên tấm bản đồ này ghi những địa điểm các toán Biệt Kích đã đổ quân, hầu hết ngay trong lòng đất địch, từ bờ Băùc Bến Hải đến sát biên giới Việt – Trung.Nhiều chiến hữu tay chỉ vào tấm bản đồ miệng nói với chúng tôi: “Đây là chỗ tôi “đáp” đó anh.
Sân khấu nhà hàng được ban tổ chức trang trí bằng một tấm phông khá lớn vẽ hình chiếc trực thăng UH1 đang trong tư thế đổ quân. Hai bên sân khấu có câu đối:
“Nhớ thuở thanh xuân một trời ngang dọc
Nay tuổi xế chiều ôn lại chiến công xưa”
Vào phía trên sân khấu, một tấm biểu ngữ ghi chủ đề của Đại Hội kỳ VIII “Đêm Tưởng Nhớ Mẹ Việt Nam”như nhắc nhở các đồng đội Lôi Hổ: Đêm nay, đêm nhớ về Mẹ Việt Nam, người mẹ đang ấp ủ thân xác của những người con Lôi Hổ đã bỏ mình nơi rừng núi âm u miền Việt Bắc hay đang cưu mang thân phận đoạ đày của những người con Biệt Kích sống lây lất, sống vất vưởng trong xã hội ngục tù cộng sản Việt Nam!
Sau một thời gian khá lâu, ban tổ chức lúng túng không tìm được phương cách giải quyết cho hơn 600 người có mặt vì hầu như các bàn đã chật kín người, cuối cùng đành kêu gọi các chiến hữu Lôi Hổ đứng, nhường chỗ ngồi cho khách.
Nghi thức khai mạc diễn ra trang trọng; các chiến sĩ Lôi Hổ trong quân phục chỉnh tề đứng hai hàng chào đón tóan rước Quốc, Quân kỳ vào vị trí hành lễ. Mọi người cùng đồng ca bản quốc ca Việt Nam Cộng Hòa và cô Bích Trâm hát quốc ca Hoa Kỳ.
Giây phút tưởng niệm thật bùi ngùi, xúc động. Trong âm thanh của tiếng gió hú, tiếng động cơ trực thăng từ xa vọng lại, nhỏ dần, nhỏ dần rồi một âm thanh kỳ lạ phát ra bỗng từ trong đài tưởng niệm đặt phía trước khán đài, một bức tượng chiến sĩ Biệt Kích Lôi Hổ từ từ nhô lên trong làn khói mờ ảo cùng với tấm bảng “Tổ Quốc Ghi Ơn, Đồng Đội Thương Tiếc”. Trong lúc đó 5 chiến sĩ Biệt Kích Lôi Hồ trong quân phục tác chiến tái diễn lại cảnh đổ quân vào lòng đất địch, tay ôm ghì khẩu súng, tai nghe ngóng và đôi mắt hướng về phía trước chờ đợi..cùng lúc, giọng trầm buồn của người xướng ngôn đưa mọi người về núi rừng âm u miền Bắc, nơi nhiều chiến sĩ Lôi Hổ đã anh dũng nằm xuống trong lòng đất Mẹ Việt Nam, và nhiều người khác chịu cảnh đọa đày, tức tưởi trong các trại tù khổ sai dưới chế độ Cộng sản bạo tàn!
Giây phút cảm động trôi qua, Ban tổ chức giới thiệu quan khách và các niên trưởng trong ngành có mặt. Về phía quan khách, chúng tôi thấy có ông Nguyễn Văn Tánh, Chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Hoa Kỳ, Luật sư Nguyễn Xuân Nghĩa, Chủ tịch Cộng Đồng Việt Nam, Ông Vũ Quang Ninh, Tổng Giám Đốc Little Saigon Radio, Hồn Việt và Việt Tide,Chiến hữu Trần Quang An, Cố Vấn Tập Thể Chiến Sĩ VNCH hải ngoại, Chiến hữu Phan Tấn Ngưu, Chủ tịch Liên Hội Cựu Chiến Sĩ, Tổng Hội Trưởng Tổng Hội Cảnh Sát Quốc Gia, Chiến hữu Hải Quân Đặng Thanh Long; Thiếu tá Hải Quân Hoa Kỳ Phan Vĩnh Chinh và đại diện các Hội Đoàn, Binh chủng bạn. Ban tổ chức cũng trịnh trọng giới thiệu các Qủa phụ tử sĩ Nha Kỹ Thuật hiện diện.
Một số Niên trưởng Nha Kỹ Thuật và ông Vũ Quang Ninh được mời lên niệm hương trước bàn thờ.
Cựu Đại tá Liêu Quang Nghĩa, Nguyên Chỉ Huy Trưởng Sở Liên Lạc – Nha Kỹ Thuật, Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH đọc một bài diễn văn rất cảm động và xúc tích, nói lên tất cả những gì mọi người muốn biết về người chiến sĩ Biệt Kích Lôi Hổ Nha Kỹ Thuật.
Niên trưởng Liêu Quang Nghĩa bắt đầu bằng 4 câu thơ trích từ bài “Anh Hùng Vô Danh” của thi sĩ Đằng Phương tức cố giáo sư Nguyễn Ngọc Huy:
“Họ là những anh hùng không tên tuổi
Sống âm thầm trong bóng tối mông mênh
Không bao giờ được hưởng ánh quang vinh
Nhưng can đảm và tận tình giúp nước”
để xưng tụng những chiến sĩ Việt Nam đã âm thầm hiến thân vào công trình kiến quốc và báo quốc. Sau đó ông nói:
“Ví như ai có hỏi tôi: “Thế những Anh Hùng Vô Danh của QLVNCH là ai? Thì tôi xin thưa rằng: “Họ rất đông, nhưng tiếc là tôi không được biết hết và nhiều về họ”. Nhưng nếu ai có hỏi: ‘Thế những Anh Hùng Vô Danh của Nha Kỹ Thuâït là ai? Thì tôi có thể thành khẩn trình rằng: “Họ cũng rất đông và tôi có biết được khá nhiều về họ.”
Vậy các anh hùng Nha Kỹ Thuật là ai? Họ là những thanh niên khẳng khái đứng lên đáp lời sống núi, khi đất nước bị cường địch xâm lấn. Họ tình nguyện hiến thân dưới cờ, khi quân đội cần sự đóng góp máu xương của công dân Việt Nam Tự Do. Họ đã trải qua thời kỳ huấn luyện thật kỹ càng để trở thành những chiến binh đa năng, kiến hiệu. Họ biết xử dụng hầu hết các loại vũ khí thông dụng và đặc biệt, hầu hết các trang bị và dụng cụ với kỹ thuật tân kỳ.
Họ được huấn luyện nhảy dù điều khiển từ các cao độ, họ còn học cách xâm nhập đất địch bằng không vận và hải vận. Họ còn phải học cả cách sống trong đất địch, hội nhập với dân của địch, sống trong cõi địch một cách tự nhiên, lọt qua tầm mắt kiểm soát và truy lùng của địch. Hơn thế nữa, một số được chỉ định công tác tại nước ngoài với nhiệm vụ sưu tập tin tức quân sự.
Họ được tuyển chọn trong thành phần ưu tú, giữa các chiến binh tinh hoa của Nha Kỹ Thuật, chuẩn bị hành trang và tinh thần, sẵn sàng nhận lệnh lên đường. Họ thật sự thành những Chiến Sĩ Vô Danh, hay trang trọng hơn, họ thành những Anh Hùng Vô Danh khi họ từ bỏ tên – họ, số quân và lý lịch.
Đề cập đến những nơi chốn người chiến sĩ Lôi Hổ đặt chân đến và nhiệm vụ của họ, Niên trưởng Liêu Quang Nghĩa nói: “
“Nơi họ đến, họ chỉ biết tọa độ tùy theo nhiệm vụ được giao phó, không được biết thêm chi tiết nào khác, có khi cả địa danh. Khi công tác hoàn thành, có người đã hy sinh, có người được trở về, và trong những người được trở về, có một số đang hiện diện với chúng ta trong buổi họp mặt hôm nay. Những công tác của họ, ngoài cấp chỉ huy hữu nhiệm của Nha Kỹ Thuật, không ai biết họ đã làm gì, ở đâu, thành qủa ra sao và hậu qủa như thế nào? Nếu họ sa cơ lọt vào tay địch, họ không được đối xử như tù binh, vì Quân Đội nào sẽ nhìn nhận họ? Họ không được truy cứu như người mất tích, vì Quốc Gia nào có danh tánh và số quân làm chứng tích để can thiệp cho họ. Và nếu rủi ro hơn nữa, họ ngã gục trước mũi đạn quân thù thì xác họ thành tử thi vô danh, vô chủ!
Họ là ai? Họ là những Chiến Sĩ Vô Danh, đã hy sinh bảo vệ miền Nam tự do suốt cuộc chiến dài. Đã có nhiều người nằm xuống trong cõi địch. Có nhiều người còn bị địch giam cầm, có thể còn có những người đang tiếp tục sống trong lòng địch, tiếp tục cộng tác trong hình thức khác với niềm tin sắt đá bảo vệ chính nghĩa quốc gia.
Vị niên trưởng Nha Kỹ Thuật cũng không quên nhắc đến sự tận tụy hy sinh của những người phục vụ bí mật nơi hậu phương như các anh em Sở Tâm Lý Chiến với những cống tác đánh lừa địch trong chương trình phát thanh “Gươm Thiêng Ái Quốc” , những người Cộng sản Đông Dương trong đài Cờ Đỏ và Đài Tiếng Nói Tự Do..
Đại tá Liêu Quang Nghĩa nhấn mạnh: “Khơi trào dĩ vãng hôm nay không phải là khuấy động tro tàn. Khơi trào dĩ vãng hôm nay là nhen nhúm lửa thiêng để nung nấu niềm tin vào tương lai sáng lạn của một nước Việt Nam Tự Do, trong đó sẽ có vị trí xứng đáng cho những Anh Hùng Vô Danh Nha Kỹ Thuật. Nhắc đến họ hôm nay là làm sống lại nếp sống kiêu hùng của các chiến hữu của chúng ta đã hy sinh cho chính nghĩa quốc gia.
Cuối cùng, hướng về các đồng đội, Đại tá Liêu Quang Nghĩa thành khẩn:
“Trong khi chúng ta họp nhau ở đây để khơi trào dĩ vãng thì ở quên nhà vẫn còn có những chiến binh Nha Kỹ Thuật, đang tiếp tục công tác đấu tranh cho quốc gia và dân tộc, dưới những hình thức khác và việc làm khác, vì họ đinh ninh rằng chúng ta không quên họ – chưa bao giờ quên họ. Xin anh em Nha Kỹ Thuật có mặt ở đây cùng tôi im lặng một giây, kính cẩn nhớ đến họ, dù họ hiện còn hay đã khuất.”
Bài diễn văn của đại tá Liêu Quang Nghĩa được nồng nhiệt đón nhận bằng một tràng pháo tay rất lâu.
Tiếp đến là phần nghi thức trao hiệu kỳ giữa cựu và tân Tổng Hội Trưởng. Niên Trưởng Đại tá Liêu Quang Nghĩa nhận hiệu kỳ đơn vị từ cựu Tổng Hội Trưởng Võ Tấn Y để ông trao lại cho tân Tổng Hội Trưởng Đoàn Hữu Định trong tiếng vỗ tay vang rền của các chiến hữu.
Nhạc sĩ Xuân Điềm và Ban Tù Ca Xuân Điềm đã làm cho không khí Đại Hội trở nên sôi động khi đồng ca nhạc phẩm “Vòng Hoa Thương Tưởng”, thơ Phương Lâm, nhạc sĩ Lê Dinh phổ nhạc. Nhạc phẩm thứ hai, Ban Tù Ca Xuân Điềm trình bày là nhạc phẩm “Chiến Sĩ Vô Danh”. Theo lời đề nghị của chiến hữu Phạm Hòa MC của Đại Hội, tất cả các chiến hữu Lôi Hổ cùng bước lên sân khấu và một số đông phải đứng phía dưới, đồng thanh hát bài ca ngợi Chiến Sĩ Vô Danh. Hàng trăm tiếng hát oai hùng cất lên hùng tráng khiến MC Phạm Hòa sau đó phải thốt lên: “Chưa bao giờ anh em Nha Kỹ Thuật có được một giây phút biểu lộ khí thế hùng hồn như hôm nay” Thay mặt ban tổ chức, MC Phạm Hòa cám ơn nhặc sĩ Xuân Điềm và anh chị em nghệ sĩ trong Ban Tù Ca, những người luôn đem tiếng hát đấu tranh đi khắp nơi chống bạo tàn cộng sản.
Đại Hội Nha Kỹ Thuật kỳ VIII bước sang phần ẩm thực và văn nghệ với nhiều ca sĩ tên tuổi như Mai Ngọc Khánh, Phương Hồng Quế, Trúc Mai v.v.. và kéo dài đến gần nửa đêm mới kết thúc sau lời cảm tạ của ban tổ chức. Mọi người chia tay, hẹn nhau tái ngộ vào Đại Hội kỳ IX sắp tới./
Những “bóng ma biên giới” là danh từ ám chỉ những người lính vô danh thuộc đơn vị Nha Kỹ Thuật mà dân chúng thường biết như là chiến sĩ Lôi Hổ. Một đơn vị ưu tú của QLVNCH được thành lập cách đây 46 năm. Được thành lập năm 1964 với sự huấn luyện và yểm trợ tối đa của các đơn vị cố vấn Hoa Kỳ nhưng tổ chức rất bí mật và khiêm nhường. Từ những đơn vị Liên đoàn 77, đến Biệt Kích Nhảy Bắc cuối cùng là những toán hoạt động được gọi Sở dưới danh xưng Nha Kỹ Thuật như Sở Bắc, Sở Công Tác, Sở Phòng Vệ Duyện Hải, Sở Không Yểm, Sở Tâm Lý Chiến …v…v…
Độc giả muốn biết thêm chi tiết về đơn vị bí mật này và đã để lại nhiều chiến sĩ can trường trong lòng đất mẹ vui lòng vào đọc trang blog tại mạng điện tử: http://loiho.blogspot.com/
Chiều thứ Sáu 28/5/2010 một buổi lễ truy điệu Chiến Sĩ Trận Vong được tổ chức với sự hiện diện dân cử duy nhất là Nghị viên Frank Fry và phu nhân. Mặc dù Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ đang trong thời kỳ tu bổ và sửa sang. Nguyên tắc không được xử dụng. Nhưng với sự can thiệp của Phó Thị Trưởng Frank Fry cũng là chủ tịch Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài Việt Mỹ buổi lễ đã được cử hành trong trang nghiêm với hàng trăm các chiến sĩ Lôi Hổ và gia đình, những cánh dù bạt gió muôn phương từ khắp 4 phương trời 10 phương hướng, mỗi 2 năm tụ tập về tham dự Đại Hội có cơ hội đặt vòng hoa Tưởng Niệm những đồng đội kém may mắn.
Năm này đại hội đã bầu chọn Lôi Hổ Đoàn Hữu Định từ Virginia lên làm Tổng Hội Trưởng thay thế chiến hữu Võ Tấn Y (Hội trưởng Dallas) đã mãn nhiệm sau 2 nhiệm kỳ gánh vác. Buổi tối cùng ngày Đại Hội đã thu hút gần 700 Lôi Hổ gia đình, thân hữu, và các hội đoàn cựu quân nhân đặc biệt là những phi đoàn trực thăng được biệt phái hoạt động riêng cho Nha Kỹ Thuật trong các phi vụ thả toán, bốc toán và yểm trợ nổi tiếng như phi đoàn 219, 215 …v..v…
Chương trình kéo dài với những nghi lễ khai mạc chào Quốc Kỳ Việt Mỹ, Mặc Niệm và phần truy điệu Chiến Sĩ Trận Vong đầy cảm động. Lôi Hổ Võ Văn Hương đã hoàn tất một hộp gỗ lưu động cao 6 ft, dài 4 ft và ngang 3 ft, không ai biết là gì ngoại trừ 2 mặt hông là danh sách các Lôi Hổ và cố vấn đã hi sinh, mặt trước là một bảng màu đen chữ trắng “Tổ Quốc Ghi Ơn, Đồng Đội Thương Tiếc.” Bên trong là hình tượng người chiến sĩ Lôi Hổ trong quân phục nhảy toán với vũ khí trang bị đặc biệt của đơn vị Lôi Hổ, Nha Kỹ Thuật. Khi cử hành lễ truy điệu thì bức tượng được máy điều khiển đưa nhô lên từ bên trong hộp bằng máy, lúc đó mọi người mới biết đó là hình ảnh năm xưa người “chiến sĩ vô danh”. Dù quỳ gối trong thế tác chiến mà chiều cao gần đụng trần nhà. Cùng với hệ thống phun khói làm khung cảnh càng thêm thê lương cảm động. Xem trọn bộ hình ảnh tại đây: http://kbchaingoai.iboards.us/viewtopic.php?t=1829
Trong không khí âm u tối đen của nhà hàng Seafood Kingdom, với bài văn tế Chiến Sĩ Trận Vong của truyền thống trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, quan khách không khỏi bùi ngùi thương xót cho thân phân người chiến sĩ Lôi Hổ nói riêng và QLVNCH nói chung. Mặt trước của kỳ đài là một pano màu đen chữ trắng: “Tổ Quốc Ghi Ơn, Đồng Đội Thương Tiếc.” Hai bên sân khấu treo 2 tấm liễn nền vàng chữ đỏ:
“Nhớ thuở thanh xuân, Ôi một thời ngang dọc,
Nay tuổi về chiều, Ôn lại chiến công xưa”
Phông sân khấu là tấm bảng lớn vẽ những chiếc trực thăng đang bay thả toán biệt kích Lôi Hổ trong những rừng núi âm u. Chủ tọa buổi lễ hôm nay là cựu Đại tá Liêu Quang Nghĩa đến từ Houston Texas. Chương trình rất dài với nhiều tiết mục như: vinh danh các quả phụ của Biệt Kích Lôi Hổ, đọc diễn văn của vị chủ toạ, phần tâm sự của cựu Thiếu tá Lê Hữu Minh (17 năm tù,) Biệt Kích Nguyễn Hùng Trâm người huấn luyện viên từ những ngày thành lập, luôn gắn bó với binh chủng cho đến giờ phút cuối 30/4/1975 và đi tù. Nay đã trở thành phế nhân di chuyển bằng xe lăn vì tuổi đời đã cao.
Chương trình văn nghệ với sự mở đầu của Ban Tù Ca Xuân Điềm, ca sĩ Trúc Mai đến từ San José, Phượng Khanh, Lệ Hằng, Vân Khanh, và các ca sĩ cây nhà lá vườn. Mọi người chia tay ra về lúc 12 giờ khuya với những bịn rịn quyến luyến sau lời hẹn gặp nhau trong Đại hội kỳ 9 tháng 7 năm 2012 tại Oregon, Portland.
===
Đêm Tưởng Nhớ Mẹ Việt Nam Của Các Chiến Sĩ Lôi Hổ
Thanh Phong/Viễn Đông
ANAHEIM. Với chủ đề “Đêm Tưởng Nhớ Mẹ Việt Nam” , Đại Hội Nha Kỹ Thuật kỳ VIII diễn ra vào dịp lễ Chiến Sĩ Trận Vong, tổ chức tại Seafood Kingdom Chinese Restaurant số 9802 Kattela Avenue , thuộc thành phố Anaheim vào tối Chúa nhật, ngày 30 tháng 5 vừa qua đã để lại ấn tượng thật tốt đẹp cho những người hiện diện; Trang trọng, xúc động và thắm tình huynh đệ chi binh .
Hơn 600 chiến sĩ thuộc Nha Kỹ Thuật, thường được gọi là Lực Lượng Biệt Kích Dù hay Biệt Kích Lôi Hổ từ khắp nơi trên thế giới đã có mặt với quân phục chỉnh tề . Tuy đã gặp nhau từ một hai ngày trước, nhưng tối nay, trước giờ khai mạc, họ đã tập trung phía ngoài nhà hàng, tay bắt mặt mừng và thăm hỏi nhau rối rít như sợ không còn đủ thời gian cho lần gặp gỡ cứ hai năm mới tái diễn một lần.
Ngay phía trong cửa chính nhà hàng, chiến hữu Lê Minh túc trực bên tấm bản đồ Việt Nam do ông thực hiện; Trên tấm bản đồ này ghi những địa điểm các toán Biệt Kích đã đổ quân, hầu hết ngay trong lòng đất địch, từ bờ Băùc Bến Hải đến sát biên giới Việt – Trung.Nhiều chiến hữu tay chỉ vào tấm bản đồ miệng nói với chúng tôi: “Đây là chỗ tôi “đáp” đó anh.
Sân khấu nhà hàng được ban tổ chức trang trí bằng một tấm phông khá lớn vẽ hình chiếc trực thăng UH1 đang trong tư thế đổ quân. Hai bên sân khấu có câu đối:
“Nhớ thuở thanh xuân một trời ngang dọc
Nay tuổi xế chiều ôn lại chiến công xưa”
Vào phía trên sân khấu, một tấm biểu ngữ ghi chủ đề của Đại Hội kỳ VIII “Đêm Tưởng Nhớ Mẹ Việt Nam”như nhắc nhở các đồng đội Lôi Hổ: Đêm nay, đêm nhớ về Mẹ Việt Nam, người mẹ đang ấp ủ thân xác của những người con Lôi Hổ đã bỏ mình nơi rừng núi âm u miền Việt Bắc hay đang cưu mang thân phận đoạ đày của những người con Biệt Kích sống lây lất, sống vất vưởng trong xã hội ngục tù cộng sản Việt Nam!
Sau một thời gian khá lâu, ban tổ chức lúng túng không tìm được phương cách giải quyết cho hơn 600 người có mặt vì hầu như các bàn đã chật kín người, cuối cùng đành kêu gọi các chiến hữu Lôi Hổ đứng, nhường chỗ ngồi cho khách.
Nghi thức khai mạc diễn ra trang trọng; các chiến sĩ Lôi Hổ trong quân phục chỉnh tề đứng hai hàng chào đón tóan rước Quốc, Quân kỳ vào vị trí hành lễ. Mọi người cùng đồng ca bản quốc ca Việt Nam Cộng Hòa và cô Bích Trâm hát quốc ca Hoa Kỳ.
Giây phút tưởng niệm thật bùi ngùi, xúc động. Trong âm thanh của tiếng gió hú, tiếng động cơ trực thăng từ xa vọng lại, nhỏ dần, nhỏ dần rồi một âm thanh kỳ lạ phát ra bỗng từ trong đài tưởng niệm đặt phía trước khán đài, một bức tượng chiến sĩ Biệt Kích Lôi Hổ từ từ nhô lên trong làn khói mờ ảo cùng với tấm bảng “Tổ Quốc Ghi Ơn, Đồng Đội Thương Tiếc”. Trong lúc đó 5 chiến sĩ Biệt Kích Lôi Hồ trong quân phục tác chiến tái diễn lại cảnh đổ quân vào lòng đất địch, tay ôm ghì khẩu súng, tai nghe ngóng và đôi mắt hướng về phía trước chờ đợi..cùng lúc, giọng trầm buồn của người xướng ngôn đưa mọi người về núi rừng âm u miền Bắc, nơi nhiều chiến sĩ Lôi Hổ đã anh dũng nằm xuống trong lòng đất Mẹ Việt Nam, và nhiều người khác chịu cảnh đọa đày, tức tưởi trong các trại tù khổ sai dưới chế độ Cộng sản bạo tàn!
Giây phút cảm động trôi qua, Ban tổ chức giới thiệu quan khách và các niên trưởng trong ngành có mặt. Về phía quan khách, chúng tôi thấy có ông Nguyễn Văn Tánh, Chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Hoa Kỳ, Luật sư Nguyễn Xuân Nghĩa, Chủ tịch Cộng Đồng Việt Nam, Ông Vũ Quang Ninh, Tổng Giám Đốc Little Saigon Radio, Hồn Việt và Việt Tide,Chiến hữu Trần Quang An, Cố Vấn Tập Thể Chiến Sĩ VNCH hải ngoại, Chiến hữu Phan Tấn Ngưu, Chủ tịch Liên Hội Cựu Chiến Sĩ, Tổng Hội Trưởng Tổng Hội Cảnh Sát Quốc Gia, Chiến hữu Hải Quân Đặng Thanh Long; Thiếu tá Hải Quân Hoa Kỳ Phan Vĩnh Chinh và đại diện các Hội Đoàn, Binh chủng bạn. Ban tổ chức cũng trịnh trọng giới thiệu các Qủa phụ tử sĩ Nha Kỹ Thuật hiện diện.
Một số Niên trưởng Nha Kỹ Thuật và ông Vũ Quang Ninh được mời lên niệm hương trước bàn thờ.
Cựu Đại tá Liêu Quang Nghĩa, Nguyên Chỉ Huy Trưởng Sở Liên Lạc – Nha Kỹ Thuật, Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH đọc một bài diễn văn rất cảm động và xúc tích, nói lên tất cả những gì mọi người muốn biết về người chiến sĩ Biệt Kích Lôi Hổ Nha Kỹ Thuật.
Niên trưởng Liêu Quang Nghĩa bắt đầu bằng 4 câu thơ trích từ bài “Anh Hùng Vô Danh” của thi sĩ Đằng Phương tức cố giáo sư Nguyễn Ngọc Huy:
“Họ là những anh hùng không tên tuổi
Sống âm thầm trong bóng tối mông mênh
Không bao giờ được hưởng ánh quang vinh
Nhưng can đảm và tận tình giúp nước”
để xưng tụng những chiến sĩ Việt Nam đã âm thầm hiến thân vào công trình kiến quốc và báo quốc. Sau đó ông nói:
“Ví như ai có hỏi tôi: “Thế những Anh Hùng Vô Danh của QLVNCH là ai? Thì tôi xin thưa rằng: “Họ rất đông, nhưng tiếc là tôi không được biết hết và nhiều về họ”. Nhưng nếu ai có hỏi: ‘Thế những Anh Hùng Vô Danh của Nha Kỹ Thuâït là ai? Thì tôi có thể thành khẩn trình rằng: “Họ cũng rất đông và tôi có biết được khá nhiều về họ.”
Vậy các anh hùng Nha Kỹ Thuật là ai? Họ là những thanh niên khẳng khái đứng lên đáp lời sống núi, khi đất nước bị cường địch xâm lấn. Họ tình nguyện hiến thân dưới cờ, khi quân đội cần sự đóng góp máu xương của công dân Việt Nam Tự Do. Họ đã trải qua thời kỳ huấn luyện thật kỹ càng để trở thành những chiến binh đa năng, kiến hiệu. Họ biết xử dụng hầu hết các loại vũ khí thông dụng và đặc biệt, hầu hết các trang bị và dụng cụ với kỹ thuật tân kỳ.
Họ được huấn luyện nhảy dù điều khiển từ các cao độ, họ còn học cách xâm nhập đất địch bằng không vận và hải vận. Họ còn phải học cả cách sống trong đất địch, hội nhập với dân của địch, sống trong cõi địch một cách tự nhiên, lọt qua tầm mắt kiểm soát và truy lùng của địch. Hơn thế nữa, một số được chỉ định công tác tại nước ngoài với nhiệm vụ sưu tập tin tức quân sự.
Họ được tuyển chọn trong thành phần ưu tú, giữa các chiến binh tinh hoa của Nha Kỹ Thuật, chuẩn bị hành trang và tinh thần, sẵn sàng nhận lệnh lên đường. Họ thật sự thành những Chiến Sĩ Vô Danh, hay trang trọng hơn, họ thành những Anh Hùng Vô Danh khi họ từ bỏ tên – họ, số quân và lý lịch.
Đề cập đến những nơi chốn người chiến sĩ Lôi Hổ đặt chân đến và nhiệm vụ của họ, Niên trưởng Liêu Quang Nghĩa nói: “
“Nơi họ đến, họ chỉ biết tọa độ tùy theo nhiệm vụ được giao phó, không được biết thêm chi tiết nào khác, có khi cả địa danh. Khi công tác hoàn thành, có người đã hy sinh, có người được trở về, và trong những người được trở về, có một số đang hiện diện với chúng ta trong buổi họp mặt hôm nay. Những công tác của họ, ngoài cấp chỉ huy hữu nhiệm của Nha Kỹ Thuật, không ai biết họ đã làm gì, ở đâu, thành qủa ra sao và hậu qủa như thế nào? Nếu họ sa cơ lọt vào tay địch, họ không được đối xử như tù binh, vì Quân Đội nào sẽ nhìn nhận họ? Họ không được truy cứu như người mất tích, vì Quốc Gia nào có danh tánh và số quân làm chứng tích để can thiệp cho họ. Và nếu rủi ro hơn nữa, họ ngã gục trước mũi đạn quân thù thì xác họ thành tử thi vô danh, vô chủ!
Họ là ai? Họ là những Chiến Sĩ Vô Danh, đã hy sinh bảo vệ miền Nam tự do suốt cuộc chiến dài. Đã có nhiều người nằm xuống trong cõi địch. Có nhiều người còn bị địch giam cầm, có thể còn có những người đang tiếp tục sống trong lòng địch, tiếp tục cộng tác trong hình thức khác với niềm tin sắt đá bảo vệ chính nghĩa quốc gia.
Vị niên trưởng Nha Kỹ Thuật cũng không quên nhắc đến sự tận tụy hy sinh của những người phục vụ bí mật nơi hậu phương như các anh em Sở Tâm Lý Chiến với những cống tác đánh lừa địch trong chương trình phát thanh “Gươm Thiêng Ái Quốc” , những người Cộng sản Đông Dương trong đài Cờ Đỏ và Đài Tiếng Nói Tự Do..
Đại tá Liêu Quang Nghĩa nhấn mạnh: “Khơi trào dĩ vãng hôm nay không phải là khuấy động tro tàn. Khơi trào dĩ vãng hôm nay là nhen nhúm lửa thiêng để nung nấu niềm tin vào tương lai sáng lạn của một nước Việt Nam Tự Do, trong đó sẽ có vị trí xứng đáng cho những Anh Hùng Vô Danh Nha Kỹ Thuật. Nhắc đến họ hôm nay là làm sống lại nếp sống kiêu hùng của các chiến hữu của chúng ta đã hy sinh cho chính nghĩa quốc gia.
Cuối cùng, hướng về các đồng đội, Đại tá Liêu Quang Nghĩa thành khẩn:
“Trong khi chúng ta họp nhau ở đây để khơi trào dĩ vãng thì ở quên nhà vẫn còn có những chiến binh Nha Kỹ Thuật, đang tiếp tục công tác đấu tranh cho quốc gia và dân tộc, dưới những hình thức khác và việc làm khác, vì họ đinh ninh rằng chúng ta không quên họ – chưa bao giờ quên họ. Xin anh em Nha Kỹ Thuật có mặt ở đây cùng tôi im lặng một giây, kính cẩn nhớ đến họ, dù họ hiện còn hay đã khuất.”
Bài diễn văn của đại tá Liêu Quang Nghĩa được nồng nhiệt đón nhận bằng một tràng pháo tay rất lâu.
Tiếp đến là phần nghi thức trao hiệu kỳ giữa cựu và tân Tổng Hội Trưởng. Niên Trưởng Đại tá Liêu Quang Nghĩa nhận hiệu kỳ đơn vị từ cựu Tổng Hội Trưởng Võ Tấn Y để ông trao lại cho tân Tổng Hội Trưởng Đoàn Hữu Định trong tiếng vỗ tay vang rền của các chiến hữu.
Nhạc sĩ Xuân Điềm và Ban Tù Ca Xuân Điềm đã làm cho không khí Đại Hội trở nên sôi động khi đồng ca nhạc phẩm “Vòng Hoa Thương Tưởng”, thơ Phương Lâm, nhạc sĩ Lê Dinh phổ nhạc. Nhạc phẩm thứ hai, Ban Tù Ca Xuân Điềm trình bày là nhạc phẩm “Chiến Sĩ Vô Danh”. Theo lời đề nghị của chiến hữu Phạm Hòa MC của Đại Hội, tất cả các chiến hữu Lôi Hổ cùng bước lên sân khấu và một số đông phải đứng phía dưới, đồng thanh hát bài ca ngợi Chiến Sĩ Vô Danh. Hàng trăm tiếng hát oai hùng cất lên hùng tráng khiến MC Phạm Hòa sau đó phải thốt lên: “Chưa bao giờ anh em Nha Kỹ Thuật có được một giây phút biểu lộ khí thế hùng hồn như hôm nay” Thay mặt ban tổ chức, MC Phạm Hòa cám ơn nhặc sĩ Xuân Điềm và anh chị em nghệ sĩ trong Ban Tù Ca, những người luôn đem tiếng hát đấu tranh đi khắp nơi chống bạo tàn cộng sản.
Đại Hội Nha Kỹ Thuật kỳ VIII bước sang phần ẩm thực và văn nghệ với nhiều ca sĩ tên tuổi như Mai Ngọc Khánh, Phương Hồng Quế, Trúc Mai v.v.. và kéo dài đến gần nửa đêm mới kết thúc sau lời cảm tạ của ban tổ chức. Mọi người chia tay, hẹn nhau tái ngộ vào Đại Hội kỳ IX sắp tới./
Hàng chữ ghi phía trước Tượng 2 người lính .
Lễ Khánh Thành Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ vào ngày 27 tháng 4 năm 2003 vào lúc 11 giờ sáng
Vòng Hoa Chiến Sĩ Trận Vong Nha Kỹ Thuật
Lễ Tưỡng Niệm Anh Linh Tữ Sĩ Nha Kỹ Thuật
Mr. Frank Fry cùng Bà Thị Trưởng thành phố Westminster, CA tham dự lễ Truy Điệu Anh Linh Tử Sĩ Nha Kỹ Thuật
Lể Treo Quốc Kỷ VNCH và Hoa Kỷ từ Chiến Trường IRAQ
Toán Quốc Quân Kỳ
Thượng Kỳ
Chào Quốc Kỳ VNCH và Hoa Kỳ
Bài tường thuật trích từ Việt Báo Online
Westminster
(Nguyễn Ngân) -- Khoảng 20 ngàn đồng bào đa số là người Việt đã tham dự
buổi lễ khánh thành Tượng Đài Việt Mỹ tại thành phố Westmister vào lúc
11 giờ trưa ngày 27 tháng 4 năm 2003.
Gạt ra ngoài tất cả trở ngại chung quanh việc xây dựng tượng đài từ trước tới nay, ngày 27 tháng 4 năm 2003 quả thật là một ngày hội lớn, được đồng hương ủng hộ và tham dự một cách đông đảo và trật tự chưa từng thấy. Buổi lễ ngoài tính cách nghi lễ nghiêm trang, với nhiều tràng pháo tay, tiếng la hét cổ võ, người ta cũng chứng kiến rất nhiều lần và của rất nhiều người đã rơi lệ trong suốt chương trình.
Trước khi tường trình chi tiết, xin nói ngay tất cả nhân vật được mời lên phát biểu đều viết bài nói chuyện trên giấy và được hai MC Nam Lộc cùng Leyna Nguyễn chuyển dịch một cách nghiêm túc, cũng ghi sẵn trên giấy, khiến người tham dự đều cảm nhận được tất cả chi tiết cùng những ý tưởng của diễn giả một cách trọn vẹn. Hầu như tất cả bài diễn văn nào cũng khiến người nghe xúc động (và cũng chứng tỏ sự kính trọng của diễn giả đối với gần 20 ngàn người đang lắng nghe).
Trước khi buổi lễ bắt đầu một phi cơ đã kéo lá đại kỳ màu vàng ba sọc đỏ bay 3 vòng trên khu vực hành lễ và sau đó giữa buổi lễ. Ba trực thăng kiểu CH-46 và 1 chiếc kiểu HUIB (loại từng tham chiến tại Việt Nam) bay lượn nhiều vòng trên khu vực chào mừng khách tham dự.
Mở đầu ông Craig Mandeville đã nói, "Tiểu Bang California là nơi có số chiến binh Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam tử trận nhiều nhất (5515 người). Thành phố Westminster cũng là nơi có nhiều người Việt tỵ nạn nhất.
Trước khi giới thiệu Nam Lộc và cô Leyna Nguyễn điều khiển chương trình buổi lễ, ông đã nhắc lại câu nói bất hủ: "Chúng ta thù ghét chiến tranh! Nhưng chúng ta luôn yêu mến những chiến binh anh hùng".
Sau khi ngỏ lời chào mừng đồng hương, Nam Lộc và Leyna Nguyễn đã mời mọi người cùng nghiêm trang chào đón toán Quốc Kỳ của những quốc gia đã từng tham chiến bên cạnh QLVNCH cùng với một số Quân Kỳ của những binh chủng Việt Mỹ đã chiến đấu tại Việt Nam trước đây. Toán hầu kỳ do đại diện nhiều quân binh chủng Việt Mỹ tề chỉnh tiến vào khu vực lễ đài thành vòng tròn bao quanh chíếc đỉnh đồng mang kiểu dáng Việt Nam mà chốc lát sẽ được dùng để đốt lên ngọn lửa vĩnh cửu 24/24.
Một vị tuyên úy thuộc binh chủng Hải Quân Hoa Kỳ đã lên đọc lời chúc lành ngắn gọn trước khi buổi lễ chính thức bắt đầu.
Vì danh sách quan khách quá dài nên Nam Lộc và Leyna Nguyễn chỉ đọc lên một số tên khách danh dự đặc biệt thuộc liên bang, tiểu bang và các thành phố như: Westminster, Garden Grove, Santa Ana, Huntington Beach..v..v..và yêu cầu mọi người cùng vỗ tay chào mừng tất cả đồng hương chẳng những là chỉ tại Nam Cali mà trên nhiều tiểu bang và trên thế giới về tham dự.
Dĩ nhiên người đầu tiên là bà Thị trưởng Westminster Margie Rice. Bà đã không giấu được xúc động khi phát biểu, mọi người đồng loạt đứng lên khi bà nói: "Thành phố Westminster rất vinh dự được chọn là nơi xây dựng tượng đài."
Sau bà Rice là ông Frank Fry, người đã khởi xướng và vận động xây dựng khu vực tượng đài. Ông đã vinh danh tất cả mọi người. Ông xác nhận là đa số công trình này đã được xây dựng lên bởi những người Mỹ gốc Việt. Để kết luận sự biết ơn và vinh danh những chiến binh Việt Mỹ ông đã đọc nguyên văn câu văn được khắc dưới chân tượng đài: "Chúng ta rất khó tìm được những vị anh hùng. Nhưng nếu chúng ta hiểu được ba chữ: Tổ Quốc-Danh Dự-Trách Nhiệm. Thì các bạn không cần phải tìm kiếm đâu xa. Chúng ta hãy nhìn ngay những người đã và đang chiến đấu để bảo vệ cho Tự Do và Dân Chủ".
Người Việt Nam đầu tiên trong số các nhân vật được mời là Chánh Án Nguyễn Trọng Nho. Trong tư cách là một chánh án của tòa án Mỹ và trong tinh thần của một cựu sĩ quan QLVNCH, Chánh án Nho đã gây nên niềm xúc động và làm rơi lệ nhiều người khi nhắc lại quá trình gian khổ của cả một dân tộc: "58000 người Mỹ đã nằm xuông mà tên tuổi họ đã được ghi khắc trên tường kỷ niệm tại Hoa Thịnh Đốn, bao trăm ngàn chiến sĩ VN mà hình ảnh đã vĩnh viễn in sâu vào tâm khảm của những người Việt yêu tự do trên khắp thế giới... Con đường hy sinh của họ đầy giẫy nước mắt và gian khổ với những nỗi kinh hoàng gây nên bởi sự tàn ác của kẻ thù...Mỗi giọt máu mà họ nhỏ xuống đã tự viết lên những lâu đài tưởng niệm cho mục đích cao cả mà họ phục vụ: Bảo Vệ Hòa Bình và Tự Do cho miền Nam Việt Nam.
Nhân vật phát biểu kế tiếp cũng đã làm nhiều người cũng như chính diễn giả phải bật cười nhưng sau đó lại khóc trước micro khi nhắc lại những hình ảnh mà bà còn ghi nhớ lại trong trí tưởng là cựu điều dưỡng viên Eileen C. Moore. Trong chiến tranh VN, bà phục vụ tại bệnh viện dã chiến Quy Nhơn từ năm 1966 và trong một thời gian khá dài (hiện nay bà là một thẩm phán).
Người Việt Nam kế tiếp theo bà Moore là cựu Trung Tướng Lâm Quang Thi cũng là một thành viên trong ủy ban xây dựng tượng đài. Khác với mọi người, cựu tướng Thi đã không có diễn văn viết sẳn mà chỉ xuất khẩu để vinh danh các chiến sĩ tự do bằng hai ngôn ngữ Việt Mỹ. Trong bài văn xuất khẩu, cựu tướng Thi đã dẫn dắt người nghe đi vào nhiều vấn đề thuộc nhiều thời gian và không gian khác nhau của quá khứ cũng như hiện tại kể cả chuyện kêu gọi chống lại sự độc tài khủng bố. Ông cũng được nhiều anh chị em cựu quân nhân vỗ tay hoan hô nhiều lần.
Nhân vật phát biểu sau cùng là cựu tướng Walter F. Ulmer,Jr. Ông từng phục vụ 2 nhiệm kỳ tại VN (65-66 và 72-73) trong chức vụ cố vấn Sư Đoàn và cố vấn phái bộ Quân Sự Mỹ tại VN. Bài diễn văn của ông cảm động và hào hùng bị ngắt quãng nhiều lần bởi những tràng pháo tay của người tham dự. Ông thẳng thắn nói rằng: "HK đã không giữ đúng lời cam kết tại chiến trường... Hoa Kỳ phải có trách nhiệm với đồng minh của mình là Việt Nam..." Ông nói tiếp: Buổi lễ tưởng niệm của chúng ta hôm nay là sự can đảm đối đầu, nhìn thẳng vào công lý, tự do và hòa bình. Để kết luận ông cho rằng dù nói gì đi nữa mà một quốc gia không mang lại công lý, tự do cho dân chúng thì cũng không nghĩa lý gì...
Sau đó là lễ thượng kỳ chính thức lên kỳ đài. Người được vinh dự kéo lá cờ VNCH là cựu thiếu tá Ngô Giáp qua lời ca của nữ ca sĩ Ngọc Minh (xuất hiện dưới quân phục của "Hạ sĩ nhất danh dư"(thuộc binh chủng Nhảy Dù). Đồng bào đều rưng rưng nước mắt hát theo Ngọc Minh. Tiếp đến là Quốc ca Hoa Kỳ và Quốc Kỳ Hoa Kỳ được kéo lên, bên dưới có kèm theo lá cờ đen của cựu chiến binh HK.
Tiếp theo là phút tưởng niệm qua tiếng hắc tiêu của nhạc sĩ Mã Đình Sơn. Nhiều đồng bào đã tự động quỳ xuống tại sân cỏ chấp tay hướng về tượng đài cho đến hết bài tưởng niệm của Hoa Kỳ qua tiếng kèn đồng của 2 Binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến Mỹ. Nhiều đồng bào đã nức nở vì tưởng nhớ lại Cha-Anh-Chồng-Con của mình đã bỏ mình trong chiến cuộc. Giờ đây danh dự của họ đã được công nhận, tư cách của người chiến sĩ VNCH và các Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ đã được nhớ tới. Trong giây phút đầy cảm xúc này hơn 20 ngàn con người cùng hướng về 2 pho tượng đồng và 3 lá cờ mà vì nó, những người thân yêu của họ đã không tiếc gì sinh mạng của chính mình.
Ca nhạc sĩ Amy Jo Ellis cũng gây nhiều cảm động với bài "Two Soldiers".
Ca Đoàn Ngàn Khơi với tác phẩm bất hủ "Chiến Sĩ Vô Danh" và kết thúc chương trình nhạc tưởng niệm là ban nhạc kèn hơi Ái Nhĩ Lan với bài Chiêu Hồn.
Sau cùng tất cả các vị Tu sĩ đại diện Công Giáo, Phật Giáo, Hòa Hảo, Cao Đài đã cùng ban tổ chức đến trước tượng đài cùng cầu nguyện.
Buổi lễ chấm dứt sau hơn 1 giờ 30 phút trưa, nắng chói chan nhưng đồng bào không ai ra về mà vẫn ở lại kiên nhẫn sắp hàng dài chờ đợi được vào thắp hương trước hai bức tượng đồng sừng sững chung quanh được bao bọc bởi hàng hàng lớp Quân Kỳ của các Quân Binh Chủng Việt Mỹ.
Gạt ra ngoài tất cả trở ngại chung quanh việc xây dựng tượng đài từ trước tới nay, ngày 27 tháng 4 năm 2003 quả thật là một ngày hội lớn, được đồng hương ủng hộ và tham dự một cách đông đảo và trật tự chưa từng thấy. Buổi lễ ngoài tính cách nghi lễ nghiêm trang, với nhiều tràng pháo tay, tiếng la hét cổ võ, người ta cũng chứng kiến rất nhiều lần và của rất nhiều người đã rơi lệ trong suốt chương trình.
Trước khi tường trình chi tiết, xin nói ngay tất cả nhân vật được mời lên phát biểu đều viết bài nói chuyện trên giấy và được hai MC Nam Lộc cùng Leyna Nguyễn chuyển dịch một cách nghiêm túc, cũng ghi sẵn trên giấy, khiến người tham dự đều cảm nhận được tất cả chi tiết cùng những ý tưởng của diễn giả một cách trọn vẹn. Hầu như tất cả bài diễn văn nào cũng khiến người nghe xúc động (và cũng chứng tỏ sự kính trọng của diễn giả đối với gần 20 ngàn người đang lắng nghe).
Trước khi buổi lễ bắt đầu một phi cơ đã kéo lá đại kỳ màu vàng ba sọc đỏ bay 3 vòng trên khu vực hành lễ và sau đó giữa buổi lễ. Ba trực thăng kiểu CH-46 và 1 chiếc kiểu HUIB (loại từng tham chiến tại Việt Nam) bay lượn nhiều vòng trên khu vực chào mừng khách tham dự.
Mở đầu ông Craig Mandeville đã nói, "Tiểu Bang California là nơi có số chiến binh Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam tử trận nhiều nhất (5515 người). Thành phố Westminster cũng là nơi có nhiều người Việt tỵ nạn nhất.
Trước khi giới thiệu Nam Lộc và cô Leyna Nguyễn điều khiển chương trình buổi lễ, ông đã nhắc lại câu nói bất hủ: "Chúng ta thù ghét chiến tranh! Nhưng chúng ta luôn yêu mến những chiến binh anh hùng".
Sau khi ngỏ lời chào mừng đồng hương, Nam Lộc và Leyna Nguyễn đã mời mọi người cùng nghiêm trang chào đón toán Quốc Kỳ của những quốc gia đã từng tham chiến bên cạnh QLVNCH cùng với một số Quân Kỳ của những binh chủng Việt Mỹ đã chiến đấu tại Việt Nam trước đây. Toán hầu kỳ do đại diện nhiều quân binh chủng Việt Mỹ tề chỉnh tiến vào khu vực lễ đài thành vòng tròn bao quanh chíếc đỉnh đồng mang kiểu dáng Việt Nam mà chốc lát sẽ được dùng để đốt lên ngọn lửa vĩnh cửu 24/24.
Một vị tuyên úy thuộc binh chủng Hải Quân Hoa Kỳ đã lên đọc lời chúc lành ngắn gọn trước khi buổi lễ chính thức bắt đầu.
Vì danh sách quan khách quá dài nên Nam Lộc và Leyna Nguyễn chỉ đọc lên một số tên khách danh dự đặc biệt thuộc liên bang, tiểu bang và các thành phố như: Westminster, Garden Grove, Santa Ana, Huntington Beach..v..v..và yêu cầu mọi người cùng vỗ tay chào mừng tất cả đồng hương chẳng những là chỉ tại Nam Cali mà trên nhiều tiểu bang và trên thế giới về tham dự.
Dĩ nhiên người đầu tiên là bà Thị trưởng Westminster Margie Rice. Bà đã không giấu được xúc động khi phát biểu, mọi người đồng loạt đứng lên khi bà nói: "Thành phố Westminster rất vinh dự được chọn là nơi xây dựng tượng đài."
Sau bà Rice là ông Frank Fry, người đã khởi xướng và vận động xây dựng khu vực tượng đài. Ông đã vinh danh tất cả mọi người. Ông xác nhận là đa số công trình này đã được xây dựng lên bởi những người Mỹ gốc Việt. Để kết luận sự biết ơn và vinh danh những chiến binh Việt Mỹ ông đã đọc nguyên văn câu văn được khắc dưới chân tượng đài: "Chúng ta rất khó tìm được những vị anh hùng. Nhưng nếu chúng ta hiểu được ba chữ: Tổ Quốc-Danh Dự-Trách Nhiệm. Thì các bạn không cần phải tìm kiếm đâu xa. Chúng ta hãy nhìn ngay những người đã và đang chiến đấu để bảo vệ cho Tự Do và Dân Chủ".
Người Việt Nam đầu tiên trong số các nhân vật được mời là Chánh Án Nguyễn Trọng Nho. Trong tư cách là một chánh án của tòa án Mỹ và trong tinh thần của một cựu sĩ quan QLVNCH, Chánh án Nho đã gây nên niềm xúc động và làm rơi lệ nhiều người khi nhắc lại quá trình gian khổ của cả một dân tộc: "58000 người Mỹ đã nằm xuông mà tên tuổi họ đã được ghi khắc trên tường kỷ niệm tại Hoa Thịnh Đốn, bao trăm ngàn chiến sĩ VN mà hình ảnh đã vĩnh viễn in sâu vào tâm khảm của những người Việt yêu tự do trên khắp thế giới... Con đường hy sinh của họ đầy giẫy nước mắt và gian khổ với những nỗi kinh hoàng gây nên bởi sự tàn ác của kẻ thù...Mỗi giọt máu mà họ nhỏ xuống đã tự viết lên những lâu đài tưởng niệm cho mục đích cao cả mà họ phục vụ: Bảo Vệ Hòa Bình và Tự Do cho miền Nam Việt Nam.
Nhân vật phát biểu kế tiếp cũng đã làm nhiều người cũng như chính diễn giả phải bật cười nhưng sau đó lại khóc trước micro khi nhắc lại những hình ảnh mà bà còn ghi nhớ lại trong trí tưởng là cựu điều dưỡng viên Eileen C. Moore. Trong chiến tranh VN, bà phục vụ tại bệnh viện dã chiến Quy Nhơn từ năm 1966 và trong một thời gian khá dài (hiện nay bà là một thẩm phán).
Người Việt Nam kế tiếp theo bà Moore là cựu Trung Tướng Lâm Quang Thi cũng là một thành viên trong ủy ban xây dựng tượng đài. Khác với mọi người, cựu tướng Thi đã không có diễn văn viết sẳn mà chỉ xuất khẩu để vinh danh các chiến sĩ tự do bằng hai ngôn ngữ Việt Mỹ. Trong bài văn xuất khẩu, cựu tướng Thi đã dẫn dắt người nghe đi vào nhiều vấn đề thuộc nhiều thời gian và không gian khác nhau của quá khứ cũng như hiện tại kể cả chuyện kêu gọi chống lại sự độc tài khủng bố. Ông cũng được nhiều anh chị em cựu quân nhân vỗ tay hoan hô nhiều lần.
Nhân vật phát biểu sau cùng là cựu tướng Walter F. Ulmer,Jr. Ông từng phục vụ 2 nhiệm kỳ tại VN (65-66 và 72-73) trong chức vụ cố vấn Sư Đoàn và cố vấn phái bộ Quân Sự Mỹ tại VN. Bài diễn văn của ông cảm động và hào hùng bị ngắt quãng nhiều lần bởi những tràng pháo tay của người tham dự. Ông thẳng thắn nói rằng: "HK đã không giữ đúng lời cam kết tại chiến trường... Hoa Kỳ phải có trách nhiệm với đồng minh của mình là Việt Nam..." Ông nói tiếp: Buổi lễ tưởng niệm của chúng ta hôm nay là sự can đảm đối đầu, nhìn thẳng vào công lý, tự do và hòa bình. Để kết luận ông cho rằng dù nói gì đi nữa mà một quốc gia không mang lại công lý, tự do cho dân chúng thì cũng không nghĩa lý gì...
Sau đó là lễ thượng kỳ chính thức lên kỳ đài. Người được vinh dự kéo lá cờ VNCH là cựu thiếu tá Ngô Giáp qua lời ca của nữ ca sĩ Ngọc Minh (xuất hiện dưới quân phục của "Hạ sĩ nhất danh dư"(thuộc binh chủng Nhảy Dù). Đồng bào đều rưng rưng nước mắt hát theo Ngọc Minh. Tiếp đến là Quốc ca Hoa Kỳ và Quốc Kỳ Hoa Kỳ được kéo lên, bên dưới có kèm theo lá cờ đen của cựu chiến binh HK.
Tiếp theo là phút tưởng niệm qua tiếng hắc tiêu của nhạc sĩ Mã Đình Sơn. Nhiều đồng bào đã tự động quỳ xuống tại sân cỏ chấp tay hướng về tượng đài cho đến hết bài tưởng niệm của Hoa Kỳ qua tiếng kèn đồng của 2 Binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến Mỹ. Nhiều đồng bào đã nức nở vì tưởng nhớ lại Cha-Anh-Chồng-Con của mình đã bỏ mình trong chiến cuộc. Giờ đây danh dự của họ đã được công nhận, tư cách của người chiến sĩ VNCH và các Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ đã được nhớ tới. Trong giây phút đầy cảm xúc này hơn 20 ngàn con người cùng hướng về 2 pho tượng đồng và 3 lá cờ mà vì nó, những người thân yêu của họ đã không tiếc gì sinh mạng của chính mình.
Ca nhạc sĩ Amy Jo Ellis cũng gây nhiều cảm động với bài "Two Soldiers".
Ca Đoàn Ngàn Khơi với tác phẩm bất hủ "Chiến Sĩ Vô Danh" và kết thúc chương trình nhạc tưởng niệm là ban nhạc kèn hơi Ái Nhĩ Lan với bài Chiêu Hồn.
Sau cùng tất cả các vị Tu sĩ đại diện Công Giáo, Phật Giáo, Hòa Hảo, Cao Đài đã cùng ban tổ chức đến trước tượng đài cùng cầu nguyện.
Buổi lễ chấm dứt sau hơn 1 giờ 30 phút trưa, nắng chói chan nhưng đồng bào không ai ra về mà vẫn ở lại kiên nhẫn sắp hàng dài chờ đợi được vào thắp hương trước hai bức tượng đồng sừng sững chung quanh được bao bọc bởi hàng hàng lớp Quân Kỳ của các Quân Binh Chủng Việt Mỹ.
Sau đây là 2
tấm hình kỷ niệm chụp trong buổi lễ khánh thành Tượng đài Việt Mỹ tại
Sid Goldstein Freedom Park thị xã Westminster ngày 27 tháng 4 năm 2003.
Trong hình từ trái
qua phải: Nguyễn-huy Hùng (K1), Lê Như Hùng (K14) tác giả bài hát Võ bi
hành khúc của Trường Võ bị Quốc gia Việt Nam.
Hình tại khán đài chính, từ trái qua phải,
Hàng đầu: Đô Đốc
Trần văn Chơn, Thiếu Tướng Lý Tòng Bá, Trung Tướng Nguyễn Bảo Trị, Thiếu
Tướng Trần văn Nhật (mặc quân phục và phu nhân),
Hàng kế sau: Chuẩn
Tướng Lê văn Thân, Thiếu Tướng Lê Minh Đảo (bị che lấp bởi đầu Tướng
Bá), Đốc sự hành chánh Vương Quốc Quả, Đại Tá Nguyễn-Huy Hùng.
Hình trên, toán Quân Kỳ các Quốc gia Đồng Minh tham dự cuộc chiến tại Việt Nam và Quân Kỳ Quân lực Việt Nam Cộng Hòa.
Hình dưới, Một trong
các khán đài phụ 2 bên khán đài chính, Tại khán đài này được tập trung
các cựu quân nhân Quân lực Việt Nam Cộng Hòa mặc quân phục các Binh
chủng Quân lực Việt Nam Cộng Hòa.
(Nhật tu 03-06-2012)
Lễ Truy Điệu cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ Westminster
Công Viên Frank G. Fry tại thành phố Westminster, California
Ðời sống người Việt khắp nơi (17-04-2003)
2003-04-17
Bấm vào đây để nghe bản tin này
Rightclick to save target as this audio
Thanh Trúc Kính chào quí vị, chỉ còn hai
tuần nữa, người Việt hải ngoại sẽ kỷ niệm 28 năm tha hương, nhưng trước
đó ba ngày, tức 27 tây tháng Tư, người Mỹ gốc Việt tại thủ đô tị nạn ở
tiểu bang California sẽ hân hoan chứng kiến lễ khánh thành Tượng Đài
Chiến Sĩ Việt Mỹ, toạ lạc cạnh Little Saigon, khu thương mại sầm uất của
người Việt tị nạn.
Vì đâu và do đâu mà Westminster có được
một tượng đài chiến sĩ Việt Mỹ hiên ngang giữa lòng Freedom Park, tức
Công Viên Tự Do, như vậy. Nếu đây chỉ đơn thuần là nổ lực đơn độc của
cộng đồng người Việt tị nạn thì liệu tượng đài có thành hình không ? Đó
là những câu hỏi mà Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi mong ứơc được trình
bày đến quí vị đang nghe đài tối nay.
Thưa quí vị, năm 1996, người đề xướng ý
kiến xây dựng tượng đài chiến sĩ Việt Mỹ là ông Frank Fry, thị trưởng
thành phố Westminster lúc bấy giờ. Ông cho biết là dựa theo nguyện vọng
của dân chúng và cử tri trong vùng, ông đã đề ra sáng kiến xây dựng một
tượng đài chiến sĩ để tưởng nhớ những người lính chiến Việt Mỹ và đồng
minh bỏ mình trong cuộc chiến Việt Nam. Đề nghị của ông Frank Fry được
toàn thể nghị viên Hội Đồng Thành Phố Westminster chấp thuận.
Không lâu sau đó, một ủy ban hỗn hợp với
sự tham dự của một số cựu tướng lãnh Hoa Kỳ và Việt Nam được lập ra để
tuyển chọn mẫu tượng đài do nhiều điêu khắc xa Việt nam hợac Hoa Kỳ gởi
tới dự thi. Kết quả điêu khắc gia Tuấn Nguyễn, một người Mỹ gốc Việt
sinh năm 1963, được toàn thể ủy ban đồng chọn để làm người thiết kê
tượng đài.
Công tác đúc tượng khởi sự năm 1998 cho
đến năm 2002 thì hoàn tất với bức tượng đồng hai chiến sĩ một Việt Nam
một Hoa Kỳ vai kề vai cao khỏang ba mét, đứng trên bệ đài làm bằng đá
cẩm thạch cao một mét rưỡi. Tượng đài được chính thức đặt tên là Việt
nam War Memorial In Westminster.
Chi phí xây dựng tượng đài cũng như
trang trí khu vực chung quanh đã lên đến hơn một triệu đô la, do dân
chúng đóng góp mà phần lớn đến từ cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở Nam
California. Bên cạnh đó, thành phố Westminster cũng góp phần đáng kể
bằng cách cống hiến một khu đất với diện tích hơn 7000 mét vuông , đồng
thời tự trang trải mọi phí khỏan để tạo dựng Freedom Park, tức Công Viên
Tự Do nơi Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ sẽ toạ lạc . Một sự kiện khác quan
trọng hơn cả đối với cộng đồng người Mỹ gốc Việt là Hội Đồng Thành Phố
Westminster thông qua một nghị quyết chính thức công nhận cũng như cho
phép lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng duy nhất của người Việt tị nạn
trong thành phố. Lá cờ vàng sẽ được treo vĩnh viễn trên tượng đài bên
cạnh quốc kỳ Hiệp Chủng Quốc.
Đến đây quí vị cũng muốn hỏi Thanh Trúc
là Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ và công viên Tự Do cách trung tâm
Westminster bao xa? Xin được dành câu trả lời cho ca nhạc sĩ Nam Lộc,
một trong những người đã bỏ rất nhiều công sức trong dự án xây dựng
tượng đài, và cũng là người đã chuyển lời Việt hai nhạc phẩm Anh Ngữ của
nhạc sĩ Lê Quang Anh, với tựa đề Tượng Đài Chiến Khúc và Đường Nào Đến
Little Saigon mà quí vị đang nghe trong chương trình hôm nay. Xin mời ca
nhạc sĩ Nam Lộc.
Đến đây, xin quí vị cùng Thanh Trúc làm
quen với điêu khắc gia Nguyễn Tuấn. Là một nhà tạc tượng chuyên nghiệp
với tác phẩm trưng bày tại hơn hai mươi gallery ở Hoa Kỳ, Nguyễn Tuấn
nói anh rất muốn bày tỏ niềm vui vẫn còn đọng lại trong lòng khi biết
bài dự thi của anh được ủy ban tuyển chọn mô hình tượng đài chấm đậu lúc
ấy.
Vừa rồi là phần mạn đàm với tác giả của
Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ, điêu khắc gia Nguyễn Tuấn. Thưa quí vị, 28
năm lưu lạc ở xứ người, dù như đã lớn mạnh và dần dần trưởng thành về
kinh tế cũng như ý thức về vai trò chính trị của mình trong xã hội của
giòng chính, nhưng không phải vì thế mà cộng đồng Mỹ gốc Việt không gặp
khó khăn trở ngại khi muốn tự khẳng định hoặc thể hiện vị trí của mình.
Cũng vậy, Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ đã gặp nhiều chống đối thưở ban đầu
trứơc khi được dựng lên dứơi ánh sáng mặt trời chói chang nóng ấm của
thành phố Westminster.
Hồi tưởng lại những năm tháng đầu tiên
khi dự án Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ được tung ra, ông Nguyễn Văn
Chuyên, phụ tá thượng Nghị sĩ Joe Dunn thuộc quân hãt bao gồm thành phố
Westminster.
Thưa quí vị, giờ thì mọi sóng gió đã
qua, tượng đài đã hoàn tất, và cộng đồng Việt Nam thành phố Westminster ,
tại tiểu bang California nói riêng và khắp nơi trên đất Hoa kỳ nói
chung có quyền hãnh diện về tượng đài chiến sĩ Việt Mỹ này. Đây là biểu
tượng đầu tiên trên thế giới về sự hợp tác và sự cưu mang mà người Mỹ
dành cho người Việt tị nạn 28 năm nay.
Bây giờ Thanh Trúc kính mời quí vị bớt
chút thời giờ và đi bằng những bứơc chân của người Việt từ Bolsa, từ
Little Saigon kéo về chiêm ngưỡng Vietnam War Memorial In Westminster
trong ngày lễ khánh thành tượng đài 27 tây tháng này nhé.
Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi xin kính chào tạm biệt quí vị ở đây. Thanh Trúc sẽ trở lại cùng quí vị tối thứ Năm tuần tới.
© 2004 Radio Free Asia
Tượng Đài Việt Mỹ ở Westminster, CA Qua cách nhìn của khoa Phong Thủy.
Thứ năm - 19/04/2012 05:55
Hải Quân Bắc Việt đã chủ động tấn công
trước vào các giang đỉnh của lực lượng Hải Quân Hoa Kỳ đang tuần tiểu
ngoài khơi vịnh Bắc Việt ngày 31 tháng 7 năm 1964 . Đó chính là lý do
cần thiết mà chính phủ Hoa Kỳ đã nhiều năm chờ đợi để đưa quân vào tham
chiến tại chiến trường Việt nam. Ngày 4 tháng 8 năm 1964, TT Johnson đề
nghị Quốc Hội Hoa Kỳ chấp thuận Nghị Quyết Vịnh Bắc Việt, The Gulf of
Tokin Resolution, lên án hành động tấn công của Bắc Việt, thì các chiến
sĩ của Không Lực Hoa Kỳ cũng đã nhảy vào vòng chiến.
Ngay
sau đó, tại chiến trường Bình Giả, các lực lượng Bộ Binh Hoa Kỳ cũng
phải đụng độ lần đầu với một lực lượng cộng quân cấp Trung Đoàn, được
trang bị đầy đủ các loại vũ khí tối tân nhất của khối cộng sản. Thế
nhưng, chiến sử của Quân Đội Hoa Kỳ thì ghi trận Ấp Bắc, cạnh Mỹ Tho,
vào những ngày cuối của năm 1963 mới là trận đầu tiên người lính trận
của Hoa Kỳ chiến đấu cùng một chiến hào với các chiến sĩ Việt Nam Cộng
Hòa. Ngay trận đụng độ đầu tiên, cho dù cộng quân bỏ lại hơn 100 xác tại
chiến trường, nhưng 3 chiến binh Hoa Kỳ và 65 chiến sĩ của Quân Lực
VNCH cũng đã ngã xuống. Cuối năm 1965 quân đội Hoa Kỳ đã đổ 184.300 quân
vào chiến trường Việt Nam. Tháng 12, 1966 chưa kể đến trên 30.000 chiến
sĩ của các biệt đội thuộc Lực Lượng Đặc Biệt và Dân Sự Chiến Đấu, số
quân tăng vọt lên 385.300 người - Gần bằng với con số ở các thời điểm
cao nhất - thuộc đủ cả 3 binh chủng Hải, Lục và Không Quân. Có phải vì
Cộng Sản Bắc Việt đã vô cớ tấn công vào lực lượng Hải Quân, cho nên Hoa
Kỳ phải ào ạt đổ gần nửa triệu quân, thuộc đủ các binh chủng vào chiến
trường Việt Nam tham chiến để trả đũa, hay vì một lý do nào khác? Và, lý
do tại sao các chiến sĩ của Quân Lực Việt nam Cộng Hòa đã anh dũng
chiến đấu bên cạnh người Mỹ, để sau ngày 27 tháng 1 năm 1973, người Mỹ
rút đi rồi mà họ vẫn phải kiên cưòng tiếp tục chiến đấu? Đọc lại “Người
Mỹ và Chiến Tranh Việt Nam“, Vietnam Bibliography 2001, trang 92 và
trang 202, tác giả Nguyễn Kỳ Phong ghi lại thì rõ biết : “..........John
F Kennedy khi còn là Dân Biểu Quốc Hội nhân dịp viếng thăm Việt Nam vào
tháng 11 năm 1951 trong một buổi họp tại tòa Đại Sứ Mỹ tại Saigòn đã
luôn miệng hỏi tại sao người Việt chiến đấu bên cạnh người Pháp để Pháp
giữ quê hương cho họ như là một thuộc địa? Tại sao chúng ta phải hùa
theo người Pháp, một quốc gia đang cố gắng nắm giữ một tàn tích đế quốc ở
Đông Dương? (Trang 92).
...........Mười năm sau, ở cương vị Tổng Thống Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, Kennedy đã không ngần ngại tiết lộ rõ cho báo chí biết là ông đã quyết định ngăn chận ảnh hưỡng cộng sản ở ĐNÁ và sau khi được giới quân sự phân tích ưu và khuyết điểm của 2 chiến trường Lào và Việt Nam, Kennedy đã nói với Ngoại Trưởng Rusk là ông chọn VN vì VNCH quyết tâm chống cộng và sẽ chiến đấu. Việt Nam là mặt trận “. Đúng ! Việt Nam là một mặt trận Người chiến binh Hoa Kỳ đã đến Việt Nam không phải để gây chiến mà để nhằm ngăn chận ảnh hưởng cộng sản ở Đông Nam Á. Và, người Chiến sĩ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa thì đã sát cánh cùng với các chiến sĩ của quân đội Hoa Kỳ rõ ràng là vì lý tưởng Tự do. Họ đã không chiến đấu bên cạnh người Mỹ để người Mỹ giữ quê hương cho họ như là một thuộc địa. Cũng đã hơn 30 năm rồi. Bao nhiêu người lính trận Hoa Kỳ đã ngã xuống trên đất Việt Nam? 58.156 người ? Trong đó bao nhiêu người đã chết và bao nhiêu người vẫn còn ghi nhận là mất tích ? Cho dù con số vẫn còn chưa dứt khoát. Là vì vẫn còn nhiều hình quả trám chưa được khắc đủ đậm trên 2 bức tường đá cẩm thạch đen Vietnam Veterans Memorial, trên công viên The National Mall tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn , để xác quyết tên người đã vĩnh viễn hy sinh. Nhưng dù sao thì các chiến sĩ của Hoa Kỳ vẫn cũng còn đỡ tủi, vì ít ra họ cũng còn được người dân Hoa Kỳ ưu ái dựng cho họ một Đài Tưởng Niệm ngay tại trung tâm Thủ Đô của đất nước họ. Còn hàng triệu chiến sĩ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Sẽ không bao giờ có được một con số thống kê tin cậy là bao nhiêu người đã nằm xuống để bảo vệ cho quê hương và cho chủ nghĩa Dân Chủ -Tự Do. Đọc Nhớ Huế, trang 97, để nghe tác giả Phạm Thành Châu kể lại một trong hàng vạn mảng bi tráng của người lính chiến Quân Lực VNCH vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến “ ...........Sau này tôi mới biết, không phải chỉ riêng tôi, biết bao đơn vị hành chánh, cảnh sát , quân đội... cấp chỉ huy đã chạy đâu mất tiêu mà người chiến sĩ vẫn không rời vị trí chiến đấu cho đến khi gục chết vẫn không hề ân hận điều gì. Họ cảm thấy đất nước lâm nguy , bi đát đến độ chỉ biết đem thân ra chống đỡ một cách vô vọng, quên cả bản thân, cha mẹ, vợ con ..............” , Mồ hôi và Máu của triệu chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã đổ xuống. Người Việt yêu chuộng Dân Chủ và Tự Do vẫn chưa quên được hình ảnh những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã không rời vị trí chiến đấu cho đến khi gục chết vẫn không hề ân hận điều gì! Vậy mà ngay trên quê hương của họ, người sống cũng không có đất để sống thì làm sao mà mong cầu cho được một tượng đài để kỷ niệm? Rõ biết như thế, thì mới có thể đồng cảm với những người Việt tha hương trên đất khách, cho dù gặp phải khó khăn đủ mặt, mà họ vẫn quyết tâm xây dựng cho bằng được một Tượng Đài Việt Mỹ tại Westminster, tiểu bang California Hoa Kỳ.
Sáng ngày 27 tháng 4 năm 2003, trên vạn người Việt yêu chuộng Tự Do các nơi đã đổ về để tham dự Lễ Khánh Thành Tượng Đài Việt Mỹ tại công viên Freedom Park, cạnh Tòa thị chính thành phố Westminster. Cờ Vàng Ba Sọc và cờ của Hoa Kỳ tung bay rợp cả khu Little Saigon và hình ảnh các cựu chiến binh Việt Nam Cộng Hòa, hùng khí vẫn còn cao ngất, vào hàng thẳng tắp, nghiêm chỉnh chào kính, đã làm cho hàng ngàn người không cầm được nước mắt. Craig Mandeville, Phó Chủ Tịch Hội Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ tại Orange County cũng hòa với lòng người Việt, hảnh diện cho rằng cho đến hôm nay, chưa có nơi nào có tượng hai chiến binh Việt Mỹ đứng bên nhau như ở Westminster. Người Việt yêu chuộng Tự Do ở khắp mọi nơi, bằng mọi cách, đã hằng bày tỏ lòng mình với đất nước, với huynh đệ chi binh. Tại vùng Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn, khu Eden, trước hành lang Phở Xe lửa, một số cựu chiến binh, vào những ngày cuối tuần, dù thời tiết có khắc nghiệt mấy, họ vẫn kiên nhẫn đứng bán lẻ từng tờ báo. Tiền lời thu được, phần lớn được chuyển về Việt Nam gởi tặng cho những gia đình thương phế binh VNCH. Khách thử ghé qua một lần, đọc vài lá thư từ Việt Nam gởi sang, thì lòng mới thấm nỗi khốn cùng của số cựu chiến binh đang còn tại quê nhà. Ngay cạnh khu thương mại Little Saigon hàng ngày vẫn biết bao người âm thầm chắt chiu gom góp, có được ít nhiều là họ gởi về cho trẻ em mồ côi và các gia đình nghèo khó, chỉ vì cha hoặc chú của các gia đình nghèo này một thời là chiến sĩ chống cộng. Anh Thanh Lê, người bạn 40 năm, gặp lại mới biết pháp danh của anh là Tâm Chơn, lại chính là người đang nỗ lực quyên góp để mua đất xây dựng Trung Tâm Tu Học Viên Giác tại Ấn Độ. Vừa nghe nhắc đến Tượng Đài, anh liền sẳn sàng tạo mọi điều kiện để khách xa mới đến có dịp được đi thăm. Anh cho rằng đó cũng là cách để bày tỏ lòng, là mình vẫn còn mang nặng ơn nghĩa của những chiến sĩ VNCH đã hy sinh xương máu và sự sống còn cho non sông gấm vóc Việt Nam. . . . . . . . . . . . . Tinh thần huynh đệ chi binh của các Chiến Sĩ Quân Lực Việt Nam Công Hòa mỗi nơi thể hiện một cách , tùy điều kiện và hoàn cảnh địa phương. Thế nhưng, cho đến bây giờ, quả thật chưa có nơi nào có tượng hai chiến binh Việt Mỹ đứng bên nhau như ở Westminster.
Tượng Đài vĩnh viễn sẽ là biểu tượng cho tinh thần của người Việt Nam yêu chuộng tự do và cũng là hình thức để bày tỏ lòng biết ơn sâu xa nhất đến các Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa và các chiến binh Hoa Kỳ đã chiến đấu và đã nằm xuống trên đất nước Việt Nam thân yêu. Nhân kiệt với địa linh: Khách có thể dọc theo Westminster Ave., gặp Monroe thì quẹo trái vào đường All American Way. Hoặc từ Beach Blvd vừa qua khỏi Hazard Av, nhớ quẹo phải vào con đường 13. Vừa mới quẹo vào, khách sẽ thấy ngay Tượng Đài là hai pho tượng bằng đồng cao 11 feet sừng sững dưới cờ Vàng Ba Sọc và lá cờ Hoa Kỳ luôn phất tung bay trong gió. Nếu tính từ tâm công viên Freedom Park , nhìn về hướng Tây thì hai pho tượng ở bên góc trái sát kề bãi đậu xe. Khách có thể nhìn thấy rõ tượng đài là 2 chiến binh một Mỹ, một Việt, đứng kề bên nhau. Người lính Mỹ có vẻ như ngóng trông, như đang dùng dằng lưỡng lự, tay súng buông lỏng và nón sắt trên tay. Người chiến binh Việt Nam đứng lùi sau một bước, trang bị chuẩn bị vẫn trong thế sẳn sàng, nón sắt trên đầu và súng vẫn ở trên vai, ngón trỏ của tay trái chỉ xuống, biểu lộ thái độ cương quyết. Tiếng súng tạm ngưng, tương đối an toàn để có thể thảnh thơi đôi chút. Vũ khí trang bị còn đủ. Lựu đạn vẫn còn bên hông và lưỡi lê chưa cài trên đầu súng thì trận này chưa hẳn phải là trận cuối. Họ vẫn còn cơ hội mặt đối mặt để cận chiến với quân thù, thì cớ sao người lính Mỹ đã lộ vẻ hoang mang? Có phải vì người lính Mỹ đang phải đối đầu vơí đằng trước là hỏa lực khủng khiếp của cả khối cộng sản, mà sau lưng là những áp lực nặng nề của quá nhiều mưu toan chính trị?
Ngay sau Tượng Đài là một khoảng trống, không gì che chắn để bảo vệ, ôm ấp cho Tượng Đài đủ ấm. Giòng Westminster Channel từ phía Đông ngỡ như bươn bả chảy dồn sinh lực, vừa về tới gần công viên Freedom Park thì đột ngột đổi hướng, quả thiệt hết sức là vô tình. Có khác chi năm 1973, chính phủ Hoa kỳ đã đột ngột rút quân, để lại một mình cho Quân Lực VNCH gánh vác cuộc chiến đang thời kỳ sôi động nhất? Khách đến tham quan Tượng Đài sao khỏi ngậm ngùi khi mắt rõ thấy hình ảnh của người chiến binh Việt Nam Cộng Hòa xông pha đầu tuyến mà không được trang bị áo giáp an toàn để che thân như người lính Mỹ. Tượng Đài không đủ ấm là vì giòng Westminster channel đột ngột chuyển hướng xoay lưng vô tình và người lính trận lại không được trang bị bảo vệ an toàn. Nếu đem so lại với thực cảnh của cuộc chiến tranh Việt Nam thì cả hai đều như bị những móc xích vô hình ràng buộc không rời được nhau. Tất cả hoàn toàn như đang bị vây phủ bởi vòng tương quan nhân quả, thì rõ ràng Đất Trời cũng đã cảm ứng được với lòng người. Lòng người đã được Đất Trời cảm ứng. Âm với Dương nhất định đã hòa hợp và sinh khí phải được tạo thành thì chắc chắn Phong Thủy nơi này phải có xảo diệu chi đây. Có phải giòng Westminster channel thoạt mới nhìn, tưởng như đang dồn hết sinh lực bươn bã chảy về. Nhìn kỷ mới thấy giòng Channel đã gần cạn, nước đã bị ố dơ. Thủy cạn và bị ố dơ là phạm phải vào Ngũ Hung của Thủy. Vậy nên Westminster channel đột ngột trở mình, không chịu ôm Tượng Đài Việt Mỹ vào lòng, mới thoạt nhìn thì ai cũng nghĩ là Hung, nhưng đâu ngờ lại trở thành Cát . Từ ngàn xưa người ta đã biết nguồn nước có sâu hay nông, mà đoán được khí thế của Long mạch mạnh hay yếu. Nhìn nước đục hay trong mà đoán biết huyệt chân hay giả. Phía đằng sau Freedom Park còn có giòng Santa Anna nước tràn đầy sinh lực, lượn ôm toàn cục vào lòng, da diết hữu tình. Long mạch mạnh mẽ đầy khí thế như thế thì không lẻ khu vực Tượng Đài lại không đủ Ấm? Biết bỏ gần mà lấy xa, bỏ cái xấu mà lấy cái tốt, bỏ cái nhỏ mà lấy cái lớn, thì sao không là Xảo Diệu? Đất trời đã cảm ứng với lòng người. Đạo người đã hòa hợp với Đạo Trời. Địa mạch đã được tốt lành. Tượng Đài chắc hẳn phải linh thiêng. Lại còn biết bỏ gần mà lấy xa, bỏ ngắn mà lấy dài, thì ngày 30 tháng 4 năm 1975 chắc gì là ngày cuối cùng của cuộc chiến?
Nếu cho rằng kết luận như vậy là vội vã, thì thử toán thêm quẻ Mai Hoa. Có phải dưới chân Tượng Đài là bệ đá cẩm thạch, màu đen tuyền, bao tròn nửa vòng ôm kín Lư hương Hỏa khí. Khoa Địa Lý Phong Thủy xưa nay đều cho rằng Đá hành Kim - Vòng tròn cũng hành Kim - Lưỡng Kim tương ngộ - tương sinh với Thủy thì Thủy phải Tướng. Trong lòng của Thủy Khí là Lư hương khí Hỏa thì đúng là Thủy ngoại Hỏa nội, Thủy thượng Hỏa hạ, Thủy Hỏa Ký Tế là tượng nước ở trên lửa, nước lửa giao nhau. Trong 64 quẻ Dịch, chỉ Kỷ Tế mới có đủ 6 hào cư đúng vị. Nghĩa của Kỷ tế là đã qua sông, là chuyện đã xong rồi, hay chuyện đã nên, đã cùng, thì coi như cuộc chiến Việt Nam đã tàn, đã xong. Nhưng nếu không vội vã, mà phải nhìn kỷ toàn cục thì có phải Lư hương Hỏa khí lại được đặt để ngay trên một hồ nước đầy tràn: Lửa trên nước là Hỏa thượng Thủy hạ, tượng của quẻ Hỏa Thủy Vị Tế? Sau Kỷ Tế đến Vị Tế, trời đất cũng đã sắp bày như vậy. Kinh Dịch cũng xếp thứ tự như thế. Kỷ Tế là việc đã xong mà Vị Tế là quẻ của sự việc Chưa Cùng. Theo dự án thiết kế ban đầu, Lư Hương cao 4 thước Tây để tỷ lệ hài hòa với chiều cao của tổng thể Tượng Đài. Nhưng vì điều kiện an toàn quy định, để công trình xây dựng được phép tiến hành, buộc phải nâng chiều cao của Lư Hương lên 6 thước Tây. Hai khí Thủy Hỏa đang giao nhau mà Lư hương khí Hỏa thấp yếu, thì sẽ bị Thủy đương Vượng dập tắt tức thời. Hỏa mà bị dập thì coi như mọi chuyện đã an bài. Lư Hương may nhờ phải tăng chiều cao lên 6 thước Tây, chỉ vì quy định an toàn trong thiết kế, mà Khí Hỏa hữu lực để thành tựu được Hỏa Thủy Vị Tế. Vị Tế là quẻ của chuyện Chưa Cùng, là chuyện vẫn còn sinh sinh, tiếp diễn, thì cuộc chiến chắc gì đã dứt? Mặt khác, vì an toàn của hệ thống dẫn Gaz, Lư Hương phải đặt xoay hai chân ra đằng trước, một chân phía sau. Xưa nay tất cả Lư Hương trước chùa, đình hay miễu thường được đặt một chân đằng trước, hai chân đằng sau. Lâu ngày quen mắt, trở thành cái Lệ trong luật tục, cái Nghi trong Lễ Đạo. Lư Hương trước Tượng Đài hai chân phía trước như vậy là ngược khác với lệ thường. Hướng của Tượng Đài xê dịch trong khoảng 260 độ Tây - Tây Nam. Khoa Phong Thủy gọi là chung là hướng Dậu. Nhưng theo phái Phong Thủy Cổ Dịch Huyền Không, phía sau Tượng Đài gọi là Sơn và trước gọi là Hướng thì 260 độ, phải gọi chính xác là Địa Nguyên Long, Sơn Giáp Hướng Canh. Tượng Đài hoàn thành năm 2003 thuộc cuối vận 7, thì Ngũ sẽ đáo Sơn và Cữu sẽ đáo Hướng. Sơn tinh Ngũ và Hướng tinh Cữu nhập giữa đều bay thuận. Tượng Đài đang bị Phạm thượng Sơn hạ Thủy, quẻ Hướng bị sinh xuất: Hung. Lại theo Hiệp Kỷ Biện Phương Thư, năm Quý Mùi 2003, thuộc vận 7 Hạ Nguyên thì Lục Bạch nhập Trung Cung. Bát Bạch tại Đoài và Tứ Bích tại Chấn. Tam Sát: Thân Dậu Tuất thì hướng Dậu của Tượng Đài đang phạm vào Tam Sát. Tang môn cũng lại đang lãng vãng hướng này. Vậy cái Lư hương đặt ngược khác với lệ thường, mà lại tránh được Họa của Tang Môn và Tam Sát, đồng thời tránh được Hung của hướng Tây vận 7. May mắn lạ thường như vậy, làm sao mà Tượng Đài không linh cho được ? Ấn sâu sau Tượng Đài Việt Mỹ là những trang chiến sử oai hùng. Trên đường dây điện thoại, vẫn còn nghe Nam Lộc nhắc là Khách đến có thể lật lại từng trang chiến sử, để có dịp gặp lại những người bạn cùng chiến đấu năm xưa. Đôi lúc khách cũng có thể gặp lại chính mình hoặc người thân, ruột thịt của gia đình mình trong đó. Có quá nhiều kỷ niệm buồn vui để nhớ, nhưng chắc chắn tự trong tim, khách không khỏi thấy dấy lên niềm tự hào. Khách nhớ đừng có quá bận tâm tại sao Lư Hương để ngược, chỉ vì Tượng Đài vẫn còn đang đặt tạm tại xứ người. Khách cũng đừng hỏi tại sao những thành viên người Việt trong Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài, phải chịu nhiều sóng gió bão bùng trong suốt quá trình thực hiện, chỉ vì họ là những Chiến Sĩ tuyến đầu của cuộc chiến. Chiến hữu Hải Quân: Hồ Ngọc Minh Đức vừa mới được các đồng đội Hải Quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vinh danh là tin vui mới nhất có thể vay mượn được để làm quà tặng tiễn khách ra về ........
...........Mười năm sau, ở cương vị Tổng Thống Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, Kennedy đã không ngần ngại tiết lộ rõ cho báo chí biết là ông đã quyết định ngăn chận ảnh hưỡng cộng sản ở ĐNÁ và sau khi được giới quân sự phân tích ưu và khuyết điểm của 2 chiến trường Lào và Việt Nam, Kennedy đã nói với Ngoại Trưởng Rusk là ông chọn VN vì VNCH quyết tâm chống cộng và sẽ chiến đấu. Việt Nam là mặt trận “. Đúng ! Việt Nam là một mặt trận Người chiến binh Hoa Kỳ đã đến Việt Nam không phải để gây chiến mà để nhằm ngăn chận ảnh hưởng cộng sản ở Đông Nam Á. Và, người Chiến sĩ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa thì đã sát cánh cùng với các chiến sĩ của quân đội Hoa Kỳ rõ ràng là vì lý tưởng Tự do. Họ đã không chiến đấu bên cạnh người Mỹ để người Mỹ giữ quê hương cho họ như là một thuộc địa. Cũng đã hơn 30 năm rồi. Bao nhiêu người lính trận Hoa Kỳ đã ngã xuống trên đất Việt Nam? 58.156 người ? Trong đó bao nhiêu người đã chết và bao nhiêu người vẫn còn ghi nhận là mất tích ? Cho dù con số vẫn còn chưa dứt khoát. Là vì vẫn còn nhiều hình quả trám chưa được khắc đủ đậm trên 2 bức tường đá cẩm thạch đen Vietnam Veterans Memorial, trên công viên The National Mall tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn , để xác quyết tên người đã vĩnh viễn hy sinh. Nhưng dù sao thì các chiến sĩ của Hoa Kỳ vẫn cũng còn đỡ tủi, vì ít ra họ cũng còn được người dân Hoa Kỳ ưu ái dựng cho họ một Đài Tưởng Niệm ngay tại trung tâm Thủ Đô của đất nước họ. Còn hàng triệu chiến sĩ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Sẽ không bao giờ có được một con số thống kê tin cậy là bao nhiêu người đã nằm xuống để bảo vệ cho quê hương và cho chủ nghĩa Dân Chủ -Tự Do. Đọc Nhớ Huế, trang 97, để nghe tác giả Phạm Thành Châu kể lại một trong hàng vạn mảng bi tráng của người lính chiến Quân Lực VNCH vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến “ ...........Sau này tôi mới biết, không phải chỉ riêng tôi, biết bao đơn vị hành chánh, cảnh sát , quân đội... cấp chỉ huy đã chạy đâu mất tiêu mà người chiến sĩ vẫn không rời vị trí chiến đấu cho đến khi gục chết vẫn không hề ân hận điều gì. Họ cảm thấy đất nước lâm nguy , bi đát đến độ chỉ biết đem thân ra chống đỡ một cách vô vọng, quên cả bản thân, cha mẹ, vợ con ..............” , Mồ hôi và Máu của triệu chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã đổ xuống. Người Việt yêu chuộng Dân Chủ và Tự Do vẫn chưa quên được hình ảnh những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã không rời vị trí chiến đấu cho đến khi gục chết vẫn không hề ân hận điều gì! Vậy mà ngay trên quê hương của họ, người sống cũng không có đất để sống thì làm sao mà mong cầu cho được một tượng đài để kỷ niệm? Rõ biết như thế, thì mới có thể đồng cảm với những người Việt tha hương trên đất khách, cho dù gặp phải khó khăn đủ mặt, mà họ vẫn quyết tâm xây dựng cho bằng được một Tượng Đài Việt Mỹ tại Westminster, tiểu bang California Hoa Kỳ.
Sáng ngày 27 tháng 4 năm 2003, trên vạn người Việt yêu chuộng Tự Do các nơi đã đổ về để tham dự Lễ Khánh Thành Tượng Đài Việt Mỹ tại công viên Freedom Park, cạnh Tòa thị chính thành phố Westminster. Cờ Vàng Ba Sọc và cờ của Hoa Kỳ tung bay rợp cả khu Little Saigon và hình ảnh các cựu chiến binh Việt Nam Cộng Hòa, hùng khí vẫn còn cao ngất, vào hàng thẳng tắp, nghiêm chỉnh chào kính, đã làm cho hàng ngàn người không cầm được nước mắt. Craig Mandeville, Phó Chủ Tịch Hội Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ tại Orange County cũng hòa với lòng người Việt, hảnh diện cho rằng cho đến hôm nay, chưa có nơi nào có tượng hai chiến binh Việt Mỹ đứng bên nhau như ở Westminster. Người Việt yêu chuộng Tự Do ở khắp mọi nơi, bằng mọi cách, đã hằng bày tỏ lòng mình với đất nước, với huynh đệ chi binh. Tại vùng Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn, khu Eden, trước hành lang Phở Xe lửa, một số cựu chiến binh, vào những ngày cuối tuần, dù thời tiết có khắc nghiệt mấy, họ vẫn kiên nhẫn đứng bán lẻ từng tờ báo. Tiền lời thu được, phần lớn được chuyển về Việt Nam gởi tặng cho những gia đình thương phế binh VNCH. Khách thử ghé qua một lần, đọc vài lá thư từ Việt Nam gởi sang, thì lòng mới thấm nỗi khốn cùng của số cựu chiến binh đang còn tại quê nhà. Ngay cạnh khu thương mại Little Saigon hàng ngày vẫn biết bao người âm thầm chắt chiu gom góp, có được ít nhiều là họ gởi về cho trẻ em mồ côi và các gia đình nghèo khó, chỉ vì cha hoặc chú của các gia đình nghèo này một thời là chiến sĩ chống cộng. Anh Thanh Lê, người bạn 40 năm, gặp lại mới biết pháp danh của anh là Tâm Chơn, lại chính là người đang nỗ lực quyên góp để mua đất xây dựng Trung Tâm Tu Học Viên Giác tại Ấn Độ. Vừa nghe nhắc đến Tượng Đài, anh liền sẳn sàng tạo mọi điều kiện để khách xa mới đến có dịp được đi thăm. Anh cho rằng đó cũng là cách để bày tỏ lòng, là mình vẫn còn mang nặng ơn nghĩa của những chiến sĩ VNCH đã hy sinh xương máu và sự sống còn cho non sông gấm vóc Việt Nam. . . . . . . . . . . . . Tinh thần huynh đệ chi binh của các Chiến Sĩ Quân Lực Việt Nam Công Hòa mỗi nơi thể hiện một cách , tùy điều kiện và hoàn cảnh địa phương. Thế nhưng, cho đến bây giờ, quả thật chưa có nơi nào có tượng hai chiến binh Việt Mỹ đứng bên nhau như ở Westminster.
Tượng Đài vĩnh viễn sẽ là biểu tượng cho tinh thần của người Việt Nam yêu chuộng tự do và cũng là hình thức để bày tỏ lòng biết ơn sâu xa nhất đến các Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa và các chiến binh Hoa Kỳ đã chiến đấu và đã nằm xuống trên đất nước Việt Nam thân yêu. Nhân kiệt với địa linh: Khách có thể dọc theo Westminster Ave., gặp Monroe thì quẹo trái vào đường All American Way. Hoặc từ Beach Blvd vừa qua khỏi Hazard Av, nhớ quẹo phải vào con đường 13. Vừa mới quẹo vào, khách sẽ thấy ngay Tượng Đài là hai pho tượng bằng đồng cao 11 feet sừng sững dưới cờ Vàng Ba Sọc và lá cờ Hoa Kỳ luôn phất tung bay trong gió. Nếu tính từ tâm công viên Freedom Park , nhìn về hướng Tây thì hai pho tượng ở bên góc trái sát kề bãi đậu xe. Khách có thể nhìn thấy rõ tượng đài là 2 chiến binh một Mỹ, một Việt, đứng kề bên nhau. Người lính Mỹ có vẻ như ngóng trông, như đang dùng dằng lưỡng lự, tay súng buông lỏng và nón sắt trên tay. Người chiến binh Việt Nam đứng lùi sau một bước, trang bị chuẩn bị vẫn trong thế sẳn sàng, nón sắt trên đầu và súng vẫn ở trên vai, ngón trỏ của tay trái chỉ xuống, biểu lộ thái độ cương quyết. Tiếng súng tạm ngưng, tương đối an toàn để có thể thảnh thơi đôi chút. Vũ khí trang bị còn đủ. Lựu đạn vẫn còn bên hông và lưỡi lê chưa cài trên đầu súng thì trận này chưa hẳn phải là trận cuối. Họ vẫn còn cơ hội mặt đối mặt để cận chiến với quân thù, thì cớ sao người lính Mỹ đã lộ vẻ hoang mang? Có phải vì người lính Mỹ đang phải đối đầu vơí đằng trước là hỏa lực khủng khiếp của cả khối cộng sản, mà sau lưng là những áp lực nặng nề của quá nhiều mưu toan chính trị?
Ngay sau Tượng Đài là một khoảng trống, không gì che chắn để bảo vệ, ôm ấp cho Tượng Đài đủ ấm. Giòng Westminster Channel từ phía Đông ngỡ như bươn bả chảy dồn sinh lực, vừa về tới gần công viên Freedom Park thì đột ngột đổi hướng, quả thiệt hết sức là vô tình. Có khác chi năm 1973, chính phủ Hoa kỳ đã đột ngột rút quân, để lại một mình cho Quân Lực VNCH gánh vác cuộc chiến đang thời kỳ sôi động nhất? Khách đến tham quan Tượng Đài sao khỏi ngậm ngùi khi mắt rõ thấy hình ảnh của người chiến binh Việt Nam Cộng Hòa xông pha đầu tuyến mà không được trang bị áo giáp an toàn để che thân như người lính Mỹ. Tượng Đài không đủ ấm là vì giòng Westminster channel đột ngột chuyển hướng xoay lưng vô tình và người lính trận lại không được trang bị bảo vệ an toàn. Nếu đem so lại với thực cảnh của cuộc chiến tranh Việt Nam thì cả hai đều như bị những móc xích vô hình ràng buộc không rời được nhau. Tất cả hoàn toàn như đang bị vây phủ bởi vòng tương quan nhân quả, thì rõ ràng Đất Trời cũng đã cảm ứng được với lòng người. Lòng người đã được Đất Trời cảm ứng. Âm với Dương nhất định đã hòa hợp và sinh khí phải được tạo thành thì chắc chắn Phong Thủy nơi này phải có xảo diệu chi đây. Có phải giòng Westminster channel thoạt mới nhìn, tưởng như đang dồn hết sinh lực bươn bã chảy về. Nhìn kỷ mới thấy giòng Channel đã gần cạn, nước đã bị ố dơ. Thủy cạn và bị ố dơ là phạm phải vào Ngũ Hung của Thủy. Vậy nên Westminster channel đột ngột trở mình, không chịu ôm Tượng Đài Việt Mỹ vào lòng, mới thoạt nhìn thì ai cũng nghĩ là Hung, nhưng đâu ngờ lại trở thành Cát . Từ ngàn xưa người ta đã biết nguồn nước có sâu hay nông, mà đoán được khí thế của Long mạch mạnh hay yếu. Nhìn nước đục hay trong mà đoán biết huyệt chân hay giả. Phía đằng sau Freedom Park còn có giòng Santa Anna nước tràn đầy sinh lực, lượn ôm toàn cục vào lòng, da diết hữu tình. Long mạch mạnh mẽ đầy khí thế như thế thì không lẻ khu vực Tượng Đài lại không đủ Ấm? Biết bỏ gần mà lấy xa, bỏ cái xấu mà lấy cái tốt, bỏ cái nhỏ mà lấy cái lớn, thì sao không là Xảo Diệu? Đất trời đã cảm ứng với lòng người. Đạo người đã hòa hợp với Đạo Trời. Địa mạch đã được tốt lành. Tượng Đài chắc hẳn phải linh thiêng. Lại còn biết bỏ gần mà lấy xa, bỏ ngắn mà lấy dài, thì ngày 30 tháng 4 năm 1975 chắc gì là ngày cuối cùng của cuộc chiến?
Nếu cho rằng kết luận như vậy là vội vã, thì thử toán thêm quẻ Mai Hoa. Có phải dưới chân Tượng Đài là bệ đá cẩm thạch, màu đen tuyền, bao tròn nửa vòng ôm kín Lư hương Hỏa khí. Khoa Địa Lý Phong Thủy xưa nay đều cho rằng Đá hành Kim - Vòng tròn cũng hành Kim - Lưỡng Kim tương ngộ - tương sinh với Thủy thì Thủy phải Tướng. Trong lòng của Thủy Khí là Lư hương khí Hỏa thì đúng là Thủy ngoại Hỏa nội, Thủy thượng Hỏa hạ, Thủy Hỏa Ký Tế là tượng nước ở trên lửa, nước lửa giao nhau. Trong 64 quẻ Dịch, chỉ Kỷ Tế mới có đủ 6 hào cư đúng vị. Nghĩa của Kỷ tế là đã qua sông, là chuyện đã xong rồi, hay chuyện đã nên, đã cùng, thì coi như cuộc chiến Việt Nam đã tàn, đã xong. Nhưng nếu không vội vã, mà phải nhìn kỷ toàn cục thì có phải Lư hương Hỏa khí lại được đặt để ngay trên một hồ nước đầy tràn: Lửa trên nước là Hỏa thượng Thủy hạ, tượng của quẻ Hỏa Thủy Vị Tế? Sau Kỷ Tế đến Vị Tế, trời đất cũng đã sắp bày như vậy. Kinh Dịch cũng xếp thứ tự như thế. Kỷ Tế là việc đã xong mà Vị Tế là quẻ của sự việc Chưa Cùng. Theo dự án thiết kế ban đầu, Lư Hương cao 4 thước Tây để tỷ lệ hài hòa với chiều cao của tổng thể Tượng Đài. Nhưng vì điều kiện an toàn quy định, để công trình xây dựng được phép tiến hành, buộc phải nâng chiều cao của Lư Hương lên 6 thước Tây. Hai khí Thủy Hỏa đang giao nhau mà Lư hương khí Hỏa thấp yếu, thì sẽ bị Thủy đương Vượng dập tắt tức thời. Hỏa mà bị dập thì coi như mọi chuyện đã an bài. Lư Hương may nhờ phải tăng chiều cao lên 6 thước Tây, chỉ vì quy định an toàn trong thiết kế, mà Khí Hỏa hữu lực để thành tựu được Hỏa Thủy Vị Tế. Vị Tế là quẻ của chuyện Chưa Cùng, là chuyện vẫn còn sinh sinh, tiếp diễn, thì cuộc chiến chắc gì đã dứt? Mặt khác, vì an toàn của hệ thống dẫn Gaz, Lư Hương phải đặt xoay hai chân ra đằng trước, một chân phía sau. Xưa nay tất cả Lư Hương trước chùa, đình hay miễu thường được đặt một chân đằng trước, hai chân đằng sau. Lâu ngày quen mắt, trở thành cái Lệ trong luật tục, cái Nghi trong Lễ Đạo. Lư Hương trước Tượng Đài hai chân phía trước như vậy là ngược khác với lệ thường. Hướng của Tượng Đài xê dịch trong khoảng 260 độ Tây - Tây Nam. Khoa Phong Thủy gọi là chung là hướng Dậu. Nhưng theo phái Phong Thủy Cổ Dịch Huyền Không, phía sau Tượng Đài gọi là Sơn và trước gọi là Hướng thì 260 độ, phải gọi chính xác là Địa Nguyên Long, Sơn Giáp Hướng Canh. Tượng Đài hoàn thành năm 2003 thuộc cuối vận 7, thì Ngũ sẽ đáo Sơn và Cữu sẽ đáo Hướng. Sơn tinh Ngũ và Hướng tinh Cữu nhập giữa đều bay thuận. Tượng Đài đang bị Phạm thượng Sơn hạ Thủy, quẻ Hướng bị sinh xuất: Hung. Lại theo Hiệp Kỷ Biện Phương Thư, năm Quý Mùi 2003, thuộc vận 7 Hạ Nguyên thì Lục Bạch nhập Trung Cung. Bát Bạch tại Đoài và Tứ Bích tại Chấn. Tam Sát: Thân Dậu Tuất thì hướng Dậu của Tượng Đài đang phạm vào Tam Sát. Tang môn cũng lại đang lãng vãng hướng này. Vậy cái Lư hương đặt ngược khác với lệ thường, mà lại tránh được Họa của Tang Môn và Tam Sát, đồng thời tránh được Hung của hướng Tây vận 7. May mắn lạ thường như vậy, làm sao mà Tượng Đài không linh cho được ? Ấn sâu sau Tượng Đài Việt Mỹ là những trang chiến sử oai hùng. Trên đường dây điện thoại, vẫn còn nghe Nam Lộc nhắc là Khách đến có thể lật lại từng trang chiến sử, để có dịp gặp lại những người bạn cùng chiến đấu năm xưa. Đôi lúc khách cũng có thể gặp lại chính mình hoặc người thân, ruột thịt của gia đình mình trong đó. Có quá nhiều kỷ niệm buồn vui để nhớ, nhưng chắc chắn tự trong tim, khách không khỏi thấy dấy lên niềm tự hào. Khách nhớ đừng có quá bận tâm tại sao Lư Hương để ngược, chỉ vì Tượng Đài vẫn còn đang đặt tạm tại xứ người. Khách cũng đừng hỏi tại sao những thành viên người Việt trong Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài, phải chịu nhiều sóng gió bão bùng trong suốt quá trình thực hiện, chỉ vì họ là những Chiến Sĩ tuyến đầu của cuộc chiến. Chiến hữu Hải Quân: Hồ Ngọc Minh Đức vừa mới được các đồng đội Hải Quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vinh danh là tin vui mới nhất có thể vay mượn được để làm quà tặng tiễn khách ra về ........
Tác giả bài viết: Quảng Đức
Tượng Tiếc Thương / Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa trước 1975
Mr . Frank G. Fry đã qua đời sáng nay chủ nhật 04 tháng 11 năm 2012 trong nhà dưỡng bệnh. Ông là cha đẻ của Kế hoạch Xây Dựng Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ, một biểu tượng chống Việt Cộng quan trọng nhất đối với người Việt tỵ nạn Cộng Sản, trên công thổ Hoa Kỳ tại Little Saigon Nam Cali.
Ông cũng là Cựu Thị Trưởng Thành Phố Westminster, Califonia và là đương kim chủ tịch Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài.
Chúng tôi đang chờ đợi cáo phó từ gia đình của ông . Sẽ thông báo chi tiết chương trình tang lễ cho quí vị và các chiến hữu ngay sau khi chúng tôi được tin.
Hơn 20 năm lưu vong trên đất người, người Việt tỵ nạn Cộng Sản trên đất Mỹ cố gắng đấu tranh để có Đài Tưởng Niệm Chiến Sĩ VNCH nhưng không thành công vì không ai trong chính quyền giúp đở . Đến năm 1995 Ông Thị Trưởng Frank Fry nhận lời giúp và ông đã sáng lập ra Kế hoạch Xây Dựng Tượng Đài . Năm 1997 ông bắt đầu thực hiện bằng cách thành lập ủy ban và mời gọi Quân Dân Cán Chính Việt Mỹ đến tiếp tay để kế hoạch trở thành hiện thực . Nhiều Quân Dân Cán Chính VNCH và một số Cựu quân nhân Hoa Kỳ đã đáp lời kêu gọi tình nguyện tham gia vào Ủy Ban . Ủy Ban XDTĐCSVM dưới sự lảnh đạo của Ông Frank Fry đã gây quỹ và hoàn tất giai đoạn 1 xây dựng , mọi người luôn cả ông Chủ Tịch Frank Fry làm việc không lương từ năm 1997 cho đến nay.
Năm 2003 Đài Tưởng Niệm Chiến Sĩ Việt Mỹ đầu tiên trên Hoa Kỳ đã được khánh thành tại Nam Cali với llá cờ vàng ba sọc đỏ tung bay bên trên 24 giờ một ngày và luôn suốt cả mọi ngày trong năm .
Được trớn, những năm sau đó Tượng Đài các tiểu bang khác cũng lần lượt được xây dựng lên.
Hôm nay một ân nhân của người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản nằm xuống . Ông quả thật là người Mỹ có tấm lòng vàng đối với chúng ta, những người Việt tỵ nạn Cộng Sản. Xin quý vị hãy cùng chúng tôi cầu nguyện xin Ơn Trên ban phước lành cho ân nhân và gia đình của ông
Kính báo trong niềm tiếc thương
Minhduc
Ủy Ban XDTĐCSVM