Thursday, February 28, 2013

Bầu trời ma, dòng sông đỏ trừng phạt Trung Hoa


“…nhà nước sản xuất những mặt hàng gây ô nhiễm trên trên đầu của chúng tôi, như nước uống, thực phẩm, không khí chúng tôi hít thở vào, rồi ngày mai sẽ sống chết ra sao, nhà nước không bao giờ quan tâm, đúng là ổ điếm chính trị, chỉ biết tiền trên hết không có lòng vì dân…”
 
 
Nhà nước Trung Quốc trên đà phát triển kinh tế, tiến lên giàu mạnh, đã dẫn đến hậu quả hệ thống sinh thái đang bị hủy diệt : trên đầu không khí đen kịn, dướisông nước đỏ cạn kiệt. Những sự kiện này báo độngTrung Hoa đang suy thoái toàn diện. Ảnh: Hải Âu (楚书Chu Sách)
Hiện nay những nhà cải cách chính trị không ưu tiên giải vây khối mây đen này. Nó hầu như bao phủ này khắp cả nước chứ không riêng gì Bắc Kinh. Nhà nước đảng CS Trung Quốc đem lại cho đất nước này hào quang phát triển kinh tế trong một thời gian dài, chạy theo lợi nhuận mà không suy nghĩ về môi trường và về hậu quả phá hủy môi trường. Nhà nước Trung Quốc luôn luôn muốn thông qua sự hỗ trợ của "Phát triển" để rồi ngày nay xói mòn nghiêm trọng xã hội. Bây giờ Nhà nước mới bắt đầu chú ý nhưng xem ra đã muộn màn. Không khí ô nhiểm cho thấy họ không bao giờ đặt vấn đề cấp bách bảo vệ sức khoẻ cho người dân.

Bầu trời buổi sáng 10 giờ tại Bắc Kinh -
Ảnh: Hải Âu ( Chu Sách)
Chủ trương của chính phủ Trung Quốc là kêu gọi nhân dân làm giàu, tuyên truyền hấp dẫn phát triển kinh tế, bất cần môi trường, và quan chức địa phương chủ ý tăng trưởng GDP, tin tưởng không gian Trung Quốc vẫn sạch không thể có bầu trời mây mù sương tuyết đen.
Nhà nước Trung Quốc không nhận thấy chiến bại trong việc phát triển kinh tế bừa bãi. Kết quả là không khí ô nhiễm đến rất nhanh, làm quà tặng cho Trung Quốc, dù họ muốn bảo vệ môi trường cũng đã quá trễ. Và phải chấp nhận chi phí làm sạch môi trường cao hơn triệu lần ngân sách quốc gia của mỗi năm, người ta gọi đây là con bệnh hậu phát triển kinh tế của con Rắn.

Bầu trời buổi trưa 12 giờ trưa Bắc Kinh -
Ảnh: Hải Âu (Chu Sách)
Hiện nay xã hội Trung Quốc có nhiều vấn đề và tình trạng này tiếp tục xấu đi: công nghệ môi trường vô năng, đời sống xã hội tinh thần xuống thấp, luật pháp CS sơ khai. Quyền lực Trung Quốc biến thành con rắn của năm 2013, có khả năng đưa đến hủy diệt bầu trời Trung Quốc, đồng thời cho thấy phương tiện truyền thông xã hội dân sự độc lập đang trong mùa trổi dậy. Phương tiện này sẽ lớn mạnh để thúc đẩy dân thay đổi phương hướng đấu tranh dân chủ đa nguyên, và nhận diện về phát triển kinh tế hoang dã của chế dộ CS Trung Hoa.

Bầu trời buổi chiều 14 giờ tại
Đại Liên - Ảnh: Hải Âu ( Chu Sách)
Hiện nay các quan chức tại các thành phố và ở Bắc Kinh không đưa ra một thông tin dự báo thời tiết nào khả tín để truyết phục được người dân. Một khi bầu trời tạo ra ống khói ma, đã ô nhiễm khó làm sạch. Những tháng vưa qua Trung Quốc tự hào sức khoẻ kinh tế nhất thế giới, quảng cáo những thành phố giàu nhất của Trung Quốc, để rồi họ tiếp nhận khởi đầu bầu trời u ám.
Thông qua điện thoại di động của người dân ở Bắc Kinh cho biết: Các phương tiện truyền thông xã hội, và tiếp cận thông tin, họ sẵn sàng xuống đường chống chính phủ tại những thành phố thịnh vượng như Ningbo, Đại Liên, Hạ Môn. Tiếng điện thoại di động cho biết: Bí mật chính của dự án xuống đường gọi là "nhà máy đóng lại". Tầng lớp dân nghèo thực sự đã hoảng hốt, nghĩ rằng không khí đen gây hại cho sức khỏe và đem đến nhiều bệnh tật trong những ngày tới.

Bầu trời Bầu trời buổi trưa 15 giờ chiều tại Hạ Môn.
Ảnh: Hải Âu (
Chu Sách)
Truổi trẻ đã xuống đường, báo hiệu những cuộc biểu tình không chỉ quan tâm đến môi trường, mà còn bày tỏ sự bất tín nhiệm các giới chính quyền. Một người thanh niên trẻ, trong tổ chức biểu tình cho biết: "Chúng tôi thực sự không biết những nhà máy thải ra những chất độc gì, hầu hết trong chúng tôi nghĩ rằng phát triển kinh tế thị trường theo phương thức chính trị lừa đảo, họ là kẻ nói dối vô liêm sỉ ... nhà nước sản xuất những mặt hàng gây ô nhiễm trên trên đầu của chúng tôi, như nước uống, thực phẩm, không khí chúng tôi hít thở vào, rồi ngày mai sẽ sống chết ra sao, nhà nước không bao giờ quan tâm, đúng là ổ điếm chính trị, chỉ biết tiền trên hết không có lòng vì dân".
  Paris, 20/02/2013
  Huỳnh Tâm
   ************

Wednesday, February 27, 2013




Đòn Xâm Lược Bẩn của Trung Cộng
Posted on February 22, 2013 by HNSG
Vũ Cao Đàm
Giới thiệu vài dòng tiểu sử của GS. Vũ Cao Đàm:
“… Gần hết cuộc đời, tôi đã nuôi trong lòng tình hữu nghị cao cả với đất nước quê hương của Đức Tổ họ Vũ của tôi. Tôi có lai lịch là người gốc Trung Hoa. Đức Tổ khai sinh ra dòng họ Vũ của tôi là một người thuộc dòng họ Vũ xã Long Khê, huyện Phúc Điền, tỉnh Phúc Kiến, bên Trung Hoa.

Đức Tổ của tôi là Vũ Hồn, được Vua Đường Vũ Tông cử làm An Nam Đô hộ sứ cai trị xứ An Nam trong khoảng thời gian 841-843 theo Tây lịch. Nhưng rồi vì thất sủng với Nhà Đường, Vũ Hồn đã về sống ẩn dật với người vợ An Nam ở làng Mộ Trạch, huyện Đường An, nay thuộc tỉnh tỉnh Hải Dương sinh cơ lập nghiệp, dựng nên dòng họ Vũ ở Việt Nam ngày nay.

Tôi nuôi những tình cảm ấm áp với người Trung Hoa từ cuối những năm 1930, khi tôi mới 3-4 tuổi, ở một vùng quê rất xa thành phố. Đó là châu Dực Yên thuộc tỉnh Hải Ninh ngày xưa, mà hôm nay vẫn còn giữ nếp sống bằng lặng, yên bình, ngay sát thành phố Móng Cái, ở đó, vẫn còn dấu ấn của hàng xóm là những người Hoa chất phác, đôn hậu, tắt lửa tối đèn cùng gia đình chúng tôi chia sẻ từng bát cháo hoa ăn với chao và trứng muối…”
 
Lướt nhanh trên mạng những ngày này, chúng ta luôn tìm được nhiều thông tin đắt giá:
Thương lái Trung Quốc (dân thường nói ngắn gọn, là bọn Tàu) về các chợ nông thôn Việt Nam thu mua móng trâu với giá rất cao, thậm chí những cái móng từ 4 chân của một con trâu được bọn Tàu mua với giá hơn hẳn một con trâu. Thế là nông dân Việt Nam và bọn “trâu tặc” ra sức chặt móng trâu đem bán… vẫn còn lãi một con trâu thịt mang bán ở chợ. Chỉ một thời gian rất ngắn, bọn chúng đã triệt phá tan hoang sức kéo của nông dân nghèo Việt Nam . Tiếp đó, dân loan tin cho nhau, hàng lũ lái trâu từ bên Tàu tràn qua biên giới để “tiếp thị” bán trâu. Trong cái lũ thương lái mới này còn có cả kẻ tiếp thị bán trâu sắt (máy kéo). Dân tình vỡ lẽ: Thì ra chúng thu mua móng trâu là vì như thế!
Ở một nơi khác, thương lái Tàu đi các chợ thu mua rễ hồi, thế là những bọn “hồi tặc” mở chiến dịch triệt phá rừng hồi, một dược liệu quý hiếm của Việt Nam; chúng mua râu ngô non, xúi giục nông dân triệt phá nương ngô mang bán, đánh vào trúng cái dạ dày của những người mà bọn Tàu gọi là “đồng chí tốt” Việt Nam; chúng thu mua mèo nhằm triệt phá một nguồn trừ chuột cắn lúa; rồi chúng mua ốc bươu vàng, xúi giục nông dân nuôi ốc bươu vàng tràn ngập đồng ruộng phá hoại mùa màng, tấn công vào chiến lược an ninh lương thực của quốc gia “láng giềng tốt” Việt Nam.

Hàng tốp thương lái Tàu xuất hiện từ Hà Giang cho đến Lâm Đồng để thu mua chè vàng, là thứ chè chặt thô phơi tái, không cần chế biến. Thương lái Tàu mua chè vàng với giá rất cao, kích thích nông dân chặt trụi đồi chè mang bán. Thế là thương lái Tàu đã triệt hạ vùng nguyên liệu cho các nhà máy chè Việt Nam . Không còn con đường nào khác, các doanh nghiệp chè Việt Nam phải sang mua chè nguyên liệu từ Trung Quốc. Đến khi nông dân Việt Nam cần trồng lại đồi chè, thì các “đồng chí tốt” từ bên kia biên giới, vì tình quốc tế vô sản lại lọ mọ xuất hiện, “giúp” mua giống chè từ Trung Quốc chở qua cho nông dân Việt Nam.
Thâm độc hơn, chúng mở chiến dịch thu mua dây đồng vụn với giá cao “trên trời”, đẩy từng đoàn “đồng tặc” lùng sục chặt trộm dây đồng từ các đường điện cao thế, băm nát mạng lưới điện quốc gia của nước “láng giềng tốt” để nước này đốt đèn dầu đi theo họ “hướng tới tương lai”. Có nơi, bọn “đồng tặc” lẻn vào kho ăn cắp từng cuộn dây đồng mới “coong” mang bán, thì “các đồng chí tốt” lên mặt đạo đức: “Ấy chết, cái ngộ không mua cái cuộn dây tôồng ăn cắp tài sản xã hội chủ nghĩa của các tôồng chí tâu lố!” (Chúng tôi không mua cái cuộn dây đồng ăn cắp tài sản xã hội chủ nghĩa của các đồng chí đâu nhé).

Cho đến khi bọn thương lái Tàu đi thu mua cáp quang phế liệu, thì các nhà đương cục của chúng ta mới được phen ngớ ra, không hiểu bọn chúng mua cái “của nợ” này để làm gì. Vì mua dây đồng thì còn có thể hiểu là chúng lấy nguyên liệu, nhưng cáp quang thì thật không thể hiểu được chúng mua để làm gì? Đến khi dân nghèo lặn xuống biển chặt phá mạng cáp quang viễn thông, thì mới “ngã ngửa” ra, là chúng đang phá hoại con đường huyết mạch thông tin của Việt Nam… Chắc là các “đồng chí Việt Nam” nghĩ mãi không biết xử thế nào với những người “đồng chí tốt” bên nước vô sản Trung Hoa, đành phải đưa ra tòa vài thằng dân nghèo “trót dại” lặn xuống biển chặt trộm cáp quang.
 
“Láng giềng tốt” giúp… xây dựng các công trình thủy lợi
Sau 1954, Việt Nam được Trung Quốc giúp xây dựng nhiều công trình thủy lợi. Tôi đã tiến hành một cuộc phỏng vấn với Giáo sư TTA, Viện trưởng một viện nghiên cứu thủy lợi ở Hà Nội về sự giúp đỡ thủy lợi của người “đồng chí tốt”, vị Giáo sư kéo tôi vào phòng làm việc và cho xem một video clip quay suốt dọc dòng sông biên giới Việt – Trung.
Trời ơi, chúng ta không thể tưởng tượng được, người “đồng chí tốt” đã làm những trò gì đâu! Các “đồng chí” xây 120 cái kè chắn chéo dòng nước trên các dòng sông biên giới, tạo những luồng nước xoáy để làm sạt lở bờ phía Việt Nam, ăn cắp đất mang về phía đất nước “láng giềng tốt” (Trung cọng) bên kia biên giới. Đất bồi sang phía bắc đến đâu, các đồng chí xây nhà cao tầng và kéo giai cấp vô sản quốc tế Trung Hoa đến đó.
Xem xong clip của Giáo sư TTA, tôi bàng hoàng… Tất cả các triều đại Đường, Nguyên, Tống, Minh, Thanh, chưa có bất kỳ một triều đại nào trước Triều đại cộng sản Trung Hoa sử dụng những biện pháp tồi tệ như vậy với Việt Nam.

Việt Nam đã đối đầu với những đế quốc lớn, đã đối mặt với đủ loại thủ đoạn tàn bạo của nhiều loại đế quốc, nhưng có lẽ đây là ngón đòn xâm lược thâm hiểm và bẩn thỉu nhất của một loại đế quốc mới nổi: Đế quốc Trung Cộng.

Tôi hỏi Giáo sư TTA: “Ông có thể cho biết, có công trình thủy lợi nào mà Cộng sản Trung Hoa giúp Việt Nam không chứa đựng những “yếu tố đểu” tương tự như vậy không?”. Ông chau mày trầm ngâm suy nghĩ hồi lâu…“Tôi khó trả lời anh quá”, Giáo sư nói với tôi như vậy.
 
Đến hành vi gây ô nhiễm môi trường “gien” Việt Nam
Trên đường phố và sân bay Việt Nam hôm nay tràn ngập người Trung Quốc. Tôi vừa ngồi ở sân bay Đà Nẵng. Tôi đến hơi trễ, hỏi anh bạn ngồi bên phải tôi: “Máy bay Hà Nội gọi vào chưa?”, thì nghe câu hỏi lại bằng tiếng Tàu “Shen ma?” (Cái gì?). Tôi quay bên trái hỏi, thì lại nghe “Shen ma?”. Tôi quay phía sau hỏi, lại thấy “Ni shuo shen ma?” (Ông nói cái gì?)… Tôi ngỡ ngàng, tưởng mình lạc vào sân bay Bắc Kinh.
Làng sinh viên HACINKO (Phố Ngụy Như Kontum) không còn chỗ cho thuê vì hơn 500 người Trung Quốc đã “trấn” ở đó. Họ chen lấn trong thang máy và trong nhà ăn, thậm chí chiếm đứt thang máy để chơi đùa leo lên leo xuống, không cho bất kỳ ai sử dụng thang máy. Người Tàu đến đó mở hàng ăn, hàng bán quần áo, mua bán tấp nập như một chợ Tàu. Tối tối sinh viên Tàu trượt patin và la ó huyên náo một góc phố… Họ làm cho tôi liên tưởng tới hai mươi vạn quân Tàu Tưởng tràn vào Việt Nam năm 1945,… ghẻ lở, bẩn thỉu, ngông nghênh và láo xược.

Sao mà người Trung Quốc thắng thầu lắm thế? Chuyện bauxite Tây Nguyên đã có quá nhiều người nói rồi. Tôi đơn cử vài chuyện vặt vãnh khác: Chỉ ở một tỉnh ở rất gần Hà Nội thôi, Trung Quốc chưa làm xong Nhà máy điện HB, hàng ngàn công nhân Tàu chưa kịp rút, thì Tàu đã thắng thầu làm Nhà máy điện MK, và hàng ngàn công nhân Tàu lại xuất hiện. Những người Tàu từ các cơ sở sản xuất này lan tỏa khắp nơi để gieo rắc “hạt giống đỏ” cho cách mạng vô sản Trung Hoa, đỡ cho các công ty xuất khẩu lao động Việt Nam và các công ty môi giới hôn nhân khỏi phải xuất con gái qua Tàu… Tôi có dịp trao đổi với các chị phụ trách hội phụ nữ ở mấy tỉnh Tây Nguyên, thì được biết, các chị đang rất lo ngại, chưa biết xử lý thế nào với nạn con gái Tây Nguyên có bầu với công nhân Tàu (!).
Chúng ta nhìn thấy một cảnh tượng đang đến gần: Đội quân thứ 5 của Trung Cộng đang ngày càng được mở rộng. Cần cảnh báo: Khi Trung Cộng mới sáp nhập Tân Cương vào Trung Quốc, dân Hán ở đây chỉ chiếm chừng 4-5%. Sau nửa thế kỷ, dân Hán đã lên tới 45%. Tôi nhớ đã đọc ở đâu đó, chúng ta có thể rất cần đặt câu hỏi: “Bao giờ dân tộc Việt Nam trở thành dân tộc thiểu số trên chính đất nước mình?”.

Và rồi xoa dịu bằng mấy công trình văn hóa?Gần đây chắc là Trung Nam Hải đã nhận ra sự phẫn nộ của dân chúng Việt Nam trước những hành vi xâm lược của họ, họ đã “kỷ niệm” cho dân Việt Nam mấy pha ngoạn mục: Trước hết là 30 triệu USD xây dựng ký túc xá cho Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh để đào tạo cán bộ cho Đảng. Tiếp đó là Cung Văn hóa hữu nghị Việt – Trung, chắc rồi đến Viện Khổng Tử… và rồi không biết còn những thứ gì nữa.

Viết đến đây, tôi chợt nhớ cái thời lớp thanh niên chúng tôi say mê theo các nghệ sỹ ca ngợi… những cánh hoa mộc miên bay tới đâu, tình hữu nghị của dân tộc Trung Hoa lan tỏa đến đó… Sao mà lãng mạn.

Ngẫu nhiên, tôi ngồi để hồi tưởng tâm tình lãng mạn theo những “Cánh hoa mộc miên” với Giáo sư Phạm Huy Tiến, một nhà địa chất, cũng có thời đi tu nghiệp “tiến tu Giáo sư” ở Học viện Địa chất Bắc Kinh (đối diện Học viện Khoáng nghiệp của tôi). Giáo sư Tiến cười rũ ngắt lời tôi: “Các bố nhầm hết rồi. Các nghệ sỹ cũng nhầm rồi. Cánh rừng mộc miên khi xưa nằm trên đất Việt Nam . Bọn địa chất chúng tôi lăn lộn ở đó quá nhiều. Cả đỉnh thác Bản Giốc nữa, cánh địa chất chúng tôi từng lên đó nấu cơm ăn… Nhưng rồi Trung Quốc lấn chiếm, nuốt toàn bộ cánh rừng mộc miên vào lòng Tổ quốc Trung Hoa”… Và thế là những cánh hoa mộc miên lại hồn nhiên bay “từ đất Trung Hoa”, lan tỏa tình hữu nghị “vạn cổ trường sinh” giữa hai dân tộc.
Hoa mộc miên

Ấy thế mà, trong khi tôi được nghe các bạn nghệ sỹ của chúng ta ca ngợi “Hoa mộc miên mọc đến đâu, lan tỏa tình thữu nghị của dân tộc Trung Hoa đến đó”, thì, trong một trang mạng nào đó, tôi lại nghe những người cộng sản Bắc Kinh lập luận: “Hoa mộc miên bay đến đâu gieo hạt đến đó; Cây mộc miên mọc ở đâu, đất trung Hoa ở đó. Việt Nam chỉ có cây tre, làm gì có cây hoa mộc miên!”.
Hoa mộc miên

Trung Hoa là một đất nước có một đảng lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối. Như vậy có thể suy luận, mà không sợ sai lầm: Tất cả những sự kiện nêu trong bài viết này đều do các nhà lãnh đạo cộng sản Trung Quốc đưa đường chỉ lối.

Chính những người cộng sản Trung Hoa đã làm tan vỡ hoàn toàn tình cảm nồng ấm của những người thuộc thế hệ chúng tôi với một đất nước đã sinh ra Đức Tổ Vũ Hồn của dòng tộc của tôi, một đất nước, mà có thời tôi đã coi là Tổ quốc thứ hai của mình.

Vũ Cao Đàm
 








Image
 
 
Xin delete Email này nếu nó làm phiền bạn.  Cám ơn!    Mh

 
HẢI CHIẾN TRÊN BIỂN HOÀNG HẢI
tka23 post
Hải chiến Hoàng Hải (黃海海戰, Hoàng Hải hải chiến), cũng được gọi là Trận sông Áp Lục hay Trận Áp Lục xảy ra ngày 17 tháng 9 năm 1894. Trận này liên quan đến hải quân của Nhật Bản và Trung Quốc , và là cuộc chiến hải quân lớn nhất trong Chiến tranh Thanh-Nhật.
   Sông Áp Lục là biên giới giữa Trung Quốc và Triều Tiên, dù cuộc chiến thực tế diễn ra tại cửa sông này, trong biển Hoàng Hải. Một hạm đội Nhật dưới sự chỉ huy của Đô đốc Ito Sukeyuki (伊東 祐亨) đã nỗ lực chặn đứng sự đổ bộ của các đội quân Trung Quốc được bảo vệ bởi một hạm đội dưới sự chỉ huy của Đô đốc Đinh Nhữ Xương (丁汝昌).
Chiến sự diễn ra hầu như trong một ngày, trong khi đây không phải là lần ứng dụng đầu tiên của tàu chiến tiền-dreadnought trên một trận  lớn (Trận Phúc Châu năm 1884 giữa Pháp và Trung Quốc xảy ra trước trận này) thì đây cũng là bài học đáng kể cho những người theo dõi xem xét.
Bối cảnh
Về mặt lý thuyết, Trung hoa có tàu nhiều và mạnh hơn, và trên đó có nhiều khẩu đại bác nòng rộng 10 inch và 8 inch. Tuy nhiên, Trunghoa đã không chuẩn bị kỹ để tác chiến mấy tháng trước đó và pháo binh Trung Quốc cũng đã thiếu chuẩn bị kỹ cho sức ép của hỏa lực đại bác. Cẩu thả cũng đóng một vai trò trong vụ này: nhiều trái đạn dường như bị nhồi mạt cưa và nước vào trong, một số viên sỹ quan Trung Quốc đã chạy trốn khỏi khu vực, một trong số các chiến hạm đang lưu súng trong kho, và ít nhất có một trường hợp một cặp pháo 10 inch đã được đưa đi ra ngoài chợ để cầm đồ lấy tiền. Vào lúc đó, người Nhật thì tin tưởng vào khả năng của chính họ. Người Trung Quốc thì vẫn có một cố vấn và người hướng dẫn nước ngoài. Cụ thể, viên đại tá người Đức, Đại tá von Hanneken, gần lúc đó đến từ Triều Tiên, đã được bổ nhiệm làm cố vấn hải quân cho Đô Đốc Đinh Nhữ Xương. W. F. Tyler, một trung úy  của Hải quân Hoàng gia và một sỹ quan Hàng hải Hoàng gia (Imperial Maritime Customs officer) đã được bổ nhiệm làm phụ tá cho von Hanneken. Philo McGiffen, trước đó là một thiếu úy của Hải quân Hoa Kỳ là một trợ giáo tại Học viện Hải quân Uy Hải Vệ đã được bổ nhiệm đến Đại chiến hạm Trấn Viễn làm một cố vấn hay một đồng chỉ huy. Trước trận chiến với Nhật, tàu chiến và vũ trang của hạm đội Trung Quốc đã được kiểm tra, và tàu đã được sơn lại. Philo McGiffin vào lúc đó đã cho rằng, tàu chiến Trung Quốc đã được sơn bằng 'màu xám vô hình', dù các bức ảnh ngày nay cho thấy một thân tàu và một siêu cấu trúc sáng, do đó có lẽ chỉ có các cấu trúc trắng và ống khói da bò đã được sơn màu xám, còn thân tàu vẫn là màu đen. McGiffen cũng đã cho rằng nhiều trong số đạn nạp là 'đã 30 năm và tệ hại.' Các tấm chắn mỏng bao phủ các bệ pháo trên một số tàu đã bị dỡ bỏ và chúng đã được thấy là những mảnh vụn khi bị pháo bắn vào.
  Chiếc Tế Viễn trở lại cảng sau trận này với Nhật Bản đã cho thấy những vấn đề trên.
BKTT
__._,_.___
Reply via web post Reply to sender Reply to group Start a New Topic Messages in this topic (1)

Chiến tranh Thanh-Nhật

tka23 post 
Chiến tranh Thanh-Nhật
Chiến tranh Trung-Nhật thứ nhất, các trận và các lần di chuyển quân chính
Chiến tranh Thanh-Nhật, các trận và các lần di chuyển quân chính
.
Thời gian 1 tháng 8 năm 1894–17 tháng 4 1895
Địa điểm Triều Tiên, Mãn Châu, Đài Loan, Hoàng Hải
Kết quả Đế quốc Nhật Bản giành thắng lợi
Thay đổi lãnh thổ Trung Quốc của nhà Thanh đất mất ảnh hưởng lên bán đảo Triều Tiên cho Đế quốc Nhật Bản.
nhà Thanh Trung Quốc nhượng Đài Loan, Bành Hồ, và bán đảo Liêu Đông cho Đế quốc Nhật Bản
Tham chiến
China Qing Dynasty Flag 1889.svg Nhà Thanh (Trung Quốc) Merchant flag of Japan (1870).svg Đế quốc Nhật Bản
Chỉ huy
Cờ của Nhà Thanh Lý Hồng Chương Flag of the Empire of Japan Yamagata Aritomo


Lực lượng
630.000 lính
Cờ của Nhà Thanh Lục quân Bắc Dương
Cờ của Nhà Thanh Hạm đội Bắc Dương
240.000 lính
War flag of the Imperial Japanese Army.svg Lục quân Đế quốc Nhật Bản
Naval Ensign of Japan.svg Hải quân Đế quốc Nhật Bản
Tổn thất
35.000 chết hoặc bị thương 13.823 chết,
3.973 bị thương
.
Chiến tranh Nhật-Thanh (theo cách gọi ở Nhật Bản, tiếng Nhật: 日清戦争, Nisshin Sensō), hay Chiến tranh Giáp Ngọ (theo cách gọi cũ ở Trung hoa, tiếng Trung: 甲午戰爭, Jiǎwǔ Zhànzhēng) là một cuộc chiến tranh giữa Đại Thanh và Đế quốc Nhật Bản diễn ra từ 1 tháng 8 năm 1894 đến 17 tháng 4 năm 1895. Cuộc chiến tranh này đã trở thành biểu tượng về sự suy yếu của nhà Thanh và chứng tỏ sự thành công của quá trình hiện đại hóa do công cuộc Minh Trị duy tân mang lại so với Phong trào Dương vụ ở Trung Quốc. Kết quả của cuộc chiến này là một sự chuyển dịch sự chi phối khu vực châu Á từ Trung Quốc sang Nhật Bản và là một đòn chí mạng vào nhà Thanh và truyền thống cổ truyền Trung Quốc. Các xu hướng này sau đó đã dẫn đến cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911.

 

 Bối cảnh và nguyên nhân

Nhật Bản từ lâu đã mong ước mở rộng lãnh địa của mình vào đại lục Đông Á. Trong thời kỳ cai trị của Toyotomi Hideyoshi vào cuối thế kỷ 16, Các cuộc xâm lược Triều Tiên của Nhật Bản (1592-1598) nhưng sau thành công ban đầu đã không thể giành được thắng lợi và kiểm soát hoàn toàn Triều Tiên.
Sau hai thế kỷ, chính sách đóng cửa đất nước dưới thời Mạc phủ Tokugawa đã đi đến kết thúc khi Nhật Bản bị Hoa Kỳ ép mở cửa giao thương vào năm 1854. Những năm tiếp theo cuộc Minh Trị duy tân năm 1868 và sự sụp đổ của chế độ mạc phủ, Nhật Bản đã tự chuyển đổi từ một xã hội khá lạc hậu và phong kiến sang một quốc gia công nghiệp hiện đại. Nhật đã cử các phái đoàn và sinh viên đi khắp thế giới để học và hấp thụ khoa học và nghệ thuật phương Tây, điều này đã được thực hiện nhằm giúp Nhật Bản tránh khỏi rơi vào ách thống trị của nước ngoài và cũng giúp cho Nhật có thể cạnh tranh ngang ngửa với các cường quốc phương Tây.

 Xung đột về Triều Tiên

Là một quốc gia mới nổi, Nhật Bản chuyển hướng sự chú ý của mình đến Triều Tiên. Để bảo vệ an ninh và các lợi ích của mình, Nhật Bản vừa muốn sáp nhập Triều Tiên trước khi nó bất kỳ một cường quốc nào khác chiếm, hay ít nhất là đảm bảo Triều Tiên vẫn duy trì được nền độc lập của mình bằng cách phát triển các nguồn lực của nó và cải cách chính trị. Như cố vấn người Phổ cho quân đội Minh Trị đã nói, Triều Tiên là “con dao chỉ thẳng vào trái tim nước Nhật”. Nhật Bản cảm thấy một cường quốc khác có sự hiện diện quân sự tại bán đảo Triều Tiên sẽ bất lợi cho an ninh quốc gia Nhật Bản, và vì vậy Nhật Bản quyết tâm chấm dứt quyền bá chủ của Trung Quốc với Triều Tiên. Hơn nữa, Nhật Bản nhận ra rằng có thể tiếp cận với than và quặng sắt Triều Tiên sẽ có lợi cho sự phát triển nền tảng công nghiệp Nhật Bản.
Triều Tiên vẫn nạp cống phẩm theo truyền thống và tiếp tục chịu ảnh hưởng của nhà Thanh. Triều đại này cũng có ảnh hưởng lớn đến những vị quan bảo thủ Triều Tiên tập hợp xung quanh Hoàng gia của nhà Triều Tiên. Trong khi đó, nội bộ Triều Tiên bị chia rẽ. Những người cải cách muốn thiết lập quan hệ chặt chẽ hơn với Nhật Bản và các nước phương Tây. Sau Chiến tranh Nha phiến và Chiến tranh Pháp-Thanh, Đại Thanh đã yếu hơn và không thể kháng cự lại sự can thiệp chính trị và xâm phạm lãnh thổ của các cường quốc phương Tây (xem Hiệp ước bất bình đẳng). Nhật Bản thấy được cơ hội của mình trong việc thay thế ảnh hưởng của Trung Quốc với Triều Tiên.
Ngày 27 tháng 2 năm 1876, sau khi các sự kiện nào đó và đối đầu với những người chủ trương cô lập Triều Tiên và người Nhật, Nhật Bản áp đặt Hòa ước Giang Hoa lên Triều Tiên, ép Triều Tiên phải tự mở cửa cho người Nhật và ngoại thương và tuyên bố độc lập khỏi Trung Quốc trong quan hệ đối ngoại.
Năm 1884 một nhóm các nhà cải cách thân Nhật lật đổ nhanh chóng chính quyền bảo thủ thân Trung Quốc trong một cuộc đảo chính đẫm máu. Tuy vậy, phe thân Đại Thanh, với sự giúp đỡ của quân đội nhà Thanh dưới quyền Viên Thế Khải, đã giành lại được quyền kiểm soát bằng một cuộc lật đổ không kém phần đẫm máu, dẫn đến cái chết của rất nhiều người cải cách. Họ còn đốt cháy Công sứ quán Nhật Bản và gây ra cái chết của vài người bảo vệ tòa công sứ và công dân Nhật. Điều này dẫn đến một sự kiện giữa Nhật Bản và Đại Thanh, nhưng cuối cùng được giải quyết bằng Điều ước Thiên Tân năm 1885, theo đó hai phía đồng ý:
(a) đồng thời rút quân đội viễn chinh khỏi bán đảo Triều Tiên;
(b) không gửi chuyên viên quân sự đến để huấn luyện quân đội Triều Tiên;
và (c) thông báo cho phía bên kia trước khi một bên quyết định điều quân đến Triều Tiên. Tuy vậy, người Nhật Bản nổi giận vì những nỗ lực liên tiếp của người Trung Quốc nhằm làm xói mòn ảnh hưởng của họ tại Triều Tiên.

 Vị thế của  quân đội hai bên

Những cải cách của Nhật Bản dưới thời Thiên hoàng Minh Trị khiến Nhật Bản có lực lượng lục quân và hải quân thực sự mạnh. Nhật Bản gửi rất nhiều sĩ quan hải quân ra nước ngoài huấn luyện, và ước lượng sức mạnh và chiến thuật tương đối của lục quân và hải quân châu Âu.

 Hải quân Đế quốc Nhật Bản

Tham chiến chính Japanese Navy Ensign
Hộ tống hạm
Matsushima (kỳ hạm)
Itsukushima
Hashidate
Naniwa
Takachiho
Yaeyama
Akitsushima
Yoshino
Izumi
Tuần dương hạm
Chiyoda
Thiết giáp hộ tống
Hiei
Kongō
Chiến hạm bọc thép
Fusō
Ito Sukeyuki là Tư lệnh Hạm đội liên hợp.
Matsushima, kỳ hạm của Hải quân Đế quốc Nhật Bản trong chiến tranh Trung-Nhật.
Hải quân Đế quốc Nhật Bản được tổ chức  theo mẫu Hải quân Hoàng gia Anh, khi ấy là cường quốc hải quân hàng đầu thế giới. Các cố vấn người Anh được gửi đến Nhật Bản để huấn luyện, cố vấn và giáo dục về tổ chức hải quân. Đồng thời, các sinh viên Nhật được gửi đến Liên hiệp Anh để học và nghiên cứu Hải quân Hoàng gia Anh. Qua tập luyện và giảng dạy với các hướng dẫn viên của Anh, Nhật Bản đã xây dựng được một lực lượng hải quân rất thành thạo trong việc bắn đại bác và điều khiển tàu.[1]
Thời gian đầu chiến sự, Hải quân Đế quốc Nhật Bản bao gồm một hạm đội (mặc dù thiếu chủ lực hạm) có 12 chiến hạm hiện đại (Tuần dương hạm Izumi (Hòa Tuyền) được bổ sung trong thời gian chiến sự), một tuần dương hạm (Takao) (Cao Hùng), 22 thuyền phóng lôi, và rất nhiều thương hạm vũ trang và tàu thủy được chuyển thành tàu chiến.
Nhật Bản không đủ nguồn lực để có một chủ lực hạm và vì vậy phải có kế hoạch triển khai học thuyết "Jeune Ecole" (;;hạm đội nhỏ) với các tàu chiến nhỏ, chạy nhanh, đặc biệt là tuần dương hạm và tàu phóng lôi, chống lại các tàu chiến lớn.
Rất nhiều tàu chiến chính của Nhật được đóng tại các xưởng tàu của Anh và Pháp (8 chiếc ở Anh, 3 ở Pháp, và 2 ở Nhật) và 16 thuyền phóng lôi đã được đóng tại Pháp và tập hợp lại ở Nhật Bản.

 Lục quân Đế quốc Nhật Bản

Chính quyền thời kỳ Minh Trị ban đầu tổ chức quân đội theo mẫu Lục quân Pháp. Các cố vấn Pháp đã được gửi đến Nhật theo hai phái đoàn quân sự (trong các năm 1872-1880 và 1884; đó được coi là các phái đoàn thứ hai và thứ ba, phái đoàn đầu tiên là dưới thời Mạc phủ Tokugawa). Chế độ  quân dịch toàn quốc được thực thi từ năm 1873 và quân đội  kiểu phương Tây được hình thành; các kho vũ khí và trường quân sự cũng được xây dựng.
Năm 1886, Nhật Bản chuyển hướng theo Lục quân Đức, đặc biệt là Phổ như là nền tảng của lục quân. Học thuyết, hệ thống quân sự và cách tổ chức của nó được học tập chi tiết và ứng dụng vào lục quân Nhật. Năm 1885, Jakob Meckel, một cố vấn người Đức ứng dựng những phương pháp mới, ví dụ như tái tổ chức lại cấu trúc chỉ huy lục quân thành các sư đoàn và trung đoàn, củng cố tiếp liệu, vận tải và công trình xây dựng của lục quân (bằng cách  tăng cường khả năng cơ động); và thành lập các trung đoàn pháo binh và công binh như những đơn vị độc lập.
Cho đến những năm 1890, Nhật Bản đã có một quân đội kiểu phương Tây  chuyên nghiệp, được trang bị và cung cấp tương đối tốt. Các sĩ quan được du học nước ngoài và được đào tạo tốt về những chiếc lược và chiến thuật. Cho đến đầu cuộc chiến, Lục quân Đế quốc Nhật Bản có thể điều động  lực lượng 120.000 lính trong 2 tập đoàn quân và 5 sư đoàn.
Cơ cấu Lục quân Đế quốc Nhật Bản 1894-1895
Tập đoàn quân số 1
Sư đoàn địa phương số 3 (Nagoya)
Sư đoàn địa phương số 5 (Hiroshima)
Tập đoàn quân số 2
Sư đoàn địa phương số 1 (Tokyo)
Sư đoàn địa phương số 2 (Sendai)
Sư đoàn địa phương số 6 (Kumamoto)
Lực lượng trừ bị
Sư đoàn địa phương số 4 (Osaka)
Lực lượng chiếm đóng Đài Loan
Sư đoàn cận vệ

 Mãn Thanh

Mặc dù Quân đội Bắc Dương - Lục quân Bắc Dương và Hạm đội Bắc Dương – được trang bị tốt nhất và tượng trưng cho quân đội Thanh hiện đại, song tham nhũng là một vấn đề nghiêm trọng làm xói mòn sức mạnh quân đội. Các quan lại nhà Thanh biển thủ công quỹ một cách có hệ thống, thậm chí ngay cả trong giai đoạn chiến tranh. Kết quả là, Hạm đội Bắc Dương không có nổi một chủ lực hạm nào sau khi nó được thành lập vào năm 1868. Việc mua sắm vũ khí dừng lại vào năm 1891, khi ngân sách được chuyển sang xây dựng Di Hòa Viên ở Bắc Kinh. Tiếp liệu gặp khó khăn lớn do việc xây dựng tuyến đường sắt Mãn Châu đã bị đình lại. Sĩ khí của quân đội Thanh  rất thấp vì thiếu lương và uy thế, việc sử dụng thuốc phiện, và lãnh đạo kém góp phần vào những cuộc rút chạy nhục nhã ví dụ như việc bỏ đồn Uy Hải Vệ được trang bị tốt và hoàn toàn có thể phòng ngự.

Lục quân Bắc Dương

Nhà Thanh không có lục quân quốc gia. Sau cuộc nổi dậy Thái Bình Thiên Quốc, quân đội của nước đã bị chia cắt thành các quân đội Mãn Châu, Mông Cổ, Hồi Hột và Hán riêng, rồi được chia thành kiểu chỉ huy mang nặng tính độc lập địa phương. Trong chiến tranh, lực lượng tham chiến phía Thanh chính là Lục quân và Hạm đội Bắc Dương. Lời kêu gọi cứu viện từ quân đội Bắc Dương tới các quân đội khác hoàn toàn bị bỏ mặc vì vấn đề  địa phương. Hoài quân và An Huy quân còn lớn hơn Lục quân Bắc Dương nhưng lại không tham chiến.

 Hạm đội Bắc Dương

Hạm đội Bắc Dương là một trong bốn đội hải quân mạnh cuối thời nhà Thanh. Hải quân nhận được nhiều sự hậu thuẫn của Lý Hồng Chương, Tổng đốc Trực Lệ. Hạm đội Bắc Dương là hạm đội thống trị Đông Átrước Chiến tranh Nhật-Thanh, được coi là “hàng đầu Á Châu” và “lớn thứ 8 thế giới” trong thập kỷ 1880. Tuy vậy, các  tàu chiến  không được  bảo duy  thích đáng và kỷ luật rất kém.[2]
Định Viễn, kỳ hạm của Hạm đội Bắc Dương
Pháo hạm Trấn Viễn của Trung hoa
Hạm đội Bắc Dương Cờ của Nhà Thanh Lực lượng chính
Đại chiến hạm Đại chiến hạm Định Viễn (kỳ hạm), Đại chiến hạm Trấn Viễn
Thiết giáp hạm Thiết giáp hạm Kinh Viễn, Thiết giáp hạm Lai Viễn
Hộ tống hạm Hộ tống hạm Chí Viễn, Hộ tống hạm Tịnh Viễn
Tuần dương hạm Phóng lôi hạm (Torpedo Cruisers) Tế Viễn, Tuần dương hạm Quảng Bính, Tuần dương hạm Siêu Dũng, Tuần dương hạm Dương Uy
Tuần dương hạm ven biển Tuần dương hạm Bình Viễn
Hộ tống hạm hạng nhẹ Hộ tống hạm Quảng Giáp
khoảng 13 tàu phóng lôi, rất nhiều pháo hạm và thương hạm vũ trang

 Mở đầu cuộc chiến

Năm 1893, nhà cách mạng Triều Tiên thân Nhật Bản, Kim Ngọc Quân (Kim Okkyun), bị điệp viên của Viên Thế Khải ám sát tại Thượng Hải. Thi thể của ông được mang lên một tàu chiến Trung Quốc và được gửi lại Triều Tiên, nơi nó bị cắt thành nhiều phần và trưng ra như một lời cảnh báo với các lực lượng thân Nhật khác. Chính phủ Nhật Bản coi đó là một sự sỉ nhục trực tiếp. Tình hình trở nên ngày càng căng thẳng khi triều đình Đại Thanh, theo yêu cầu của vua Triều Tiên Cao Tông, gửi quân đến giúp đàn áp Phong trào nông dân Đông học. Nhà Thanh thông báo cho chính phủ Nhật Bản biết về ý định của mình gửi quân đến bán đảo Triều Tiên phù hợp với Điều ước Thiên Tân, và cử tướng Viên Thế Khải làm đại diện toàn quyền dẫn đầu 2.800 quân. Người Nhật đáp lại rằng họ coi hành động này là một sự vi phạm Điều ước, và gửi quân đội viễn chinh 8.000 người đến Triều Tiên (lữ đoàn hỗn hợp Oshima). Quân đội Nhật Bản sau đó bắt giam Cao Tông, chiếm giữ Hoàng cung ở Seoul (Thủ Nhĩ) trước ngày 8 tháng 6 1894, và thay thế triều đình hiện tại bằng các thành viên từ phe thân Nhật. Mặc dù quân đội Trung Quốc đã rời khỏi Triều Tiên vì tự thấy mình không được chào đón ở đây, nhưng triều đình Triều Tiên thân Nhật mới vẫn cho phép Nhật Bản quyền đánh đuổi quân đội Trung Quốc bằng vũ lực. Nhật Bản đổ ngày càng nhiều quân vào Triều Tiên. Nhà Thanh không thừa nhận triều đình mới của Triều Tiên. Chiến sự vì thế bùng nổ.
1 tháng 6 năm 1894: Quân nổi loạn Đông học tiến về Seoul. Triều đình Triều Tiên yêu cầu nhà Thanh giúp đỡ đàn áp cuộc nổi dậy.
6 tháng 6 năm 1894: Nhà Thanh thông báo cho chính phủ Nhật Bản theo   Điều ước Thiên Tân về các chiến dịch quân sự của mình. Khoảng 2.465 lính Thanh di chuyển đến Triều Tiên trong vài ngày.
8 tháng 6 năm 1894: Khoảng 4.000 lính bộ binh và 500 lính thủy đánh bộ Nhật đổ bộ xuống Jemulpo (Tế Vật Phổ, nay là (Incheon (Nhân Xuyên)) bất chấp sự phản đối của Triều Tiên và Đại Thanh.
11 tháng 6 năm 1894: Phong trào nông dân Đông học bị dập tắt.
13 tháng 6 năm 1894: Chính phủ Nhật điện tín cho Tư lệnh các lực lượng Nhật Bản tại Triều Tiên, Otori Keisuke, rằng phải lưu trú tại Triều Tiên càng lâu càng tốt bất chấp cuộc nổi dậy đã chấm dứt.
16 tháng 6 năm 1894: Ngoại vụ đại thần Nhật Bản Mutsu Munemitsu gặp Uông Phượng Tảo, Đại sứ Thanh tại Nhật Bản, để thảo luận về vị thế tương lai của Triều Tiên. Uông tuyên bố rằng triều đình Đại Thanh dự định sẽ rút quân khỏi Triều Tiên sau khi cuộc nổi dậy bị dập tắt và hy vọng Nhật Bản cũng làm điều tương tự. Tuy vậy, nhà Thanh cũng bổ nhiệm một công sứ để chăm lo đến các lợi ích của mình ở Triều Tiên và để tái bảo đảm vị thế chư hầu truyền thống của Triều Tiên với Trung Quốc.
22 tháng 6 năm 1894: Quân tiếp viện của Nhật tới Triều Tiên.
3 tháng 7 năm 1894: Otori đề nghị các cải cách với hệ thống chính trị Triều Tiên, vốn bị những người bảo thủ và triều đình thân Trung Quốc bác bỏ.
7 tháng 7 năm 1894: Hòa giải giữa Đại Thanh và Nhật Bản do Đại sứ Anh làm trung gian kết thúc với thất bại của nhà Thanh.
19 tháng 7 năm 1894: Thành lập Hạm đội liên hợp Nhật Bản, bao gồm gần như toàn bộ các tàu lớn của Hải quân Đế quốc Nhật Bản, để chuẩn bị cho cuộc chiến sắp tới.
23 tháng 7 năm 1894: Quân đội Nhật tiến vào kinh đô Seoul, bắt giam Triều Tiên Cao Tông và thành lập triều đình thân Nhật mới, hủy bỏ mọi Điều ước Thanh-Triều và cho Lục quân Đế quốc Nhật Bản quyền đánh đuổi Lục quân Bắc Dương khỏi Triều Tiên.

 Các sự kiện trong chiến tranh

 Khai chiến

Cho đến tháng 7 năm 1894, quân Thanh ở Triều Tiên có khoảng 3.000-3.500  và chỉ có thể tiếp tế bằng đường biển qua vịnh Asan. Quân Nhật có kế hoạch là ban đầu phong tỏa quân Thanh tại Asan và sau đó bao vây họ bằng bộ binh.

 Đắm tàu Cao Thăng

Tàu Cao Thăng là một tàu buôn của Anh nặng 2.134 tấn do Indochina Steam Navigation Company ở Luân Đôn làm chủ, do thuyền trưởng T. R. Galsworthy chỉ huy và thủy thủ đoàn gồm 64 người. Chiếc tàu được triều đình Thanh thuê chở quân Thanh đến Triều Tiên. Ngày 25 tháng 7, Cao Thăng khởi hành tới Asan để tiếp viện cho quân Thanh ở đó với 1.200 lính cộng thêm lương thực và trang bị. Một sĩ quan pháo binh Đức, Thiếu tá von Hanneken, với vị trí cố vấn cho quân Thanh cũng ở trên tàu.
Ngày 25 tháng 7 năm 1894, các tuần dương hạm Yoshino, Naniwa, Akitsushima của hạm đội  Nhật Bản, vốn đang tuần tra Asan, đụng đầu với Phóng lôi hạm Tế Viễn và Pháo hạm Quảng Ất. Những  tàu này đang đi ra khỏi Asan (Nha Sơn) để gặp một pháo hạm Trung Quốc khác, chiếc Pháo hạm Thao Giang, đang hộ tống tàu Cao Thăng đến Asan. Sau một cuộc chạm trán nhanh chóng, khoảng 1 giờ đồng hồ, chiếc Tế Viễn chạy thoát trong khi chiếc Quảng Ất bị mắc cạn, và kho thuốc súng của nó phát nổ.
Tuần dương hạm Naniwa (Lãng Tốc) (dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng Togo Heihachiro) chặn đường Thao Giang và Cao Thăng. Thao Giang cuối cùng bị bắt sống. Người Nhật sau đó ra lệnh cho Cao Thăng đi theo Naniwa và yêu cầu những người châu Âu trên tàu chuyển qua tàu Naniwa. Tuy vậy, 1.200 quân Thanh trên tàu muốn trở về Taku, và đe dọa giết thuyền trưởng người Anh, Galsworthy và thủy thủ đoàn. Sau 4 giờ đàm phán, Thuyền trường Togo ra lệnh nổ súng vào con tàu. Những người châu Âu nhảy lên boong đều bị quân Thanh bắn hạ. Người Nhật cứu được vài người trong thủy thủ đoàn. Việc chiếc Cao Thăng bị đánh chìm tạo ra một trục trặc ngoại giao giữa Nhật Bản và Anh, nhưng hành động này được chỉ dẫn phù hợp với luật pháp quốc tế theo điều khoản đối xử với người làm binh biến.

 Giao chiến ở Triều Tiên

Được triều đình Triều Tiên thân Nhật mới ủy nhiệm đánh đuổi quân Thanh khỏi lãnh thổ Triều Tiên bằng vũ lực, Thiếu tướng Oshima Yoshimasa dẫn lữ đoàn hỗn hợp Nhật Bản gồm 4.000 binh sỹ hành quân nhanh chóng từ Seoul xuống phía Nam đến vịnh Asan đối mặt với 3.500 quân Thanh đang đóng tại đồn Sŏnghwan (Thành Hoan) phía Đông Asan và Kongchu (Công Châu).
Ngày 28 tháng 7 năm 1894, quân hai bên chạm trán ngay ngoài Asan trong một trận đánh kéo dài đến 7 giờ 30 phút sáng ngày hôm sau. Quân Thanh dần dần mất trận địa vào quân Nhật đông hơn và mạnh hơn; cuối cùng tan vỡ và chạy về Pyongyang (Bình Nhưỡng). Thương vong phía quân Thanh là khoảng 500 người bị chết và bị thương. Phía quân Nhật là 82 người.
Chiến tranh Nhật-Thanh chính thức được tuyên bố vào ngày 1 tháng 8 năm 1894.
Quân Thanh còn lại ở Triều Tiên, cho đến ngày 4 tháng 8, rút lui đến thành phố phía Bắc Bình Nhưỡng, nơi họ hợp cùng đội quân mới được gửi đến. Lực lượng phòng thủ 13.000-15.000 người chuẩn bị và củng cố kỹ lưỡng cho thành phố, hy vọng sẽ cản trở được bước tiến của quân Nhật.
Lục quân Đế quốc Nhật Bản chia làm vài mũi cùng kéo về Bình Nhưỡng vào ngày 15 tháng 9 năm 1894. Quân Nhật đột kích vào thành phố và cuối cùng tiêu diệt quân Thanh nhờ một cuộc tấn công từ cánh. Quân Thanh đầu hàng. Tuy vậy, lợi dụng trận mưa lớn và đêm tối, lực lượng quân Thanh còn lại hành quân ra khỏi Bình Nhưỡng và tiến lên phía Bắc đến bờ biển và thành phố Uiju (Nghĩa Châu). Thương vong của quân Thanh là 2.000 người chết, 4.000 người bị thương. Của phía Nhật là 102 người chết, 433 người bị thương và 33 người mất tích. Toàn quân Nhật tiến vào Bình Nhưỡng sáng sớm ngày 16 tháng 9 năm 1894.
Hải chiến Hoàng Hải

 Tiêu diệt hạm đội Bắc Dương

Hải quân Đế quốc Nhật Bản tiêu diệt 8 trong số 10 tàu chiến của Hạm đội Bắc Dương trên biển Hoàng Hải gần cửa sông Áp Lục ngày 17 tháng 9 năm 1894. Quyền thống trị mặt biển của người Nhật được khẳng định. Tuy vậy, quân Thanh vẫn đổ bộ được 4.500 lính ở gần sông Áp Lục.

 Xâm lược Mãn Châu Lý

Sau thất bại ở Bình Nhưỡng, nhà Thanh bỏ Bắc Triều Tiên và chuyển sang giữ thế thủ trên các đồn ở sông Áp Lục bên phía Trung Quốc gần Áp Lục Giang. Sau khi nhận được quân cứu viện, ngày 10 tháng 10 quân Nhật nhanh chóng tiến về phía Bắc hướng đến Mãn Châu.
Đêm ngày 24 tháng 10 năm 1894, quân Nhật vượt được sông Áp Lục mà không bị phát giác nhờ dựng các cầu nổi. Chiều hôm sau, ngày 25 tháng 10 lúc 5 giờ chiều, họ tấn công đồn Hushan, phía Đông Áp Lục Giang. Lúc 10 giờ 30 tối, quân Thanh phòng thủ bỏ vị trí của mình và cho đến ngày hôm sau đã rút lui toàn bộ khỏi Áp Lục Giang. Với việc chiếm được Áp Lục Giang, Tập đoàn quân số 1 của Tướng Yamagata đã chiếm được ngoại ô thành phố Đan Đông. Trong khi đó, đội quân tháo chạy của Lục quân Bắc Dương nổi lửa đốt thành phố Phụng Thành. Quân Nhật đã đứng vững chắc trên lãnh thổ Trung Quốc với chỉ 4 người bị giết và 140 người bị thương.
Tập đoàn quân số 1 sau đó chia làm 2 hướng với Sư đoàn địa phương số 5 của Tướng Nozu Michitsura tiến đến thành phố Thẩm Dương và Sư đoàn địa phương số 3 của Trung Tướng Katsura Taro đuổi theo tàn quân Thanh về phía Tây đến bán đảo Liêu Đông. Cho đến tháng 12, Sư đoàn địa phương số 3 đã chiếm được nhiều  thị trấn . Sư đoàn địa phương số 5 hành quân chống lại thời tiết khắc nghiệt ở Mãn Châu Lý tiến đến Thẩm Dương.
Tập đoàn quân số 2 của Oyama Iwao đổ bộ xuống phía Nam bán đảo Liêu Đông ngày 24 tháng 10 và nhanh chóng chiếm được Tiến Hiền và Đại Liên vào các ngày 6-7 tháng 11. Quân Nhật bao vây cảng chiến lược Lữ Thuận.
Chiến tranh Nhật-Thanh, các trận đánh và hướng hành quân chính.

 Lữ Thuận Khẩu thất thủ

Ngày 21 tháng 11 năm 1894, quân Nhật đã chiếm được thành phố Lữ Thuận. Quân Nhật được cho là đã thảm sát hàng ngàn thường dân Trung Quốc, trong một sự kiện gọi là Đại tàn sát Lữ Thuận (Lữ Thuận đại đồ sát).
Ngày 10 tháng 12 năm 1894, Kaipeng (ngày nay là Cái Huyện, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc) mất về tay Tập đoàn quân số 1 Nhật Bản.

 Uy Hải Vệ thất thủ và sau trận đánh

Hải quân Thanh sau đó rút lui đến sau các công sự tại Uy Hải Vệ. Tuy vậy, họ lại bị lục quân Nhật Bản đột kích vào sườn quân phòng ngự bến cảng. Trận Uy Hải Vệ kéo dài 23 ngày bao vây với lực lượng bộ binh và thủy quân lớn diễn ra từ 20 tháng 1 đến 12 tháng 2 năm 1895.
Sau sự thất thủ của Uy Hải Vệ vào ngày 12 tháng 2 năm 1895 và thời tiết mùa đông bớt khắc nghiêt, quân đội Nhật tiến sâu hơn nữa xuống phía Nam Mãn Châu và Bắc Trung Quốc. Cho đến tháng 3 năm 1895, quân Nhật đã chiếm được các đồn kiểm soát đường biển đến Bắc Kinh. Đây sẽ là những trận đánh lớn cuối cùng, tuy vậy, hàng loạt các vụ xung đột lẻ tẻ vẫn tiếp diễn. Trận Doanh Khẩu diễn ra ngoài thành Doanh Khẩu, Mãn Châu Lý vào ngày 5 tháng 3 năm 1895.

Chiếm Đài Loan và Bành Hồ

Ngày 26 tháng 3 1895, quân Nhật  chiếm quần đảo Bành Hồ ngoài khơi Đài Loan mà không bị thương vong, trong khi đó vào ngày 29 tháng 3 năm 1895, quân Nhật dưới quyền chỉ huy của Đô đốc Motonori Kabayama đổ bộ xuống phía Bắc Đài Loan và tiến lên chiếm toàn bộ .

[sửa] Kết thúc chiến tranh

Hòa ước Mã Quan ký ngày 17 tháng 4 1895 theo đó nhà Thanh công nhận sự độc lập hoàn toàn của Triều Tiên, nhượng lại bán đảo Liêu Đông (ngày nay là phía Nam tỉnh Liêu Ninh) cho Nhật Bản "vĩnh viễn". Thêm vào đó, Thanh phải trả cho Nhật Bản 200 triệu lượng bạc bồi thường chiến phí. Nhà Thanh cũng ký hiệp ước thương mại cho phép tàu của Nhật tiến vào sông Trường Giang, mở các nhà máy gia công ở các cảng theo điều ước và mở thêm bốn bến cảng nữa cho ngoại thương. Tuy vậy, các nước phương Tây đã can thiệp buộc Nhật phải từ bỏ bán đảo Liêu Đông để đổi lấy 30 triệu lạng bạc (450 triệu yen).

[sửa] Bồi thường chiến phí

Sau chiến tranh, theo học giả Trung Quốc, Jin Xide, nhà Thanh phải trả tổng cộng 340.000.000 lạng bạc cho Nhật Bản cho cả bồi thường chiến phí và chiến lợi phẩm, tương đương với 510.000.000 yên Nhật, bằng khoảng 6,4 lần thu ngân sách Nhật Bản. Tương tự, học giả Nhật Bản, Ryoko Iechika, tính toán rằng nhà Thanh đã trả tổng cộng 21.000.000 dollar Mỹ, bằng 1/3 tồng thu của triều Thanh để bồi thường chiến phí cho Nhật Bản, hay khoảng 320.000.000 yên Nhật, tương đương với thu ngân sách Nhật Bản trong vòng 2,5 năm.

[sửa] Hậu chiến

Chiến thắng của Nhật Bản trong chiến tranh là kết quả của hai thập kỷ nỗ lực công nghiệp hóa và hiện đại hóa trước đó. Chiến tranh thể hiện sự vượt trội của chiến thuật và huấn luyện của người Nhật nhờ áp dụng kiểu quân sự Tây phương. Lục quân và Hải quân Đế quốc Nhật Bản có thể giáng cho quân Thanh hàng loạt thất bại qua tầm nhìn xa, tính nhẫn nại, chiến lược và sức mạnh tổ chức. Uy thế của nước Nhật tăng lên trong mắt quốc tế. Chiến thắng này đánh dấu việc Nhật Bản vươn lên thành một thế lực trong khu vực (nếu không phải là một cường quốc theo nghĩa tương đương với phương Tây và là thế lực thống trị ở Á Đông.[3]
Cuộc chiến cũng đã hé lộ sự thiếu hiệu quả của triều đình, các chính sách, sự tham những trong hệ thống hành chính và sự mục nát của nhà Thanh (điều đã được nhận rõ từ hàng thập kỷ trước đó). Tình cảm bài ngoại công khai tăng lên và sau này lên tới đỉnh điểm trong cuộc khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn 5 năm sau đó. Trong suốt thế kỷ 19, nhà Thanh không thể ngăn ngừa được sự xâm phạm lãnh thổ của nước ngoài—điều này cùng với lời kêu gọi cải cách và nổi dậy Nghĩa Hòa Đoàn sẽ là nhân tố chủ chốt dẫn đến cuộc cách mạng năm 1911 và sự sụp đổ của nhà Thanh năm 1912.
Mặc dù Nhật Bản đã đạt được điều mình mong muốn, cụ thể là chấm dứt ảnh hưởng của Trung Quốc với Triều Tiên, Nhật miễn cưỡng phải trả lại bán đảo Liêu Đông (Lữ Thuận) để đổi lấy sự bồi thường tài chính lớn hơn. Các cường quốc phương Tây (đặc biệt là Nga) trong khi không có mục đích nào với các điều khoản của hiệp ước, cảm thấy rằng nước Nhật không nên có được cảng Arthur, vì chính họ cũng có tham vọng với khu vực này của thế giới. Nga thuyết phục Đức và Pháp cùng với họ tạo áp lực ngoại giao với Nhật, dẫn đến cuộc Tam Cường can thiệp ngày 23 tháng 4 1895.
Năm 1898 Nga ký hợp đồng thuê bán đảo Liêu Đông trong vòng 25 năm và tiếp đó xây dựng một trạm hải quân tại cảng Lữ Thuận. Mặc dù việc này làm người Nhật tức điên, họ vẫn lo ngại với sự xâm lấn của nước Nga đến Triều Tiên hơn là đến Mãn Châu Lý. Các cường quốc khác, ví dụ như Pháp, Đức và Anh, lợi dụng tình hình của Trung Quốc mà nhận được các nhượng bộ về bến cảng và thương mại trả giá bằng sự suy tàn của nhà Thanh. Thanh ĐảoGiao Châu nhượng lại cho Đức, Vịnh Quảng Châu cho Pháp, và Uy Hải Vệ cho Anh.
Căng thẳng giữa Nga và Nhật leo thang trong những năm sau chiến tranh Trung-Nhật. Trong cuộc nổi dậy Nghĩa Hòa Đoàn Liên quân 8 nước được cử đến để đàn áp cuộc nổi dậy; Nga cử quân đội tiến vào Mãn Châu Lý như là một phần của liên quân. Sau khi đánh bại Nghĩa Hòa Đoàn, chính phủ Nga quyết định bỏ trống vùng này. Tuy vậy, cho đến năm 1903, họ thực tế lại tăng số lượng quân tại đây. Đàm phán giữa hai quốc gia (1901–1904) để thiết lập sự công nhận lẫn nhau về phạm vi ảnh hưởng (Nga với Mãn Châu Lý và Nhật với Triều tiên) liên tục bị người Nga làm cho đình đốn một cách có chủ đích. Họ cảm thấy rằng họ có đủ sức mạnh và sự tự tin để không chấp nhận bầy kỳ một sự thương lượng nào và tin rằng Nhật Bản sẽ không dám khai chiến với một cường quốc Âu Châu. Nga cũng có ý định sử dụng Mãn Châu Lý làm bàn đạp để mở rộng hơn nữa lợi ích của mình tại vùng Viễn Đông.
Năm 1902, Nhật Bản lập liên minh với Anh, các điều khoản của liên minh này chỉ rõ nếu Nhật Bản tham chiến tại Viễn Đông, và một cường quốc thứ ba tham chiến chống Nhật Bản, Anh quốc sẽ đến cứu viện người Nhật. Điều này có tác dụng ngăng cản cả Đức lẫn Pháp có bất kỳ một can thiệp quân sự nào trong cuộc chiến tương lai với Nga. Lý do của người Anh khi tham gia liên minh này cũng là để ngăn chặn việc nước Nga mở rộng ảnh hưởng xuống Thái Bình Dương, qua đó đe dọa các lợi ích của nước Anh.
Căng thẳng gia tăng giữa Nhật và Nga là kết quả của việc Nga không muốn tham gia thương thuyết và triển vọng Triều Tiên sẽ rơi vào tay người Nga, vì thế sẽ làm xói mòn các lợi ích của nước Nhật, từ đó, nước Nhật buộc phải hành động. Điều này là nhân tố quyết định và chất xúc tác để dẫn đến cuộc Chiến tranh Nga-Nhật (1904–05).

 

__._,_.___
Reply via web post Reply to sender Reply to group Start a New Topic Messages in this topic (1)
Recent Activity: