Sunday, February 3, 2013

HỒ SƠ BÀNH TRƯỚNG CỦA TRUNG CỘNG
tka23 post 
 BÀI DÀI NHƯNG TÀI LIỆU KHÁ CHÍNH XÁC- 
 
Đối ngoại Trung cộng 
 
Về mặt kinh tế, từ thời điểm 2000, Bắc Kinh đặt chỉ tiêu GDP đến năm 2020 tăng 4 lần trên con số 4.3 ngàn tỷ USD (2000). Nếu với đà gia tăng GDP khoảng -10%/năm hiện nay thì mục tiêu này của TC có thể đạt sớm hơn 2020.

Trong kế hoạch xây dựng hải quân biển xanh(đi xa) (blue water), Trung cộng muốn vô hiệu hóa hệ thống chống hỏa tiển  TMD của Mỹ ở Châu Á - Thái Bình Duơng bằng cách phát triển các tàu ngầm hạt nhân.
Những tàu ngầm có vũ khí hạt nhân sẽ phá vỡ hệ thống phòng thủ TMD của Nhật - Mỹ. Trung cộng sẽ tập trung sâu hơn vào năng lực chiến tranh bất đối xứng để chống lại sự lớn mạnh  về kỹ thuật của Mỹ.
Phong trào đòi độc lập của Đài Loan bị thoái trào qua tuyển cử và sự mơ hồ của Mỹ trong việc  bảo đảm an ninh cho Đài Loan, khiến Trung cộng tin rằng Mỹ sẽ không ủng hộ cho một tuyên bố độc lập chính thức của đảo quốc này.
 
Dẫu vậy tháng 1/2010, Đài Loan vẫn tìm cách được mua  vũ khí 6,4 tỷ USD cùng với các hỏa tiển  Patriot và Harpoon  của Mỹ, [1] không kể 60 chiếc F16.
Đã có nhiều nghiên cứu nhằm làm tối thiểu các khác biệt, hiểu nhầm về quan điểm của hai bên Trung Mỹ về vấn đề Đài Loan đã các bên thực thi, một phần nhằm tránh các cuộc xung đột từba phía liên quan.
Trung cộng sử dụng Bắc Hàn như một thứ mặc cả để phi hạt nhân hóa Đông Bắc Á.
Dù tự ưu tiên phát triển năng lực bằng hạt nhân, TC sử dụng Bắc Hàn theo từng mức  độ của “con ngáo ộp” để hạn chế khả năng tiếp cận kỹ thuật và hạ thấp sự hợp lý của phát triển nguyên tử từ phía Nam Hàn và Nhật Bản.
     Như vậy, Trung cộng nỗ lực để Bán đảo Triều Tiên và vùng biển Nhật Bản là phi hạt nhân nhưng đang vấp phải sự bất kham của Bình Nhưỡng, khi rút ra khỏi Hội Đàm Sáu Bên vào 2009.
Kế hoạch trung hạn của Bắc Kinh ở thời điểm 2012 là duy trì nguyên trạng quan hệ với các nước phương Tây: kềm chế sao cho không bộc lộ sự thay đổi trên phương  diện kinh tế, quân sự và ủng hộ các sáng kiến Âu Mỹ , liên quan đến vấn đề nguyên tử Iran, giảm nguy nhiễm môi trường, sở hữu trí tuệ.
   
 Chia cắt Ấn Độ và Pakistan trong quan hệ với Mỹ  qua ngoại giao kinh tế, siết chặt quan hệ với Pakistan để làm đối trọng với sức mạnh hạt nhân Ấn Độ, Trung cộng phóng đại khả năng nguyên tử của Pakistan để Ấn Độ tập trung sức mạnh đối phó về huớng Tây (Pakistan).
Gần đây, (2012) Trungcộng quay sang đấu dịu với Ấn Độ và thắt chặt quan hệ kinh tế với Pakistan.
Trong năm 2001, Trung cộng cam kết viện trợ kinh tế cho Pakistan là 620 triệu USD còn năm 2009 các khoản đầu tư vào năng lượng của Trung cộng vào Pakistan là 700 triệu USD[3].
    
Ve vãn Đông Nam Á và Nam Á và Iran bằng hợp tác kinh tế và ngoại giao với một loạt các gói ODA, hoặc  qua các tổ chức quốc tế, Trung cộng còn theo đuổi chiến lược “Chuỗi Ngọc Trai” để có đường ra cảng biển từ Đông Nam Á và Nam Á, gia tăng thương mại với Châu Phi.
Năm 2007, tổng giá trị thương mại Trung – Phi Châu là 7 tỷ USD đưa Châu Phi lên hàng đối tác thứ hai của Trung cộng.
Trung cộng  tập trung vào các nước Châu Phi giàu năng lượng và các nước không dân chủ như Congo, Nigeria và Sudan.
Họ sử dụng quyền phủ quyết ở Hội đồng Bảo An LHQ để bảo vệ các đối tác như Zimbabwe, như ngăn cản quốc tế cấm vận chế độ Mugabe 2008. Trung cộng đã bỏ phiếu trắng bốn lần về xung đột Dafur vào 2004, 2005 và 2006.
Năm 2009 Trung cộng đã bỏ phiếu trắng cho cấm vận chống Etrirea, đối tác lâu năm của Trung cộng. Etrirea cũng như Sudan là khu vực giàu tài nguyên, quan trọng về địa lý chiến lược và là một nước vùng biển Đỏ giáp ranh Sudan.
Tại vùng Vịnh, Trung cộng  có quyền lợi vững chắc khi ủng hộ chế độ hiện thời tại Iran.
Trung cộng là nhà cung cấp vũ khí chính  của Iran với những thỏa thuận đối tác năng lượng quan trọng, trong đó có dự án dầu khí Yadaravan, 51% của Trung cộng.
Thỏa thuận có tổng giá trị 100 tỷ USD với giếng dầu được kỳ vọng sản xuất 300.000 thùng dầu mỗi ngày .
Cân bằng lực lượng với Mỹ  qua trục liên kết với Nga- Iran- Bắc Hàn cũng là một trọng tâm của Trung cộng.
Trung cộng hoặc Nga không thể đơn phương đối đầu với Mỹ bằng sức mạnh quân sự. Do vậy, cấu trúc chiến lược chi phối thế kỷ 21 là “đối tác chiến luợc” thay vì đồng minh quân sự có ràng buộc và chính thức.
Bắc Kinh và Moscow vẫn muốn chứng tỏ mình như những thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế , trên các diễn đàn khu vực và đa phương thay vì chỉ là những “kẻ phủ quyết” hay “phá bĩnh”.
Bắc Hàn không thể trực tiếp đối đầu với Mỹ nhưng nước này là một mối nguy hiển nhiên cho bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản.
Bắc Kinh đã bỏ nhiều công sức trong quan hệ với Moscow và Bình Nhưỡng và là thành viên trụ cột của nhóm SCO (Shanghai Cooperation Onganization).
Trung cộng cố lôi kéo Đông Nam Á ra khỏi vòng ảnh hưởng của Mỹ - Nhật và vào vòng ảnh hưởng của Trung cộng  bằng ngoại giao kinh tế.
Trung cộng tham gia vào diễn đàn ARF (1993), Hội thảo ASEAN (1996) và Thỏa thuận tự do thương mại (FTA) Trung cộng – ASEAN (2003) đã cho phép Trung cộng gắn kết cao hơn với Đông Nam Á.
Khu vực này vốn là nơi tập trung sản xuất công nghiệp do Nhật chi phối và hầu hết các nước ASEAN đang hợp tác với Mỹ về quân sự.
Dù cho Trung cộng đe dọa đến các năng lực của các ngành công nghiệp sơ cấp và thứ cấp của ASEAN, ngược lại FTA cho phép các nước Đông Nam Á gia tăng khả năng thâm nhập vào thị trường nội bộ lớn nhất thế giới.
Bắc Kinh đã đầu tư nhiều thứ vào ngoại giao tư bản trong hai thập kỷ qua nhằm giải quyết  các bất đồng với các nước trong Biển Đông như Malaysia, Philippines và Việt Nam.
 
Chiến lược địa chính trị và phát  triển  hải quân
    Tiếp theo những kế hoạch tổng quát  trên, giới làm chính sách Bắc Kinh từng có lúc ưu tiên cho sự mềm mỏng ngoại giao, chờ đợi thời cơ, song ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc đại Hán từ xa xưa và cả thời kỳ Mao Trạch Đông[1] khiến cho chính sách của quốc gia này ngày càng tiến xa hơn trong bước phiêu lưu quân sự và xâm lấn của họ.
Chính sách càng mạnh bạo, phương cách càng bớt đi tính ngoại giao và gia tăng tính quân sự.
Gia tăng quân sự ra ngoài nước trong thế giới hiện nay , tại đây nhiệm vụ  của không quân và hải quân sẽ là chính yếu.
Chính giới TC tác động đến dân chúng TC nhằm chuẩn bị quân lực và dân tộc hóa các hoạt động lấn chiếm của mình.
Chủ nghĩa dân tộc được đưa lên một mức cao, sẽ chính là nhiên liệu đẩy sự phiêu lưu của TC đi xa hơn, mang dáng vẻ hợp lý (nội địa) hơn cho lý do hành xử của guồng máy chính quyền.
Hải quân Trung cộng thừa hưởng chiến lược hải quân cũ của Thống chế M.V.Frunze vào thập kỷ 1920 -  Sô Viết cũ (old school) vốn cho rằng hải quân là một bộ phận của quân đội nói chung và phải hỗ trợ lục quân tại các vùng cận sông biển.
Theo lý thuyết này, lãnh đạo hải quân Liên Xô Vladimir Nikolay đưa ra cách đánh “hạm nhỏ đánh trận nhỏ” vào 1927.
Hầu hết các sĩ quan của  phái này đã không còn trong quân đội sau cuộc chỉnh huấn 1937 của Stalin. Tuy nhiên, ảnh hưởng của lý luận này vẫn còn đó mãi đến khi Stalin qua đời 1953.
Một thời gian từ 1949 đến 1960, thiết kế dòng chính của hải quân TC đi theo cách của Nga Sô Viết với các đặc điểm của một chế độ mới là: cần phải trấn áp chống đối nội bộ, sẵn sàng chống lại tấn công của các nước ngoài, lưu dụng nhân sự chế độ cũ, thiếu hụt tài chính và kỹ thuật trong khi các tàu chiến thù địch lừng lững ngoài khơi.
Năm 1950 Liên Xô điều 500 sĩ quan kỹ thuật sang hỗ trợ TC, đến 1953 con số này là 2000. Ngược lại cũng có hàng ngàn sĩ quan TC sang Liên Xô học tập trong đó có tướng Xiao Jingguang.
Khi thị sát hải quân tháng 2.1953 trong chiến tranh Triều Tiên, Mao phát biểu “chúng ta cần có hải quân mạnh để chống bọn đế quốc xâm lược”.
Tháng 10.1953, Mao ra lệnh cho Hải quân các nhiệm vụ chống can thiệp của Quốc dân đảng thông biển, chuẩn bị chiếm Đài Loan và đề kháng tấn công từ biển.
Sau đó TC đã chiếm được các đảo nhỏ từ Đài Loan trừ Kim Môn, Mã Tổ. Giai đoạn này vẫn là giai đoạn của phòng thủ bờ biển (coastal defense) cho Hải quân TC.
Đến năm 1954, TC mới nghĩ đến phát triển hải quân nước xanh (blue water), và vẫn chưa nói đến sự độc lập của hải quân với lục quân.
Giai đoạn những năm 1950 và 1960 Bắc Kinh tập trung vào võ khí hạt nhân và tàu ngầm để phóng  hoả tiển hạt nhân.
Ảnh hưởng lớn của  Sô Viết “hạm nhỏ đánh trận nhỏ” ngày đó cũng vì lý do cơ sở vật chất và tài chính của Trung cộng còn yếu kém.
Khi sang Liên Xô năm 1958 học tại Voroshilov viện Hải Quân ở Leningrad, Lưu Hoa Thanh[2] chịu ảnh hưởng nặng Tổng Tư Lệnh Hải Quân Liên Xô S.G.Gorshkov (1956-1985).
Giai đoạn này Gorshkov tranh cãi với Krushev (người đề cao vai trò võ khí hạt nhân) bằng học thuyết thống lĩnh biển (sea supremacy) quyết tâm thu hút một phần nguồn lực vốn lý ra đã dành trọn cho võ khí nguyên tử.
Gorskov khẳng định “Nhằm bảo vệ quyền lợi Liên Xô trong thế giới, hải quân cần có vai trò chiến lược và độc lập không chịu sự chỉ huy của một bộ chỉ huy lục quân – hải quân chung nhất, và hải quân phải có khả năng hoàn tất các công việc chiến lược vì quyền lợi quốc gia trên biển”.
Giai đoạn 1960 đến 1976, TC có nỗi lo sợ từ phía Bắc do đã có những cuộc đụng độ trên bộ. Giai đoạn này hải quân TC vẫn hoạt động như một trợ thủ của lục quân một khi có nguy cơ từ Liên Xô.
Trở về Trung cộng, Lưu Hoa Thanh trở thành Tổng tư lệnh Hải Quân và mau chóng phát triển những ý tưởng của Gorshkov trong khoảng thời gian thập kỷ 1980, khi người Trung cộng mở của và phát triển kinh tế.
Đến đầu năm 1982, Lưu Hoa Thanh ra ra lệnh cho Học viện Nghiên cứu Hải quân tìm hiểu về phòng thủ ngoài khơi (offshore defense) và vẽ lên hai phòng tuyến.
Phòng tuyến 1 đi qua quần đảo Kurile, Nhật Bản, quần đảo Ryukyu, Đài Loan, Philippines, Borneo và Natuna Besar.
Phòng tuyến 2 bao trùm ra ngoài phòng tuyến 1 một diện tích khoảng 80% phòng tuyến 1 đã bao phủ.
Từ đó trở đi, hải quân TC đã có hẳn một không gian giả định cho việc phòng thủ ngoài khơi (offshore defense) thay hẳn khái niệm phòng thủ bờ từ thời Liên Xô.
Năm 1986, Trung cộng tổ chức hàng loạt hội thảo để bàn luận giữa trường phái cũ (old school), hải quân nước nâu (brown water navy) phòng thủ bờ biển (coastal defense) thành ra hải quân nước xanh (blue water navy) vào tháng 2.1987.
Nhật báo Quân đội Giải phóng đăng bài của Cai Xiaohong, lần đầu tiên khẳng định Hải Quân là “phương tiện  chiến lược” và các biển và đại dương là “không gian chiến lược mới”.
Trung cộng từ đó đã tách hẳn Hải quân ra khỏi nhiệm vụ phụ thuộc quân đội nói chung và lục quân nói riêng và khẳng định “nhằm chiến thẳng các cuộc chiến hiện đại trên biển, chúng ta phải phối hợp không quân, tàu chiến và tàu ngầm và tạo thành một mũi tấn công tổng hợp”[3].
Theo niên giám Anh: “The Military Balance” trong 10 năm lục quân Trung cộng đã giảm tỷ lệ võ trang từ 80,9% (1980) xuống 77,97% (1985) và đến 75,9%(1992) trong khi các năm tương ứng đó (1980, 1985 và 1992) Trung cộng tăng từ 11,01% lên 12,85% và 15,55% (cho hải quân) và 8,09% lên 9,11% và 8,58% (cho không quân).
Chi tiết không được công bố nhưng theo số lượng võ khí nhập từ nước ngoài về, ưu tiên Trung cộng dành cho hải quân và không quân là điều không khó nhận ra.
Các võ khí mới có bốn khu trục hạm Sovremenny, bốn tàu ngầm lớp Kilo, 48 máy bay SU27SK, một giấy phép sản xuất 200 chiến đấu cơ tương tự và thêm 55 chiếc SU30MKK. Trung cộng đã nhập cả dàn S300PMU1 và Sam TorM.
Tỷ lệ mua sắm cho lục quân, hải quân và không quân là ngót ngét 2:3:5. Các chuyến ra đại dương của Hải quân Trung cộng trong vòng 10 năm (1992-2002) là 30 lần so với tổng các chuyến đi 30 năm trước cộng lại.
Giữa thập kỷ 80, Trung cộng đã gia tăng yêu sách chủ quyền cho vùng lãnh hải từ 12 hải lý lên 200 hải lý.
  Trung cộng đòi hỏi điện tích 4,7 triệu km2 trong biển Nhật Bản, Hoàng Hải và Biển Đông.
  Trung cộng cho rằng 30% trong tổng số 800.000 km2 Biển Đông (South China Sea) “của Trung cộng” đã bị nước khác lấn chiếm, trong đó khoảng 420.000 km2 là do Philippines, 70.000 km2 là do Việt Nam, 270.000 km2 (Malaysia), 50.000 km2 (Indonesia) và 3.000 km2 (Brunei).
Tại Biển Đông Trung cộng(Biển Nhật Bản), và Hoàng Hải, Trung cộng tranh chấp 30.000 km2 với Bắc Hàn, 170.000 km2 với Nam Hàn.
Với Nhật Bản, Trung cộng có vùng tranh chấp 65.000 km2, trong đó có Điếu Ngư/Senkaku và 5 đảo nhỏ cùng bãi San’an.
Ngoài ra Trung Nhật còn bất đồng ở vùng thềm lục địa, liên quan 770.000 km2 mặt biển. Không muốn chia sẻ thềm lục địa với Nhật, Trung cộng muốn lấy đường biển đi qua Okinawa làm đường ranh giới.
Trong khi Nhật chấp nhận chia thềm lục địa với Trung cộng và lấy đường trung gian của Đảo Nanniu làm đường ranh giới. Để phản đối điều này, từ năm 1998 đến 2002 Trung cộng đã cho tàu vào vùng EEZ của nhật đến 40 lần!
Lý do tranh giành của Trung cộng ở biển Nhật Bản và Biển Đông là vì lợi ích kinh tế ở khu vực này.
Hải quân Trung cộng đã tuyên bố khảo sát toàn bộ Biển Nhật Bản, Hoàng Hải và Biển Đông.
Trong đó một trữ lượng 45 tỉ tấn khí tự nhiên và dầu mỏ là nằm ở Biển Đông (trị giá 1.500 tỉ USD).
Khu vực Trường Sa và Biển Nhật Bản là khu vực giàu dầu mỏ nhất – 13,7 đến 17,7 tỉ tấn dầu, trị giá 500 tỉ USD. Theo China Daily 13.12.1992, từ 1995 Trung cộng đã nhập khẩu dầu. Trung cộng đang chạy đua với thời gian để giành các vùng này.

Âm mưu vừa chạy đua thời gian, nhưng Trung cộng cũng vừa sử dụng thời gian kéo dài để gia tăng vị thế.
Theo khái niệm “hiệu lực thời gian” (time effect) trong luật Quốc tế, nếu một quốc gia quản lý thực tế một lãnh thổ tranh chấp trong một thời gian nào đó, quốc gia đó sẽ có thể tuyên bố làm chủ vùng lãnh thổ đó. Thông thường thời gian đó là 50 năm.
Một số học giả tại viện Hàn lâm khoa học xã hội Trung cộng còn kêu gọi nếu Trung cộng không nhanh chóng “giải quyết” Trường Sa, đây sẽ là mối nguy cho Trung cộng[4].
Họ còn dự đoán chắc chắn rằng từ 10 đến 30 năm nữa sẽ phải có đụng độ lớn tại Biển Đông. Ngược lại sự gia tăng căng thẳng tại Biển Đông sẽ làm giảm nguy cơ đối đầu của Trung cộng và Đài Loan vì có thể hai nước này có chung kẻ thù, miễn là Đài Loan không tuyên bố độc lập.
Tại đây nổi bật sự hung hãn có toan tính sao cho cả trên phương diện quân sự và tận dụng luật pháp để họ có lợi tối đa.  
 MỘNG BÀNH TRỨỚNG
Tháng 10.1992, tại đại hội Đảng lần thứ 14, Tổng bí thư Giang Trạch Dân nhấn mạnh “nhiệm vụ của quân đội Trung cộng từ đây trở đi là bảo vệ thống nhất đất nước, toàn vẹn lãnh thổ và quyền lợi trên biển”.
Đây là lần đầu tiên một chủ tịch quân ủy Trung cộng  nói về “quyền trên biển”. Nếu như “toàn vẹn lãnh thổ” trong vùng không bị phá vỡ bởi ý muốn độc lập của Đài Loan, thì mục tiêu chiến đấu để tranh biển của Trung cộng sẽ là nhằm đến các đối tượng đe dọa quyền lợi biển của Trung cộng, tức Philippines, Việt Nam, sau đó là Nhật, Ấn.
Các hạm đội
Trung cộng còn đi xa hơn khi dự liệu Nhật và Ấn sẽ đưa hải quân vào Biển Đông để hỗ trợ các quốc gia chống lại Trung cộng nếu xảy ra sự trở ngại  ở Biển Đông nhằm giảm áp lực của Trung cộngở Biển Nhật Bản và bảo vệ các khu vực mà Ấn đã khai thác cùng Malaysia và Việt Nam ở Biển Đông.
   Trong thời quan chiến tranh lạnh, Hạm đội Bắc Hải (NSF- đóng tại Thanh Đảo) có nhiệm vụ ngăn chặn hạm đội Thái Bình Dương của Liên Xô nam tiến, do vậy phải phối hợp chặt với lục quân.
Hạm đội Đông Hải (ESP-đóng tại Ninh Ba)  tiếp trợ  và huấn luyện. Sau khi mối nguy Xô Viết không còn nữa, đã có dấu hiệu Trung cộng đầu tư cho ba hạm đội này đồng đều nhau.
uân dụng trọng yếu nhất là các khu trục hạm lớp Luhai 112 và 113 vẫn ở Hạm Đội Bắc Hải. Nhưng đã  chuyển hướng xuống phía Nam.
Năm 2002, khu trục hạm lớn nhất Luhai 6000 tấn đã chính thức về biên chế Hạm đội Nam Hải (SSF- đóng tại Trạm Giang).
Cũng trong giai đoạn 2002, Hạm đội Bắc Hải vẫn là hạm đội trang bị tốt nhất. Ít nhất ba trong số năm tàu ngầm hạt nhân lớp Ha và một SSBN (tàu ngầm hạt nhân có tên lửa đạn đạo) nằm trong biên chế NSF.
Theo bố trí thì Hạm đội Đông Hải và Hạm Đội Bắc Hải sẽ đảm trách chặn Nhật Bản tiến về nam. Đồng thời hạm Đội Đông Hải chịu trách nhiệm tiếp vận cho Hạm Đội Nam Hải hoạt động ở biển Đông và Ấn Độ Dương và Hạm Đội Đông Hải sẽ nhận nhiệm vụ tấn công Đài Loan.
Đặc biệt hải quân TC đã thành lập một căn cứ tàu ngầm quy mô  tại đảo Hải Nam, cho phép Hạm Đội Nam Hải khai triển nhanh hơn các khu vực phía Nam, trong đó có Biển Đông.
TC có cổng chính hướng ra Thái Bình Dương và cổng sau lưng nằm trong Nội Á. Suốt lịch sử, bạn và thù của TC không đến từ cổng chính. Người Mông Cổ, Tartars, Thổ và các bộ lạc đã đến và tấn công TC từ cổng lục địa, không phải biển.
Sự thịnh vượng và các mối phiền nhiễu đến từ cả hai cổng. Tuy nhiên, chỉ ở cổng giáp biển mà TC đã bừng tỉnh và cải cách, và cũng chính bởi sự bừng tỉnh này đã khiến TC tìm mọi cách để thống trị Biển Đông, qua Ấn Độ Dương bằng nhiều cách.
Các chiến lược chuỗi ngọc trai, chiến lược phong tỏa biển, phòng tuyến hai lớp tranh giành biển và đảo với Nhật, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc, các nước Đông Nam Á, cộng với đe dọa các đối tác khai thác biển của Việt Nam và phớt lờ luật pháp quốc tế chính là những mảnh nhỏ của bức tranh tổng thể. Bức tranh của một cường quốc mới nổi bị ám ảnh  quá khứ, lo âu về vị thế mới và được đốt nóng bởi chủ nghĩa dân tộc cực đoan ,vốn thường xuất hiện sau thời gian dài trong vị thế nhược tiểu.
 Những trở ngại  kỹ thuật
Cho dù là một lực lượng hải quân mạnh nhất nhì châu Á với tầm ảnh hưởng lớn ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, hải quân TC vẫn đang đứng trước những trở ngại  kỹ thuật mà giới hải dương học gần đây từng đề cập đến.
Chính hải quân TC nhận ra các thiếu sót về quân dụng và những khó khăn để điều chỉnh mặt thiếu sót này.
Tướng Tào Cương Xuyên, chủ nhiệm Tổng cục Quân khí và sau này là bộ trưởng bộ quốc phòng TC đã từng than phiền rằng lương bổng thấp đã khiến quân đội nước này khó giữ các nhà khoa học và nghiên cứu giỏi và ông này cũng cho rằng công việc phát triển khí giới là một công việc không dễ dàng[1]
Công tác bảo trì và cung ứng khó khăn vì có nhiều hạng mục nhập từ nước ngoài, theo đó gieo ảnh hưởng về thiết kế đối với các tàu mới đóng. Do vậy huấn luyện nhân sự để bảo trì, tiếp liệu và kể cả thử nghiêmệ đều gặp các khó khăn  không nhỏ. Những thiếu sót này làm giảm hiệu năng của hệ thống tàu chiến và càng trầm trọng hơn khi TC có thói quen xây dựng các lớp tàu nhỏ từng loạt từ hai đến bốn chiếc.
Giới hải quân TC đang ra sức cải tiến tính phù hợp của hệ thống và mẫu số chung để bảo trì thiết bị cũng như các hệ quả của mua sắm trong hạn chế ngân sách, xây dựng tàu với thiết bị hỗn tạp và hạn chế bảo trì  do lượng sản xuất các lớp tàu quá ít.
Sự cố tàu ngầm lớp Ming 361 làm tổn thất 70 thủy thủ nằm 2003[2] cũng được quy cho công tác bảo trì chưa đạt  tiêu chuẩn.
Khả năng đối chọi trên không
Muốn được xem là siêu cường biển ngày nay  thì phải mạnh về không lực, cả máy bay có và không người lái, cũng như về hỏa tiển  hành trình và hỏa tiển đạn đạo.
Hải quân TC đã cố gắng nâng cấp bằng cách đưa vào hoạt động tàu Luyang II lớp DDG. Hệ thống dạng Aegis của con tàu này là loạt đầu tiên của hải quân TC có thể cung cấp năng lực không đối không trên  tốt hơn cho họ.
Những chiến hạm đời trước chỉ có khả năng tự vệ điểm. Hệ thống phòng thủ điểm (point-defense) được thiết kế để tự vệ đối với chính các con tàu trang bị hệ thống còn hệ thống phòng thủ diện (area-defense) sẽ có khả năng bảo vệ một nhóm các con tàu.
Khác biệt nằm ở chỗ hệ thống phòng thủ diện có tầmxa  và khả năng phát giác , tiến đánh nhiều mục tiêu cùng lúc.
Các tàu lớp Luda và Jianghu không có hệ thống đối không (surface to air); và bốn con tàu lớp Sovremenny mua từ Nga có hệ thống SA-N-7 phòng thủ điểm.
Các tàu lớp Luhu, Luhai, Jiangwei trang bị hỏa tiển Crotale của Pháp hay phiên bản TQ, tức HQ-6/7 cũng là những hệ thống phòng thủ điểm.
Còn các tàu lớp Luyang I và Luzhou rồi Luyang II dù có hỏa tiểnAAW, nhưng cũng thiếu khả năng phòng thủ diện rộng.
Khả năng đánh tàu ngầm (ASW)cũng là một điểm yếu của hải quân TC. Khả năng phát hiện tàu ngầm, đặc biệt là từ phía tàu trên mặt nước là không đơn giản. hải quân TC chưa có khả năng tận dụng các kỹ thuật ASW có sẵn, đặc biệt trong điều kiện phát hiện thụ động dù các kỹ thuật này đã có mặt 40 năm.
Ngoài ra hải quân TC cũng không có các nguồn lực chống tàu ngầm trên không (airborne ASW), họ chỉ có vài chục máy bay theo nhiệm vụ này. Các thông tin cho thấy hải quân TC chưa  phát triển hệ thống dò âm thanh tại vùng biển của họ.
Trong hai thập kỷ qua, TC đã cố gắng cải tiến hạ tầng thông tin. Các cải tiến kỹ thuật đã tạo động lực cho thương mại hóa khoa học và họ đã cố kết hợp những tiến bộ này với thương mại, ngân hàng, vận tải và gia tăng sức vận hành của các mạng thông tin hàng không, hàng hải, tàu lửa trên cơ sở điện toán. Công nghiệp điện tử phục vụ chiến tranh của TC dành ưu tiên cho radar trên tàu, các thiết bị và hệ thống thám báo điện tử đi cùng tàu chiến. Công ty xuất nhập  điện tử và công ty xuất nhập  cơ giới chính xác phải hỗ trợ đặc biệt cho phát triển hỏa tiển  cho hải quân TQ.
Kết luận:
Tính từ khi vẫn còn trao đổi khoa học kỹ thuật với Liên Xô và ứng dụng học thuyết phòng thủ bờ biển (coastal defense) đến nay, TC đã lập ra một hệ thống lý luận liên quan đến hải dương, hải quân bao gồm kỹ thuật, tầm bắn, lý do kinh tế, địa chính trị, tuyên truyền để ủng hộ cho việc khống chế biển và cả các đại dương.
Trong đó, TC cũng chuẩn bị những công việc liên quan pháp luật và cử học giả bảo vệ ý đồ của mình, dẫu rằng các lý lẽ về đường chữ U và quyền lịch sử là hoàn toàn không phù hợp với UNCLOS. Không giấu việc muốn ngoi lên vị trí một siêu cường bằng kinh tế, quân sự, địa chính trị và cả sức mạnh mềm, TC đã tự cho phép mình vẽ lên và thực hiện những vành đai trên biển, trên không và trên bộ sao cho đạt được các mục đích họ đã đề ra.
Chủ nghĩa dân tộc được đề cao, làm động cơ  thúc đẩy và làm có vẻ hợp lý cho các hoạt động bất chấp luật pháp quốc tế nhìn từ trong nội bộ TC.
Điều này vô cùng  nguy hiểm vì TC đang trượt trên một con đường khác với quan niệm  thế giới, lại thiếu sự chấp nhận tranh luận , nên cuộc phiêu lưu đó sẽ vẫn tiếp diễn.
Lê Vĩnh Trương (tổng hợp)
--------------------------------------------------------------------------------
__._,_.___
Reply via web post Reply to sender Reply to group Start a New Topic Messages in this topic (1)

No comments:

Post a Comment