Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông
VIỆT NAM -
Bài đăng : Chủ nhật 18 Tháng Mười Một 2012 -
Sửa đổi lần cuối Thứ hai 19 Tháng Mười Một 2012
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông (DR)
Với chủ đề : « Biển Đông : Hợp tác vì an ninh và phát triển
trong khu vực », trong hai ngày 19 và 20/11/2012 các nhà nghiên cứu sẽ
lần lượt thảo luận về tám nội dung chính, từ vấn đề tầm quan trọng chiến
lược của Biển Đông cho đến các diễn biến gần đây; từ chiến lược của
các bên tranh chấp, đặc biệt là Trung Quốc, xu hướng quân sự hóa tại
vùng này, cho đến vai trò của các nước ngoài khu vực như Ấn Độ, Nhật
Bản, và lẽ dĩ nhiên là Hoa Kỳ.
Mục tiêu được ban tổ chức đề ra là "chia sẻ thông tin, các nghiên cứu và đánh giá mới nhất của học giả quốc tế, khu vực về Biển Đông, tăng cường hiểu biết về lợi ích chung trong việc giữ hoà bình, ổn định trong khu vực và đề xuất các hướng giải pháp cho các tranh chấp tại Biển Đông".
Theo dự trù của ban tổ chức, tham gia ấn bản lần thứ tư của cuộc hội thảo năm 2012 này, có khoảng 100 nhà nghiên cứu và quan chức chính phủ đến từ 27 quốc gia và lãnh thổ, với hơn 35 tham luận sẽ được trình bày tại Hội thảo.
Về dự cuộc hội thảo, có hầu hết các chuyên gia quen thuộc về Biển Đông , như giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc, nhà nghiên cứu Ian Storey thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ISEAS tại Singapore, giáo sư Renato de Castro, Khoa nghiên cứu Quốc tế trường Daaij học La Salle ở Manila - Philippines, hay giáo sư Ngô Vĩnh Long tại Hoa Kỳ...
Qua tựa đề các bài tham luận sẽ được trình bày, các vấn đề nêu lên tại cuộc hội thảo lần này có phần rất lý thú, chẳng hạn như bài của tướng người Pháp đã nghỉ hưu Daniel Schaeffer, hiện nghiên cứu tại Viện châu Á – Thế kỷ 21 - Asie 21 nói về “Quá trình chiếm đoạt Biển Đông của Trung Quốc thông qua việc hiện thực hóa đường 9 đoạn” , hay bài phân tích “Sự phát triển các chiến thuật của Trung Quốc ở Biển Đông” của bà Stephanie Kleine-Ahlbrandt, giám đốc Dự án Đông Bắc Á của Nhóm Nghiên cứu Khủng hoảng Quốc tế ICG, gần đây đã công bố liên tiếp hai bản phúc trình về chính sách Biển Đông của Trung Quốc.
Đây là lần thứ tư mà Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông trong nước, lần đầu tiên là vào năm 2009, năm mà Bắc Kinh đã công khai hóa tham vọng độc chiếm Biển Đông bằng cách chuyển qua Liên Hiệp Quốc tấm bản đồ hình lưỡi bò của họ. Các hội nghị khoa học này nằm trong chủ trương của Việt Nam muốn « quốc tế hóa » cuộc tranh chấp, để khỏi phải đơn thân độc mã trước Trung Quốc trên hồ sơ này.
Cho đến nay, Bắc Kinh luôn luôn chống lại việc các láng giềng quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, mà chỉ muốn bó hẹp vấn đề trong phạm vi song phương để Trung Quốc dễ dàng dùng uy lực của mình thao túng.
Trả lời RFI, giáo sư Carl Thayer từng cho là qua các cuộc hội thảo, Việt Nam đã thu được lợi ích từ việc động viên cộng đồng quốc tế, và thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu thế giới trên các nỗ lực hợp tác trong quá khứ, vai trò của luật quốc tế và các ưu tiên cần theo đuổi.
Việc các cuộc hội thảo do Việt Nam tổ chức luôn luôn được đông đảo chuyên gia quốc tế về dự cho thấy là sáng kiến của Việt Nam bắt đầu được nhiều người quan tâm. Trong bối cảnh đó, bóng mây duy nhất trên cuộc hội thảo về Biển Đông mở ra ngày mai tại Thành phố Hồ Chí Minh có lẽ là việc sự kiện này diễn ra đồng thời với Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN ở Phnom Penh.
Các cuộc họp khu vực quan trọng đó, cộng thêm với chuyến công du Đông Nam Á của Tổng thống Mỹ Barack Obama qua Thái Lan, Miến Điện trước khi đến Cam Bốt có tác dụng thu hút báo giới quốc tế. Hệ quả tất yếu là cuộc hội thảo ở Thành phố Hồ Chí Minh có nguy cơ ít được quan tâm.
Mục tiêu được ban tổ chức đề ra là "chia sẻ thông tin, các nghiên cứu và đánh giá mới nhất của học giả quốc tế, khu vực về Biển Đông, tăng cường hiểu biết về lợi ích chung trong việc giữ hoà bình, ổn định trong khu vực và đề xuất các hướng giải pháp cho các tranh chấp tại Biển Đông".
Theo dự trù của ban tổ chức, tham gia ấn bản lần thứ tư của cuộc hội thảo năm 2012 này, có khoảng 100 nhà nghiên cứu và quan chức chính phủ đến từ 27 quốc gia và lãnh thổ, với hơn 35 tham luận sẽ được trình bày tại Hội thảo.
Về dự cuộc hội thảo, có hầu hết các chuyên gia quen thuộc về Biển Đông , như giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc, nhà nghiên cứu Ian Storey thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ISEAS tại Singapore, giáo sư Renato de Castro, Khoa nghiên cứu Quốc tế trường Daaij học La Salle ở Manila - Philippines, hay giáo sư Ngô Vĩnh Long tại Hoa Kỳ...
Qua tựa đề các bài tham luận sẽ được trình bày, các vấn đề nêu lên tại cuộc hội thảo lần này có phần rất lý thú, chẳng hạn như bài của tướng người Pháp đã nghỉ hưu Daniel Schaeffer, hiện nghiên cứu tại Viện châu Á – Thế kỷ 21 - Asie 21 nói về “Quá trình chiếm đoạt Biển Đông của Trung Quốc thông qua việc hiện thực hóa đường 9 đoạn” , hay bài phân tích “Sự phát triển các chiến thuật của Trung Quốc ở Biển Đông” của bà Stephanie Kleine-Ahlbrandt, giám đốc Dự án Đông Bắc Á của Nhóm Nghiên cứu Khủng hoảng Quốc tế ICG, gần đây đã công bố liên tiếp hai bản phúc trình về chính sách Biển Đông của Trung Quốc.
Đây là lần thứ tư mà Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông trong nước, lần đầu tiên là vào năm 2009, năm mà Bắc Kinh đã công khai hóa tham vọng độc chiếm Biển Đông bằng cách chuyển qua Liên Hiệp Quốc tấm bản đồ hình lưỡi bò của họ. Các hội nghị khoa học này nằm trong chủ trương của Việt Nam muốn « quốc tế hóa » cuộc tranh chấp, để khỏi phải đơn thân độc mã trước Trung Quốc trên hồ sơ này.
Cho đến nay, Bắc Kinh luôn luôn chống lại việc các láng giềng quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, mà chỉ muốn bó hẹp vấn đề trong phạm vi song phương để Trung Quốc dễ dàng dùng uy lực của mình thao túng.
Trả lời RFI, giáo sư Carl Thayer từng cho là qua các cuộc hội thảo, Việt Nam đã thu được lợi ích từ việc động viên cộng đồng quốc tế, và thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu thế giới trên các nỗ lực hợp tác trong quá khứ, vai trò của luật quốc tế và các ưu tiên cần theo đuổi.
Việc các cuộc hội thảo do Việt Nam tổ chức luôn luôn được đông đảo chuyên gia quốc tế về dự cho thấy là sáng kiến của Việt Nam bắt đầu được nhiều người quan tâm. Trong bối cảnh đó, bóng mây duy nhất trên cuộc hội thảo về Biển Đông mở ra ngày mai tại Thành phố Hồ Chí Minh có lẽ là việc sự kiện này diễn ra đồng thời với Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN ở Phnom Penh.
Các cuộc họp khu vực quan trọng đó, cộng thêm với chuyến công du Đông Nam Á của Tổng thống Mỹ Barack Obama qua Thái Lan, Miến Điện trước khi đến Cam Bốt có tác dụng thu hút báo giới quốc tế. Hệ quả tất yếu là cuộc hội thảo ở Thành phố Hồ Chí Minh có nguy cơ ít được quan tâm.
No comments:
Post a Comment