Friday, November 16, 2012

MỘT SỰ CHUYỂN GIAO KHÁC Ở TRUNG CỘNG
 
Tác giả: Sam Nguyễn
tka23 post
  Chưa đầy 10 ngày trước khi Đảng Cộng sản Trung Quốc tổ chức Đại hội Đảng lần thứ 18,  nước này chính thức bổ nhiệm thế hệ lãnh đạo mới, một vị tướng  cao cấp của Trung Cộng cảnh cáo rằng trục xoay của Mỹ tới châu Á là "sự can thiệp" vào các vấn đề của Trung cộng.
  Vị tướng đó,
 
Ren Haiquan -
đại diện cho Trung cộng tại diễn đàn khu vực Shangri-La hồi tháng 6 - cố vấn cho các nhà lãnh đạo Trung cộng về những phát triển chính sách ngoại giao và chính trị.
Thực tế việc ông đưa ra một bình luận hùng hổ như vậy giữa một thời điểm nhạy cảm , đã nhấn mạnh tầm quan trọng của PLA, lực lượng sẽ chuyển giao lãnh đạo là sự chuyển giao chính trị lớn nhất của Trung cộng.
  Không giống như hầu hết các quân đội khác, PLA không phải là quân đội quốc gia, mà là quân đội của đảng CS - lực lượng vũ trang của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Kết quả là, sự chuyển giao các quan chức  cao cấp của lực lượng này nhìn chung hợp với phần còn lại của đảng; và giờ đây, 7 thành viên của Quân ủy Trung ương Trung cộng, cơ quan quân sự  cao cấp  của Trung cộng, sắp nghỉ hưu.

Ủy ban này quản lý PLA, chia lực lượng này thành 4 cơ quan : bao gồm lập kế hoạch ,chiến tranh, nhân sự, tiếp vận và vũ trang.
   Tất cả các sĩ quan PLA trên cấp tương đương thiếu úy đều phải là đảng viên. Trong khi binh lính, phi công và tqlc Mỹ thề sẽ "ủng hộ và bảo vệ Hiến pháp Mỹ" thì PLA tuyên thệ với lời thề "tuân theo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc".
Ban lãnh đạo mới của PLA sẽ giám sát đội quân lớn nhất thế giới và đang không ngừng cải thiện các năng lực của mình này: Trong năm qua, quân đội đó đã thử 2 chiến đấu cơ tàng hình mới, vận hành hkmh đầu tiên của Trung cộng, và mở rộng năng lực hoạt động cách xa đại lục. Vẫn còn nhiều câu hỏi về cách thức quân đội sẽ phát triển như thế nào dưới thời Tập Cận Bình.

Dưới đây là 4 câu hỏi lớn nhất:

1. Lãnh đạo mới của Trung cộng?
   Khi Chủ tịch Hồ Cẩm Đào thay thế Giang Trạch Dân giữ vai trò Tổng Bí thư Ban chấp hành trung ương Đảng năm 2002, ông Giang Trạch Dân vẫn giữ chức Chủ tịch Quân ủy Trung ương thêm 2 năm nữa. Giờ đây, khi ông Hồ chuẩn bị bắt đầu chính thức chuyển giao quyền lực, hiện vẫn chưa rõ ông có từ bỏ chức vụ trong quân đội vào tháng 11 hay không, khi ông trao vị trí Tổng bí thư Đảng, hoặc vào tháng 3 khi ông từ chức Chủ tịch, hoặc thậm chí sau đó. Vào năm 2002 và 2003, một tình trạng tương tự đã gây canh cãi bên trong PLA, vốn phải hưởng ứng hai vị lãnh đạo: Giang Trạch Dân là Chủ tịch Quân ủy và Hồ Cẩm Đào làm Tổng bí thư Đảng.
Tập Cận Bình, vốn được nhiều người xem là có quan hệ tốt hơn với quân đội.

2. Vị trí Bộ trưởng Quốc phòng sẽ được đề cao?
  Vai trò của Bộ trưởng Quốc phòng TC thiên về nghi thức và ngoại giao quân sự hơn là quản lý PLA - một phần lý do tại sao người đang nắm vị trí này -
 
Liang Guanglie - không phải là Phó Chủ tịch Quân ủy. Người tiền nhiệm của ông
 
Cao Gangchuan - mặc dù không có lời giải thích nào cho câu hỏi tại sao - là thực tế cho thấy không gì được công bố hay gợi ý rằng vị trí này sẽ không được nâng cao. Điều đó có những hàm ý cho các cuộc gặp tương lai giữa Bộ trưởng Quốc phòng Trung cộng và những đồng cấp nước ngoài, những người đó nên hiểu rõ rằng họ sẽ không bàn bạc với các sĩ quan đồng phục cấp cao nhất trong quân đội Trung cộng.
3. Vai trò của Bộ trưởng Ngoại giao sẽ được đưa vào Bộ Chính trị, hoặc thậm chí Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị?
  Kể từ năm 2002, khi
 
Qian Qichen giữ vai trò Bộ trưởng Ngoại giao của ông Giang Trạch Dân, không ai trong cơ quan chính sách ngoại giao có mặt trong Bộ Chính trị, cơ quan ra quyết định nòng cốt gồm 25 thành viên của Trung Qcộng.

Trái lại, các lãnh đạo quân sự Trung cộng có tiếp xúc tốt với ban lãnh đạo chóp bu, vì Chủ tịch nước cũng là Chủ tịch Quân ủy. Không ai trong số những người này, được cho là sẽ vào Ủy ban Thường vụ, cơ quan ra quyết định gồm 7 (hoặc 9) thành viên cao nhất Bộ chính trị, có kinh nghiệm đáng kể về chính sách ngoại giao - một thực tế có thể dẫn tới những căng thẳng ngày càng gia tăng với các nước láng giềng của Trung cộng.
4. Ban lãnh đạo quân sự mới sẽ ảnh hưởng thế nào đến quan hệ Trung - Mỹ?

Các lãnh đạo dân sự dường như có quyền kiểm soát  đối với PLA
. Tuy nhiên, quân đội không có ảnh hưởng quá lớn đối với các vấn đề an ninh quốc gia một cách rõ ràng. Các tướng lĩnh cấp cao không chỉ là tư lệnh quân sự mà còn các cố vấn về chính sách an ninh và ngoại giao, gần như độc quyền về thông tin liên quan đến quân sự ở Trung cộng.

Cách đây 50 năm, trong cuộc Khủng hoảng hỏa tiển  Cuba, chính quyền John F. Kennedy thường phớt lờ sự cố vấn của các giới chức quân sự  cao cấp - nhưng chỉ  vì họ phát triển các lựa chọn của riêng mình. Ngày nay, các lãnh đạo dân sự của Trung cộng có thể tự tiếp xúc với  tin tức  liên quan đến an ninh ở mức độ nào? Ai báo cáo với họ về các vấn đề an ninh và quân sự, ngoài những người từ PLA.
Tổng hợp
__._,_.___
Reply via web post Reply to sender Reply to group Start a New Topic Messages in this topic (1)
Recent Activity:

No comments:

Post a Comment