CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM TRONG
VIỆC PHÒNG THỦ DUYÊN HẢI VÀ BIỂN ĐÔNG
Nguyễn Mạnh Trí
Tu chỉnh : 14 tháng 8 năm 2008
tka23 post
Trong
một vài năm trước khi cuộc chiến Việt Nam chấm dứt, Trung cộng đã để
lộ ý định không muốn thấy một nước Việt Nam thống nhất vì dù rằng dưới
chế độ nào, một nước Việt Nam thống nhất sẽ là chướng ngại vật đầu tiên
ngăn cản âm mưu bành trướng xuống phía Nam của Trung cộng .
Sau năm 1975, Trung cộng bắt đầu tăng cường sự hiện diện của mình tại
Cam Bốt. Chỉ trong 4 năm, Trung cộng đã tăng cường số cố vấn quân sự
lên đến 20,000 người. Việt Nam,
với sự giúp đỡ của Liên Sô, đã quyết định đưa quân vào Căm Bốt lật đổ
chế độ Pol Pot dù phải trả một giá rất đắt với sự lên án và chế tài
của cộng đồng quốc tế. Trận chiến biên giới
giữa Trung cộng - Việt Nam xảy ra sau đó với cao điểm năm 1979 và
tiếp tục kéo dài trong những năm kế tiếp trên bình diện nhỏ hơn.
Năm 1988, Trung cộng chiếm 6 bãi đá ngầm thuộc nhóm Ðá Chử Thập (Fiery
Cross Reef) phía Tây Trường Sa sau một cuộc giao tranh ngắn ngủi với
hải quân Cộng Sản Việt Nam.
Năm 1995, Trung cộng chiếm bãi đá ngầm thuộc nhóm Ðá Vành Khăn (Mischief Reef) phía Ðông Trường Sa của Philippines.
Trong thời gian này, dù rằng ảnh hưởng của khối thân Trung cộng tại Hà
Nội còn khá mạnh nhưng Hoa Kỳ và Việt Nam cũng đã đạt được những bước
đầu trong quan hệ chiến lược giữa hai nước. Hoa Kỳ, với những kinh
nghiệm học hỏi được trong cuộc chiến Việt Nam, đã rất thận trọng và tế
nhị trong mối liên hệ với Việt Nam. Hoa Kỳ đã đề nghị một lộ trình để
tùy Việt Nam chọn lựa. Trong nhiều trường hợp, Hoa Kỳ đã để cho Việt Nam chủ động trong việc đi những bước kế tiếp.
Bài này dựa theo sự hiểu biết cá nhân . Những điều này được cũng cố
bằng các sự kiện tuần tự xảy ra trong những năm kế tiếp cũng như những
bài viết gần đây của các học giả Hoa Kỳ và Quốc Tế. Chúng ta không ở
trong vị thế để biết được chi tiết những thỏa thuận chiến lược giữa Việt
Nam và Hoa Kỳ nhưng những gì đã và đang xảy ra cho thấy nổ lực cũng
như sự chủ động của Việt Nam trong cố gắng bảo vệ quyền lợi chiến lược
và sự sống còn của mình.
NHẬN ÐỊNH.
Bài viết này dựa theo những nhận định căn bản để các quốc gia trong vùng quyết định đường đi của mình:
Hoa Kỳ và các quốc gia trong vùng không thể ngăn cản Trung cộng phát
triển lực lượng quân sự của họ nhất là về Hải Quân. Ngược lại,
Trung cộng cũng không thể nào ngăn cản các nước này có biện pháp đối
phó. Lấy ví dụ Nhật Bản, nước này có khả năng trở thành cường quốc quân
sự số 1 tại Á Châu. Họ có thể biến cải các “super tanker” thành Hàng Không Mẩu Hạm chỉ trong vòng vài năm.
Các sĩ quan hàng hải đã được huấn luyện để trở thành sĩ quan Hải Quân
khi cần thiết. Nhật Bản
là quốc gia đầu tiên tại Á Châu phối hợp với Hoa Kỳ trong hệ thống
phnòg thủ hỏa tiên . Ấn Ðộ đang phát triển rất nhanh về phương diện
nguyên tử, không gian và áp dụng tin học vào lãnh vực quốc phòng. Trung cộng
đang dùng rất nhiều tài lực của mình lao vào một cuộc chạy đua vũ
trang thay vì dùng số tiền này để phát triển kinh tế.
Hoa Kỳ và các quốc gia liên hệ, vì quyền lợi chiến lược, nên giúp Việt
Nam phát triển kinh tế, tăng cường quốc phòng cũng như đối ngoại. Khác
hẳn với lần trước, Việt Nam không còn được sự hổ trợ của Nga Sô. Tuy
nhiên, Nga Sô không phải là đồng minh của Trung cộng dù rằng Trung cộng
mua rất nhiều vũ khí của Nga. Người Nga cũng hiểu rằng trong vòng 10,
20 năm nữa, khả năng kỹ thuật của Trung cộng sẽ bắt kịp Nga Sô. Việt
Nam đủ sức đứng vững mà không cần quan hệ kinh tế với Trung cộng .
Việt Nam không nên tạo cơ hội để Trung cộng lấn chiếm thêm các đảo ở
Trường Sa. Các quốc gia ASEAN, nhờ địa lý không tiếp giáp với Trung cộng
, đang chọn thái độ chờ xem. Họ không dại gì mà chọc giận Trung cộng .
Hoa Kỳ cần áp lực các quốc gia trong vùng để chia xẽ gánh nặng với Việt
Nam.
Các
quốc gia trong vùng, kể cả Trung cộng , không có lợi gì cả khi biến
việc tranh chấp biển Ðông thành một cuộc chiến tranh toàn diện.
CHIẾN LƯỢC CỦA TRUNG CỘNG
Trung cộng , với dân số gần 3 tỷ người và nguồn lợi khổng lồ như là
trung tâm sản xuất hàng hóa cho cả thế giới, đã không dấu diếm ý định
của họ để trở thành cường quốc số 1 tại Á Châu và trong tương lai , có
thể cạnh tranh ngang ngữa với Hoa Kỳ.
Trong nổ lực đó, Trung cộng đã canh tân và phát triển quân lực của
mình, nhất là Hải Quân, với tốc độ nhanh. Ngân sách quốc phòng năm 2008
của Trung cộng khoảng 59 tỷ Ðô La nhưng thực tế có thể gấp 3, 4 lần.
Chiến lược biển Ðông của Trung cộng có thể tóm tắt trong 3 lãnh vực:
Phát triển nhanh Hạm Ðội Nam Hải,
nhất là lực lượng tàu ngầm để có thể đối đầu với Hải Quân Hoa Kỳ và các
quốc gia trong vùng. Căn cứ hải quân Tam Á trên đảo Hải Nam là điểm
xuất phát của hạm đội này. Chúng ta chưa lượng giá được nổ lực chế tạo
Hàng Không Mẩu Hạm của Trung cộng .
Tàu ngầm loại 094 của Trung cộng
Dùng áp lực kinh tế
để ngăn cản không cho Hoa Kỳ, Anh Quốc, Ấn Ðộ và Nhật Bản hợp tác với
Việt Nam trong việc khai thác dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam. Việc
áp lực 3 công ty BP của Anh, ONGC của Ấn Ðộ và ExxonMobil của Hoa Kỳ
trong thời gian vừa qua đã nói lên ý định của họ.
Trung cộng dùng chiến thuật xé lẻ, hăm dọa các quốc gia ASEAN để lấn chiếm khu vực Trường Sa. Cho đến bây giờ, Philippines là quốc gia đầu tiên tỏ thái độ cứng rắn với Trung cộng dù hải quân của họ rất yếu.
CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM
Trong
bài viết này, chúng tôi chỉ tập trung vào lảnh vực quân sự nhưng nhu
cầu dân chủ hóa Việt Nam phải đi song song với sự phát triển kinh tế và
quốc phòng. Một nước Việt Nam dân chủ, dù trong một giới hạn nào đó, sẽ
là một đối trọng mà Trung cộng phải quan tâm khi toàn dân Việt Nam chấp
nhận hy sinh để bảo vệ sự sống còn của dân tộc mình.
Chính Trị & Kinh Tế & Ngoại Giao:
Việt
Nam, trong lịch sử hơn 1000 năm chống xâm lược phương Bắc, luôn luôn ở
vào thế yếu nhưng chưa bao giờ chịu khuất phục trước kẻ thù mạnh hơn gấp
bội. Trong kế hoạch bảo vệ lãnh hải, Việt Nam nên chú trọng vào
những lãnh vực sau:
Cố gắng đạt được sự thỏa thuận với các quốc gia ASEAN
về việc khai thác tài nguyên trong vùng Trường Sa theo một tỷ lệ hợp
lý. Cố gắng này có thể áp dụng với cả Trung Quốc dù rằng Trung Quốc đang
áp dụng chính sách đe dọa, chia cắt từng nước trong vùng để làm chậm
trễ quá trình khai thác tài nguyên trong vùng.
Thỏa thuận hợp tác với Hoa Kỳ, Anh Quốc, Nhật Bản, Ấn Ðộ
để khai thác tài nguyên trong vùng thềm lục địa Việt Nam. Hoa Kỳ đã tỏ
thái độ rõ ràng trong việc tôn trọng chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ
của Việt Nam cũng như các công ước Quốc Tế.
Một
giải pháp cuối cùng là đưa vấn đề ra tòa án Quốc Tế dù rằng trong
nhiều khía cạnh Việt Nam không muốn làm như vậy. Trung cộng chưa bao
giờ đưa ra được bằng chứng vững chắc về chủ quyền của họ tại Hoàng Sa và
Trường Sa nên rất khó chứng thực đòi hỏi của Trung cộng , kéo dài 2,000
cây số từ đảo Hải Nam về phía Nam, tiến tới cả vùng biển của Indonesia.
Theo tiêu chuẩn quốc tế, đòi hỏi như thế là quá đáng. Việt Nam có nhiều
lợi thế để chứng tỏ chủ quyền của mình trong vùng này.
Quân Sự
Không
nên so sánh tương quan lực lượng giữa Trung cộng và Việt Nam nhất là
Hải Quân vì Trung cộng phát triển Hải Quân của họ không những để đối
đầu với Hoa Kỳ mà còn đến các nước có quyền lợi trong vùng Nhật Bản, Ấn
Độ, Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan, Đại Hàn, Đài Loan. Việt Nam dù nhỏ nhưng là
một tiền đồn quan trọng trong nỗ lực ngăn chận Hải Quân Trung cộng mở
rộng khu vực hoạt động của họ. Việc phối hợp và nhận sự giúp đở của Hoa
Kỳ và các quốc gia đồng minh là điều cần thiết vì Việt Nam là nước hứng
chịu áp lực quân sự đầu tiên từ Trung cộng .
Việc phát triển Hải Quân nên tập trung trong 4 lãnh vực: Phòng thủ cận
duyên - Hệ thống phát giác và chống tàu ngầm - Phòng thủ viễn duyên -
Phòng thủ chiến lược.
1) Phòng thủ cận duyên:
Phát triển hạm đội tàu đánh cá vũ trang.
Các tàu này sẽ là đội quân tiên phong trong nhiệm vụ bảo vệ lãnh hải dù
rằng phải hy sinh khi đối đầu với hải quân Trung cộng .
Phát
triển hệ thống phòng thủ duyên hải với các hỏa tiễn địa đối hải tầm
trung (200 km). Các hỏa tiễn này cũng có thể được trang bị trên các đảo
do Việt Nam kiểm soát trong vùng Trường Sa. Việc nhờ các vệ tinh Hoa Kỳ
để hướng dẫn các hỏa tiễn này cũng là điều đáng quan tâm.
Đóng các chiến hạm hạng trung từ 700 - 2,000 tấn dựa theo thiết kế của Nga trong việc đóng các chiến hạm thế hệ mới loại Molniya, Petya, Gepard.
2) Hệ thống phát giác và chống tàu ngầm:
Nhật
Bản là nước có hệ thống phát giác và chống tàu ngầm hữu hiệu nhất
thế giới. Sự kiện Nhật Bản hạ thủy chiếc Hàng Không Mẫu Hạm hạng nhẹ
chở trực thăng chống tàu ngầm loại Hyuga trọng tải 20,000 tấn vào năm
2007 cho thấy hoạt động chống tàu ngầm của Nhật Bản không chỉ giới hạn
xung quanh hải phận Nhật Bản.
Việt Nam nên nhờ sự giúp đỡ của Hoa Kỳ và Nhật Bản để thiết lập hệ
thống các phao định vị trong việc phát giác các tàu ngầm Trung cộng
dọc theo bờ biển Việt Nam cũng như trong vùng biển Đông. Ngoài ra,
Việt Nam cũng phải phát triển các phương tiện tấn công các tàu ngầm
(chiến hạm săn tàu ngầm, phi cơ tầm xa, trực thăng).
Hàng Không Mẫu Hạm chở trực thăng chống tàu ngầm loại Hyuga của Nhật Bản
3) Phòng thủ viễn duyên:
Việt Nam không có khả năng tuần tiểu viễn duyên một mình.
Trong tương lai, viễn tượng 1 hay 2 Hải Đoàn Đặc Nhiệm Hàng Không Mẫu
Hạm với các chiến hạm của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc Đại Lợi, Tân Tây
Lan tuần tiễu biển Đông chung với Việt Nam và các quốc gia ASEAN là
điều có thể hợp tác .
Đại Hàn đang đóng các khu trục hạm trang bị hệ thống Aegis với sự chuyển giao kỹ thuật từ hải quân Hoa Kỳ. Việt Nam nên thương lượng với Ðại Hàn để mua các khu trục hạm này. Cuộc viếng thăm Ðại Hàn của vị Tư Lệnh Hải Quân Việt Nam trong thời gian mới đây chắc cũng nhằm mục đích trên .
Ngoài ra, Philippines ở gần các đảo phía Ðông Trường Sa. Việt Nam
nên thương lượng với Philippines để có những cuộc tuần tiễu hỗn hợp
cũng như cho phép hải quân Việt Nam được dùng các căn cứ của Phi Luật Tân để sửa chữa và nghỉ ngơi khi cần thiết.
4) Phòng thủ chiến lược:
Hiện nay, các quốc gia đồng minh trong vùng, từ Nhật Bản , Ðại Hàn ,
Ðài Loan, không nhiều thì ít , đều phát triển quốc gia của
mình với sự bảo vệ của chiếc dù nguyên tử của Hoa Kỳ cũng như
tham gia hệ thống phòng thủ hỏa tiên. Hoa Kỳ nên giúp cho Việt Nam có
được một hệ thống phòng thủ như Hoa Kỳ đã và đang thiết lập tại Tây Âu,
Ðông Âu cũng như Do Thái, Nhật Bản (bài viết của giáo sư Arthur Waldron
có đề cập chi tiết hơn về vấn đề
này).
Hải cảng Cam Ranh, hiện nay vẫn còn trực thuộc bộ Quốc Phòng Việt Nam,
nên được phát triển đúng tiềm năng để biến thành một quân cảng và trung
tâm sửa chữa tàu bè lớn nhất vùng Đông Nam Á. Các chiến hạm Đồng Minh
có thể vào đây để nghỉ ngơi và sửa chữa.
Hải cảng Cam Ranh
KẾT LUẬN
Dù rằng Việt Nam đã cố gắng hết sức trong việc cân bằng mối quan hệ của
mình với Trung cộng và Hoa Kỳ nhưng Trung cộng luôn luôn tỏ thái độ
hiếu chiến và trịch thượng. Tờ Văn Hối báo, ra bằng tiếng Hoa ở
Hong Kong trong thời gian gần đây đã đăng bài viết nói rằng
Trung cộng cần “giảng cho Việt Nam một bài về thế nào là đồng
thuận.”
Việt
Nam không còn sự lựa chọn nào khác khi phải tìm một sự liên minh chiến
lược với Hoa Kỳ và các đồng minh trong vùng cũng như tăng tốc độ dân chủ
hóa Việt Nam để có được sự hậu thuẩn của toàn dân Việt Nam và đồng bào
Việt Kiều hải ngoại.
__._,_.___
Reply via web post | Reply to sender | Reply to group | Start a New Topic | Messages in this topic (1) |
No comments:
Post a Comment