Friday, November 30, 2012

CHẠY ĐUA VŨ TRANG
KÍNH THƯA CÁC NT VÀ CÁC BẠN
TRONG KHI TRUNG CỘNG , NGA CHẠY ĐUA VŨ TRANG , TĂNG NGÂN SÁCH QUỐC PHÒNG THÌ MỸ CO CỤM LẠI-GIẢM THIỂU CHIẾN HẠM- BÁN BỚT PHI CƠ - VỚI LỰC LƯỢNG HẢI QUÂN CƠ HỮU MỸ ĐIỀU ĐỘNG TỪ TÂY SANG ĐÔNG - SÀNG QUA SÀNG LẠI KHIẾN ĐỐI PHƯƠNG TĂNG NGÂN SÁCH QUỐC PHÒNG MỆT NGHỈ 
CHẠY ĐUA VŨ TRANG
tka23 post
  Thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 đã qua đi với những dấu hiệu rất rõ ràng về một cuộc chạy đua vũ trang trên biển Đông. Các nước Đông Nam Á như Malaysia, Philippines, Indonesia, Thái Lan… đều đua nhau tăng ngân sách cho quốc phòng. Điều đáng nói là cũng có những dấu hiệu cho thấy dường như cả khu vực đang bị cuốn vào một cái bẫy…
Hkmh Laioning Shi-lang (Thi Lang)  đem lại sức mạnh hải quân thực sự cho Trung cộng. gần như trở thành biểu tượng đánh dấu sự bắt đầu của một cuộc chạy đua vũ trang mới ở châu Á-Thái Bình Dương.....
.
Cuộc đua đã bắt đầu
Đầu tháng 3-2012, phát ngôn viên Quốc hội Trung cộng Lý Triệu Tinh thông báo là ngân sách quốc phòng trong năm 2012 sẽ tăng 11,2%, lên tới 80,6 tỉ euro, tức là hơn 105 tỉ USD. Nhiều năm qua, tỉ lệ tăng ngân sách quốc phòng của nước này cũng thường xuyên vượt quá 10% và đó là dựa theo con số được công bố chính thức. Trên thực tế, người ta luôn nghi rằng chi phí cho quân sự của Trung cộng có thể cao hơn thế rất nhiều , khoảng 16%- hoặc ít nhất thì Trung cộng cũng làm cho dư luận có suy nghĩ như vậy.
Trên thực tế, mọi chuyện bắt đầu từ cả một thập kỷ trước đó, khi Trung cộng khẳng định mình như một cường quốc thực sự và không che giấu tham vọng bành trướng thế lực của mình.
  Trong 10 năm, Trung cộng đã tiêu 16,4 tỉ euro (hơn 21 tỉ USD) để trở thành nước mua sắm vũ khí lớn nhất thế giới, vượt qua cả Ấn Độ, Hàn Quốc và Hy Lạp. Trước tình thế đó, các nước Đông Nam Á như Malaysia, Philippines, Indonesia, Thái Lan… đều đua nhau tăng ngân sách cho quốc phòng. Một trong những quốc gia chính của tranh chấp Biển Đông là Philippines, sau nhiều năm bỏ bê hải quân và hạn chế hiện đại hóa quân đội, đã đột ngột gia tăng 81% chi tiêu quốc phòng trong năm 2011, lên mức 2,5 tỉ USD với ưu tiên hàng đầu là các hạng mục mua sắm vũ khí. Ngay cả đến Singapore - quốc đảo có nền kinh tế thịnh vượng nhất khu vực, dân số vỏn vẹn 5 triệu - cũng đã đạt mức chi tiêu khổng lồ cho quân sự trong vài năm qua và trở thành nước nhập  vũ khí nhiều thứ hai thế giới trong năm 2009, theo tài liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI).
 
Nhớ lại nghệ thuật cờ vây
Bằng cách đó, toàn khu vực Đông Nam Á dường như đã được đặt trong tình trạng chạy đua vũ trang. Theo SIPRI, so với năm 2000, chi tiêu cho quân sự của khu vực tăng 50%. Một nhà nghiên cứu ở viện này, ông Siemon Wezeman, nhận xét: “Chắc chắn là việc Trung cộng xúc tiến sức mạnh quân sự và vươn bàn tay của họ ra bên ngoài đóng vai trò chính trong chuyện gia tăng ngân sách quốc phòng của Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Indonesia”.
Đáng chú ý là không riêng Trung cộng mà các nước khác cũng đều tạo cho dư luận , cảm tưởng rằng chi phí cho quân sự thực tế cao hơn so với con số công bố nhiều. Theo các chuyên gia, sự không minh bạch trong cuộc chạy đua vũ trang lại càng khiến cho không khí thêm căng thẳng, khiến các bên lo sợ, nghi ngại, đề phòng lẫn nhau và từ đó gây ảnh hưởng xấu đến an ninh khu vực.
Điều này lại gợi cho người ta nhớ đến một tổng kết của cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger trong cuốn sách nổi tiếng gần đây của ông,On China, trong đó ông phân tích nhiều về nghệ thuật cờ vây của người Trung cộng, cho rằng nó đã được áp dụng vào quân sự: Theo Kissinger,  chiến lược của người Trung cộng hướng đến chiến thắng  qua lợi thế về tâm lý hơn là qua đối đầu trực tiếp. Đôi khi chỉ gây một sự bất an về tâm lý là đủ để cuốn đối phương vào một cuộc chạy đua muốn hụt hơi. Chiến thuật tâm lý này, nếu đúng là đang được Trung cộng áp dụng, càng hiệu quả hơn khi ta biết rằng ngân sách quốc phòng của một quốc gia có xu hướng tỉ lệ nghịch với sự phát triển kinh tế.
  Tiến sĩ địa chất hàng hải , thành viên Quỹ Nghiên cứu Biển Đông, cho biết dường như đã hình thành một quy luật chung là hễ khi nào ngân sách quốc phòng vượt quá 17% GDP thì quốc gia sa sút về kinh tế.
Các chuyên gia cũng đề cập tới một vài nguyên nhân khác không liên quan gì tới an ninh, như vấn nạn quan liêu, tham nhũng; song yếu tố chủ chốt thúc đẩy ASEAN lao vào cuộc chạy đua vũ trang vẫn là Trung cộng. Ông Tim Huxley ở Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Singapore cho rằng tình hình giữa Trung cộng và Đông Nam Á cũng giống như câu chuyện giữa Đức và Anh trước Thế chiến thứ nhất, hay Mỹ và Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh.
 
Bài học trong quá khứ
Cho đến nay, sự kiệt quệ về kinh tế của Liên bang Xô Viết vẫn được nhắc đến như một bài học lịch sử kinh điển mà bất cứ quốc gia nào có ý định chạy đua vũ trang cũng phải nhớ.
  Vào thời điểm năm 1980, nền kinh tế Liên Xô, với những khuyết tật mà nó mang trong mô hình quản lý tập trung của mình, đã trở nên suy yếu một cách nghiêm trọng. Nắm được tình hình khủng hoảng tại Liên Xô, chính phủ Hoa Kỳ của Tổng thống mới đắc cử Ronald Reagan đã thi hành một chiến lược chống phá mới nhằm giáng những đòn cuối cùng triệt hạ đối thủ. Một cuộc chạy đua vũ trang mới đã được Hoa Kỳ phát động sau một thập kỷ hòa hoãn của cuộc Chiến tranh Lạnh. “Sáng kiến phòng thủ chiến lược - SDI” hay còn được biết đến với tên gọi “Chiến tranh giữa các vì sao” đã được Hoa Kỳ khởi xướng từ tháng 3-1983 với việc sử dụng phần lớn vũ khí hạt nhân đặt trong vũ trụ, nhằm tiêu diệt các hỏa tiển  trên đường bay đến mục tiêu, đồng thời có khả năng nhằm vào các mục tiêu trên mặt đất.
Dù mang danh nghĩa là “phòng thủ”, SDI đã đặt Liên Xô vào thế bị đe dọa nghiêm trọng và buộc phải có những giải pháp tương ứng để cân bằng chiến lược. Bên cạnh đó, do những bất ổn xã hội không thể khắc phục, Liên Xô luôn có xu hướng lấy các thành tựu quân sự làm bằng chứng cho tính ưu việt của mình. Kết quả là họ đã đẩy chi phí quân sự lên đến 15% GDP, tập trung những bộ óc tài giỏi nhất của đất nước cho các tham vọng quân sự và đẩy nền kinh tế vốn đã khủng hoảng sâu sắc đi đến chỗ kiệt quệ. Sau này, Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev đã phải thừa nhận rằng trong những năm 1986-1990, hiệu suất gia tăng chi phí quân sự hằng năm đã tăng 8%, tức là gấp đôi hiệu suất tăng trưởng của nền kinh tế.
Trong cuốn Những  sách lược của chính phủ Reagan làm tan rã Liên bang Xô Viết tác giả Peter Schwecer đã kể lại việc Gorbachev nhận định về “Sáng kiến phòng thủ chiến lược” rằng Hoa Kỳ muốn “với cuộc chạy đua của loại vũ khí không gian vừa hiện đại vừa đắt giá, sẽ đánh đổ nền kinh tế Liên Xô”.
 Và sự thực đã diễn ra đúng như thế. Cuộc chạy đua vũ trang tốn kém với Hoa Kỳ đã “rút ruột” nền kinh tế Liên Xô, để chỉ tám năm sau khi SDI được khởi xướng, Ronald Reagan đã có cơ hội được chiêm ngưỡng thành quả của mình.
TỔNG HỢP
__._,_.___
Reply via web post Reply to sender Reply to group Start a New Topic Messages in this topic (1)

No comments:

Post a Comment