Tận Thế - Dân Trí - Vũ Khí Bức Xạ Siêu Âm
Kính Quý Vị,
Những ngày gần đây liên tục nhận được những bài viết nói về
"mặt trời nổ, bóng đêm 3 ngày và ngày tận thế", tôi chợt nhớ đến
những lời nói của Ông Nội tôi cách nay 70 năm khi tôi mới khoảng 11, 12 tuổi. Ông
nội tôi nói rằng những điềm báo trước ngày tận thế là:
1/ Do Thái được lập quốc,
2/ Nước Nga trở lại đạo.
3/ Trong 3 năm trên thế giới không còn sanh nở và sẽ có nhiều
tiên tri giả nổi lên khắp nơi, tội ác lan tràn, thiên tai liên tục.
(Đây chỉ là những gì
tôi nhớ lại lời nói của ông nội chúng tôi, chứ chưa có sách vở nào nói đến,
hoặc có mà tôi chưa được đọc).
Tôi mới nhận thấy điều 1 đã xẩy ra là Do Thái đã lập
quốc. Còn điều 2 nước Nga mới xóa chủ thuyết cộng sản, còn đã trở lại đạo
hết chưa thì chưa biết.
Và điều 3 chưa
thấy, nhưng tiên tri giả hình như đã có vài biểu hiện nhưng tôi không biết
rõ lắm, thiên tai thì hầu như liên tục khắp nơi rất nặng, còn tội ác thì
có lẽ thời gian này đã xẩy ra khá nhiều trên khắp thế giới nhất là ở các
nước còn thờ chủ nghĩa cộng sản...
Theo Đức Tin của Công Giáo thì mọi tín hữu luôn tin tưởng là Ngày
Tận Thế chắc chắn sẽ xẩy ra, nhưng không một ai có thể biết trước, kể cả Đức
Maria, chỉ duy nhất có một mình Đức Chúa Cha biết mà thôi.
Xin Quý Vị cao minh hiểu cao biết rộng nếu có thể xin hãy chỉ dẫn
thêm.
Kính,
Bằng
Vũ
Kính chuyển tiếp đến Quý Vị và tuỳ nơi sự suy nghĩ của mỗi người.
Bằng Vũ
NGÀY TẬN THẾ : 21 THÁNG 12, 2012
?
Người viết: Trần Nhựt Thăng
Có
người cho ngày 21 tháng 12 năm nay là ngày tận thế. Có người dửng dưng vì không
biết, nhưng cũng có nhiều người biết tin tức này và đang lo lắng.
Lý do nào mà người ta đưa ra ngày đó và tại sao người ta kết luật ngày 21 tháng
12 năm nay là ngày tận thế ? Xin quý vị bỏ chút thì giờ đọc qua những gì tôi
tóm lược để có thể tự quyết đoán và chọn một giải pháp cho cuộc đời của mình. TẠI SAO PHẢI NÓI ĐẾN NGÀY NÀY ?
Người ta đặc biệt quan tâm vì có 5 điều hay nói cách khác có 5 biến cố xảy ra trong ngày 21 tháng 12, 2012
Biến cố # 1. NGÀY ĐÔNG CHÍ : Ngày 21 tháng 12 năm 2012 là ngày Đông Chí thuộc năm Nhâm Thìn. Đó là ngày mà trục trái đất đổi chiều quay về hướng khác đối với mặt trời, trục trái đất nghiêng về hướng nghịch khiến cho đêm dài hơn ngày. Đối với Âm lịch, điều này không có gì mới lạ. Hết Xuân phân rồi bước qua Đông chí rồi sẽ trở lại Xuân phân theo luật tuần hoàn của trái đất.
Biến cố # 2. LỊCH MAYAN: Muốn biết tại sao người ta quan tâm đến ngày 21 tháng 12, 2012, trước hết chúng ta phải hiểu cuốn lịch Mayan. Cuốn lịch này còn gọi là lịch Aztec ( mặt trời bằng đá) được khắc trên miếng đá hiện được chưng bày tại bảo tàng viện ở Mexico City . Lịch Mayan này có nhiều đặc điểm. Cách tính ngày của lịch này khác với dương lịch hoặc âm lịch mà chúng ta đang dùng.
A. NỀN VĂN MINH MAYAN: Mayan là một nền văn minh lớn của nhân loại
xuất hiện trong vùng Trung Mỹ và Nam Mỹ vào khoảng 2000 BC và 1500 AD. Sự mất dạng
của nền văn minh này là một dấu hỏi lớn cho mọi người.
B. SỰ PHỨC TẠP CỦA LỊCH MAYAN : Lịch Mayan phức tạp. Nó bao
gồm ba loại lịch.
-
Loại thứ nhất dùng cho tôn giáo. Theo lịch này thì một chu kỳ có 260
ngày chia ra trong 20 tuần lễ và mỗi tuần có 13 ngày. Mỗi tuần có tên riêng và
có logo riêng. Giống như âm lịch của chúng ta có hình con chuột, trâu, mèo,
chó, rắn ... - Loại lịch thứ hai là lịch thái dương (solar calendar). Lịch này có 365 ngày như lịch của chúng ta đang dùng. Họ chia ra 18 tháng, mỗi tháng có 20 ngày. Cuối chu kỳ 18 tháng, còn dư 5 ngày không thuộc tháng nào cả và được gọi là 5 ngày xấu. Người ta dùng hai lịch này phối hợp dùng để bói toán như chúng ta dùng thiên can và địa chi để tính tử vi cho người.
- Lịch thứ ba gọi là “ long count” (đếm theo chiều dài của lịch sử). Chính lịch này liên quan đến ngày 21 tháng 12 năm 2012. Những ngày của lịch này được đánh số qua cách tính đặc biệt. Nó gồm có 5 con số. Số thứ nhất viết từ số 0 đến 20. Số thứ hai gồm có từ 0 đến 17, số thứ ba từ 0 đến 19, thứ tư từ 0 đến 19 và số thứ năm từ 0 đến 12. Năm con số này được viết từ mặt qua trái. Số thứ nhất nhân cho 1, số thứ hai nhân cho 20, số thứ ba nhân cho 360, số thứ tư nhân cho 7,200 và số thứ năm nhân cho 144,000. Lịch tính bắt đầu từ ngày thứ nhất và ngày này sẽ được viết là
0.0.0.0.1
Thật
không khó khăn gì mà tính ra ngày tối đa ( hoặc ngày sau cùng) của lịch này bằng
cách dùng con số lớn nhất cho mỗi số. Theo đó lịch , ngày đó được viết là:
12.19.19.17.20
Nghĩa là: (12x144000) +
(19x7200)+(19x360)+(17x20)+(20x1)
tức là : 1,572,000 ngày hay
5,125.36 năm.
C. NGÀY THỨ NHẤT VÀ NGÀY CUỐI CÙNG CỦA LỊCH MAYAN
Sau
nhiều năm khảo cổ, người ta tìm thấy qua những hình khắc trên đá đối chiếu với
những biến cố lịch sử trong khu vực, người ta tính ra rằng lịch này bắt đầu tức
là ngày thứ nhất của lịch Mayan tương đương với ngày dương lịch của
chúng ta là ngày 11 tháng Tám năm 3114 BC trước công nguyên. Khi biết được ngày đầu thì người ta cũng biết được ngày cuối cùng của lịch Mayan . Tức là tổng cộng có 5,125 năm. Đối chiếu với dương lịch, lịch này chấm dứt vào ngày 21 tháng 12, 20012. Như vậy, ngày này không có nghĩa là ngày tận thế hay thế giói này sẽ biến mất. Nó chỉ là ngày cuối của lịch Mayan. Lịch Mayan chỉ gồm một chu kỳ có 5,125 năm mà thôi. Chúng ta biết ngày thứ nhất của lịch này không phải là ngày thứ nhất của loài người vì thế ngày cuối cùng của lịch này cũng không thể là ngày cuối của loài người.
Tuy nhiên chúng ta cũng nên tìm hiểu tại sao lịch Mayan chấm dứt vào thời điểm đó. Muốn hiểu rõ, chúng ta chuyển từ khảo cổ bước sang lãnh vực Khoa học không gian hay vật lý không gian.
Biến cố # 3. VỊ TRÍ CỦA MẶT TRỜI - Lịch Mayan dùng 365 ngày để chỉ trái đất quay quanh mặt trời như dương lịch. Và như vậy vai trò của mặt trời rất quan trọng trong lịch Mayan và dĩ nhiên chúng ta cũng nên dùng vai trò chủ yếu này của mặt trời để giải thích tại sao ngày cuối cùng của lịch này lại là ngày 21 tháng 12 năm 2012. Do đó chúng ta phải khảo sát mặt trời trong Thái dương hệ và Thái dương hệ trong dãy Ngân Hà
Trước hết là sự che khuất mặt trời (eclipse ). Chúng ta thường thấy cảnh nhật thực hay nguyệt thực tức là cảnh mặt trăng ở giữa mặt trời và trái đất hoặc trái đất ở giữa mặt trời và mặt trăng nên nó che khuất mặt trời nếu chúng ta từ trái đất nhìn về mặt trời hay nhìn mặt trăng. Mỗi lần biến cố này xảy ra, thời tiết trên trái đất có thay đổi và mực nước sông ngòi cũng thay đổi vì sức hút của trái đất thay đổi. Theo cách tính của các nhà thiên văn, mặt trời thường phát ra những tia lóe sáng hay điểm đen với một chu kỳ là 11 năm. Trong khi đó thì sao Mộc tinh quay chung quanh mặt trời cũng với một chu kỳ là 11 năm. So chiếu với những lần mà mặt trời phát ra những tia sáng loé của mặt trời, các nhà thiên văn khám phá rằng đó là những lần mặt trời, Mộc tinh và Thổ tinh cùng hàng với nhau. Tức là eclipse. Ngày 21 tháng 12, năm 2012 là ngày mà không những Mộc tinh, Thổ tinh mà có thêm một số ba hành tinh khác cùng hàng với mặt trời. Với hiện tượng này, các Thiên văn không tiên đoán được chuyện gì sẽ xảy ra nhưng mặt trời sẽ có những tia sáng loé mạnh hơn hay có những lỗ đen to lớn hơn. Cả hai đều sẽ ảnh hưởng đến trái đất nhưng không biết ảnh hưởng như thế nào. Biến cố này đưa đến một kết luận mà hiện nay người ta biết được : đó là trái đất sẽ có ba ngày tối tăm vì không có ánh sáng từ mặt trời.
Vị trí thẳng hàng của Mộc Tinh, Thổ
tinh và ba hành tình với mặt trời trong ngày 21/12/2011
(Xin coi hình trong
att.)BIẾN CỐ # 4. VỊ TRÍ THÁI DƯƠNG HỆ TRONG DÃY NGÂN HÀ
Biến cố thứ hai xảy ra trong ngày 21 tháng 12 năm 2012 đó là vị trí của thái dương hệ vào ngay tâm độ của dãy Ngân hà.
Khi quan sát những Thiên Hà trong vũ trụ, các nhà thiên văn Phương Tây thấy đó là hình một cái dĩa dày với hàng triệu khối tinh vân hay hành tinh quay chung quanh.
- Ngân Hà
là một Thiên Hà trong vũ trụ và hình thể cũng giống hình thể các Thiên Hà nhưng
muốn biết sự dày mỏng bao nhiêu của cái dĩa Ngân Hà thì các nhà thiên văn đành
bó tay vì không đủ khả năng đi ra ngoài Ngân Hà nhìn vào được. Họ chỉ phỏng đoán
được Ngân Hà có chừng 200.000 đến 400.000 tinh vân hay hành tinh quay
chung quanh. Mỗi tinh vân có thể là những đám mây bụi hay đá dày đặc.
Dãy Thiên Hà
-
Thái dương hệ là một phần trong dĩa vĩ đại của dãy Ngân hà. Chúng ta từ bao vạn
kỷ Thái dương hệ nằm ở phía trên và ngoài bìa của dãy Ngân Hà và chuyển động
theo hướng tuột xuống phía dưới của Ngân Hà. Chúng ta phóng lên không
gian bao nhiêu vệ tinh đều nằm phía trên của Ngân hà. Ngày 21 tháng 12, năm
2012. thái dương hệ chuyển vào tâm độ mặt phẳng ngang của Ngân hà để rồi sau đó
Thái dương hệ sẽ lọt xuống phía dưới của Ngân Hà. Giống như chúng ta ở phía bắc
xích đạo di chuyển lần xuống phía nam xích đạo và ngày 21 tháng 12 2012, chúng
ta ở ngay lằn xích đạo.- Đầu thế kỷ XX các nhà thiên văn Phương Tây đã tìm ra sự liên hệ mật thiết giữa lịch Mayan và lịch Gregorian của Phương Tây. Khi tính chiều dài của thời gian thì nếu một Chu Kỳ là 5125 năm thì 5 Chu Kỳ là 26.000 năm, đó là thời gian Trái Đất và Mặt Trời quay qua độ dày dĩa mặt phẳng Ngân Hà một vòng.
- Theo nhà thiên văn John Major Jenkins thời gian Mặt Trời đi qua hết độ dày của dĩa mặt phẳng Ngân Hà là 36 năm kể từ năm 1998. Ngày 21 tháng 12 năm 2012 là ngày được các nhà Thiên Văn Phương Tây tính là ngày cuối cùng của Chu Kỳ Lớn là ngày Mặt Trời đi qua tâm độ dày của dĩa mặt phẳng Ngân Hà (chỉ xảy ra một lần trong 26.000 năm) tại phía nam Rãnh Đen. Tuy họ tính được ngày đó nhưng họ không biết sẽ có một lực gì đó hay một cái gì đó có ảnh hưởng đến Mặt Trời và Trái Đất hay không.
- Nhà thiên văn Philip Plait lập lại rất rõ ràng rằng ngày cuối cùng của Chu Kỳ Lớn, cũng giống như đồng hồ chỉ mileage trong chiếc xe hơi khi con số lên tới 9 thì sẽ trở lại số 0 và bắt đầu lại từ số 1 . Khi tất cả các con số đều chỉ 0 thì sẽ bắt đầu lại các con số từ 1 đến 2,3,4 mà thôi. Theo ông, ngày 21 tháng 12 năm 2012 sẽ bắt đầu lại một Chu Kỳ Lớn khác chứ không phải Ngày Tận Thế.
Biến Cố # 5 . THÁI DƯƠNG HỆ TẠI RÃNH ĐEN
Khoa thiên văn Phương Tây có một bức hình chỉ hình thể Ngân Hà gọi là Ouroboros, giống như hình con rắn đang quay tròn cuốn cái đuôi của nó, nơi miệng con rắn cắn đuôi có một khoảng trống gọi là Rãnh Đen, tại đó có hình Mặt Trời đang rọi sáng. Rãnh Đen này nằm gần Thiên Hà lùn Sagittarius và cũng được gọi là Kênh Sanh. Tại sao gọi nói là Kênh Sanh và nó sanh ra cái gì thì chúng ta không biết chỉ thấy trong hình ảnh có hình Mặt Trời sáng rực tại vị trí Rãnh Đen.
Ngày 21 tháng 12 năm 2012 là ngày Trái Đất và Mặt Trời không những đi qua tâm độ dày dĩa mặt phẳng Ngân Hà mà con lọt trong cái Rãnh Đen hay Kênh Sanh đó nên chuyện Trái Đất và Mặt Trời bị ảnh hưởng bởi những lực khác là chuyện có thể có xảy ra.
Những lực đó có thể là lực hút của Lỗ Đen từ tâm Ngân Hà, lực hấp dẫn của các thiên thể trong dĩa mặt phẳng Ngân Hà, lực quay của dĩa Ngân Hà, lực của những năng lượng tối trong Rãnh Đen và nhất là sự va chạm giữa Trái Đất hay Mặt Trời với những đám tinh vân hoặc những thiên thể trong dĩa Ngân Hà v.v...
KHÔNG THỂ XÁC ĐỊNH ĐIỀU GÌ SẼ XẢY RA
Khoa thiên văn Phương Tây không thể xác nhận và tiên đoán được sự ảnh hưởng hay sự va chạm này vì chúng ta chưa từng trải qua hay đã trải qua từ thời quá xa xưa nên nay chỉ còn là huyền thoại. Nếu một trong các lực đó có tác động lên Mặt Trời hay Trái Đất hoặc có sự va chạm giữa Mặt Trời và Trái Đất với những tinh vân hay những thiên thể trong dĩa Ngân Hà thì ngày tàn của thế giới chúng ta là chuyện có thật.
Chuyện gì sẽ xảy ra khi vị trí của Thái dương hệ và trái đất ở ngay giữa Ngân Hà và dưới Ngân Hà ? Không ai biết được vì không ai thấy được vì nó chưa từng xảy ra. Người ta đặt ra vấn đề trọng lực, sức hút của trái đất, sự quân bình và vị trí của các hành tinh trong thái dương hệ có thể bị xáo trộn. Từ trường từ trung tâm của dãy ngân hà mà các nhà thiên văn cho biết có sức cực mạnh có ảnh hưởng gì đối với thái dương hệ hay trái đất khi hệ thống này nằm ngay tâm độ của đĩa Ngân Hà? Đó là những câu hỏi chưa có câu trả lời.
Sự trùng hợp của hai biến cố : eclipse giữa các hành tinh với mặt trời và vị trí của thái dương hệ trong dãy Ngân hà làm cho nhiều người lo âu nhưng không thể đoán được
TÔN GIÁO NÓI GÌ VỀ TƯƠNG LAI
Trước những biến cố sẽ xảy ra, mà xác suất của nó chưa được xác nhận, ai ai cũng hoang mang và lo sợ.
Theo quyển Kinh Thánh của Cơ đốc giào, sách cuối cùng là sách Khải Huyền có cho biết những hiện tượng sẽ xảy ra trước khi Chúa Jesus trở lại thế gian lần thứ hai.
Trong lịch trình đó, Chúa Jesus (Chiên Con) sẽ tháo 5 cái ấn để chiến tranh, bịnh tật, chết chóc sẽ xảy ra trên đất và sau đó, động đất và mặt trời sẽ tối tăm, các sao sẽ sa xuống đất mà Khải Huyền đoạn 6 :12-17 có ghi :
“ … có một cơn động đất lớn; mặt trời bèn trở nên tối tăm như
túi lông đen, cả mặt trăng trở nên như huyết. Các vì sao trên trời sa xuống
đất, như những trái xanh của một cây vả bị cơn gió lớn lung lay rụng xuống.
Trời bị dời đi như quyển sách cuốn tròn, và hết thảy các núi các đảo bị
quăng ra khỏi chỗ mình; các vua ở trên đất, các quan lớn, các tướng quân,
các kẻ giàu, các kẻ quyền thế, các kẻ tôi mọi, các người tự chủ đều ẩn mình
trong hang hố cùng hòn đá lớn trên núi, chúng nói với núi và đá lớn rằng:
Hãy rơi xuống chận trên chúng ta, đặng tránh khỏi mặt của Đấng ngự trên ngôi,
và khỏi cơn giận của Chiên Con! Vì ngày thạnh nộ lớn của Ngài đã đến,
còn ai đứng nổi?
Phải chăng điều này sẽ xảy ra trong ngày 12 Decmber 2012 ? Tôi tin rằng nhân loại đang bước vào một kỷ nguyên mới và chúng ta phải ý thức điều này để thay đổi toàn diện con người: thay đổi sự suy nghĩ, thay đổi nếp sống, thay đổi những thành kiến và thay đổi niềm tin: tin có Thượng Đế là Đấng chi phối trật tự vũ trụ và tin rằng con người quá nhỏ bé với tri thức hữu hạn không thể nào giải thích mọi biến cố trên trần gian. Con người nên sống với niềm tin đơn sơ như một con trẻ trước Thượng đế chí cao.
Tài liệu đọc thêm
THÔNG TIN MỚI, CHÍNH THỨC
CỦA NASA - Người dịch : PHẠM VIẾT ĐÀO
Các quan chức NASA đã chính thức thông báo, năm 2013 trái
đất của chúng ta sẽ bị chấn động bởi một vụ nổ mặt trời do bởi nguyên nhân: mặt
trời đã đạt tới cực đại của sự vận động nội tại của nó.
Vụ nổ này sẽ gây nên những thảm họa điện từ cho toàn thế
giới. Tất cả các vệ tinh do con người phóng lên vũ trụ sẽ bị tê liệt, tất các
các chuyến bay sẽ bị hủy bỏ, các máy phát điện sẽ nóng lên và toàn thế giới có
khả năng sẽ chìm trong bóng tối.
Theo The Telegraph, các chuyên gia của NASA đã cho biết: Một
cơn bão mặt trời siêu mạnh có khả năng gây nên những thảm họa lớn nếu con người
không chuẩn bị có hình thức ứng phó.
Cơn bão mặt trời tạo nên những cơn song điện từ đến một cách bất ngờ như những tia chớp, có khả năng phá hủy bất cứ dụng cụ điện nào. Như vậy sẽ dẫn tới hệ thống an ninh của các quốc gia sẽ bị tê liệt trong một thời gian không xác định, hệ thống ngân hàng sẽ không hoạt động. “ Chúng tôi biết thảm họa này đang tới gần nhưng không lường được hậu quả xấu của nó gây ra đến đâu. Tất cả các hệ thống thong tin liên lạc vệ tinh sẽ bị phá hủy hoàn toàn; các vệ tinh thám không sẽ bị hư hại và hệ thống máy tính toàn thế giới sẽ bị phá hỏng. Nhiều vùng đất sẽ không có điện…” Đó là tuyên bố của Giám đốc Cơ quan nghiên cứu mặt trời của NASA: Tiến sĩ Richard Fisher.
Trong cơn bão mặt trời, nhiệt độ của mặt trời sẽ vượt quá 5.500 độ …
Cơn bão mặt trời tạo nên những cơn song điện từ đến một cách bất ngờ như những tia chớp, có khả năng phá hủy bất cứ dụng cụ điện nào. Như vậy sẽ dẫn tới hệ thống an ninh của các quốc gia sẽ bị tê liệt trong một thời gian không xác định, hệ thống ngân hàng sẽ không hoạt động. “ Chúng tôi biết thảm họa này đang tới gần nhưng không lường được hậu quả xấu của nó gây ra đến đâu. Tất cả các hệ thống thong tin liên lạc vệ tinh sẽ bị phá hủy hoàn toàn; các vệ tinh thám không sẽ bị hư hại và hệ thống máy tính toàn thế giới sẽ bị phá hỏng. Nhiều vùng đất sẽ không có điện…” Đó là tuyên bố của Giám đốc Cơ quan nghiên cứu mặt trời của NASA: Tiến sĩ Richard Fisher.
Trong cơn bão mặt trời, nhiệt độ của mặt trời sẽ vượt quá 5.500 độ …
********************
CHÂU ÂU SẼ BỊ HỦY DIỆT VÀO NĂM 2013 - Người dịch: PHẠM VIẾT ĐÀO Telegraph vừa đưa tin: Các nhà khoa học vừa dự đoán về một thảm họa có thể xảy ra: một vụ nổ của mặt trời vào năm 2013 tại khu vực châu Âu.
Trong một cuộc họp báo Tiến sĩ Richard Fisher đã thông báo: sẽ có vụ va chạm của những tia sóng điện từ với một mức độ không thể lường định được. Rất nhiều nhà nghiên cứu cho biết “ vụ nổ mặt trời " sẽ xảy ra vào năm 2013 khi mà trái đất có thể bị tiếng nổ cực mạnh này xô vào.
“ Khu vực xảy ra vụ nổ sẽ dẫn tới bị mất điện kéo dài. Sóng điện tử này sẽ lan tỏa điên cuồng như ánh chớp…” Đó là ý kiến của Tiến sĩ Richard Fisher.
Theo các nhà khoa học Anh, vụ nổ mặt trời sẽ rất mạnh có thể phá hủy toàn bộ hệ thống thông tin và gây hậu quả khủng khiếp đối với con người; nó có sức công phá mạnh tương đương với 100 quả bom Hidrogen…
Theo các nhà khoa học thì nếu vụ nổ mặt trời này gần quả đất thì rất nhiều quốc gia sẽ bị hủy diệt. Trong một cuộc họp báo Tiến sĩ Liam Fox đã thông báo: Nước Anh, Bắc Triều Tiên, Iran có thể có khả năng hứng chịu thảm họa này.
Vào năm 2013 vụ nổ mặt trời sẽ va chạm với trái đất và rất khủng khiếp; nó sẽ hủy diệt toàn bộ các vệ tinh do con người phóng lên vũ trụ và các con tàu thám hiểm không gian.
Theo các chuyên gia NASA thì toàn bộ máy móc điện tử sẽ bị hủy hoại, hệ thống ngân hàng, bệnh viện sẽ bị tê liệt, các trạm kiểm soát không gian chỉ còn là những cục gạch…
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Anh vừa tuyên bố tuần tới sẽ sang gặp các chuyên gia NASA trong một cuộc hội thảo để bàn cách hạn chế thấp nhất những sự phá hoại do vụ nổ mặt trời gây ra vào năm 2013.
“Chúng tôi biết chắc rằng thảm họa này sẽ xảy ra nhưng không lường trước được sự tàn phá của nó đến đâu”- Đó là ý kiến của Tiến sĩ Richard Fisher , Giám đốc của cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA khi đề cập tới cơn bão mặt trời này…
Chờ xem ! ! !
DÂN TRÍ
Trước khi gặp lại một người bạn người nước ngoài mới trở về từ Việt
Nam, nó háo hức ơi là háo hức. Anh bạn này là con trai một người
lính Mĩ đã từng sang tham chiến ở quê hương trong những năm 60. Anh lớn lên và
được kể cho nghe về những đau khổ do chiến tranh gây ra cho người dân quê hương
mình. Sau khi tốt nghiệp đại học, vì muốn bù đắp lại chút nào đó cho con người
Việt Nam, anh quyết định gác lại sự nghiệp riêng để sang Việt Nam.
Nhưng sau
khi gặp anh bạn nước ngoài này, sự háo hức của nó bỗng trở thành nỗi buồn vời vợi.
Buồn lắm vì nó là một nhà giáo trẻ đầy nhiệt huyết. Làm sao không buồn được khi
anh bạn nước ngoài, sau một thời gian cống hiến ở Việt Nam, nói rằng anh không
tính sẽ quay lại sống ở Việt Nam nữa, lý do chính nằm gọn trong câu nói của
anh: “Dân trí ở đây thấp quá. Rất khó sống.”
Mới đầu nó tự
ái lắm khi nghe câu nói ấy. Nó phản ứng ngay: “Việt Nam là một nước có nhiều
người đi học, nhiều sinh viên đại học, nhiều người có bằng cấp. Làm sao bạn lại
có thể kết luận cẩu thả như thế?”
Nhưng người
phương tây thường nói có sách mách có chứng đàng hoàng. Bởi thế, nó chỉ còn biết
im lặng mà nghe. Ngậm ngùi. Đau.
Anh bạn nước
ngoài kể dài lắm nhưng một cách vắn tắt thì như thế này:
“Tôi yêu quý
dân tộc của bạn. Tôi cảm thấy khổ tâm khi thấy những hậu quả của chiến tranh để
lại. Mới đầu tôi dự tính sẽ sống ở đất nước bạn lâu dài, mong có thể làm được
điều gì đó bù đắp lại những đau khổ do cha ông chúng tôi đã gây ra. Tôi thấy
quê hương các bạn đang từng bước hội nhập vào cộng đồng quốc tế nên tôi hy vọng
giúp các bạn chút vốn liếng Tiếng Anh để các bạn dễ hoà nhập hơn. Tôi không hối
hận đã được cống hiến thời gian và sức lực cho các bạn sinh viên Việt Nam vì
tôi thích làm điều có ý nghĩa. Nhưng thật là khó sống ở đây khi dân trí khá thấp.”
Anh bạn này
nói tiếp: “Một lần kia tôi đang đi bộ trong một con hẻm, chợt nghe có tiếng vật
gì đang rơi từ trên cao xuống. Theo phản xạ tự nhiên, tôi ngẩng đầu lên xem thì
thấy một bịch rác ai đó vứt qua cửa sổ đang rơi xuống. May qía tôi nhảy qua một
bên né kịp chứ không thì….Rồi lần khác, đang chạy xe trên đường, tôi giật mình
khi thấy có người ném một con chuột từ trong nhà ra ngoài đường. Tôi hốt hoảng
tránh nó xuýt nữa bị tai nạn. Vứt rác ra nơi công cộng đã là một điều kinh khủng
rồi, bây giờ lại ném cả chuột ra ngoài đường. Chiều hôm đó tôi có việc phải đi
lại trên cùng một con đường, con chuột đã bị xe khác cáng nát be bét. Nhìn rợn
cả gai ốc! À, có chuyện này tôi hỏi bạn. Bạn đã sống ở một số nước ngoài, bạn
có thấy người đi xe hay bấm còi không?”
“Rất ít khi,
chỉ khi nào khẩn cấp thôi.” Nó trả lời.
“Đúng vậy.
Còn nhiều người ở quê hương bạn bấm còi rất ồn ào bất cứ lúc nào, ngay cả những
nơi cần tôn trọng sự yên tĩnh như bệnh viện, trường học. Rồi trong phòng chiếu
phim, có không ít người vẫn bật điện thoại lên nói chuyện tỉnh bơ như chỗ không
người. Có lẽ họ không thấy chung quanh họ là người bởi vì người thì cần được
tôn trọng. Bạn thấy sao?”
“À, thì chuyện
đó, tôi cũng không rành lắm vì tôi ít đi coi phim.” Nó miễn cưỡng đáp.
“Tôi quen một
cô bạn Việt Nam. Có lần tôi theo cô ấy vào bệnh viện để thăm người nhà đang nằm
điều trị tại một bệnh viện công. Thân nhân của người bệnh người thì ngồi người
thì nằm nghỉ la liệt dưới nền lối đi. Trong các phòng dành cho bệnh nhân, tôi
cũng thấy thân nhân họ nằm dưới đất, thậm chí dưới gầm giường. Chữa trị trong
môi trường ồn ào, xô bồ như thế này, làm sao mau khỏi bệnh được! Không chừng tạo
ra thêm nhiều bệnh nhân mới nữa ấy chứ. Cô bạn tôi còn kể rằng nếu không có tiền
mà vào bệnh viện thì dù có gặp nguy hiểm cũng vẫn phải nằm đó chờ. Tôi hỏi lỡ bệnh
nhân tử vong thì sao, cô ấy đáp: “Thì chết chứ sao nữa.” Vào phòng thăm người
nhà cô ấy, tôi thấy mỗi lần cô ấy muốn nhờ bác sĩ hay y tá điều gì, để cho
nhanh chóng và vui vẻ thì cô ấy phải bỏ tiền vào phong bì đưa cho họ, gọi là tiền
trà nước. Chẳng lẽ bác sĩ, y tá ở nước bạn cần uống nhiều trà nước vậy
sao?!”
“À, thì chắc
là khí hậu ở đấy nóng nên hay khát nước…” Nó đùa cho bớt đau.
“Bạn biết
không, lúc tôi đến nước bạn lần đầu tiên, tôi đi chung với một Việt kiều. Lúc
vào cửa khẩu kiểm tra hộ chiếu và thị thực, không hiểu sao anh cảnh sát cứ để bạn
tôi đứng đó chờ. Cuối cùng thì bạn tôi bỏ vào hộ chiếu một tờ giấy nhỏ màu xanh
xanh, “nhỏ nhưng có võ”, thế là anh cảnh sát vui vẻ cho qua liền và chúc bạn
tôi kì nghỉ thoải mái. Tôi là người gốc nước ngoài, hình dáng khác, tiếng nói
cũng khác nên không thấy anh cảnh sát nói gì. Chắc cùng là người Việt nên dễ
“nói chuyện” hơn! Nhưng tôi chưa bao giờ thấy điều ấy xảy ra ở nước tôi. Đó sẽ
bị coi là một hành vi hối lộ. Ở nước bạn, việc này xảy ra lộ liễu giữa ban ngày
như vậy mà không sao nhỉ?”
“Tôi nhớ trước
đây báo chí cũng có nói đến việc này, nhưng một thời gian sau thì lại tái diễn
và chẳng thấy ai nói gì nữa.” Nó đáp.
“Bạn biết
không, tôi sẽ không bao giờ quên mùa Giáng Sinh năm vừa rồi của tôi. Chị tôi gửi
cho tôi một bánh trái cây (fruitcake) cho chính tay chị ấy làm. Chúng tôi có
truyền thống ăn bánh với rượu sữa Bailey vào đêm Giáng Sinh, ngon lắm. Nhận được
tin chị báo qua email, tôi mừng quá vì thèm. Nhưng đến khi tôi ra bưu điện lấy
quà, người ta đòi tôi hơn 2 triệu đồng, tức là hơn 1 trăm đô-la Mĩ. Ôi trời ơi,
chị tôi mất công làm bánh, tốn kém hết cỡ thì cũng chỉ hai ba chục đô-la. Cuối
cùng, tuy tiếc hùi hụi nhưng tôi quyết định không nhận món quà ấy nữa vì tôi thấy
quá vô lý và bị xúc phạm. Luật pháp Mĩ rất chặt chẽ về việc gửi hàng, nhất là
thực phẩm, nên họ đã kiểm tra hàng gửi kĩ lưỡng. Vậy mà bưu điện bên đất nước bạn
lại tự ý mở bánh của tôi ra xem. Ai mà dám ăn bánh đó nữa. Lúc mở ra, biết đâu
người ta bỏ cái gì khác vào đó thì sao. Thêm nữa, ở phiếu dán liệt kê các mặt
hàng gửi đã ghi rõ nội dung hàng gửi rồi, tại sao bưu điện nước bạn không biết
tôn trọng quyền riêng tư, uy tín của người gửi và người nhận. Nếu họ thắc mắc
muốn biết chắc chắn hàng gửi có hợp pháp và an toàn hay không, họ cần phải làm
việc với bưu điện bên Mĩ chứ không thể tuỳ tiện mở ra được. Vả lại, một cái
bánh nhỏ không thể tốn nhiều tiền như vậy. Lúc ấy, tôi rất thất vọng về sự việc
này. Sau đó ít ngày, tôi còn thất vọng hơn khi biết rằng một sinh viên trong lớp
tôi dạy cũng rơi vào trường hợp tương tự. Có người chị từ California gửi cho cậu
ta một hộp sô-cô-la và một lọ thuốc vitamin C sản xuất tại Mĩ để chúc mừng sinh
nhật. Người ta khui cả bưu phẩm ra rồi yêu cầu cậu ta đóng phí 1 triệu 6 trăm
ngàn. Cậu ta hỏi tại sao lại phải đóng tiền trong khi chị cậu đã đóng tiền rồi.
Nhân viên bưu điện bảo thuốc này cần phải đi kiểm tra lại xem có an toàn không.
Cậu ta hỏi ngược lại: “Mĩ là nước có kĩ thuật tiên tiến bậc nhất thế giới. Các
anh có trình độ kiểm tra người ta sao? Mà chỉ là một lọ vitamin C thông thường,
chẳng lẽ các anh thật sự quan tâm đến sức khỏe của tôi đến nỗi đi kiểm tra độ
an toàn của nó giùm tôi?” Các nhân viên phải xuống nước và giảm phí xuống còn 5
trăm ngàn, nói rằng coi như là xin tiền cà phê sáng. Cậu sinh viên nói với
tôi rằng mấy người nhân viên quèn trong đó thôi cũng đã đeo đầy vòng vàng, nhẫn
vàng, họ không thiếu tiền uống cà phê sáng đâu.
“Bạn có vẻ bức
xúc quá. Tôi xin lỗi!” Nó trấn an.
“Đúng, tôi bức
xúc. À, còn chuyện này nữa. Hôm nọ tôi đi ăn nhà hàng với mấy thầy cô đồng nghiệp
bản xứ của bạn. Lúc ăn, tôi thấy họ xả rác bừa bãi xuống sàn nhà. Sao không để
gọn trên bàn hoặc cho vào thùng rác gần đó nhỉ ? Bạn thấy không, có bằng cấp cao đâu hẳn là có dân trí
cao.”
Nó giật mình
vì câu nói này. Hoá ra dân trí là một cái gì
khác hơn là bằng cấp.
“Bạn biết
không,” người bạn nước ngoài kể tiếp, “mới hôm qua thôi, tôi đang đi ngoài đường
thì chứng kiến một vụ va quẹt xe máy. Rõ ràng là người A chạy ẩu quẹt vào người
B. Vậy mà người A vừa la hét vừa đánh người B, đổ lỗi hết cho người B. Sao người
A lại có thể lỗ mãng, vô liêm sỉ như thế? Có lỗi thì phải can đảm nhận lỗi chứ.
Sao lại muốn đổi trắng ra đen, lật lọng như thế? À, tôi nhớ đến một vụ tai nạn
giao thông khác cách đây không lâu. Người bị nạn nằm trên vũng máu trong khi cả
một đám đông bu quanh để xem mà không ai động đậy một ngón tay để giúp đỡ. Trước
khi đến nước bạn, tôi nghe rằng người dân ở đây có tinh thần cộng đồng cao lắm.
Nhưng tôi thật sự chưa cảm nhận được.”
“Ui, nãy giờ
say sưa nói chuyện để thức ăn nguội rồi. Nào ta ăn thôi.” Nó mời bạn.
“Đúng rồi.
Mình ăn đi. Thú thật với bạn, từ ngày tôi trở về Mĩ lại, tôi mới thấy an tâm
khi ăn uống. Bên quê hương bạn, quả là có nhiều món ăn rất ngon, tôi rất thích.
Nhưng đáng tiếc và đáng sợ vì thức ăn của các bạn không bảo đảm an toàn thực phẩm.
Chính tai tôi nghe một số sinh viên trong lớp nói rằng bây giờ ăn uống là “hên
xui”. Ai “hên” thì ăn trúng thức ăn nhiều hoá chất và chết sớm trước khi có con
cái. Ai “xui” thì ăn trúng thức ăn có hoá chất bộc phát chậm và để lại bệnh tật
di truyền cho con cháu. Tôi nghe mà lạnh hết cả người.”
“Đúng là có
chuyện thực phẩm của chúng tôi có nhiều hóa chất độc hại do một số người hám lợi
mà thiếu lương tâm.” Nó đồng ý.
“À, có một
điều làm tôi rất ngạc nhiên khi nghe các sinh viên nói với tôi rằng học sinh
bây giờ quay cóp trong thi cử nhiều lắm. Hơn nữa, một số người trong vị trí
lãnh đạo còn mua bằng cấp chứ không phải tự trau dồi kiến thức mà có. Các sinh
viên còn kể cho tôi nghe rằng nếu một sinh viên tốt nghiệp ngành sư phạm muốn cống
hiến tri thức của mình cho các thế hệ tương lai trong một ngôi trường, họ phải
đóng tiền gì đó đến cả trăm triệu khi nộp đơn xin việc. Việc họ được nhận vào
giảng dạy phụ thuộc vào số tiền kia chứ không dựa trên tài năng của họ. Có thật
như thế không bạn?”
“Ừm, tôi
cũng có nghe nói đến tình trạng ấy.” Nó miễn cưỡng trả lời.
“Wow, nếu mà
như vậy thì làm sao có dân trí được nhỉ?” Người bạn nước ngoài chặc lưỡi, lắc đầu.
Bây giờ thì
nó hiểu ra ý nghĩa của dân trí. Dân trí là một điều gì căn bản
và cần thiết cho con người hơn là việc có một tấm bằng lủng lẳng trong nhà. Dân
trí không chỉ là đầu đầy chữ nghĩa nhưng là tim đầy vị tha. Dân trí gồm có sự hiểu biết những giá trị tốt đẹp và khả năng
chia sẻ chúng. Dân trí đúng nghĩa phải là sự quan tâm đến ích lợi của những người xung
quanh. Mình làm gì thì cũng nghĩ đến hạnh phúc của người khác. Dân trí là biết tôn trọng và tự trọng. Dân trí là sống cao đẹp. Dùng bằng cấp, địa vị xã hội
chỉ cho việc tìm kiếm tư lợi thì là phản dân trí. Có dân trí là phải biết liên
đới với tha nhân bằng tình yêu thương bác ái. Một xã hội dân trí là xã hội gồm
có những người biết yêu thương chân thành như vậy.
“À này bạn,
tôi cảm thấy thú vị về đất nước Mỹ của bạn, một đất nước đa văn hóa, đa sắc tộc,
đa lý tưởng, đa đảng phái. Thực tế phức tạp vậy mà các bạn vẫn cùng nhau tiến
lên đạt được phát triển trên nhiều lãnh vực như kĩ thuật, nghệ thuật, nhân văn,
y học, tâm lý, kinh tế, xã hội, chính trị, từ thiện vào bậc nhất thế giới. Theo
bạn thì yếu tố nào đã giúp ổn định và phát triển đất nước bạn như thế?” Nó hỏi.
“Theo tôi, một
trong những yếu tố giúp ổn định xã hội phức tạp của chúng tôi chính là yếu tố niềm tin. Nếu thiếu khía cạnh nền tảng này, ắt hẳn xã hội của
chúng tôi đã loạn từ lâu. Đánh giá thấp vấn đề niềm tin khờ dại vất bỏ yếu tố
giúp ổn định, hài hòa. Niềm tin chân chính vào một Thượng Đế Tình Yêu giữ cho
chúng tôi biết sống có ý nghĩa, trung thực,
tôn trọng, vị tha, cầu tiến bằng năng lực của chính mình, bác ái. Khi chúng tôi biết sống những giá trị tích cực ấy một
cách tự hào, nhờ có niềm tin, một xã hội phức tạp như của chúng tôi không những
giữ được thăng bằng mà còn thăng tiến nữa. Văn minh của chúng tôi là văn minh
có lòng nhân ái vị tha làm nền, gọi là dân trí.”
Là người có
niềm tin, nó hiểu rõ điều anh bạn nước ngoài vừa nói nên gật đầu: “Tôi hoàn
toàn đồng ý với bạn!Lúc chia
tay, người bạn nước ngoài vừa ôm chào nó vừa nói: “Tôi xin cầu nguyện cho dân
trí của quê hương bạn. Chúc các bạn bình an!”
Joseph
Ghi chú: Câu chuyện này chỉ được kể bằng ngôn ngữ quê mình.
Kể cho nhau nghe để rút kinh nghiệm chứ cũng không cần phải dịch ra các ngôn ngữ
khác làm gì cho … !
Tác giả: O.Carm
THỬ NGHIỆM VŨ KHÍ BỨC
XA SIÊU ÂM
video cuối trang
Với loại hỏa
tiễn CHAMP, quân đội Mỹ có khả năng loại khỏi vòng chiến các mục tiêu tác chiến
điện tử của đối phương mà không cần phá hủy chúng. Mục tiêu hàng đầu là các
loại radar chống tàng hình của Trung cộng.
Đài truyền hình Foxnews cho biết Mỹ vừa thí nghiệm thành công hỏa tiển siêu âm dùng để tiêu diệt máy tính, radar thụ động và các máy móc điện tử khác. Loại hỏa tiển mới có tên gọi CHAMP
Đài truyền hình Foxnews cho biết Mỹ vừa thí nghiệm thành công hỏa tiển siêu âm dùng để tiêu diệt máy tính, radar thụ động và các máy móc điện tử khác. Loại hỏa tiển mới có tên gọi CHAMP
(Counter-Electronics High Power
Microwave Advanced Missile Project – Dự án hỏa tiển siêu âm đối kháng điện tử
công suất lớn tối tân ).
Cuộc thí nghiệm diễn ra ngày 16/10/2012 tại một bãi thử ở tiểu bang Utah. Gần một năm trước, loại hỏa tiển này đã được thử nghiệm lần đầu, nhưng kết quả không được tiết lộ.
Trong cuộc thử nghiệm lần này, mục tiêu của CHAMP là một số tòa nhà hai tầng tại bãi thử, trong đó bố trí một số lượng lớn máy tính cá nhân để bàn và các máy móc điện tử khác.
Sau khi bị CHAMP tấn công bằng bức xạ siêu âm định hướng trong vài giây, tất cả các máy tính, các hệ thống chỉ huy và liên lạc trong các ngôi nhà hai tầng mục tiêu đã bị thiêu cháy. Vài giây sau, hệ thống điện bị hỏng, hệ thống camera dùng để ghi kết quả thử nghiệm cũng bị hư hại
Cuộc thí nghiệm diễn ra ngày 16/10/2012 tại một bãi thử ở tiểu bang Utah. Gần một năm trước, loại hỏa tiển này đã được thử nghiệm lần đầu, nhưng kết quả không được tiết lộ.
Trong cuộc thử nghiệm lần này, mục tiêu của CHAMP là một số tòa nhà hai tầng tại bãi thử, trong đó bố trí một số lượng lớn máy tính cá nhân để bàn và các máy móc điện tử khác.
Sau khi bị CHAMP tấn công bằng bức xạ siêu âm định hướng trong vài giây, tất cả các máy tính, các hệ thống chỉ huy và liên lạc trong các ngôi nhà hai tầng mục tiêu đã bị thiêu cháy. Vài giây sau, hệ thống điện bị hỏng, hệ thống camera dùng để ghi kết quả thử nghiệm cũng bị hư hại
.
Các đối tượng khác như người, động vật, hạ tầng hầu như không bị tổn hại.Trong vòng một giờ, hỏa tiển CHAMP đã vô hiệu hóa bên trong 7 tòa nhà mục tiêu mà chỉ gây ra tổn thất vật chất rất nhỏ không đáng kể
Dự án CHAMP do công ty Phantom Works của tập đoàn Boeing thực hiện với sự hợp tác của Phòng Năng lượng định hướng thuộc Phòng thí nghiệm Không quân Mỹ (U.S. Air Force Research Laboratory-AFRL-Directed Energy Directorate team). Tham gia dự án còn có Raytheon Ktech và Sandia National Laboratories.
Các đối tượng khác như người, động vật, hạ tầng hầu như không bị tổn hại.Trong vòng một giờ, hỏa tiển CHAMP đã vô hiệu hóa bên trong 7 tòa nhà mục tiêu mà chỉ gây ra tổn thất vật chất rất nhỏ không đáng kể
Dự án CHAMP do công ty Phantom Works của tập đoàn Boeing thực hiện với sự hợp tác của Phòng Năng lượng định hướng thuộc Phòng thí nghiệm Không quân Mỹ (U.S. Air Force Research Laboratory-AFRL-Directed Energy Directorate team). Tham gia dự án còn có Raytheon Ktech và Sandia National Laboratories.
Chương trình CHAMP kéo dài trong 3
năm, ước tính trị giá 38 triệu USD. Với chương trình này, Bộ Quốc phòng Mỹ muốn
chế tạo một hỏa tiển có thể loại khỏi vòng chiến đấu các hệ thống điện tử từ xa
mà tổn thất phụ chỉ là tối thiểu. Hỏa tiển có thể tấn công chính xác bằng các
xung điện từ mạnh vào máy tính và máy móc điện tử của đối phương.
CHAMP là hỏa tiển hành trình, được trang bị hệ thống bức xạ siêu âm cao tần công suất lớn, có chức năng loại khỏi vòng chiến đấu các hệ thống mạng và thiết bị điện tử của đối phương.
Với chức năng diệt mục tiêu có thiết bị điện tử, CHAMP là vũ khí lý tưởng khi cần triệt bỏ tai mắt, khả năng ngắm và bắn của đối phương vì có thể loại khỏi vòng chiến toàn bộ máy móc điện tử trong bán kính hoạt động mà không gây hại cho con người.
Các hỏa tiển này làm nhiệm vụ dọn đường, tiêu diệt các thiết bị điện tử đối phương trước khi máy bay hay các đơn vị chiến đấu tiến vào một khu vực của đối phương.
Keith Coleman, người chịu trách nhiệm dự án CHAMP cho biết: “Kỹ thuật nghệ này đánh dấu sự mở đầu của một kỷ nguyên mới trong chiến tranh hiện đại và chiến tranh điều khiển học. Chúng tôi hy vọng trong tương lai , các hệ thống này sẽ là phương tiện biến các thiết bị điện tử và máy tính của đối phương thành đống đồ vô dụng, khiến họ bất lực khả năng thu thập thông tin”.
Khác với các radar chủ động, radar thụ động phát hiện mục tiêu mà không để lộ sự tồn tại của mình ở khoảng cách xa.
Loại radar thụ động này hiện được cả Nga và Trung công sử dụng rộng rãi.
CHAMP là hỏa tiển hành trình, được trang bị hệ thống bức xạ siêu âm cao tần công suất lớn, có chức năng loại khỏi vòng chiến đấu các hệ thống mạng và thiết bị điện tử của đối phương.
Với chức năng diệt mục tiêu có thiết bị điện tử, CHAMP là vũ khí lý tưởng khi cần triệt bỏ tai mắt, khả năng ngắm và bắn của đối phương vì có thể loại khỏi vòng chiến toàn bộ máy móc điện tử trong bán kính hoạt động mà không gây hại cho con người.
Các hỏa tiển này làm nhiệm vụ dọn đường, tiêu diệt các thiết bị điện tử đối phương trước khi máy bay hay các đơn vị chiến đấu tiến vào một khu vực của đối phương.
Keith Coleman, người chịu trách nhiệm dự án CHAMP cho biết: “Kỹ thuật nghệ này đánh dấu sự mở đầu của một kỷ nguyên mới trong chiến tranh hiện đại và chiến tranh điều khiển học. Chúng tôi hy vọng trong tương lai , các hệ thống này sẽ là phương tiện biến các thiết bị điện tử và máy tính của đối phương thành đống đồ vô dụng, khiến họ bất lực khả năng thu thập thông tin”.
Khác với các radar chủ động, radar thụ động phát hiện mục tiêu mà không để lộ sự tồn tại của mình ở khoảng cách xa.
Loại radar thụ động này hiện được cả Nga và Trung công sử dụng rộng rãi.
Tuy nhiên, chỉ một luồng siêu âm từ
hỏa tiển CHAMP có thể dễ dàng loại khỏi vòng chiến cả hệ thống phát giác của
đối phương mà không gây tổn hại đến nhân sự
xem video
TỔNG HỢP
Source
No comments:
Post a Comment