Monday, February 24, 2014

[PhoNang] NGA MƯU TÍNH GÌ Ở UKRAINE

anh truong
To anhtruong
Feb 23 at 3:35 PM
 PUTIN CON CÁO GIÀ CỦA NGA- DÙNG MỌI THỦ ĐỌAN  - LÔI KÉO UKRAINE THEO NGA- HY VỌNG ĐỔ TIỀN CỦA VÀO  SOCHI- NGA THÀNH CÔNG THẾ VẬN NÀY -DÂN  UKRAINE VỐN HÂM HỘ THỂ THAO SẼ PHỤC TÙNG - MƯU SỰ CỦA PUTIN BỊ TÂY ÂU BẺ GÃY TRƯỚC KHI SOCHI BẾ MẠC -MÀN KẾ TIẾP XEM PUTIN QUẬY CỠ NÀO
NGA MƯU TÍNH GÌ Ở UKRAINE
tka23 post
Lần đầu tiên từ chiến tranh Balkans, xung đột đẫm máu đã xuất hiện ở ngưỡng cửa châu Âu.
Đất nước Ukraine với 46 triệu dân là gạch nối địa lý giữa Nga và EU, đồng thời cũng là miếng xương khó nuốt giữa Đông và Tây.
Lần đầu tiên từ khi bức tường Berlin sụp đổ năm 1989, mâu thuẫn Đông-Tây xuất hiện trong lòng châu Âu. Theo báo New York Times (Mỹ), cuộc biểu tình đòi Tổng thống Viktor Yanukovych từ chức kéo dài ba tháng qua ở Ukraine ,bắt nguồn từ sự kiện tổng thống Ukraine không ký hiệp định liên kết Ukraine-Liên minh châu Âu (EU).
Hiệp định liên kết EU là gì?
Mọi chuyện bắt đầu vào ngày 21-11-2013. Chính phủ Ukraine ban hành sắc lệnh yêu cầu ngưng chuẩn bị ký kết hiệp định liên kết Ukraine-EU.
Thủ tướng Mykola Azarov giải thích sắc lệnh được ban hành nhằm bảo đảm an ninh quốc gia cho Ukraine,  sau khi cân nhắc kỹ hậu quả trong quan hệ thương mại với Nga nếu hiệp định được ký kết.
Đây là quyết định hết sức bất ngờ của Ukraine vì sau sáu năm trời ròng rã thương thảo, dự trù hiệp định liên kết sẽ được ký kết tại hội nghị  lần thứ ba về chương trình Đối tác phương Đông của EU tại thủ đô Vilnius (Litva) vào ngày 29-11-2013.
Chương trình Đối tác phương Đông của EU được khởi đầu từ năm 2009 với hai nước Thụy Điển và Ba Lan. Mục tiêu của chương trình Đối tác phương Đông là hình thành khu vực thương mại tự do gồm EU với sáu nước cộng hòa Liên Xô cũ (Azerbaijan, Armenia, Belarus, Ukraine, Grudia và Moldavia). Mục đích cuối cùng là sáu nước này có thể gia nhập EU.
Dù vậy chỉ có Grudia và Moldavia đồng ý liên kết với EU trong khi bốn nước còn lại không đồng ý. Ngay cả viễn ảnh sáu nước cộng hòa Liên Xô cũ nêu trên gia nhập vào EU cũng chưa đạt được đồng thuận trong 28 nước thành viên EU. Ví dụ, Pháp cho rằng liên kết là một chuyện, còn gia nhập lại là chuyện khác.

 
Quảng trường Độc Lập ở Kiev trong cuộc đụng độ đẫm máu ngày 18-2. Ảnh: AP
Vì sao Ukraine không ký?
Từ lâu Tổng thống Viktor Yanukovych đã cam kết sẽ ký kết hiệp ước liên kết với EU để thúc đẩy Ukraine hội nhập kinh tế khu vực. Tháng 3-2013, chính ông đã chỉ thị chính phủ thúc đẩy công tác chuẩn bị ký kết hiệp định liên kết với EU.
Sau khi Liên Xô tan rã, Ukraine tuyên bố độc lập vào năm 1991, người dân Ukraine nhìn sang EU như một thế giới khác đầy hy vọng. Họ tin rằng hội nhập vào EU sẽ ngăn chặn được vấn nạn tham nhũng và nâng cao trách nhiệm của bộ máy cầm quyền Ukraine. Họ háo hức trông chờ ngày hiệp định liên kết với EU được ký kết, thế nhưng cuối cùng mơ ước đã sụp đổ.
Tổng thống Viktor Yanukovych đã chọn giải pháp ngả về phía Nga bởi Ukraine phụ thuộc phần lớn nguồn cung cấp khí đốt từ Nga. Giữa tháng 8-2013, tức ba tháng trước khi Ukraine dự tính ký hiệp định liên kết với EU, hải quan Nga đột ngột tạm ngưng nhập cảng  vô thời hạn hàng hóa từ Ukraine với lý do hàng hóa Ukraine bị xếp vào danh mục tiềm ẩn nguy hiểm. Phe đối lập ở Ukraine lập tức tố cáo Nga phát động cuộc chiến thương mại nhằm ngăn cản Ukraine liên kết với EU.
Bốn giai đoạn biểu tình
Tháng 11-2013, biểu tình bùng nổ: Đêm 21-11-2013, theo lời kêu gọi của phe đối lập, khoảng 2.000 người bắt đầu tụ tập ở quảng trường Độc Lập tại thủ đô Kiev để phản đối sắc lệnh ngừng chuẩn bị ký kết hiệp định liên kết giữa Ukraine với EU. Họ chỉ trích Tổng thống Viktor Yanukovych phản bội lợi ích quốc gia và phục tùng Moscow. Ba ngày sau, số người biểu tình tăng lên gần 200.000 người.
Quảng trường Độc Lập còn gọi là quảng trường Maidan, do đó những người biểu tình được gọi là phong trào Euromaidan (ủng hộ gia nhập EU). Phong trào Euromaidan gồm đủ mọi thành phần, từ phe đối lập, đảng dân tộc chủ nghĩa Svoboda đến các tổ chức cực đoan như Pravyi Sektor hay Spilna Sprava.
Tháng 12-2013, khủng hoảng chính trị: Biểu tình chuyển sang  bạo lực khi 1.000 cảnh sát đặc nhiệm Berkut (Bộ Nội vụ) tiến vào quảng trường Độc Lập giải tán biểu tình bằng ma trắc và hơi cay vào rạng sáng 30-11-2013. Hôm sau, 300.000 người tuần hành ở trung tâm Kiev và tái chiếm quảng trường, chiếm giữ tòa thị chính Kiev đồng thời gây bạo loạn.
Phe đối lập mong muốn Quốc hội bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với Tổng thống Viktor Yanukovych nhưng thất bại. Chính phủ ra tối hậu thư cho người biểu tình rút khỏi tòa thị chính Kiev. Ngày 10-12-2013, lực lượng đặc nhiệm tổ chức tấn công giải tỏa biểu tình ở quảng trường Độc Lập nhưng không thành công.
Tháng 1-2014, hạn chế biểu tình: Ngày 16-1, Quốc hội thông qua  dự luật chống biểu tình (11 dự luật) với các quy định hình sự hóa mọi hình thức biểu tình.
 Ví dụ: Người phong tỏa công sở bị phạt tù 10 năm; người biểu tình mang mặt nạ, mũ bảo hiểm hoặc dựng lều trái phép nơi công cộng bị phạt tiền nặng hoặc bị phạt tù; người phỉ báng quan chức bị phạt một năm lao động cải tạo.
Ba ngày sau, 200.000 người đã biểu tình ở quảng trường Độc Lập để phản đối các luật chống biểu tình mà họ gọi là “luật độc tài”. Hàng ngàn người tuần hành đến tòa nhà Quốc hội. Đụng độ dữ dội xảy ra với cảnh sát.
Trước tình thế dầu sôi lửa bỏng, Tổng thống Viktor Yanukovych đã phải nhượng bộ. Ngày 25-1, ông chấp thuận cho Thủ tướng Mykola Azarov từ chức, sa thải toàn bộ nội các và đề nghị hai ghế thủ tướng và phó thủ tướng cho hai lãnh đạo phe đối lập. Phe đối lập từ chối. Ngày 29-1, Quốc hội hủy bỏ các luật chống biểu tình.
Tháng 2-2014, biểu tình leo thang: Ngày 14-2, chính quyền trả tự do cho toàn bộ 234 người biểu tình bị bắt. Dù vậy phe đối lập vẫn đòi bầu cử tổng thống trước thời hạn và sửa đổi hiến pháp. Ngày 18-2, trong lúc Quốc hội họp bàn về sửa đổi hiến pháp, những người biểu tình tuần hành đến tòa nhà Quốc hội để kêu gọi khôi phục hiến pháp năm 2004.
Đụng độ đẫm máu xảy ra với cảnh sát. Hôm sau, xung đột tái diễn và gây thương vong lớn. Thủ đô Kiev trở thành bãi chiến trường. Theo Bộ Y tế, đã có 82 người chết và 622 người bị thương. Ba ngoại trưởng Pháp, Đức và Ba Lan đến Kiev tổ chức thương lượng.
Tổng thống Viktor Yanukovych tiếp tục nhượng bộ. Ngày 21-2, ông ký kết thỏa thuận giải quyết khủng hoảng với phe đối lập. Tuy nhiên, thỏa thuận này đã không cứu được tình hình Ukraine.
Liên minh Ukraine-Nga
Ngày 17-12, tại cuộc tham vấn Nga-Ukraine lần thứ sáu ở Nga, Tổng thống Vladimir Putin và Tổng thống Viktor Yanukovych đã ký kết thỏa thuận mang tênKế hoạch hành động Ukraine-Nga. Theo thỏa thuận mới ký, Nga cam kết mua trái phiếu chính phủ Ukraine trị giá tổng cộng 15 tỉ USD và giảm 1/3 giá bán khí đốt cho Ukraine. Ngoài ra, Nga cũng đồng ý nhập  trở lại hàng hóa của Ukraine.
Tổng thống Putin tuyên bố thỏa thuận trên không gắn với bất kỳ điều kiện nào. Tuy nhiên, Reuters nhận định thỏa thuận này là phần thưởng của Nga nhằm đáp lại chuyện Ukraine không ký kết hiệp định liên kết Ukraine-EU. Thỏa thuận Ukraine-Nga như châm thêm dầu vào lửa. Những người biểu tình ủng hộ gia nhập EU càng quyết tâm bám trụ tại quảng trường Độc Lập.
Về ý đồ chiến lược, Nga dự định đến năm 2015 sẽ lập một liên minh thuế quan Âu-Á để tiến đến một liên minh chính trị và kinh tế trong khu vực. Liên minh này sẽ trở thành sức mạnh để Nga đối đầu về kinh tế với châu Âu. Trong liên minh, Ukraine với 46 triệu dân sẽ chiếm vai trò then chốt
TỔNG HỢP
__._,_.___
Reply via web post Reply to sender Reply to group Start a New Topic Messages in this topic (1)

[PhoNang] NGA MƯU TÍNH GÌ Ở UKRAINE

anh truong
To anhtruong
Feb 23 at 3:35 PM
 PUTIN CON CÁO GIÀ CỦA NGA- DÙNG MỌI THỦ ĐỌAN  - LÔI KÉO UKRAINE THEO NGA- HY VỌNG ĐỔ TIỀN CỦA VÀO  SOCHI- NGA THÀNH CÔNG THẾ VẬN NÀY -DÂN  UKRAINE VỐN HÂM HỘ THỂ THAO SẼ PHỤC TÙNG - MƯU SỰ CỦA PUTIN BỊ TÂY ÂU BẺ GÃY TRƯỚC KHI SOCHI BẾ MẠC -MÀN KẾ TIẾP XEM PUTIN QUẬY CỠ NÀO
NGA MƯU TÍNH GÌ Ở UKRAINE
tka23 post
Lần đầu tiên từ chiến tranh Balkans, xung đột đẫm máu đã xuất hiện ở ngưỡng cửa châu Âu.
Đất nước Ukraine với 46 triệu dân là gạch nối địa lý giữa Nga và EU, đồng thời cũng là miếng xương khó nuốt giữa Đông và Tây.
Lần đầu tiên từ khi bức tường Berlin sụp đổ năm 1989, mâu thuẫn Đông-Tây xuất hiện trong lòng châu Âu. Theo báo New York Times (Mỹ), cuộc biểu tình đòi Tổng thống Viktor Yanukovych từ chức kéo dài ba tháng qua ở Ukraine ,bắt nguồn từ sự kiện tổng thống Ukraine không ký hiệp định liên kết Ukraine-Liên minh châu Âu (EU).
Hiệp định liên kết EU là gì?
Mọi chuyện bắt đầu vào ngày 21-11-2013. Chính phủ Ukraine ban hành sắc lệnh yêu cầu ngưng chuẩn bị ký kết hiệp định liên kết Ukraine-EU.
Thủ tướng Mykola Azarov giải thích sắc lệnh được ban hành nhằm bảo đảm an ninh quốc gia cho Ukraine,  sau khi cân nhắc kỹ hậu quả trong quan hệ thương mại với Nga nếu hiệp định được ký kết.
Đây là quyết định hết sức bất ngờ của Ukraine vì sau sáu năm trời ròng rã thương thảo, dự trù hiệp định liên kết sẽ được ký kết tại hội nghị  lần thứ ba về chương trình Đối tác phương Đông của EU tại thủ đô Vilnius (Litva) vào ngày 29-11-2013.
Chương trình Đối tác phương Đông của EU được khởi đầu từ năm 2009 với hai nước Thụy Điển và Ba Lan. Mục tiêu của chương trình Đối tác phương Đông là hình thành khu vực thương mại tự do gồm EU với sáu nước cộng hòa Liên Xô cũ (Azerbaijan, Armenia, Belarus, Ukraine, Grudia và Moldavia). Mục đích cuối cùng là sáu nước này có thể gia nhập EU.
Dù vậy chỉ có Grudia và Moldavia đồng ý liên kết với EU trong khi bốn nước còn lại không đồng ý. Ngay cả viễn ảnh sáu nước cộng hòa Liên Xô cũ nêu trên gia nhập vào EU cũng chưa đạt được đồng thuận trong 28 nước thành viên EU. Ví dụ, Pháp cho rằng liên kết là một chuyện, còn gia nhập lại là chuyện khác.

 
Quảng trường Độc Lập ở Kiev trong cuộc đụng độ đẫm máu ngày 18-2. Ảnh: AP
Vì sao Ukraine không ký?
Từ lâu Tổng thống Viktor Yanukovych đã cam kết sẽ ký kết hiệp ước liên kết với EU để thúc đẩy Ukraine hội nhập kinh tế khu vực. Tháng 3-2013, chính ông đã chỉ thị chính phủ thúc đẩy công tác chuẩn bị ký kết hiệp định liên kết với EU.
Sau khi Liên Xô tan rã, Ukraine tuyên bố độc lập vào năm 1991, người dân Ukraine nhìn sang EU như một thế giới khác đầy hy vọng. Họ tin rằng hội nhập vào EU sẽ ngăn chặn được vấn nạn tham nhũng và nâng cao trách nhiệm của bộ máy cầm quyền Ukraine. Họ háo hức trông chờ ngày hiệp định liên kết với EU được ký kết, thế nhưng cuối cùng mơ ước đã sụp đổ.
Tổng thống Viktor Yanukovych đã chọn giải pháp ngả về phía Nga bởi Ukraine phụ thuộc phần lớn nguồn cung cấp khí đốt từ Nga. Giữa tháng 8-2013, tức ba tháng trước khi Ukraine dự tính ký hiệp định liên kết với EU, hải quan Nga đột ngột tạm ngưng nhập cảng  vô thời hạn hàng hóa từ Ukraine với lý do hàng hóa Ukraine bị xếp vào danh mục tiềm ẩn nguy hiểm. Phe đối lập ở Ukraine lập tức tố cáo Nga phát động cuộc chiến thương mại nhằm ngăn cản Ukraine liên kết với EU.
Bốn giai đoạn biểu tình
Tháng 11-2013, biểu tình bùng nổ: Đêm 21-11-2013, theo lời kêu gọi của phe đối lập, khoảng 2.000 người bắt đầu tụ tập ở quảng trường Độc Lập tại thủ đô Kiev để phản đối sắc lệnh ngừng chuẩn bị ký kết hiệp định liên kết giữa Ukraine với EU. Họ chỉ trích Tổng thống Viktor Yanukovych phản bội lợi ích quốc gia và phục tùng Moscow. Ba ngày sau, số người biểu tình tăng lên gần 200.000 người.
Quảng trường Độc Lập còn gọi là quảng trường Maidan, do đó những người biểu tình được gọi là phong trào Euromaidan (ủng hộ gia nhập EU). Phong trào Euromaidan gồm đủ mọi thành phần, từ phe đối lập, đảng dân tộc chủ nghĩa Svoboda đến các tổ chức cực đoan như Pravyi Sektor hay Spilna Sprava.
Tháng 12-2013, khủng hoảng chính trị: Biểu tình chuyển sang  bạo lực khi 1.000 cảnh sát đặc nhiệm Berkut (Bộ Nội vụ) tiến vào quảng trường Độc Lập giải tán biểu tình bằng ma trắc và hơi cay vào rạng sáng 30-11-2013. Hôm sau, 300.000 người tuần hành ở trung tâm Kiev và tái chiếm quảng trường, chiếm giữ tòa thị chính Kiev đồng thời gây bạo loạn.
Phe đối lập mong muốn Quốc hội bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với Tổng thống Viktor Yanukovych nhưng thất bại. Chính phủ ra tối hậu thư cho người biểu tình rút khỏi tòa thị chính Kiev. Ngày 10-12-2013, lực lượng đặc nhiệm tổ chức tấn công giải tỏa biểu tình ở quảng trường Độc Lập nhưng không thành công.
Tháng 1-2014, hạn chế biểu tình: Ngày 16-1, Quốc hội thông qua  dự luật chống biểu tình (11 dự luật) với các quy định hình sự hóa mọi hình thức biểu tình.
 Ví dụ: Người phong tỏa công sở bị phạt tù 10 năm; người biểu tình mang mặt nạ, mũ bảo hiểm hoặc dựng lều trái phép nơi công cộng bị phạt tiền nặng hoặc bị phạt tù; người phỉ báng quan chức bị phạt một năm lao động cải tạo.
Ba ngày sau, 200.000 người đã biểu tình ở quảng trường Độc Lập để phản đối các luật chống biểu tình mà họ gọi là “luật độc tài”. Hàng ngàn người tuần hành đến tòa nhà Quốc hội. Đụng độ dữ dội xảy ra với cảnh sát.
Trước tình thế dầu sôi lửa bỏng, Tổng thống Viktor Yanukovych đã phải nhượng bộ. Ngày 25-1, ông chấp thuận cho Thủ tướng Mykola Azarov từ chức, sa thải toàn bộ nội các và đề nghị hai ghế thủ tướng và phó thủ tướng cho hai lãnh đạo phe đối lập. Phe đối lập từ chối. Ngày 29-1, Quốc hội hủy bỏ các luật chống biểu tình.
Tháng 2-2014, biểu tình leo thang: Ngày 14-2, chính quyền trả tự do cho toàn bộ 234 người biểu tình bị bắt. Dù vậy phe đối lập vẫn đòi bầu cử tổng thống trước thời hạn và sửa đổi hiến pháp. Ngày 18-2, trong lúc Quốc hội họp bàn về sửa đổi hiến pháp, những người biểu tình tuần hành đến tòa nhà Quốc hội để kêu gọi khôi phục hiến pháp năm 2004.
Đụng độ đẫm máu xảy ra với cảnh sát. Hôm sau, xung đột tái diễn và gây thương vong lớn. Thủ đô Kiev trở thành bãi chiến trường. Theo Bộ Y tế, đã có 82 người chết và 622 người bị thương. Ba ngoại trưởng Pháp, Đức và Ba Lan đến Kiev tổ chức thương lượng.
Tổng thống Viktor Yanukovych tiếp tục nhượng bộ. Ngày 21-2, ông ký kết thỏa thuận giải quyết khủng hoảng với phe đối lập. Tuy nhiên, thỏa thuận này đã không cứu được tình hình Ukraine.
Liên minh Ukraine-Nga
Ngày 17-12, tại cuộc tham vấn Nga-Ukraine lần thứ sáu ở Nga, Tổng thống Vladimir Putin và Tổng thống Viktor Yanukovych đã ký kết thỏa thuận mang tênKế hoạch hành động Ukraine-Nga. Theo thỏa thuận mới ký, Nga cam kết mua trái phiếu chính phủ Ukraine trị giá tổng cộng 15 tỉ USD và giảm 1/3 giá bán khí đốt cho Ukraine. Ngoài ra, Nga cũng đồng ý nhập  trở lại hàng hóa của Ukraine.
Tổng thống Putin tuyên bố thỏa thuận trên không gắn với bất kỳ điều kiện nào. Tuy nhiên, Reuters nhận định thỏa thuận này là phần thưởng của Nga nhằm đáp lại chuyện Ukraine không ký kết hiệp định liên kết Ukraine-EU. Thỏa thuận Ukraine-Nga như châm thêm dầu vào lửa. Những người biểu tình ủng hộ gia nhập EU càng quyết tâm bám trụ tại quảng trường Độc Lập.
Về ý đồ chiến lược, Nga dự định đến năm 2015 sẽ lập một liên minh thuế quan Âu-Á để tiến đến một liên minh chính trị và kinh tế trong khu vực. Liên minh này sẽ trở thành sức mạnh để Nga đối đầu về kinh tế với châu Âu. Trong liên minh, Ukraine với 46 triệu dân sẽ chiếm vai trò then chốt
TỔNG HỢP
__._,_.___
Reply via web post Reply to sender Reply to group Start a New Topic Messages in this topic (1)

Thursday, February 20, 2014





alt
 
 
Bức ảnh làm rộ tin đồn Putin đã tái hôn

Quang Nguyen duyquang45@yahoo.com

 
Những đồn đoán về đời sống tình cảm của Tổng thống Nga Putin lại trỗi dậy vào tối qua sau khi một cảnh trên truyền hình cho thấy bạn gái tin đồn của nhà lãnh đạo này đang đeo "nhẫn cưới".

ảnh, bằng chứng, Putin, tái hôn
Trong khi Tổng thống Nga đang chủ trì việc tổ chức Thế vận hội mùa đông ở Sochi, nhà vô địch thể dục duyên dáng Alina Kabyeva, 30 tuổi, có mặt tại một sự kiện thể thao dành cho trẻ em ở thành phố Nizhnekamsk, nơi cô để lộ ngón tay phải đeo nhẫn trước nhóm quay phim của đài truyền hình, và làm dấy lên những bình luận trên internet.
ảnh, bằng chứng, Putin, tái hôn 
Tổng thống Putin, 61 tuổi, cũng đeo nhẫn cưới trong một cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Ai Cập vào tuần trước, trước khi một trang web thân thiện với Kremlin rút lại bức ảnh mà họ cho biết đó là ảnh cũ, có từ tháng 6 năm ngoái khi Putin và vợ Lyudmila công bố việc ly hôn.
Phụ nữ Nga thường đeo nhẫn cưới ở bên tay phải.
ảnh, bằng chứng, Putin, tái hôn
 
Kremlin trước đây phủ nhận tin Putin đã kết hôn với Kabayeva ở thành phố Valdai vào tháng 9 năm ngoái.
Vào thời điểm đó, Alexei Navalny, đối thủ chính trị của Putin đã viết trên mạng xã hội rằng "Tôi được thông báo là Putin và Kabayeva hôm nay đã kết hôn ở tu viện Iver. Toàn bộ Valdai bị phong tỏa’.
ảnh, bằng chứng, Putin, tái hôn 
Tuy nhiên, phát ngôn viên của Tổng thống Putin Dmitry Peskov sau đó bác bỏ tin trên.
Các trợ lý của Tổng thống Putin liên tục phủ nhận ông có quan hệ tình cảm với vận động viên thể dục trên. Thông tin hai người có con chung cũng bị bác bỏ.
Tuần qua, Tổng thống Putin ngụ ý ông có thể ra tranh cử tiếp vào 2018.
  • Hoài Linh (Theo DailyMail)

__._,_.___
Reply via web post Reply to sender Reply to group Start a New Topic Messages in this topic (1)
CHƯƯƠNG TRÌNH TÂN XUÂN HỘI NGỘ HỘI THÂN HỮU NINH THUẬN CHỦ NHẬT NGÀY 23 THÁNG 2 NĂM 2014
TẠI EMERALD BAY RESTAURANTI  

 Tiếp Tân: từ 10 AM -12PMII 
 Khai mạc: 12 PM       
1.  Ông Trần văn Tiềm Trưởng Ban Tổ Chức khai mạc buổi lễ           
a/. Mời Miên Du Dalat và ban hợp ca Ninh Thuận lên sân khấu           
 b/.  Lễ chào cờ Việt Mỹ và phút Mặc Niệm                  
- Nguyệt Hân hát bài Quốc ca Hoa Kỳ          
 c/.  Ban hợp ca hát bài Ly Rượu Mừng      
 2. Ông Trần văn Tiềm mời Ông Trần Phú Trắc Phó Ngoại Vụ lên giới thiệu quan khách       
3. Ông Trần văn Tiềm mời Ông Nguyễn văn Bảo Hội trưởng lên chào mừng quan khách và đồng hương
III  Ông Trần văn Tiềm giới thiệu Miên Du Dalat điều hợp chương trình       
1. Vũ đoàn Việt Cầm: vũ khúc NẮNG CÓ CÒN XUÂN chào mừng quan khách và đồng hương       
2. - Ca sĩ Hà Mai Vân: Cánh Thiệp Đầu Xuân          
- Ca sĩ Bảo Lê:          
- Ca sĩ Nguyệt Hân: Đón Xuân       
3. Ông Trần văn Tiềm mời ông Lê Tấn Nhiều cựu phóTỉnh trưởng Ninh thuận lên để ban tổ chức trao bằng danh dự            
- Mời năm vị cựu Hội trưởng hiện diện: - Phạm hoàng Chương, 
Võ đức Phước,                                                                                  
- Nguyễn hữu Tài,
 Nguyễn văn Bảo, 
Trần thái Ất        để vinh danh là những người có công xây dựng hội nhân dịp kỷ niệm 20 năm lập Hội      
 4. - Ca sĩ Nguyễn Huy Tâm: Em Có Thấy Mùa Xuân Chưa &
Thì Thầm Mùa Xuân            
 - Ca sĩ Kim Thoa: Mộng Chiều Xuân                   
 - Ca sĩ Sương Mai: Đón Xuân Này Nhớ Xuân Xưa       
5. Ban Xã Hội:  Lễ chúc thọ các vị cao niên       
6.   - Ca sĩ Hà Mai Vân: Xuân Yêu Thương            
 - Ca sĩ Sương Mai:Chỉ Là Giấc Mơ             
- Ca sĩ Nguyệt Hân: Nắng Chiều             
- Ca sĩ Nguyễn Huy Tâm:      
 7. Ban Xã Hội:  Phát thưởng học sinh giỏi       
8.  Bầu cử : mời ban cố vấn và giám sát lên tổ chức bầu cử        
9.  Ban xã hội:  Xổ sốIV  Bế mạc: Ban Tổ Chức cảm ơn

Wednesday, February 19, 2014

Quân đội Trung Quốc sợ ai?

Cuc Nguyen
To
Feb 18 at 9:58 PM



Quân đội Trung Quốc sợ ai?

Dân Làm Báo thân gửi đến bạn đọc trong thôn bài viết của Giáo sư - bác sĩ Thạch Nguyễn là Giám đốc Khoa Tim mạch, Trung tâm Y học St. Mary, Hobart IN., thành viên gốc Việt đầu tiên và duy nhất trong ban chấp hành trường Tim mạch học Hoa Kỳ (American Cardiology of Cardiology: ACC), là người có thâm niên giảng dạy tại các trường ĐH danh tiếng ở Trung Quốc. Trong bài diễn văn nhận chức Giáo sư danh dự của trường Đại học Y khoa Hà Nội, giáo sư Thạch đã chia sẻ: “Từ năm 1992 đến nay, mỗi năm tôi đều đi dạy học ở Bắc Kinh, Thượng Hải hay Nam Kinh. Năm 1994, có một số bạn Việt Nam thấy tôi đi Trung Quốc nhiều mà không ghé Việt Nam, thì họ thắc mắc tại sao tôi hay đi làm việc ở Trung Quốc mà không hay đi Việt Nam hay những quốc gia khác. 

Tôi trả lời là có một thôi thúc mãnh liệt khiến tôi đi làm việc nhiều ở Trung Quốc là vì tôi muốn đảo ngược một hướng lịch sử đã đã kéo dài gần 2.000 năm. Trong suốt gần 2.000 năm qua, cho đến tận thế kỷ 20, các học giả Việt Nam, Hàn Quốc, và Nhật Bản đều phải đến Bắc Kinh Trung Quốc để học hỏi về Khổng giáo hay tham vấn một kỹ thuật và nghệ thuật trị quốc khác. Nay tôi muốn đến Bắc Kinh để dạy lại và đóng góp vào sự phát triển và lớn mạnh của ngành tim mạch Trung Quốc.

*

Quân đội Trung Quốc Sợ Ai?

Trong 20 năm qua, do những cơ duyên lịch sử lạ lùng, tôi đã có cơ hội làm việc ở Trung Quốc (TQ) trong mảng dân sự cũng như quân sự. Tôi đã ăn ở nhiều lần tại Điếu Ngư Đài, nhà khách của chính phủ TQ. Tôi đã giảng dạy ở Bệnh viện Trung Ương 301 của Quân đội TQ, và nhiều trường đại học  khác. Trong một chuyến thỉnh giảng theo lời mời của Quân y viện Thẩm Dương, nơi có tổng hành dinh quân sự miền Đông Bắc, tôi được mời đi thăm nhà máy chế tạo máy bay chiến đấu của họ. Thật không dễ dàng cho tôi chút nào khi đi xem những bảo tàng trưng bày những vũ khí mà triều Hán, Nguyên, Minh, Thanh đã sử dụng để xâm lược VN 2000 năm trước. Tôi buồn khi đến mộ Minh Thành Tổ, đại đế Trung Hoa đã ra lệnh xâm lược VN vào năm 1407. Tuy nhiên, việc chứng kiến nhiều sự kiện lạ lùng trong 20 năm gần đây của lịch sử cận đại còn đau đớn hơn nhiều.

Kẻ nội thù đối với nhiều sĩ quan TQ

Cuộc đời của họ cũng nặng nề như những người khác. Họ gia nhập quân ngũ để có một đời sống tiện nghi hơn, làm ít nhưng lương cao và ổn định hơn. Sau đó là tìm một trường tốt cho đứa con một, hầu hết là cậu ấm, và tiếp đến là tìm cho chúng một học bổng du học Mỹ. Đó là giấc mơ của họ. Chuyện chiến đấu không nằm trong kế hoạch tương lai của họ. Tuy nhiên, trong quân đội hay chính quyền, để leo cao trên bậc thang danh vọng, kẻ thù chính không phải là người Mỹ. Không phải người Âu. Không phải người Nhật. Mà là chính người Trung quốc với nhau. Để leo cao, người ta phải đè đầu cưỡi cổ những người khác và nhiều người không ngại dẫm đạp lên đầu trên cổ đồng bào hay gia đình mình để thăng quan tiến chức hay tìm một ghế trong bộ máy cầm quyền Bắc Kinh.

Cuộc tranh đấu của những lớp người trong và ngoài Đảng

Những hành động xấu xa của những kẻ giàu có và quyền lực trong chính quyền và đảng CS không lọt qua nổi con mắt tinh tường của mọi người dân. Tôi đã nghe nhiều chỉ trích về những hành động xấu xa của nhóm 10 người trong Bộ chính trị, trong Ủy ban Nhân Dân, trong Thường Vụ... Họ ăn cắp công quĩ, cướp đất nông dân (như ở Tiên Lãng), mua căn hộ sang trọng cho bồ nhí, thu vén tiền bạc cho gia đình chuyển ra nước ngoài, mua nhà và xin thẻ xanh ở Mỹ. Những người dân thường và đảng viên cấp dưới đã vô cùng oán hận khi phải bợ đỡ, hối lộ, cũng như thỏa mãn những đòi hỏi tình dục của xếp, những đảng viên cấp cao. Họ nhận thức rõ mình chỉ là đám tên nô lệ tân thời, phải quị luỵ, luồn cúi trước bí thư đảng ủy, hay phải đối phó với một gã công an đầu đường chặn xe hay nhân viên thuế vụ mỗi dịp cuối năm.

Người Dân Trung quốc nghĩ gì về Việt Nam? 

Trong một quốc gia lúc nào cũng có nhiều bè phái. Cánh quân sự Trung quốc muốn phiêu lưu xa hơn bằng vũ lực. Nhưng nó đã tạo ra những phản ứng ngược. Đa số người dân Trung quốc muốn được đi trên con đường của thế giới văn minh và hiện đại. Tuy nhiên, họ cần nghe tiếng nói trung thực của người dân Việt Nam. Người Việt cần lên án những hành động hiếu chiến của đám diều hâu trong quân đội TQ đang ngồi chễm chệ ở Văn phòng Tổng đốc Lưỡng Quảng ở Quảng Châu hay tại dinh Thái Thú Đặc Mệnh Toàn Quyền ở Hà Nội. 

Đối với đám diều hâu hiếu chiến, đám tướng lãnh chóp bu trong quân đội địa phương thì chẳng khác gì hoạn quan, tốt mã nhưng vô dụng. Các quan to ở triều đình chỉ là những con chó săn (CS) cho thiên triều Bắc Kinh. Đám vô lại này đã đem chủ nghĩa Mác Lê rác rưởi để đầu độc cả một dân tộc như chính sách ngu dân của Trương Phụ khi đốt tất cả các thư tịch cổ của Việt Nam, chỉ chừa lại các sách triết học và tôn giáo. Chủ nghĩa Mác Lê đã hủy diệt bao nhiêu thế hệ thanh niên Việt Nam trong chiến tranh Quốc Cộng để giờ đây, sự hy sinh đó chỉ để vỗ béo đám lãnh đạo và bầu đoàn thê tử. Việc cấm đoán kỷ niệm cuộc chiến 1979 được giải thích là do một cú điện thoại nóng từ Bắc Kinh. Làm gì có cú điện thoại qua đường dây nóng đó. Chỉ có đường dây điện thoại đỏ từ Quảng Châu thôi. Khi giải thích cho những học giả Trung Quốc, trong tiếng Việt, chữ tắt CS là chó săn, họ nghĩ ngay đến việc đổi tên đảng ở VN vì chính họ không muốn dây vào đám khuyển mã. Thái độ quị luỵ, luồn cúi của các quan chức VN khi đi sứ khất nợ chiến tranh làm ô nhục cho tổ quốc VN. Cuối cùng, họ phải bán rẻ đất, biển của cha ông để trả nợ vũ khí trong cuộc chiến tranh Quốc Cộng 1954-1975. Rẻ mạt như khi Pháp bán Louisiana hay Nga bán Alaska cho Mỹ. Có đảng viên CS VN nào dám hãnh diện giơ cao thẻ đảng CS VN ở TQ hay Mỹ không? Tại Mỹ, Nga, Âu châu hay TQ, thẻ đảng là chứng chỉ hành nghề chuyên nghiệp của môn ăn cắp, đục khoét của công, dối trá, lường gạt gia đình, dân tộc và cả lừa mị chính mình nữa. Tôn Dật Tiên đã phải thốt lên: “Người VN cư xử như vậy vì họ đã quen làm nô lệ!” Những hành động của đảng CS VN tại TQ là bằng chứng hùng hồn cho thái độ hèn với giặc, ác với dân. Nhục này biết bao giờ rửa sạch?

Làm sao để biết quốc gia này có thể chận đứng một đoàn quân xâm lược? 

Khi dạy học ở Hàn quốc, tôi không ngạc nhiên khi trao đổi với những trí thức về thái độ hiếu chiến của người Tàu và người Nhật. Tuy nhiên, tôi hỏi những bà cụ già, những người đàn bà làm việc chân tay, một người buôn thúng bán bưng trên đường phố. Khi họ dạy tôi một bài học sắc bén về chủ nghĩa ái quốc bài Hoa, tôi biết TQlà bên thua cuộc trong cuộc xung đột với người Hàn quốc. Việc này cũng xảy ra ở Nhật bản hay Đài loan. Tinh thần chống CS Tàu thấm tận xương tủy mỗi người dân ở mọi tầng lớp, mọi tuổi. Già, trẻ, lớn, bé… họ hợp thành một lực lượng chống TQ mạnh mẽ và hữu hiệu. Tôi học được bài học đầu tiên và căm ghét quân xâm lược qua những lời nhẹ nhàng của một bà mẹ chưa học hết lớp năm. Lời răn ái quốc của các bậc cha mẹ ắt mạnh mẽ gấp vạn lần những thông điệp rỗng tuếch của những ông tổng bí thư của băng đảng phường bán nước.

Hôm nay kỷ niệm ngày TQ tấn công Việt Nam theo lệnh của Đặng Tiểu Bình. Ai sẽ là chiến sĩ mạnh mẽ nhất chống lại mọi đoàn quân xâm lược? Đó là toàn thể nhân dân Việt Nam, già trẻ lớn bé, đàn ông, đàn bà, có học nhiều hay học ít... Quân xâm lược sợ ai nhất? Cũng là sợ hãi toàn bộ người dân Việt Nam. Đó là nhưng người can đảm nói lên sự thực. Những người dám đưa những hình ảnh, bằng chứng sống động về sự tàn bạo và bất công của một thể chế bán nước ra trước công luận thế giới. Và đằng sau họ, là một dân tộc 90 triệu người đang phẫn nộ, mặc dù không phải ai cũng cất cao tiếng thét căm giận. Nên hiểu rằng, sự im lặng cũng đồng nghĩa với khinh bỉ.

Một lời nguyện cầu dâng lên các Tiền nhân đất Việt: Trong ngày kỷ niệm đau thương của lịch sử, cúi xin Tổ tiên phù hộ cho dân tộc và đất nước chúng ta được tự do, độc lập và no ấm. Xin các bác, các cụ, các anh chị, các em, các bạn hãy tiếp tục tranh đấu chống bọn hiếu chiến xâm lăng, chống lại những kẻ đã và đang bán nước. Lời nói, hành động của các bạn đã làm ấm lòng và cổ vũ mọi con dân Việt trong và ngoài nước. Các bạn là ngọn đuốc đi đầu, dẫn đường. Tự do của nhân dân, độc lập của dân tộc là trên hết. Khi thời điểm chín mùi, các bạn sẽ là những kẻ đánh bại bọn bán nước, vì sự thực và lẽ phải thuộc về chúng ta, tất cả những người dân VN yêu nước.

Viết từ mùa đông đầy tuyết tại Bắc Kinh, Trung quốc và Laporte IN, USA.




Tác giả: 

GS. BS Thạch Nguyễn, GĐ Khoa Tim mạch, Trung tâm Y học St. Mary, Hobart IN, Member of the Board of Trustees, the (American) Society of Cardiovascular and Interventions, WDC, USA. Member, International Work Group, Interventional Section, Trường Môn Tim Mạch Học Hoa Kỳ. GS Thỉnh giảng ĐH Y khoa Nam Kinh, GS danh dự ĐH Y khoa Hà Nội. GS thỉnh giảng Quân y viện 301 của Giải phóng quân Trung quốc, BV Hữu Nghị, BV Nam Kinh., BV Chao Yang, ĐH YK Thủ Đô GS Viện Tim mạch học Lão Khoa, Trung Quốc. Biên tập viên tạp chí Tim mạch học Can thiệp, NJ, Hoa Kỳ; tạp chí y học Trung quốc và tạp chí tim mạch học lão khoa, Bắc Kinh TQ.

Monday, February 10, 2014

[PhoNang] 14 TIỀM THUỶ ĐỈNH NGUYÊN TỬ MỸ ĐANG Ở ĐÂU




anh truong
To anhtruong

Today at 3:53 PM
14 TIỀM THUỶ ĐỈNH NGUYÊN TỬ MỸ ĐANG Ở ĐÂU
tka23 post
Chuyên viên hạt nhân Mỹ Hans M Kristensen và Robert S Norris khẳng định hơn 60% các hoạt động trinh sát tàu ngầm của Mỹ tập trung tại khu vực Thái Bình Dương.
Bài viết đăng trên tờ Bản tin của các nhà khoa học nguyên tử (Bulletin of the Atomic Scientists) đặt trụ sở tại Chicago hôm 11/1 cho biết hiện nay, 14 tàu ngầm hạt nhân mang hỏa tiển  đạn đạo lớp Ohio đang làm nhiệm vụ tuần tra các hải phận quốc tế trên khắp thế giới. 
Trong đó, 8 tàu ngầm lớp Ohio được đưa tới khu vực Thái Bình Dương và 6 chiếc còn lại tới Đại Tây Dương. 
Tàu ngầm hạt nhân mang hỏa tien  đạn đạo lớp Ohio của Mỹ 
Toàn bộ tàu ngầm lớp Ohio được trang bị các hỏa tiển  đạn đạo Trident II D5 với tầm bắn 7.840 km. Hai nhà khoa học Kristensen và Norris cho biết 12 tàu ngầm Ohio hiện đang được  hoạt động và 2 tàu còn lại đang được đại tu. 
Các tàu ngầm Ohio đang được xữ dụng  có thể mang tối đa 1.150 đầu đạn hạt nhân. "Thực tế, mỗi hỏa tiển  có thể mang từ 3 – 5 đầu đạn hạt nhân, phụ thuộc vào nhu  cầu của  chiến tranh", tờ Bản tin của các nhà khoa học nguyên tử viết và khẳng định càng mang ít đầu đạn hạt nhân, tầm bắn của hỏa tiển  sẽ càng được mở rộng. 
Theo hai chuyên gia hạt nhân Kristensen và Norris, 8 hoặc 9 trên tổng số 12 tàu ngầm hạt nhân đang được trang bị của Mỹ có thể hoạt động trên biển tại mọi thời điểm. 
Trong khi đó, hoạt động tuần tra của các tàu ngầm hạt nhân của Mỹ đã giảm từ 64 lần vào năm 1999 xuống 28 lần vào năm 2011. 
"Mỗi tàu ngầm hạt nhân đang thực hiện trung bình 2,5 cuộc tuần tra mỗi năm so với mức 3,5 lần cách đây 10 năm", hai chuyên gia Kristensen và Norris nói. 
Tần Khanh

__._,_.___


Reply via web post Reply to sender Reply to group Start a New Topic Messages in this topic (1)