Friday, August 30, 2013

  LỰC LƯỢNG ANH PHÁP MỸ VÂY SYRIA

FROM anh truong TO 1 recipient
ANH MỸ ÁP SÁT SYRIA TẤN CÔNG BẰNG TOMAHAWK- ANH PHÁP ĐÓN ĐẦU TIẾP VIỆN TỪ NGA Ở ĐÔNG  ĐỊATRUNG HẢI(HKMH DE GAULES) MỸ CHẬN IRAN (HKMH MỸ Ở HỒNG HẢI)-  
LỰC LƯỢNG ANH PHÁP MỸ VÂY SYRIA
tka23 post
 Dường như Mỹ, Anh và Pháp đã bất chấp luật lệ quốc tế, quyết tấn công Syria trong nay mai. Và gần như chắc chắn vũ khí chủ lực của họ là hỏa tiển hành trình. Điều này đồng nghĩa với việc hệ thống phòng không Syria mua của Nga không phát huy hiệu quả. Trận đánh này, Damas nắm chắc phần thua!
 
 
Tương quan lực lượng liên minh Mỹ và Syria
Hôm qua, 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ đã nhóm họp bất thường theo đề nghị của Mỹ để xem xét đề nghị của Anh kêu gọi sử dụng vũ lực để can thiệp vào tình hình Syria. Một lần nữa Nga và Trung cộng  lại bỏ phiếu phản đối nhằm ngăn chặn những nỗ lực trừng phạt chính quyền của Tổng thống Bashar Assad trong khi nhiều nước  sẵn sàng “tổng tấn công” vào Syria.
Sau sự kiện  này, Mỹ và các đồng minh đang tìm kiếm nhiều biện pháp khác để hợp thức hóa chiến dịch quân sự nhằm trừng phạt chính quyền của Tổng thống Assad. Tuy nhiên, Đặc phái viên quốc tế về Syria Brahimi khuyến  cáo, mọi can thiệp quân sự của Mỹ hay các nước khác vào cuộc khủng hoảng ở Syria đều phải được Hội đồng Bảo an LHQ thông qua. Đặc phái viên Brahimi cho biết, về mặt nguyên tắc, ông phản đối sự can thiệp quân sự từ bên ngoài vào Syria.
Trong lúc giới chính trị gia đi tìm sự đồng thuận  cho hành động tấn công Syria, giới quân sự Mỹ và đồng minh đã bủa vây quốc gia Trung Đông này.
Theo như  báo chí phương Tây tiết lộ. Kế hoạch đánh Syria của Mỹ và đồng minh sẽ kéo dài 3 ngày. Ba mục tiêu mà Washington nhắm tới là phá hủy các đơn vị phòng khôngtrọng pháo của Syria, đồng thời làm tê liệt hoạt động của không quân nước này.
Để làm được điều này, Mỹ cho biết sẽ không dùng  máy bay oanh tạc mà thay vào đó là sử dụng hỏa tiển  hành trình bắn từ các chiến hạm neo đậu ngoài  khơi bờ biển Syria.
Kế hoạch này của Mỹ và đồng minh đã có sự tính toán kỹ lưỡng. Trong tất cả các lực lượng hiện có của Syria, không quân là mạnh nhất với các hệ thống vũ khí  mua của Nga.
  Quân đội Syria có 325 chiến đấu cơ gồm MiG-21, MiG-23, MiG-29 và Su-22s. 33 chiếc trực thăng tấn công gồm cả trực thăng tấn công đa năng Mi-24 Hint. Chiến đấu cơ MiG-29 có tốc độ tối đa Mach 2,25 (bằng 2,25 lần vận tốc âm thanh), tầm hoạt động 1.500 km, được trang bị pháo 30 mm và có thể chứa 4 tấn vũ khí, tương đương 6 hỏa tiển  không đối không. Syria có ít nhất 29 chiến đấu cơ loại này.
Syria được biết đến với hệ thống phòng không mạnh, trong ảnh: Bệ phóng hỏa tiển 2K12 Kub SAM (SA-6) của Syria
Không quân Syria có khoảng 55 trực thăng Mi-8 và 45 chiếc Mi-17 cùng một số Mi-24
 
- loại trực thăng vũ trang hạng nặng, có khả năng vận chuyển hỏa tiển  và đánh bom tùy theo nhiệm vụ.
Quân đội Syria còn có hệ thống phòng không mạnh mẽ gồm Buk-M2E có tầm xa 30 dặm của Nga, Pantsir-S1 với tầm xa tối đa là 190 dặm, hàng loạt hỏa tiển  chống tàu như Scuds có tầm xa lên tới 340 dặm, hỏa tiển  chống hạm P-15 Termit của Liên Xô  tốc độ Mach 0,9; tầm bắn khoảng 80 km, sức công phá cao nếu được sử dụng hiệu quả.
Ngoài ra, nước này cũng đã được Nga bàn giao 2 hệ thống hỏa tiển  hành trình siêu thanh P-800 Onyx, bao gồm 72 quả vào năm 2011.
Syria còn có 5 trận địa S-200 đang hoạt động có tầm bắn từ 160 - 400 km được Liên Xô thiết kế để bắn hạ máy bay F-4 Phantom của Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngoài ra còn có tin cho rằng, Syria đang có cả những hệ thống hỏa tiển  tối tân rất  mạnh của Nga mà nhiều nước thèm muốn, đó là S-300. Hệ thống vũ khí này sở hữu công nghệ đánh chặn máy bay hàng đầu thế giới.
Hội đồng Bảo an biểu quyết về 1 nghị quyết liên quan đến Syria
Với khả năng phòng không như trên, việc tấn công các mục tiêu trong Syria bằng máy bay ném bom như Mỹ và đồng minh từng làm trong chiến dịch ném bom Nam Tư năm 1999 sẽ khiến họ tổn thất vô cùng lớn.
Do vậy, phương Tây bèn dùng hỏa tiển  hành trình được điều khiển từ xa. Muốn phá được loại vũ khí này cần có một hệ thốngphòng thủ đạn đạo như Mỹ và Israel đang chế tạo . Điều này Syria không có.
Mỹ đã bố trí 4 tàu khu trục hỏa tiển  tới phía đông Địa Trung Hải hồi tuần trước. Ngoài ra, có thông tin cho rằng hai tàu ngầm của Mỹ, mỗi chiếc được trang bị 150 hỏa tiển  hành trình Tomahawk cũng đã được điều tới ngoài khơi bờ biển Syria.
Trong khi đó, bốn tàu khu trục gồm USD Mahan, USS Bery, USS Ramage và USD Gravely cũng được trang bị 70 quả hỏa tiển  mỗi chiếc. Do vậy, tổng cộng có khoảng 600 quả hỏa tiển  đang bao vây khu vực ven biển của Syria.
Theo Times of Israel, các giới chức Mỹ nói rằng hải quân đang tăng cường hiện diện của mình tại vịnh Ba Tư từ 1 lên 2 hkmh gồm USS Harry S. Truman, USS Nimitz. Một chiếc đến từ Hạm đội thứ 6 ở Địa Trung Hải và chiếc còn lại đến từ Hạm đội 5 ở Ấn Độ Dương. Mỗi chiếc có thể mang được 70 chiến đấu cơ và hỏa tiển  dẫn đường.
Ngoài ra, lực lượng đông đảo của Mỹ còn được hỗ trợ bởi tàu ngầm hạt nhân lớp Trafalgar của Hải quân Hoàng gia Anh đang tuần tra ở Trung Đông. Nó có thể mang theo 25 hỏa tiển Tomahawk.
Pháp cũng góp tay vào kế hoạch này, dù là nhỏ, bằng một hkmh Charles De Gaulle có thể mang được 40 chiếc máy bay quân sự.
Xem cách huy động quân của Mỹ và đồng minh có thể thấy rõ ràng ưu tiên số một của họ sẽ là hỏa tiển tầm xa.
Tuy nhiên không chỉ có vậy, một khi hệ thống phòng không của Syria đã bị tê liệt, phương Tây sẽ sử dụng máy bay ném bom.
Mỹ cho biết có thể sẽ sử dụng một số máy bay F-16 và Patriot, hàng ngàn binh sĩ thuộc lực lượng đặc biệt đang đồn trú tại căn cứ không quân ở Jordan. Không quân Mỹ cũng có thể sử dụng căn cứ ở Izmir và Incirlik ở Thổ Nhĩ Kỳ phục vụ cho kế hoạch tấn công chớp nhoáng Syria. Anh cũng đã điều máy bay quân sự tới căn cứ không quân trên đảo Sip, cách bờ biển Syria khoảng 100 dặm để hỗ trợ đồng minh.
Ngoài ra, Mỹ và Pháp cũng có thể huy động lực lượng tham chiến trên không từ các căn cứ ở Bahrain, Qatar, UAE.
Giới chuyên gia quân sự độc lập cho rằng trong trường hợp Mỹ và đồng minh  tấn công như kế hoạch  trên, Syria nắm chắc phần thua.
Tuy nhiên, không có gì là chắc chắn 100%. Trước nguy cơ có thể bị Mỹ và một số quốc gia châu Âu oanh kích, chính phủ Syria đã lên tiếng nói rằng đã sẵn sàng nghênh chiến, chặn đứng tất cả mọi cuộc tấn công đến từ bất kỳ đâu.
Trong cuộc họp báo chiều hôm qua ở Damas, Ngoại trưởng Syria, Moualem nói rằng quân đội nước ông có đủ mọi điều kiện để bảo vệ an toàn lãnh thổ, và sẽ chống trả nếu bị tấn công.
Ông còn nói là Syria chẳng ngần ngại sử dụng tất cả mọi phương tiện để bảo vệ quốc gia, nhưng không nói rõ đó là những phương tiện nào.
H.Phan (Tổng hợp)
__._,_.___
Reply via web post Reply to sender Reply to group Start a New Topic Messages in this topic (1)
 
DƯƠNG VẬN HẠM KHỔNG LỒ MỚI CỦA MỸ
tka23 post

 Tạp chí Seapower (Seapower magazine) cho biết, Bộ tư lệnh các hệ thống trên biển của hải quân Mỹ vừa hoàn tất thử nghiệm, nghiệm thu Dương vận hạm khổng lồ Montford có trọng tải  90.000 tấn.

Dương vận hạm khổng lồ Montford là chiếc đầu tiên trong Kế hoạch chế tạo “Sàn đổ bộ cơ động” (Mobile Landing Platform - MLP) của hải quân Mỹ.  Tàu này do NASSCO - Công ty  phụ trách đóng tàu và chế tạo khung thép thuộc Công ty động lực thông dụng (GeneralDynamics) chế tạo.
Loại tàu này  sử dụng để vận tải quân dụng và vật tư bằng đường biển lên bờ hoặc chuyển đến các cảng  và trạm trung chuyển hoặc đến các căn cứ mà hải quân và tqlc  Mỹ không thể đến được.
Trong lần thử  nghiệm thu này, Ủy ban điều tra và kiểm nghiệm đã  đánh giá các hệ thống và máy móc  chính của Montford. Trong đó, đặc biệt quan trọng là khả năng  điều khiển và kiểm nghiệm sự diều  hành của các hệ thống thông tin và dẫn đường.
Dương vận hạm Montford có  trọng tải tối đa 90.000 tấn
Thông thường, chế tạo chiếc tàu đầu tiên thuộc 1 lớp tàu mới có rất nhiều trục trăc kỹ thuật , phát sinh nhưng trong lần thử nghiệm này, Montford đã thể hiện những tính năng rất tốt  và không gặp phải bất cứ trục trặc  nào.
Thử  nghiệm thu là giai đọan cuối cùng trong trình tự chế tạo một con tàu, là đợt thử nghiệm hoàn tất các tính năng tại cảng và trên mặt biển. Sau khi được nghiệm thu,  tàu này có thể nhanh chóng chuyển giao cho hải quân Mỹ,  nhiệm vụ yểm trợ cho các hạm đội Mỹ.
Dương vận hạm khổng lồ Montford có trọng tải  thông thường 83.000 tấn,  tối đa 90.000 tấn, chiều dài 233m, rộng 50m, áp dụng công nghệ thiết kế hộp nổi, đại bộ phận  tàu có thể chìm dưới nước, phù hợp để vận tải cả các tàu chiến, vật tư, quân dụng .
Ngoài ra, tàu còn có không gian rộng tới 25.000 feet vuông để chở quân xa ,  thiết giáp. Ngoài ra nó còn có khoang đặc biệt để vận chuyển tới 380.000 galon nhiên liệu máy bay JP-5, đủ cung cấp cho 76.000 lượt bay tác chiến, 152.000 lượt bay huấn luyện, gấp 152 lần hkmh Liêu Ninh (2500 tấn) của Trung cộng , gấp 112 lần tàu đổ bộ tấn công to  nhất của Mỹ
LHA-6 America với 3400 tấn.
Tàu vận tải bổ trợ Type 903s của Trung cộng  có trọng tải  23.000 tấn,
 Dương vận hạm này thực sự là một căn cứ tiếp vận lưu động động khổng lồ trên biển, trong tương lai nó sẽ trở thành kỳ hạm thống lĩnh nhóm 12 tàu tiếp vận
 T-AKE đang hoạt động, có trọng tải  tới 40.000 tấn, là nồng cốt  trong lực lượng  chiến lược “Tấn công nhanh toàn cầu” của quân đội Mỹ.
Hiện nay, Trung cộng  chỉ có 4 tàu vận tải bổ trợ Type 903s với trọng tải 23.000 tấn, có lượng tiếp vận rất hạn chế. Để phục vụ cho đội hkmh hoạt động xa bờ trong chiến lược biển xa thì chỉ tính riêng lực lượng tàu bổ trợ, hải quân Trung cộng  cũng còn rất nhiều hạn chế.
TỔNG HỢP
__._,_.___
Reply via web post Reply to sender Reply to group Start a New Topic Messages in this topic (1)
Recent Activity:
.

__,_._,___

Monday, August 26, 2013

CÁCH THỨC TÀNG HÌNH CỦA MÁY BAY MỸ

FROM anh truong TO 1 recipient
CÁCH THỨC TÀNG HÌNH CỦA MÁY BAY MỸ
tka23 post
Hệ thống cảm biến thông minh
    Radar được coi như là một con mắt có tầm xa trên bầu trời cho các máy bay quân sự. Nếu không có hệ thống cảm biến này thì máy bay sẽ không thua không kém gì một con chim sắt bị mù.
    Vấn đề ở chỗ radar hoạt động sẽ phát ra rất nhiều năng lượng bức xạ và nhờ thế hệ thống radar cố định có thể dò tìm ra những tín hiệu này. Việc này giống như một người đứng trong góc phòng tối có thể nhìn thấy hoạt động của kẻ đang cầm đèn pin dò xét gian phòng đó vậy.
Máy bay ném bom tàng hình B-2.
Những chiếc máy bay F-22, F-35 và B-2 đang thử nghiệm giải pháp tàng hình mới mà Bill Sweetman gọi là “nguyên lý điều khiển sự phát xạ”.

Với chiếc Raptor, sự phát xạ từ bộ radars APG-77 được điều khiển  để làm sao có thể đạt cường độ đủ mạnh, đủ xa và liên tiếp,  nhằm giúp phi công định vị được đường bay trong khi giảm thiểu tối đa nguy cơ bị phát giác ,  bởi các hệ thống trinh sát điện tử.

Nói một cách khác, các phần mềm của máy bay tàng hình phải đủ thông minh để giúp nó hoàn thành công việc và tồn tại để chiến đấu , chứ không phải chỉ  hoàn thành nhiệm vụ tìm kiếm và định vị mục tiêu.  
Sóng vô tuyến "im lặng"
Việc thông tin liên lạc trên máy bay tàng hình cũng vô tình “tố cáo” vị trí của nó.

Trong trường hợp của chiếc RQ-170, chiếc đĩa dùng cho phần cứng thu phát sóng vô tuyến vệ tinh của chiếc máy bay không người lái có khả năng “phản bội” lại sứ mệnh tàng hình của nó,  do các ăng ten có tính phản hồi cao và lộ liễu.

Trong trường hợp của chiếc B-2, F-22 và F-35, vấn đề này khó giải quyết hơn. Làm sao để có thể liên lạc với máy bay khác mà không hề gây ra một vài tín hiệu “ồn ào” nào đó mà kẻ thù có thể lần theo những tín hiệu này mà định vị được vị trí của máy bay. Phương pháp truyền thanh vô tuyến bị loại trừ ngay lập tức.
“Ngay khi bạn lên tiếng, bạn đã phản bội chính mình”, Mike Therrien, một chuyên viên Không quân Mỹ nói. Cũng giống như vậy, sóng vô tuyến kết nối dữ liệu dùng cho các loại máy bay phản lực cũ quá dễ bị phát giác .

Lockheed Martin đã cài đặt một hệ thống kết nối dữ liệu tầm ngắn và yếu cho 187 chiếc Raptor nhằm tránh khả năng bị phát giác .

Chiếc Joint Strike Fighter cũng đã được trang bị một hệ thống kết nối mới, đặc biệt giúp tăng khả năng tàng hình. Hệ thống này cũng đã được trang bị cho chiếc B-2.

Những tất cả những phương thức trên đều có những hạn chế , do độ chênh với các hệ thống liên lạc cũ, đôi khi chúng đòi hỏi các máy bay tàng hình phải đem theo một máy bay không người lái EQ-4 hoặc E-11 thực hiện nhiệm vụ như một tổng đài phiên dịch tín hiệu di động.

Tàng hình với một chữ “S”

Một trong những kẻ phản bội lớn nhất lại nằm trong thân máy bay.
Trong hầu hết các máy bay các tua bin động cơ đều có thể thấy được qua cửa hút khí của máy bay và chúng chính là kẻ khai báo với các thiết bị dò tìm của địch.

Để giấu đi các turbine này, các nhà thiết kế máy chiến đấu tàng hình phải nối cửa thông khí trực tiếp vào động cơ bằng cách uốn ống dẫn vào trong thân máy bay theo một hình chữ “S”.
 
Bird of Prey của Boeing không cần chữ S nhưng vẫn có thể tàng hình.
Ống dẫn hình chữ S là một kỹ thuật thiết kế phức tạp và tốn kém. Do đó, Boeing đang sửa lại kỹ thuật ngăn che động cơ bằng cách sử dụng trên máy bay thử nghiệm một lần có tên Bird of Prey. Tính năng quan trọng nhất của loại máy bay này là cửa hút khí tàng hình.

Mẫu RQ-170 của Lockheed cũng quá ngắn để có thể sử dụng ống dẫn hình chữ S mà phải phụ thuộc vào một vỉ chắn nhằm che chắn cửa hút khí.
Vỉ chắn hình lưới của RQ-170.
Ngoài một số ngoại lệ nêu trên, ống dẫn hình chữ S đang trở thành  tiêu chuẩn cho các máy bay của Mỹ cũng như Trung cộng . Tuy nhiên, mẫu thử máy bay tàng hình Sukhoi T-50 của Nga lại không có kỹ thuật trên.
 
 
Tản nhiệt
Máy bay chiến đấu nói chung đều tỏa ra rất nhiều nhiệt. Kể cả khi, máy bay chiến đấu có thể đánh lừa được tín hiệu radar, nó vẫn có thể bị phát giác  bằng các thiết bị trinh sát hồng ngoại từ ống xả động cơ cũng như bề mặt do ma sát với không khí cao.

Ống xả động cơ của B-2 và F-22 được làm trải dài để tránh tạo thành các điểm nóng có thể phát giacá được bằng hồng ngoại, tuy nhiên để tiết kiệm kinh phí, 2.400 chiếc F-35 sẽ vẫn giữ thiết kế theo kiểu truyền thống – điều này sẽ tạo ra rất nhiều điểm nóng tập trung và chúng sẽ  lộ rõ trên các thiết bị trinh sát hồng ngoại.

Những mẫu máy bay chiến đấu khác như Spirit, Raptor hay những mẫu máy bay thuộc chương trình Joint Strike Fighter đều sử dụng rất nhiều dụng cụ để giảm nhiệt ở những vùng nóng như cánh trước.

Những mẫu máy bay này cũng sử dụng hệ thống để giảm lượng nhiệt tiêu thụ bằng các thiết bị điện tử hoặc truyền động vào nhiên liệu. Điều này được thực hiện rất tốt ở mẫu F-35.

Một số nhà nghiên cứu cũng cân nhắc loại nhiên liệu mới với thành phần tốt hơn nhằm giảm lượng nhiệt tiêu thụ của máy bay.

Một số nghiên cứu cho thấy loại nhiên liệu JP-8 được trích xuất từ quặng than đá thay vì dầu hỏa sẽ hấp thụ được nhiều nhiệt, do đó an toàn hơn cho máy bay.

Kỹ thuật sơn

Với các máy bay tàng hình Mỹ, công nghệ sơn nhằm giảm độ bộc lộ radar quan trọng hơn nhiều so với vẻ bề ngoài.

Các mẫu máy bay chiến đấu Spirits, Raptors hay các máy bay thuộc chương trình Joint Strike Fighter đều sử dụng loại sơn đặc biệt để triệt tiêu nhiệt cũng như sóng radar. Tuy nhiên, để hoạt động hoàn hảo, loại sơn này phải được bảo trì trong tình trạng yêu cầu cao.
Lớp sơn của F-22 cần bảo trì thường xuyên.
Một trong các nhược điểm của B-2 thì lớp  của nó khiến nó không thể hoạt động trong mọi loại thời tiết vì nó rất dễ hỏng,  đặc biệt là trong mưa và cũng có thể bị hỏng bởi nhiệt độ và độ ẩm Nên đòi hỏi phải có một trung tâm bảo dưỡng đặc biệt cho loại máy bay này hoạt động. Và cũng chính vì đi ra mưa mà một chiếc B-2 đã rơi khi nước thấm qua lớp vỏ và làm ướt các bộ phận điện tử bên trong khiến nó hoạt động lỗi khi cất cánh sau đó.

Nhân viên kỹ thuật sơn Matthew Duque chuyên phụ trách F-22 cho biết, họ phải làm việc hàng ngày. Một robot được chỉ dẫn bằng cảm biến laser cũng tham gia vào việc sơn máy bay.
Sơn của F-35 sẽ mạnh mẽ hơn so với Raptor F-22. Không quân Mỹ hy vọng loại sơn mới cũng sẽ được sơn cho một số mẫu F-16 nhằm đem khả năng tàng hình đến cho một số loại máy bay cũ.

Kiếm soát vệt khói

Vệt khói của máy bay phản lực bao gồm thường chứa lưu huỳnh, nitơ, những mảnh kim loại vụn nhỏ và các chất thải khác vào không khí. Vệt khói này hấp thụ hơi nước thành một vệt dài rõ nét và dễ dàng nhìn thấy từ cách xa nhiều dặm, thậm chí có thể nhìn thấy dù đang là trời đêm. Đây chính là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất mà các máy bay chiến đấu cần phải xóa sạch nhằm chống lại sự phát hiện của phòng không đối phương.

Năm 1994, Northrop Grumman đã chi 16 triệu USD để trang bị thêm một hệ thống giải quyết  vệt khói cho 20 máy bay tàng hình ném bom tầm cao B-2.


Hệ thống này, bằng một cách nào đó, sử dụng phương pháp hóa học nhằm chống hút hơi nước từ cửa xả của chiếc máy bay ném bom nhằm xóa mọi dấu vết của vệt khói.

Vẫn chưa có dữ liệu rõ ràng rằng các máy bay chiến đấu tàng hình khác của Mỹ có sử dụng hệ thống  giải quyêt vệt khói tương tự như đã nói tới hay không nhưng chẳng có gì ngạc nhiên nếu họ đã áp dụng công nghệ này.

Những điều ngạc nhiên

Một trong những khả năng đáng kể của máy bay tàng hình Mỹ là việc nước này có khả năng tránh việc gây chú ý của dư luận trong khi chế tạo , thử nghiệm và đưa vào hoạt động các loại máy bay tàng hình mới. Mẫu F-117 và B-2 được giữ bí mật cho đến khi Không quân Mỹ không còn muốn giữ bí mật nữa.

F-22 và F-35 là chương trình gây nhiều chú ý của dư luận nhưng nhiều thông số của 2 mẫu máy bay này vẫn được giữ bí mật.

Mẫu RQ-170 được báo cáo đã bay vào cuộc chiến Iraq năm 2003 nhưng mẫu máy bay này chỉ lộ diện khi một nhiếp ảnh gia may mắn chụp được nó ở Afghanistan vào năm 2007.

Không quân Mỹ đang thiết kế và thử nghiệm ít nhất 2 loại máy bay không người lái tàng hình cũng như máy bay ném bom tầm xa. Tuy nhiên, những bằng chứng duy nhất về những chương trình này là những  nguồn trích dẫn trong các tài liệu tài chính cũng như những bình luận không rõ ràng của các giới  chức trong ngành công nghiệp,  hoặc vài ảnh rất hãn hữu chụp từ vệ tinh.
 
Phương Đăng
__._,_.___
Reply via web post Reply to sender Reply to group Start a New Topic Messages in this topic (1)
Recent Activity:

F-117A VÀ KỶ THUẬT TÀNG HÌNH

FROM anh truong TO 1 recipient
 
 
Tìm lời giải cho việc máy bay F-117A bị bắn rơi tại Kosovo.
tka23 post

  Năm 1999, việc Nam Tư bắn rơi máy bay tàng hình F-117A của Mỹ bằng hỏa tiển  phòng không SA-3 đã gây được sự chú ý của các nhà phân tích quân sự. Từ đó đến nay đã có khá nhiều bài viết phân tích, đánh giá về mặt chiến-kỹ thuật trong trận chiến giữa vũ khí tàng hình và chống tàng hình,  đã được các nước trên thế giới phát triển. Bài  dưới đây cung cấp những thông tin mới chung quanh sự kiện này, đồng thời làm rõ thêm những ưu và nhược điểm của vũ khí tàng hình và chống tàng hình.

  Năm 1999, NATO, đứng đầu là Mỹ đã phát động chiến tranh chống Nam Tư. Trong cuộc chiến đó, với ưu thế trên không, liên quân NATO đã  oanh kích ngày đêm nhằm buộc Nam Tư phải khuất phục, giành thắng lợi với tổn thất ít nhất. Nhưng điều đáng nói nhất là trong cuộc chiến đó nhiều máy bay chiến đấu của liên quân đã bị bắn hạ, trong đó có cả một máy bay chiến đấu tàng hình F-117A, bị hỏa tiển  phòng không SA-3 do Nga sản xuất bắn rơi. Hiện nay, xác chiếc máy bay F-117A và hỏa tiển  SA-3 đang được trưng bày tại bảo tàng phòng không Nam Tư.
F-117A Nighthawk do công ty Lockheed Martin chế tạo, sản xuất năm 1978, bay thử lần đầu năm 1981 và chỉ sau 31 tháng hoàn thiện (8/1982 đến 7/1990) đã có 59 chiếc được chuyển giao cho Không quân Mỹ. Giá mỗi chiếc F-117A năm 1998 là 120 triệu USD.
Máy bay chiến đấu tàng hình F-117A được thiết kế dùng cho những nhiệm vụ đặc biệt trong giai đoạn đầu chiến tranh như: bắn phá các mục tiêu sở chỉ huy, trung tâm thông tin, trận địa phòng không, kho tàng vũ khí đặc biệt, sân bay và các dinh thự của nguyên thủ quốc gia, các cơ quan đầu não của đối phương.
F-117A lần đầu tiên được sử dụng vào ngày 21/12/1989 với số lượng 2 chiếc trong chiến dịch khi Mỹ can thiệp vào Panama. Sau đó liên tục được dùng trong chiến tranh Iraq lần 1 (1991), chiến tranh Nam Tư (1999) và gần đây nhất là chiến tranh Iraq lần 2 (2003).

Tính năng kỹ-chiến thuật:
- Kích thước (m):
   Dài: 20,3.
   Cao: 3,8.
   Sải cánh: 13,3.
- Diện tích mặt cánh: 105,90 m vuông.
- Động cơ: 2 động cơ GE F-404 công suất 71,2 kN.
- Vận tốc lớn nhất: 1040 km/h.
- Khối lượng:
   Cất cánh: 3885kg.
   Tối đa: 13600kg.
- Tải chiến đấu lớn nhất: 2270kg.
- Dự trữ nhiên liệu tối đa: 5500kg.
- Bán kính hoạt động (không tiếp dầu): 1060km.
- Phi hành đoàn : 1 người.
- Vũ khí:
   Bom: 2 bom GBU-12 Paveway II, 2 bom WCMD, 2 bom Mark 61, 2 bom GBU-10 hoặc GBU-27 (bom xuyên), 2 bom hạt nhân cỡ nhỏ B-61 và B-83.
  -Hoả tiển : 2 AGM-88 HARM (chống radar).
- Radar: Độ cao.
- Thiết bị trinh sát, bắt mục tiêu, dẫn đường: Quang điện tử/ hồng ngoại/ GPS.


Theo tạp chí "Hàng không và vũ trụ" của Nga, tháng 12/2006, 1 chiếc máy bay F-117A bị bắn rơi bởi  hỏa tiển  Igla ngày 20/1/1991 tại Iraq. 3 giờ ngày 14/9/1997 máy bay F-117A lại bị rơi tại căn cứ quân sự Holloman do trục trặc kỹ thuật. Trong chiến tranh Kosovo, phía Nam Tư tuyên bố bắn rơi 2 chiếc F-117A, 1 do SA-3 bắn, 1 do MiG-29 hạ. Như vậy, có thể đã có tới 4 chiếc trên 59 chiếc F-117A bị rơi do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, giới chức quân sự Mỹ chỉ thừa nhận tổn thất 1 chiếc, đó chính là chiếc F-117A bị  hỏa tiển  SA-3 bắn rơi ngày 27/3/1999 cách Bengrad 32km.

  Việc máy bay tàng hình F-117A bị hỏa tiển phòng không SA-3 ra đời trước đó 40 năm bắn rơi khiến cho quân đội Mỹ không khỏi suy nghĩ. Câu hỏi đặt ra là tại sao loại SA-3 lạc hậu hàng thập kỷ lại có thể bắn rơi máy bay chiến đấu có tính năng tàng hình tối tân  như F-117A? Nam Tư đã dùng phương pháp gì để phát hiện và bắn rơi F-117A?
Có  nguồn tin cho rằng máy bay F-117A đã bị radar phòng không Nam Tư phát hiện và bắn hạ khi đang mở khoang vũ khí dưới bụng máy bay. Tuy nhiên, thông tin này chưa thuyết phục. Trước hết, máy bay này bị bắn rơi khi chưa tấn  công . Thứ hai, thời gian mở khoang vũ khí của F-117A là rất ngắn, nếu radar có phát hiện ra thì cũng mất mục tiêu ngay lúc đó , không đủ tín hiệu để tiếp tục bám theo mục tiêu, chứ chưa nói tới việc dẫn hỏa tiển  tấn công. Nên nguồn  tin này chưa đủ tin cậy.

F-117A hiện nguyên hình trên cánh đồng Nam Tư.
  Trên thực tế, theo điều tra của Mỹ, có thể do phi công của chiếc F-117A mở sensor đo  siêu cao tần để hiệu chỉnh độ cao nên bị radar định vị thụ động Tamara do Cộng hòa Cezch chế tạo phát hiện, định vị và bám theo, sau đó bộ đội hỏa tiển  Nam Tư đã phóng  SA-3 theo sự dẫn đường của radar này để bắn hạ F-117A. Khi tác chiến cùng với radar thụ động Tamara,  SA-3 được đánh giá là lạc hậu, sử dụng không hiệu quả trong cuộc chiến ở Trung Đông đã phát huy được uy lực. Vậy, radar Tamara hoạt động theo nguyên lý nào, nó có cấu tạo thế nào để có thể tránh được những tác động do  áp chế điện tử?
Có một thắc mắc là tại sao xác chiếc F-117 giống như rơi do sự trục trặc kỷ thuật  hơn kiểu tan xác  khi bị trúng hỏa tiển  ?

Phải chăng hỏa tiển  được cho nổ theo toạ độ chứ không bám bắt khoá được mục tiêu ở giai đoạn cuối?
Radar thụ động Tamara:  Tổ hợp radar thụ động Tamara (KRTP-91) do Công ty kỹ thuật Era - Cộng hòa Cezch nghiên cứu chế tạo, được NATO gọi là Trash Can. Khác với radar truyền thống phải phát sóng để phát giác  và bám mục tiêu, radar thụ động không phát sóng mà dựa vào việc thu bắt tất cả tín hiệu điện từ phát ra từ mục tiêu để phát hiện và bám bắt. Máy bay dù nhỏ đến đâu, dùng biện pháp tàng hình radar nào thì vẫn có thiết bị phát sóng vô tuyến để liên lạc với bên ngoài như: liên lạc vô tuyến với chỉ huy, với quân bạn, thiết bị đo cao vô tuyến, radar, hệ thống đường truyền số liệu và hệ thống đối phó,  áp chế hỏa tiển  phòng không...radar định vị thụ động khai thác những yếu điểm này để phát giác  mục tiêu.

Một đài radar Tamara  lưu động.
  Công nghệ radar thụ động có bề dày lịch sử tương đối dài và phát triển khá mạnh trong những năm gần đây. Ngay từ thập kỷ 60-TK20, Cộng hòa Cezch đã bắt tay vào nghiên cứu chế tạo radar định vị thụ động. Hệ radar này được coi là thế hệ đầu của radar Tamara ngày nay. Trên thực tế hệ radar này chưa được sử dụng để dẫn hỏa tiển, do vậy các nước NATO cũng chưa nắm được tính năng thực tế, đặc biệt là khả năng phát giác  máy bay tàng hình của nó. Các radar định vị thụ động dò tìm mục tiêu theo phương thức phân tán và định vị theo nguyên lý "tam giác đạc". Phương thức  khai triển của một đơn vị radar Tamara gồm ba đài phân tán, mỗi đài bao quát vùng quạt rộng 120 độ (ba đài có thể bao quát toàn bộ phương vị 360 độ). Mỗi đài radar có máy thu tín hiệu điện từ độ nhạy  cao, mạng antena có kích thước lớn: dài 1,3m, rộng 0,9m, nặng 120kg, có thể thu bắt các tín hiệu điện từ làm việc trên dải tần 1 đến 18Ghz.
      Khi ba đài radar làm việc ở ba địa điểm khác nhau có thể cùng đồng thời thu bắt được mọi tín hiệu trên không trung. Do vậy, dưới sự giám sát của hệ thống Tamara, dù là máy bay tàng hình, nhưng chỉ cần mở bất cứ một thiết bị nào phát xạ sóng điện từ ra bên ngoài như radar, máy thông tin vô tuyến hoặc thiết bị đo cao vô tuyến..., đều khó thóat khỏi sự phát giác  và theo dõi của hệ radar này.
Tín hiệu thu được từ ba đài radar định vị thụ động ở ba địa điểm khác nhau được đưa về bộ phận xử lý tín hiệu của đài trung tâm. Bằng phương pháp định vị theo nguyên tắc "vi sai thời gian tới của tín hiệu" (TDOA) mục tiêu mà ba đài thu bắt được, người ta có thể tính tóan tọa độ của mục tiêu (phương vị, cự li) bằng tam giác đạc. Nếu tăng số đài radar lên đến bốn đài, có thể xác định được tọa độ mục tiêu theo ba chiều (3D): phương vị, cự ly và độ cao. Những tham số mục tiêu xác lập được có thể được chuyển thẳng tới tổ hợp hỏa tiển  phòng không có điều khiển như SA-3 để đánh chặn mục tiêu mà không cần mở radar trinh sát của tổ hợp hỏa tiển .

 Hệ thống Vera-E trên đường di động.
  Radar Tamara có thể trinh sát hiệu quả trong vùng quạt có bán kính 250km, có thể đồng thời bám 70 - 100 mục tiêu trên không. Phiên bản di động của hệ radar này có tên Vera-E, vùng trinh sát hiệu quả có thể đạt 450km nếu sử dụng máy tính xử lý tín hiệu tốc độ cao để tính tóan kết hợp với antena thu độ nhạy cao hơn. Vùng trinh sát càng rộng với các tín hiệu nằm trong dải tần từ 0,1 đến 40 GHz.
  Vì radar Tamara có thể phát giác  được máy bay F-117A của Mỹ trong thực chiến nên nhiều nước trên thế giới rất quan tâm đến hệ radar này.  Qua công ty xuất nhập cảng  quân sự Omnipol, năm 2004, Trung cộng  đã đặt mua của Cộng hòa Cezch tất cả 6 hệ thống Vera-E trị giá 55,7 triệu USD song Mỹ đã gây sức ép với Thủ tướng Cezch không được bán hàng quân sự cho Trung cộng , vì vậy hợp đồng đã không được thực hiện.

  Khi bố trí.
  Hệ radar định vị thụ động Tamara cùng với các loại radar khác của Nam Tư đã góp phần không nhỏ vào chiến công bắn rơi tại chỗ F-117A trong cuộc chiến Kosovo năm 1999. Đặc biệt, theo tổng kết của Nam Tư thì trong thời gian đầu chiến tranh, khi bị  áp chế điện tử mãnh liệt, trong khi các loại radar hiện đại sử dụng sóng dm, cm Nam Tư mua của Đức, Mỹ bị tê liệt thì những đài radar cũ kỹ dùng sóng m như P-12/18/35 của Liên Xô sản xuất vẫn hoạt động tốt.
  Câu hỏi còn lại ở đây là tổ hợp hỏa tiển  SA-3 cũ kỹ của Nam Tư khi kết hợp với radar Tamara đã phát huy uy lực như thế nào? Chiếc F-117A đã bị bắn rơi do đâu?
Tổ hợp hỏa tiển phòng không SA-3:  Tổ hợp hỏa tiển phòng không SA-3 Goa (S-125) là hệ thống hỏa tiển đất đối không tầm trung và tầm thấp thế hệ 2 của Liên Xô trước đây. Tổ hợp hỏa tiển này được nghiên cứu và phát triển từ những năm 50 của TK20. Đến năm 1961, nó chính thức được đưa vào  bộ đội phòng không Liên Xô, để bảo vệ yếu địa. Đơn vị tác chiến  của SA-3 là cấp tiểu đoàn, một tiểu đoàn hỏa lực gồm 1 đài radar dẫn đường, antena quét cơ điện có thể bám đồng thời 6 mục tiêu, 4 bệ phóng liên hoàn (2 hoặc 4 hỏa tiển tùy từng loại S-125 hay S-125M). Cứ 3 đến 4 tiểu đoàn hỏa lực sẽ có 1 tiểu đòan bảo đảm kỹ thuật, tất cả hợp thành biên chế cấp trung đoàn.

Bệ phóng hỏa tiển  SA-3 (S-125M)
  Tổ hợp SA-3 kết hợp với tổ hợp hỏa tiển  phòng không tầm trung, cao SA-2 hoàn thiện lưới hỏa lực từ thấp đến cao. SA-3 sử dụng hỏa tiển 5V27, cùng dạng và có thể sử dụng chung với hỏa tiển phòng không trên hạm SA-N-1. hỏa tiển 5V27 dài 6,7m; đường kính 55,2cm; nặng 980kg (kể cả tầng 1-khởi tốc). Tầm bắn hiệu quả của hỏa tiển5V27 là 25km, trần bắn hiệu quả là 18km.
  Phương thức dẫn đường của SA-3 là dẫn theo lệnh vô tuyến trên toàn hành trình (phương thức này thường được Liên Xô áp dụng cho các loại hỏa tiển phòng không tầm trung và tầm xa). Trình tự tác chiến của SA-3 như sau: Radar P-15 làm việc trên băng C (5,45GHz) bắt được mục tiêu, nó chuyển giao các thông số cho radar điều khiển hỏa lực SNR-125 bám bắt mục tiêu. Sau khi hỏa tiển phóng đi, radar SNR-125 tiếp tục bám đuổi mục tiêu, đồng thời truyền lệnh dẫn vô tuyến tới hỏa tiển, antena thu tín hiệu ở cánh đuôi hỏa tiển nhận lệnh dẫn điều khiển hỏa tiển bay tới mục tiêu. Khi tiếp xúc mục tiêu, hỏa tiển sẽ kích nổ đầu đạn phá mảnh bằng ngòi vô tuyến để tấn công mục tiêu bằng hàng trăm mảnh kim loại. Khối lượng của đầu đạn hỏa tiển nổ mảnh là 72kg, bán kính sát thương hiệu quả là 12,5m.
Tổ hợp hỏa tiển SA-3 còn có một phiên bản sử dụng bệ phóng kép, đặt trên xe Zil-131 cấu hình 6x6 hoặc Zil-151. Loại này nâng cao tính cơ động và có thêm một dải tần quang học để dẫn hỏa tiển trong trường hợp bị nhiễu điện từ nặng nhưng cũng có hạn chế là thời gian chuyển trạng thái từ hành quân sang sẵn sàng chiến đấu khá dài, tới 90 phút.
  Tổ hợp hỏa tiển SA-3 ngoài trang bị cho  phòng không Liên Xô còn được xuất  cho nhiều nước Đông Âu và Trung Đông. Trong cuộc chiến ở Trung Đông, hỏa tiển phòng không SA-3 của Arab đã không phát huy được hiệu quả do sự  gây nhiễu điện tử của Israel quá mạnh, tỉ lệ bắn trúng mục tiêu rất thấp. Lực lượng phòng không Arab lúc đó  dựa vào các loại SA-6, SA-8 (thế hệ sau của SA-3) để  phòng không. Mặc dù vậy hiện tại còn khá nhiều quốc gia đang duy trì loại SA-3 . Để nâng cấp, tăng hạn sử dụng cho SA-3, những năm 90 TK20, Nga đã nâng cấp cho SA-3, đó là loại Pechora-2T áp dụng công nghệ điện tử, số hóa.

Tổ hợp Pechora-2T
  Các  nâng cấp của SA-3 Pechora-2T bao gồm: Radar điều khiển hỏa lực SNR-125-2T, tăng hạn sử dụng cho tên lửa 5V27, hệ thống máy tính số hóa mới và đài radar đa chức năng, máy thu siêu cao tần tạp âm thấp, phương tiện vận chuyển, cơ động mới (có thể dùng các loại xe việt dã  8x8), cải tiến hệ thống truyền lệnh và hệ thống phóng. Bảng dưới đây so sánh tính năng SA-3 Pechora-2T với tổ hợp SA-3 cũ:

     Tính năng                                                   SA-3                                              SA-3-2T
1, Thời gian chuyển trạng thái SSCĐ                   90 phút                                          20 phút
2, Số mục tiêu tác chiến đồng thời                       1                                                    2
3, Vận tốc hỏa tiển  (max)                                     700m/s                                          900m/s
4, Tầm phóng hiệu quả                                       18km                                             25km
5, Trần phóng hiệu quả                                       25km                                             35km
6, Hệ số kháng nhiễu                                          24w/MHz                                        2700w/MHz
7, Xác suất tiêu diệt mục tiêu:
   - Máy bay cánh cố định                                   0,45 - 0,87                                      0,85 - 0,96
   - Máy bay trực thăng                                         0,17 - 0,67                                      0,40 - 0,80
   - Hỏa tiển  hành trình                                        0,04 - 0,48                                      0,30 - 0,85
TỔNG HỢP 

 


 

__._,_.___
Reply via web post Reply to sender Reply to group Start a New Topic Messages in this topic (1)
Recent Activity:

Sự chuyễn biến chính trị ở VN hiện nay ! Jonathan London viết

FROM Cuc Nguyen TO 1 recipient
From
To



Bây giờ thì sao?

Jonathan London
nextTình hình chính trị ở Việt Nam hiện nay đang biến động rất nhanh. Và chẳng ai có thể dự đoán được quá trình diễn biến sẽ ra sao, kể cả giới lãnh đạo trong bộ máy. Liệu Việt Nam đã bước vào một thời khắc hệ trọng là chưa rõ.
Để xem xét những khả năng có thể xảy ra trong thời gian tới, ta nên nhắc lại một số điểm nhấn quan trọng trong bốn tuần vừa qua vì chúng thể hiện những căng thẳng và mâu thuẫn trong nền chính trị Việt Nam – vốn rất khó đánh giá – sẽ được hóa giải như thế nào, trong ngắn hạn hay dài hạn.
Trước tiên, ta sẽ cố gắng hiểu Việt Nam đang ở vị trí nào và trở lại câu hỏi về tương lai ở cuối bài này và trong các thảo luận tiếp theo.
Cách đây chưa đầy một tháng, sau khi CTN Trương Tấn Sang hội đàm với Barack Obama tại Nhà Trắng, tôi đã viết một bài hơi lạc quan về ý nghĩa của cuộc gặp này (Dù tôi không dự buổi nào trong chuyến đi của CTN Sang, một số người bạn của tôi đã có mặt và thấy ấn tượng với sự lưu tâm của Ông). Về cơ bản, việc tôi ủng hộ “quan hệ toàn diện” là chủ yếu liên quan đến khả năng một mối quan hệ sâu sắc hơn giữa hai nhà nước sẽ mang lại kết quả thực tiễn cho người dân Việt Nam.
Cảm giác lạc quan của tôi đã ở lại không lâu vì trong hai tuần sau cuộc gặp lịch sử này, Việt Nam lại có hành vi đàn áp như trước. Khi mới biết về Nghị Định 72 do chính Nguyễn Tấn Dũng ký, tôi đã muốn ói (Nhưng ý nghĩa của Nghị Định 72 – mà sẽ có hiệu lực vào ngày 1 tháng 9 – chưa rõ. Nó là công cụ để đàn áp hoặc là bước để tuân theo những điều kiện của TPP hay cả hai?). Thế nhưng chỉ trong vòng một tuần tình hình ở Việt Nam đã thay đổi rất nhanh.
Những ai biết lịch sử đều hiểu những cải cách sâu trong bất cứ nền chính trị-kinh tế nào không bao giờ xảy ra chỉ hay chủ yếu từ trên xuống mà là sản phẩm của những áp lực từ dưới lên, trong nội bộ và tình hình quốc tế.
Về bối cảnh chung tình hình vẫn thế. Việt Nam là nước có tiềm năng lớn mà hiện nay đã rơi vào một cuộc khủng hoảng lãnh đạo và những thể chế chính trị, kinh tế và xã hội phải được cải cách một cách sâu rộng nếu Việt Nam muốn thoát khỏi tình hình này.
Thế nhưng, trong những tuần vừa qua đã có một số phát triển hệ trọng.
Hãy điểm lại những sự kiện dưới đây:
  • Trong hai tuần lễ vừa qua, nhóm blogger chống lại Điều 258 đã hoạt động rất mạnh và dũng cảm để đòi hỏi Nhà nước Việt Nam bỏ điều này. Dù chưa có kết quả nhưng những người này hoạt động một cách hoàn toàn tự nhiên và cởi mở. Điều này là vô cùng quan trọng trong diễn biến chính trị của đất nước.
  • Một đảng mới, là Đảng Dân Chủ Xã Hội gần như đã được thành lập với sự tham gia của những người đã từng là đảng viên ĐCSVN. Mặc dù chưa chắc đảng này sẽ có ảnh hưởng gì, việc những người có danh tiếng đã hành động một cách quyết liệt là quan trọng (Chúng ta sẽ tìm hiểu về chủ nghĩa dân chủ xã hội trong những bài tiếp theo).
  • Một nhóm thanh niên mà trước đây đã bày tỏ sự bất bình đối với hành vi hung hăng mang tính đế quốc của Hoa Lục đã bị bắt giữ bất hợp pháp trong khi đang học tiếng Anh. Nhóm này được biết đến như một tập hợp những người trẻ yêu nước và muốn Việt Nam có một tương lai tốt đẹp hơn (Nếu Phan Chu Trinh còn sống, ông sẽ nghĩ thế nào về việc bắt giữ những người trẻ yêu nước đấu tranh vì những quyền tự do cơ bản này?). Nhóm này hoàn toàn ôn hòa và nên được tôn trọng chứ không phải chịu những hành vi bạo lực, hăm dọa v.v.
  • Và mới nhất là hai sinh viên Uyên và Kha đã bất ngờ “được” trả tự do nhờ những quyết định trong nội bộ (rất có thể là từ Bộ Chính Trị). Trong phiên tòa, Uyên tuyên bố mạnh mẽ với những câu nói đáng nhớ. Sau khi được trả tự do, hàng trăm người ủng hộ hai sinh viên này đã bày tỏ sự phấn khởi trong thị xã Long An, một trong những địa phương bảo thủ nhất cả nước.
(Không rõ giới bảo thủ đã ủng hộ việc kết án phi lý của hai thanh niên này cách đây mấy tháng hiện giờ đang nghĩ gì, nhưng rất có thể một tỷ lệ của nhóm này đang xem xét lại những chính kiến của họ trong một bối cảnh khác.)
Chúng ta (từ mọi phía) nên đánh giá những diễn biến trên như thế nào? Ở đây, tôi xin chia sẽ ba ý tưởng.
Thứ nhất, chúng ta phải khẳng định vai trò thiết yếu của những người trong và ngoài bộ máy đã và đang đấu tranh vì những quyền chính trị và nhân quyền ở Việt Nam. Chúng ta phải nhìn rõ, chuyện TQ và phản đối TQ, dù là hai vấn đề rất lớn, không phải ở trung tâm của những diễn biến ở Việt Nam hiện nay. Từ nhóm 72 và 258 đến Uyên-Kha, từ một nhóm thanh niên ở Hà Nội đến những người trong Đảng muốn cải cách, những đấu tranh ở Việt Nam chủ yếu xoay quanh thể chế xã hội và chính trị. Trước đây nhiều người nói về TQ vì đây là chủ đề tương đối an toàn. Nhưng, ngày nay những người có đầu óc cải cách càng ngày càng nói thẳng vào vấn đề.
Thứ hai, chúng ta có thể giả định cuộc gặp gỡ này cùng với sự phát triển trong nền chính trị của Việt Nam đã ép giới lãnh đạo ở đỉnh cao quyền lực phải suy nghĩ lại và lèo lái cái “Tàu Nhà Nước” về một hướng khác (chưa biết là đi đâu, chưa rõ là một ngã rẽ tạm thời hay là một quyết định chắc chắn). Rất có thể chúng ta phải chờ mấy thập kỷ nữa trước khi biết cuộc gặp gỡ Việt – Mỹ vào tháng 7 năm 2013 có vai trò như thế nào.
Cuối cùng, chúng ta phải đề cập đến một yếu tố khó đánh giá nhất, là “hộp đen” gọi là chính trị nội bộ trong ĐCSVN. Về vấn đề này tôi cảm thấy sự hiểu biết của chính tôi là quá hạn chế, cũng như 99,99 phần trăm của dân số Việt Nam.
Phải chăng đang có một số thay đổi quan trọng trong định hướng chính trị của Việt Nam? Có phải sự ảnh hưởng của bộ phận ‘an ninh’ trong bộ máy đang giảm đi? Phải chăng việc Ngân và Nhân vào Bộ Chính Trị cùng với một số chuyện khác đang mang lại một số thay đổi trong quá trình dư luận của Bộ Chính Trị?
Rất có thể chúng ta sẽ không biết những câu trả lời cho đến lúc chế độ của Việt Nam trở thành một chế độ minh bạch và cởi mở. Thế nhưng, chúng ta không nên quyết định về tương lai trước khi nó xảy ra. Không nên quyết định về những khả năng trong một bối cảnh. Đã đến lúc chúng ta nên từ bỏ quan điểm số phận.
Con đường cải cách của Việt Nam đã kéo dài quá lâu. Có thể nói là Việt Nam đã phải chờ gần 100 năm, dù độc lập là cực kỳ quan trọng nhưng độc lập sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu người dân không được hưởng những quyền tự do cơ bản.
Bây giờ thì sao? Nguồn: OntheNet
Bây giờ thì sao? Nguồn: OntheNet
Tôi biết một Ông nổi tiếng nào đó có viết những câu như này. Thế nhưng, tương lai của Việt Nam không phải là về Ông ta mà là nguyện vọng của nhân dân Việt Nam và những quyết định, ứng xử của chính họ ra trong thời gian tới. Tốt nhất là ĐCS Việt Nam không nên chống lại cải cách mà phải có một số quyết định lịch sử để bắt đầu một quá trình hòa giải, một quá trình cải cách có sự tham gia của toàn dân.
Chẳng ai muốn Việt Nam có một quá trình cải cách mất trật tự. Phải là diễn biến hòa bình. Diễn biến hòa bình không phải là âm mưu của các thế lực thù địch mà là sản phẩm của chính người dân Việt Nam muốn đất nước bước vào một thời kỳ mới.
JL, Hồng Kông


CSVN sẻ thả tù chính trị vào tháng 9 này

Xem video này ở phút 15 để thấy tướng công an Cao Văn Ánh trả lời về vụ việc ::


 

Mh
Image