Tìm lời giải cho việc máy bay F-117A bị bắn rơi tại Kosovo.
tka23 post

  Năm 1999, việc Nam Tư bắn rơi máy bay tàng hình F-117A của Mỹ bằng hỏa tiển  phòng không SA-3 đã gây được sự chú ý của các nhà phân tích quân sự. Từ đó đến nay đã có khá nhiều bài viết phân tích, đánh giá về mặt chiến-kỹ thuật trong trận chiến giữa vũ khí tàng hình và chống tàng hình,  đã được các nước trên thế giới phát triển. Bài  dưới đây cung cấp những thông tin mới chung quanh sự kiện này, đồng thời làm rõ thêm những ưu và nhược điểm của vũ khí tàng hình và chống tàng hình.

  Năm 1999, NATO, đứng đầu là Mỹ đã phát động chiến tranh chống Nam Tư. Trong cuộc chiến đó, với ưu thế trên không, liên quân NATO đã  oanh kích ngày đêm nhằm buộc Nam Tư phải khuất phục, giành thắng lợi với tổn thất ít nhất. Nhưng điều đáng nói nhất là trong cuộc chiến đó nhiều máy bay chiến đấu của liên quân đã bị bắn hạ, trong đó có cả một máy bay chiến đấu tàng hình F-117A, bị hỏa tiển  phòng không SA-3 do Nga sản xuất bắn rơi. Hiện nay, xác chiếc máy bay F-117A và hỏa tiển  SA-3 đang được trưng bày tại bảo tàng phòng không Nam Tư.
F-117A Nighthawk do công ty Lockheed Martin chế tạo, sản xuất năm 1978, bay thử lần đầu năm 1981 và chỉ sau 31 tháng hoàn thiện (8/1982 đến 7/1990) đã có 59 chiếc được chuyển giao cho Không quân Mỹ. Giá mỗi chiếc F-117A năm 1998 là 120 triệu USD.
Máy bay chiến đấu tàng hình F-117A được thiết kế dùng cho những nhiệm vụ đặc biệt trong giai đoạn đầu chiến tranh như: bắn phá các mục tiêu sở chỉ huy, trung tâm thông tin, trận địa phòng không, kho tàng vũ khí đặc biệt, sân bay và các dinh thự của nguyên thủ quốc gia, các cơ quan đầu não của đối phương.
F-117A lần đầu tiên được sử dụng vào ngày 21/12/1989 với số lượng 2 chiếc trong chiến dịch khi Mỹ can thiệp vào Panama. Sau đó liên tục được dùng trong chiến tranh Iraq lần 1 (1991), chiến tranh Nam Tư (1999) và gần đây nhất là chiến tranh Iraq lần 2 (2003).

Tính năng kỹ-chiến thuật:
- Kích thước (m):
   Dài: 20,3.
   Cao: 3,8.
   Sải cánh: 13,3.
- Diện tích mặt cánh: 105,90 m vuông.
- Động cơ: 2 động cơ GE F-404 công suất 71,2 kN.
- Vận tốc lớn nhất: 1040 km/h.
- Khối lượng:
   Cất cánh: 3885kg.
   Tối đa: 13600kg.
- Tải chiến đấu lớn nhất: 2270kg.
- Dự trữ nhiên liệu tối đa: 5500kg.
- Bán kính hoạt động (không tiếp dầu): 1060km.
- Phi hành đoàn : 1 người.
- Vũ khí:
   Bom: 2 bom GBU-12 Paveway II, 2 bom WCMD, 2 bom Mark 61, 2 bom GBU-10 hoặc GBU-27 (bom xuyên), 2 bom hạt nhân cỡ nhỏ B-61 và B-83.
  -Hoả tiển : 2 AGM-88 HARM (chống radar).
- Radar: Độ cao.
- Thiết bị trinh sát, bắt mục tiêu, dẫn đường: Quang điện tử/ hồng ngoại/ GPS.


Theo tạp chí "Hàng không và vũ trụ" của Nga, tháng 12/2006, 1 chiếc máy bay F-117A bị bắn rơi bởi  hỏa tiển  Igla ngày 20/1/1991 tại Iraq. 3 giờ ngày 14/9/1997 máy bay F-117A lại bị rơi tại căn cứ quân sự Holloman do trục trặc kỹ thuật. Trong chiến tranh Kosovo, phía Nam Tư tuyên bố bắn rơi 2 chiếc F-117A, 1 do SA-3 bắn, 1 do MiG-29 hạ. Như vậy, có thể đã có tới 4 chiếc trên 59 chiếc F-117A bị rơi do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, giới chức quân sự Mỹ chỉ thừa nhận tổn thất 1 chiếc, đó chính là chiếc F-117A bị  hỏa tiển  SA-3 bắn rơi ngày 27/3/1999 cách Bengrad 32km.

  Việc máy bay tàng hình F-117A bị hỏa tiển phòng không SA-3 ra đời trước đó 40 năm bắn rơi khiến cho quân đội Mỹ không khỏi suy nghĩ. Câu hỏi đặt ra là tại sao loại SA-3 lạc hậu hàng thập kỷ lại có thể bắn rơi máy bay chiến đấu có tính năng tàng hình tối tân  như F-117A? Nam Tư đã dùng phương pháp gì để phát hiện và bắn rơi F-117A?
Có  nguồn tin cho rằng máy bay F-117A đã bị radar phòng không Nam Tư phát hiện và bắn hạ khi đang mở khoang vũ khí dưới bụng máy bay. Tuy nhiên, thông tin này chưa thuyết phục. Trước hết, máy bay này bị bắn rơi khi chưa tấn  công . Thứ hai, thời gian mở khoang vũ khí của F-117A là rất ngắn, nếu radar có phát hiện ra thì cũng mất mục tiêu ngay lúc đó , không đủ tín hiệu để tiếp tục bám theo mục tiêu, chứ chưa nói tới việc dẫn hỏa tiển  tấn công. Nên nguồn  tin này chưa đủ tin cậy.

F-117A hiện nguyên hình trên cánh đồng Nam Tư.
  Trên thực tế, theo điều tra của Mỹ, có thể do phi công của chiếc F-117A mở sensor đo  siêu cao tần để hiệu chỉnh độ cao nên bị radar định vị thụ động Tamara do Cộng hòa Cezch chế tạo phát hiện, định vị và bám theo, sau đó bộ đội hỏa tiển  Nam Tư đã phóng  SA-3 theo sự dẫn đường của radar này để bắn hạ F-117A. Khi tác chiến cùng với radar thụ động Tamara,  SA-3 được đánh giá là lạc hậu, sử dụng không hiệu quả trong cuộc chiến ở Trung Đông đã phát huy được uy lực. Vậy, radar Tamara hoạt động theo nguyên lý nào, nó có cấu tạo thế nào để có thể tránh được những tác động do  áp chế điện tử?
Có một thắc mắc là tại sao xác chiếc F-117 giống như rơi do sự trục trặc kỷ thuật  hơn kiểu tan xác  khi bị trúng hỏa tiển  ?

Phải chăng hỏa tiển  được cho nổ theo toạ độ chứ không bám bắt khoá được mục tiêu ở giai đoạn cuối?
Radar thụ động Tamara:  Tổ hợp radar thụ động Tamara (KRTP-91) do Công ty kỹ thuật Era - Cộng hòa Cezch nghiên cứu chế tạo, được NATO gọi là Trash Can. Khác với radar truyền thống phải phát sóng để phát giác  và bám mục tiêu, radar thụ động không phát sóng mà dựa vào việc thu bắt tất cả tín hiệu điện từ phát ra từ mục tiêu để phát hiện và bám bắt. Máy bay dù nhỏ đến đâu, dùng biện pháp tàng hình radar nào thì vẫn có thiết bị phát sóng vô tuyến để liên lạc với bên ngoài như: liên lạc vô tuyến với chỉ huy, với quân bạn, thiết bị đo cao vô tuyến, radar, hệ thống đường truyền số liệu và hệ thống đối phó,  áp chế hỏa tiển  phòng không...radar định vị thụ động khai thác những yếu điểm này để phát giác  mục tiêu.

Một đài radar Tamara  lưu động.
  Công nghệ radar thụ động có bề dày lịch sử tương đối dài và phát triển khá mạnh trong những năm gần đây. Ngay từ thập kỷ 60-TK20, Cộng hòa Cezch đã bắt tay vào nghiên cứu chế tạo radar định vị thụ động. Hệ radar này được coi là thế hệ đầu của radar Tamara ngày nay. Trên thực tế hệ radar này chưa được sử dụng để dẫn hỏa tiển, do vậy các nước NATO cũng chưa nắm được tính năng thực tế, đặc biệt là khả năng phát giác  máy bay tàng hình của nó. Các radar định vị thụ động dò tìm mục tiêu theo phương thức phân tán và định vị theo nguyên lý "tam giác đạc". Phương thức  khai triển của một đơn vị radar Tamara gồm ba đài phân tán, mỗi đài bao quát vùng quạt rộng 120 độ (ba đài có thể bao quát toàn bộ phương vị 360 độ). Mỗi đài radar có máy thu tín hiệu điện từ độ nhạy  cao, mạng antena có kích thước lớn: dài 1,3m, rộng 0,9m, nặng 120kg, có thể thu bắt các tín hiệu điện từ làm việc trên dải tần 1 đến 18Ghz.
      Khi ba đài radar làm việc ở ba địa điểm khác nhau có thể cùng đồng thời thu bắt được mọi tín hiệu trên không trung. Do vậy, dưới sự giám sát của hệ thống Tamara, dù là máy bay tàng hình, nhưng chỉ cần mở bất cứ một thiết bị nào phát xạ sóng điện từ ra bên ngoài như radar, máy thông tin vô tuyến hoặc thiết bị đo cao vô tuyến..., đều khó thóat khỏi sự phát giác  và theo dõi của hệ radar này.
Tín hiệu thu được từ ba đài radar định vị thụ động ở ba địa điểm khác nhau được đưa về bộ phận xử lý tín hiệu của đài trung tâm. Bằng phương pháp định vị theo nguyên tắc "vi sai thời gian tới của tín hiệu" (TDOA) mục tiêu mà ba đài thu bắt được, người ta có thể tính tóan tọa độ của mục tiêu (phương vị, cự li) bằng tam giác đạc. Nếu tăng số đài radar lên đến bốn đài, có thể xác định được tọa độ mục tiêu theo ba chiều (3D): phương vị, cự ly và độ cao. Những tham số mục tiêu xác lập được có thể được chuyển thẳng tới tổ hợp hỏa tiển  phòng không có điều khiển như SA-3 để đánh chặn mục tiêu mà không cần mở radar trinh sát của tổ hợp hỏa tiển .

 Hệ thống Vera-E trên đường di động.
  Radar Tamara có thể trinh sát hiệu quả trong vùng quạt có bán kính 250km, có thể đồng thời bám 70 - 100 mục tiêu trên không. Phiên bản di động của hệ radar này có tên Vera-E, vùng trinh sát hiệu quả có thể đạt 450km nếu sử dụng máy tính xử lý tín hiệu tốc độ cao để tính tóan kết hợp với antena thu độ nhạy cao hơn. Vùng trinh sát càng rộng với các tín hiệu nằm trong dải tần từ 0,1 đến 40 GHz.
  Vì radar Tamara có thể phát giác  được máy bay F-117A của Mỹ trong thực chiến nên nhiều nước trên thế giới rất quan tâm đến hệ radar này.  Qua công ty xuất nhập cảng  quân sự Omnipol, năm 2004, Trung cộng  đã đặt mua của Cộng hòa Cezch tất cả 6 hệ thống Vera-E trị giá 55,7 triệu USD song Mỹ đã gây sức ép với Thủ tướng Cezch không được bán hàng quân sự cho Trung cộng , vì vậy hợp đồng đã không được thực hiện.

  Khi bố trí.
  Hệ radar định vị thụ động Tamara cùng với các loại radar khác của Nam Tư đã góp phần không nhỏ vào chiến công bắn rơi tại chỗ F-117A trong cuộc chiến Kosovo năm 1999. Đặc biệt, theo tổng kết của Nam Tư thì trong thời gian đầu chiến tranh, khi bị  áp chế điện tử mãnh liệt, trong khi các loại radar hiện đại sử dụng sóng dm, cm Nam Tư mua của Đức, Mỹ bị tê liệt thì những đài radar cũ kỹ dùng sóng m như P-12/18/35 của Liên Xô sản xuất vẫn hoạt động tốt.
  Câu hỏi còn lại ở đây là tổ hợp hỏa tiển  SA-3 cũ kỹ của Nam Tư khi kết hợp với radar Tamara đã phát huy uy lực như thế nào? Chiếc F-117A đã bị bắn rơi do đâu?
Tổ hợp hỏa tiển phòng không SA-3:  Tổ hợp hỏa tiển phòng không SA-3 Goa (S-125) là hệ thống hỏa tiển đất đối không tầm trung và tầm thấp thế hệ 2 của Liên Xô trước đây. Tổ hợp hỏa tiển này được nghiên cứu và phát triển từ những năm 50 của TK20. Đến năm 1961, nó chính thức được đưa vào  bộ đội phòng không Liên Xô, để bảo vệ yếu địa. Đơn vị tác chiến  của SA-3 là cấp tiểu đoàn, một tiểu đoàn hỏa lực gồm 1 đài radar dẫn đường, antena quét cơ điện có thể bám đồng thời 6 mục tiêu, 4 bệ phóng liên hoàn (2 hoặc 4 hỏa tiển tùy từng loại S-125 hay S-125M). Cứ 3 đến 4 tiểu đoàn hỏa lực sẽ có 1 tiểu đòan bảo đảm kỹ thuật, tất cả hợp thành biên chế cấp trung đoàn.

Bệ phóng hỏa tiển  SA-3 (S-125M)
  Tổ hợp SA-3 kết hợp với tổ hợp hỏa tiển  phòng không tầm trung, cao SA-2 hoàn thiện lưới hỏa lực từ thấp đến cao. SA-3 sử dụng hỏa tiển 5V27, cùng dạng và có thể sử dụng chung với hỏa tiển phòng không trên hạm SA-N-1. hỏa tiển 5V27 dài 6,7m; đường kính 55,2cm; nặng 980kg (kể cả tầng 1-khởi tốc). Tầm bắn hiệu quả của hỏa tiển5V27 là 25km, trần bắn hiệu quả là 18km.
  Phương thức dẫn đường của SA-3 là dẫn theo lệnh vô tuyến trên toàn hành trình (phương thức này thường được Liên Xô áp dụng cho các loại hỏa tiển phòng không tầm trung và tầm xa). Trình tự tác chiến của SA-3 như sau: Radar P-15 làm việc trên băng C (5,45GHz) bắt được mục tiêu, nó chuyển giao các thông số cho radar điều khiển hỏa lực SNR-125 bám bắt mục tiêu. Sau khi hỏa tiển phóng đi, radar SNR-125 tiếp tục bám đuổi mục tiêu, đồng thời truyền lệnh dẫn vô tuyến tới hỏa tiển, antena thu tín hiệu ở cánh đuôi hỏa tiển nhận lệnh dẫn điều khiển hỏa tiển bay tới mục tiêu. Khi tiếp xúc mục tiêu, hỏa tiển sẽ kích nổ đầu đạn phá mảnh bằng ngòi vô tuyến để tấn công mục tiêu bằng hàng trăm mảnh kim loại. Khối lượng của đầu đạn hỏa tiển nổ mảnh là 72kg, bán kính sát thương hiệu quả là 12,5m.
Tổ hợp hỏa tiển SA-3 còn có một phiên bản sử dụng bệ phóng kép, đặt trên xe Zil-131 cấu hình 6x6 hoặc Zil-151. Loại này nâng cao tính cơ động và có thêm một dải tần quang học để dẫn hỏa tiển trong trường hợp bị nhiễu điện từ nặng nhưng cũng có hạn chế là thời gian chuyển trạng thái từ hành quân sang sẵn sàng chiến đấu khá dài, tới 90 phút.
  Tổ hợp hỏa tiển SA-3 ngoài trang bị cho  phòng không Liên Xô còn được xuất  cho nhiều nước Đông Âu và Trung Đông. Trong cuộc chiến ở Trung Đông, hỏa tiển phòng không SA-3 của Arab đã không phát huy được hiệu quả do sự  gây nhiễu điện tử của Israel quá mạnh, tỉ lệ bắn trúng mục tiêu rất thấp. Lực lượng phòng không Arab lúc đó  dựa vào các loại SA-6, SA-8 (thế hệ sau của SA-3) để  phòng không. Mặc dù vậy hiện tại còn khá nhiều quốc gia đang duy trì loại SA-3 . Để nâng cấp, tăng hạn sử dụng cho SA-3, những năm 90 TK20, Nga đã nâng cấp cho SA-3, đó là loại Pechora-2T áp dụng công nghệ điện tử, số hóa.

Tổ hợp Pechora-2T
  Các  nâng cấp của SA-3 Pechora-2T bao gồm: Radar điều khiển hỏa lực SNR-125-2T, tăng hạn sử dụng cho tên lửa 5V27, hệ thống máy tính số hóa mới và đài radar đa chức năng, máy thu siêu cao tần tạp âm thấp, phương tiện vận chuyển, cơ động mới (có thể dùng các loại xe việt dã  8x8), cải tiến hệ thống truyền lệnh và hệ thống phóng. Bảng dưới đây so sánh tính năng SA-3 Pechora-2T với tổ hợp SA-3 cũ:

     Tính năng                                                   SA-3                                              SA-3-2T
1, Thời gian chuyển trạng thái SSCĐ                   90 phút                                          20 phút
2, Số mục tiêu tác chiến đồng thời                       1                                                    2
3, Vận tốc hỏa tiển  (max)                                     700m/s                                          900m/s
4, Tầm phóng hiệu quả                                       18km                                             25km
5, Trần phóng hiệu quả                                       25km                                             35km
6, Hệ số kháng nhiễu                                          24w/MHz                                        2700w/MHz
7, Xác suất tiêu diệt mục tiêu:
   - Máy bay cánh cố định                                   0,45 - 0,87                                      0,85 - 0,96
   - Máy bay trực thăng                                         0,17 - 0,67                                      0,40 - 0,80
   - Hỏa tiển  hành trình                                        0,04 - 0,48                                      0,30 - 0,85
TỔNG HỢP 

 


 

__._,_.___
Reply via web post Reply to sender Reply to group Start a New Topic Messages in this topic (1)
Recent Activity: