Chiến tranh Thanh-Nhật
tka23 post
|
Chiến tranh Nhật-Thanh (theo cách gọi ở Nhật Bản, tiếng Nhật: 日清戦争, Nisshin Sensō), hay Chiến tranh Giáp Ngọ
(theo cách gọi cũ ở Trung hoa, tiếng Trung: 甲午戰爭, Jiǎwǔ Zhànzhēng) là
một cuộc chiến tranh giữa Đại Thanh và Đế quốc Nhật Bản diễn ra từ 1
tháng 8 năm 1894 đến 17 tháng 4 năm 1895. Cuộc chiến tranh này đã trở
thành biểu tượng về sự suy yếu của nhà Thanh và chứng tỏ sự thành công
của quá trình hiện đại hóa do công cuộc Minh Trị duy tân mang lại so với
Phong trào Dương vụ ở Trung Quốc. Kết quả của cuộc chiến này là một sự
chuyển dịch sự chi phối khu vực châu Á từ Trung Quốc sang Nhật Bản và là
một đòn chí mạng vào nhà Thanh và truyền thống cổ
truyền Trung Quốc. Các xu hướng này sau đó đã dẫn đến cuộc Cách mạng
Tân Hợi năm 1911.
|
Bối cảnh và nguyên nhân
Nhật Bản từ lâu đã mong ước mở rộng lãnh địa của mình vào đại lục Đông Á. Trong thời kỳ cai trị của Toyotomi Hideyoshi vào cuối thế kỷ 16, Các cuộc xâm lược Triều Tiên của Nhật Bản (1592-1598) nhưng sau thành công ban đầu đã không thể giành được thắng lợi và kiểm soát hoàn toàn Triều Tiên.
Sau hai thế kỷ,
chính sách đóng cửa đất nước dưới thời Mạc phủ Tokugawa đã đi đến kết
thúc khi Nhật Bản bị Hoa Kỳ ép mở cửa giao thương vào năm 1854. Những
năm tiếp theo cuộc Minh Trị duy tân năm 1868 và sự sụp đổ của chế độ mạc
phủ, Nhật Bản đã tự chuyển đổi từ một xã hội khá lạc hậu và phong kiến
sang một quốc gia công nghiệp hiện đại. Nhật đã cử các phái đoàn và sinh
viên đi khắp thế giới để học và hấp thụ khoa học và nghệ thuật phương
Tây, điều này đã được thực hiện nhằm giúp Nhật Bản tránh khỏi rơi vào
ách thống trị của nước ngoài và cũng giúp cho Nhật có thể cạnh tranh
ngang ngửa với các cường quốc phương Tây.
Xung đột về Triều Tiên
Là một quốc gia mới
nổi, Nhật Bản chuyển hướng sự chú ý của mình đến Triều Tiên. Để bảo vệ
an ninh và các lợi ích của mình, Nhật Bản vừa muốn sáp nhập Triều Tiên
trước khi nó bất kỳ một cường quốc nào khác chiếm, hay ít nhất là đảm
bảo Triều Tiên vẫn duy trì được nền độc lập của mình bằng cách phát
triển các nguồn lực của nó và cải cách chính trị. Như cố vấn người Phổ
cho quân đội Minh Trị đã nói, Triều Tiên là “con dao chỉ thẳng vào trái tim nước Nhật”.
Nhật Bản cảm thấy một cường quốc khác có sự hiện diện quân sự tại bán
đảo Triều Tiên sẽ bất lợi cho an ninh quốc gia Nhật Bản, và vì vậy Nhật
Bản quyết tâm chấm dứt quyền bá chủ của Trung Quốc với Triều
Tiên. Hơn nữa, Nhật Bản nhận ra rằng có thể tiếp cận với than và quặng
sắt Triều Tiên sẽ có lợi cho sự phát triển nền tảng công nghiệp Nhật
Bản.
Triều Tiên vẫn nạp cống phẩm theo truyền thống và tiếp tục chịu ảnh hưởng của nhà Thanh.
Triều đại này cũng có ảnh hưởng lớn đến những vị quan bảo thủ Triều
Tiên tập hợp xung quanh Hoàng gia của nhà Triều Tiên. Trong khi đó, nội
bộ Triều Tiên bị chia rẽ. Những người cải cách muốn thiết lập quan hệ chặt chẽ hơn với Nhật Bản và các nước phương Tây.
Sau Chiến tranh Nha phiến và Chiến tranh Pháp-Thanh, Đại Thanh đã yếu
hơn và không thể kháng cự lại sự can thiệp chính trị và xâm phạm lãnh
thổ của các cường quốc phương Tây (xem Hiệp ước bất bình đẳng). Nhật Bản
thấy được cơ hội của mình trong việc thay thế ảnh hưởng của Trung Quốc
với Triều Tiên.
Ngày 27 tháng 2 năm
1876, sau khi các sự kiện nào đó và đối đầu với những người chủ trương
cô lập Triều Tiên và người Nhật, Nhật Bản áp đặt Hòa ước Giang Hoa lên
Triều Tiên, ép Triều Tiên phải tự mở cửa cho người Nhật và ngoại thương và tuyên bố độc lập khỏi Trung Quốc trong quan hệ đối ngoại.
Năm 1884 một nhóm
các nhà cải cách thân Nhật lật đổ nhanh chóng chính quyền bảo thủ thân
Trung Quốc trong một cuộc đảo chính đẫm máu. Tuy vậy, phe thân Đại
Thanh, với sự giúp đỡ của quân đội nhà Thanh dưới quyền Viên Thế Khải,
đã giành lại được quyền kiểm soát bằng một cuộc lật đổ không kém phần
đẫm máu, dẫn đến cái chết của rất nhiều người cải cách. Họ còn đốt cháy Công sứ quán Nhật Bản và gây ra cái chết của vài người bảo vệ tòa công sứ và công dân Nhật.
Điều này dẫn đến một sự kiện giữa Nhật Bản và Đại Thanh, nhưng cuối
cùng được giải quyết bằng Điều ước Thiên Tân năm 1885, theo đó hai phía
đồng ý:
(a) đồng thời rút quân đội viễn chinh khỏi bán đảo Triều Tiên;
(b) không gửi chuyên viên quân sự đến để huấn luyện quân đội Triều Tiên;
và
(c) thông báo cho phía bên kia trước khi một bên quyết định điều quân
đến Triều Tiên. Tuy vậy, người Nhật Bản nổi giận vì những nỗ lực liên
tiếp của người Trung Quốc nhằm làm xói mòn ảnh hưởng của họ tại Triều
Tiên.
Vị thế của quân đội hai bên
Những cải cách của Nhật Bản dưới thời Thiên hoàng Minh Trị khiến Nhật Bản có lực lượng lục quân và hải quân thực sự mạnh. Nhật Bản gửi rất nhiều sĩ quan hải quân ra nước ngoài huấn luyện, và ước lượng sức mạnh và chiến thuật tương đối của lục quân và hải quân châu Âu.
Hải quân Đế quốc Nhật Bản
Tham chiến chính |
---|
Hộ tống hạm |
Matsushima (kỳ hạm) |
Itsukushima |
Hashidate |
Naniwa |
Takachiho |
Yaeyama |
Akitsushima |
Yoshino |
Izumi |
Tuần dương hạm |
Chiyoda |
Thiết giáp hộ tống |
Hiei |
Kongō |
Chiến hạm bọc thép |
Fusō |
Hải quân Đế quốc
Nhật Bản được tổ chức theo mẫu Hải quân Hoàng gia Anh, khi ấy là cường
quốc hải quân hàng đầu thế giới. Các cố vấn người Anh được gửi đến Nhật
Bản để huấn luyện, cố vấn và giáo dục về tổ chức hải quân. Đồng thời,
các sinh viên Nhật được gửi đến Liên hiệp Anh để học và nghiên cứu Hải
quân Hoàng gia Anh. Qua tập luyện và giảng dạy với các hướng dẫn viên
của Anh, Nhật Bản đã xây dựng được một lực lượng hải quân rất thành thạo trong việc bắn đại bác và điều khiển tàu.[1]
Thời gian đầu chiến
sự, Hải quân Đế quốc Nhật Bản bao gồm một hạm đội (mặc dù thiếu chủ lực
hạm) có 12 chiến hạm hiện đại (Tuần dương hạm Izumi (Hòa Tuyền) được bổ
sung trong thời gian chiến sự), một tuần dương hạm (Takao) (Cao Hùng), 22 thuyền phóng lôi, và rất nhiều thương hạm vũ trang và tàu thủy được chuyển thành tàu chiến.
Nhật Bản không đủ nguồn lực để có một chủ lực hạm và vì vậy phải có kế hoạch triển khai học thuyết "Jeune Ecole" (;;hạm đội nhỏ) với các tàu chiến nhỏ, chạy nhanh, đặc biệt là tuần dương hạm và tàu phóng lôi, chống lại các tàu chiến lớn.
Rất nhiều tàu chiến chính của
Nhật được đóng tại các xưởng tàu của Anh và Pháp (8 chiếc ở Anh, 3 ở
Pháp, và 2 ở Nhật) và 16 thuyền phóng lôi đã được đóng tại Pháp và tập
hợp lại ở Nhật Bản.
Lục quân Đế quốc Nhật Bản
Chính quyền thời kỳ
Minh Trị ban đầu tổ chức quân đội theo mẫu Lục quân Pháp. Các cố vấn
Pháp đã được gửi đến Nhật theo hai phái đoàn quân sự (trong các năm
1872-1880 và 1884; đó được coi là các phái đoàn thứ hai và thứ ba, phái
đoàn đầu tiên là dưới thời Mạc phủ Tokugawa). Chế độ quân dịch toàn
quốc được thực thi từ năm 1873 và quân đội kiểu phương Tây được hình
thành; các kho vũ khí và trường quân sự cũng được xây dựng.
Năm 1886, Nhật Bản
chuyển hướng theo Lục quân Đức, đặc biệt là Phổ như là nền tảng của lục
quân. Học thuyết, hệ thống quân sự và cách tổ chức của nó được học tập
chi tiết và ứng dụng vào lục quân Nhật. Năm 1885, Jakob Meckel, một cố
vấn người Đức ứng dựng những phương pháp mới, ví dụ như tái tổ chức lại
cấu trúc chỉ huy lục quân thành các sư đoàn và trung đoàn, củng cố tiếp
liệu, vận tải và công trình xây dựng của lục quân (bằng cách tăng cường
khả năng cơ động); và thành lập các trung đoàn pháo binh và công binh
như những đơn vị độc lập.
Cho đến những năm
1890, Nhật Bản đã có một quân đội kiểu phương Tây chuyên nghiệp, được
trang bị và cung cấp tương đối tốt. Các sĩ quan được du học nước ngoài
và được đào tạo tốt về những chiếc lược và chiến thuật. Cho đến đầu cuộc
chiến, Lục quân Đế quốc Nhật Bản có thể điều động lực lượng 120.000
lính trong 2 tập đoàn quân và 5 sư đoàn.
Cơ cấu Lục quân Đế quốc Nhật Bản 1894-1895 |
Tập đoàn quân số 1 |
---|
Sư đoàn địa phương số 3 (Nagoya) |
Sư đoàn địa phương số 5 (Hiroshima) |
Tập đoàn quân số 2 |
Sư đoàn địa phương số 1 (Tokyo) |
Sư đoàn địa phương số 2 (Sendai) |
Sư đoàn địa phương số 6 (Kumamoto) |
Lực lượng trừ bị |
Sư đoàn địa phương số 4 (Osaka) |
Lực lượng chiếm đóng Đài Loan |
Sư đoàn cận vệ |
Mãn Thanh
Mặc dù Quân đội
Bắc Dương - Lục quân Bắc Dương và Hạm đội Bắc Dương – được trang bị tốt
nhất và tượng trưng cho quân đội Thanh hiện đại, song tham nhũng là một
vấn đề nghiêm trọng làm xói mòn sức mạnh quân đội. Các quan lại nhà Thanh biển thủ công quỹ một cách có hệ thống, thậm chí ngay cả trong giai đoạn chiến tranh.
Kết quả là, Hạm đội Bắc Dương không có nổi một chủ lực hạm nào sau khi
nó được thành lập vào năm 1868. Việc mua sắm vũ khí dừng lại vào năm
1891, khi ngân sách được chuyển sang xây dựng Di Hòa Viên ở Bắc
Kinh. Tiếp liệu gặp khó khăn lớn do việc xây dựng tuyến đường sắt Mãn
Châu đã bị đình lại. Sĩ khí của quân đội Thanh rất thấp vì thiếu lương
và
uy thế, việc sử dụng thuốc phiện, và lãnh đạo kém góp phần vào
những cuộc rút chạy nhục nhã ví dụ như việc bỏ đồn Uy Hải Vệ được trang
bị tốt và hoàn toàn có thể phòng ngự.
Lục quân Bắc Dương
- Nhà Thanh không có lục quân quốc gia. Sau cuộc nổi dậy Thái Bình Thiên Quốc, quân đội của nước đã bị chia cắt thành các quân đội Mãn Châu, Mông Cổ, Hồi Hột và Hán riêng, rồi được chia thành kiểu chỉ huy mang nặng tính độc lập địa phương. Trong chiến tranh, lực lượng tham chiến phía Thanh chính là Lục quân và Hạm đội Bắc Dương. Lời kêu gọi cứu viện từ quân đội Bắc Dương tới các quân đội khác hoàn toàn bị bỏ mặc vì vấn đề địa phương. Hoài quân và An Huy quân còn lớn hơn Lục quân Bắc Dương nhưng lại không tham chiến.
Hạm đội Bắc Dương
- Hạm đội Bắc Dương là một trong bốn đội hải quân mạnh cuối thời nhà Thanh. Hải quân nhận được nhiều sự hậu thuẫn của Lý Hồng Chương, Tổng đốc Trực Lệ. Hạm đội Bắc Dương là hạm đội thống trị Đông Átrước Chiến tranh Nhật-Thanh, được coi là “hàng đầu Á Châu” và “lớn thứ 8 thế giới” trong thập kỷ 1880. Tuy vậy, các tàu chiến không được bảo duy thích đáng và kỷ luật rất kém.[2]
Hạm đội Bắc Dương | Lực lượng chính |
---|---|
Đại chiến hạm | Đại chiến hạm Định Viễn (kỳ hạm), Đại chiến hạm Trấn Viễn |
Thiết giáp hạm | Thiết giáp hạm Kinh Viễn, Thiết giáp hạm Lai Viễn |
Hộ tống hạm | Hộ tống hạm Chí Viễn, Hộ tống hạm Tịnh Viễn |
Tuần dương hạm | Phóng lôi hạm (Torpedo Cruisers) Tế Viễn, Tuần dương hạm Quảng Bính, Tuần dương hạm Siêu Dũng, Tuần dương hạm Dương Uy |
Tuần dương hạm ven biển | Tuần dương hạm Bình Viễn |
Hộ tống hạm hạng nhẹ | Hộ tống hạm Quảng Giáp |
khoảng 13 tàu phóng lôi, rất nhiều pháo hạm và thương hạm vũ trang
Mở đầu cuộc chiến
Năm 1893, nhà cách mạng Triều Tiên thân Nhật Bản, Kim Ngọc Quân (Kim Okkyun),
bị điệp viên của Viên Thế Khải ám sát tại Thượng Hải. Thi thể của ông
được mang lên một tàu chiến Trung Quốc và được gửi lại Triều Tiên, nơi
nó bị cắt thành nhiều phần và trưng ra như một lời cảnh báo với các lực
lượng thân Nhật khác. Chính phủ Nhật Bản coi đó là một sự sỉ nhục trực tiếp.
Tình hình trở nên ngày càng căng thẳng khi triều đình Đại Thanh, theo
yêu cầu của vua Triều Tiên Cao Tông, gửi quân đến giúp đàn áp Phong trào
nông dân Đông học. Nhà Thanh thông báo cho chính phủ Nhật Bản biết về ý
định của mình gửi quân đến bán đảo Triều Tiên phù hợp với Điều ước
Thiên Tân, và cử tướng Viên
Thế Khải làm đại diện toàn quyền dẫn đầu 2.800 quân. Người Nhật đáp lại
rằng họ coi hành động này là một sự vi phạm Điều ước, và gửi quân đội viễn chinh 8.000 người đến Triều Tiên (lữ đoàn hỗn hợp Oshima). Quân đội Nhật Bản sau đó bắt giam Cao Tông, chiếm giữ Hoàng cung ở Seoul (Thủ Nhĩ)
trước ngày 8 tháng 6 1894, và thay thế triều đình hiện tại bằng các
thành viên từ phe thân Nhật. Mặc dù quân đội Trung Quốc đã rời khỏi
Triều Tiên vì tự thấy mình không được chào đón ở đây, nhưng triều đình
Triều Tiên thân Nhật mới vẫn cho phép Nhật Bản quyền đánh đuổi quân đội
Trung Quốc bằng vũ lực. Nhật Bản đổ ngày càng nhiều quân vào Triều Tiên.
Nhà Thanh không thừa nhận triều đình mới của Triều Tiên. Chiến sự vì
thế
bùng nổ.
1 tháng 6 năm 1894: Quân nổi loạn Đông học tiến về Seoul. Triều đình Triều Tiên yêu cầu nhà Thanh giúp đỡ đàn áp cuộc nổi dậy.
6 tháng 6 năm
1894: Nhà Thanh thông báo cho chính phủ Nhật Bản theo Điều ước Thiên
Tân về các chiến dịch quân sự của mình. Khoảng 2.465 lính Thanh di
chuyển đến Triều Tiên trong vài ngày.
8 tháng 6 năm 1894: Khoảng 4.000 lính bộ binh và 500 lính thủy đánh bộ Nhật đổ bộ xuống Jemulpo (Tế Vật Phổ, nay là (Incheon (Nhân Xuyên)) bất chấp sự phản đối của Triều Tiên và Đại Thanh.
11 tháng 6 năm 1894: Phong trào nông dân Đông học bị dập tắt.
13 tháng 6 năm 1894: Chính phủ Nhật điện tín cho Tư lệnh các lực lượng Nhật Bản tại Triều Tiên, Otori Keisuke, rằng phải lưu trú tại Triều Tiên càng lâu càng tốt bất chấp cuộc nổi dậy đã chấm dứt.
16 tháng 6 năm
1894: Ngoại vụ đại thần Nhật Bản Mutsu Munemitsu gặp Uông Phượng Tảo,
Đại sứ Thanh tại Nhật Bản, để thảo luận về vị thế tương lai của Triều
Tiên. Uông tuyên bố rằng triều đình Đại Thanh dự định sẽ rút quân khỏi
Triều Tiên sau khi cuộc nổi dậy bị dập tắt và hy vọng Nhật Bản cũng làm
điều tương tự. Tuy vậy, nhà Thanh cũng bổ nhiệm một công sứ để chăm lo
đến các lợi ích của mình ở Triều Tiên và để tái bảo đảm vị thế chư hầu
truyền thống của Triều Tiên với Trung Quốc.
22 tháng 6 năm 1894: Quân tiếp viện của Nhật tới Triều Tiên.
3 tháng 7 năm
1894: Otori đề nghị các cải cách với hệ thống chính trị Triều Tiên, vốn
bị những người bảo thủ và triều đình thân Trung Quốc bác bỏ.
7 tháng 7 năm 1894: Hòa giải giữa Đại Thanh và Nhật Bản do Đại sứ Anh làm trung gian kết thúc với thất bại của nhà Thanh.
19
tháng 7 năm 1894: Thành lập Hạm đội liên hợp Nhật Bản, bao gồm gần như
toàn bộ các tàu lớn của Hải quân Đế quốc Nhật Bản, để chuẩn bị cho cuộc
chiến sắp tới.
23 tháng 7 năm
1894: Quân đội Nhật tiến vào kinh đô Seoul, bắt giam Triều Tiên Cao Tông
và thành lập triều đình thân Nhật mới, hủy bỏ mọi Điều ước Thanh-Triều
và cho Lục quân Đế quốc Nhật Bản quyền đánh đuổi Lục quân Bắc Dương khỏi
Triều Tiên.
Các sự kiện trong chiến tranh
Khai chiến
Cho đến tháng 7
năm 1894, quân Thanh ở Triều Tiên có khoảng 3.000-3.500 và chỉ có thể
tiếp tế bằng đường biển qua vịnh Asan. Quân Nhật có kế hoạch là ban đầu
phong tỏa quân Thanh tại Asan và sau đó bao vây họ bằng bộ binh.
Đắm tàu Cao Thăng
- Tàu Cao Thăng là một tàu buôn của Anh nặng 2.134 tấn do Indochina Steam Navigation Company ở Luân Đôn làm chủ, do thuyền trưởng T. R. Galsworthy chỉ huy và thủy thủ đoàn gồm 64 người. Chiếc tàu được triều đình Thanh thuê chở quân Thanh đến Triều Tiên. Ngày 25 tháng 7, Cao Thăng khởi hành tới Asan để tiếp viện cho quân Thanh ở đó với 1.200 lính cộng thêm lương thực và trang bị. Một sĩ quan pháo binh Đức, Thiếu tá von Hanneken, với vị trí cố vấn cho quân Thanh cũng ở trên tàu.
Ngày 25 tháng 7
năm 1894, các tuần dương hạm Yoshino, Naniwa, Akitsushima của hạm đội
Nhật Bản, vốn đang tuần tra Asan, đụng đầu với Phóng lôi hạm Tế Viễn và Pháo hạm Quảng Ất. Những tàu này đang đi ra khỏi Asan (Nha Sơn) để gặp một pháo hạm Trung Quốc khác, chiếc Pháo hạm Thao Giang, đang hộ tống tàu Cao Thăng đến Asan. Sau một cuộc chạm trán nhanh chóng, khoảng 1 giờ đồng hồ, chiếc Tế Viễn chạy thoát trong khi chiếc Quảng Ất bị mắc cạn, và kho thuốc súng của nó phát nổ.
Tuần dương hạm Naniwa (Lãng Tốc) (dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng Togo Heihachiro) chặn đường Thao Giang và Cao Thăng. Thao Giang cuối cùng bị bắt sống. Người Nhật sau đó ra lệnh cho Cao Thăng đi theo Naniwa và yêu cầu những người châu Âu trên tàu chuyển qua tàu Naniwa.
Tuy vậy, 1.200 quân Thanh trên tàu muốn trở về Taku, và đe dọa giết
thuyền trưởng người Anh, Galsworthy và thủy thủ đoàn. Sau 4 giờ đàm
phán, Thuyền trường Togo ra lệnh nổ súng vào con tàu. Những người châu
Âu nhảy lên boong đều bị quân Thanh bắn hạ. Người Nhật cứu được vài
người trong thủy thủ đoàn. Việc chiếc Cao Thăng bị đánh chìm tạo ra một
trục trặc ngoại giao giữa Nhật Bản và Anh, nhưng hành động này được
chỉ dẫn phù hợp với luật pháp quốc tế theo điều khoản đối xử với người làm binh biến.
Giao chiến ở Triều Tiên
- Được triều đình Triều Tiên thân Nhật mới ủy nhiệm đánh đuổi quân Thanh khỏi lãnh thổ Triều Tiên bằng vũ lực, Thiếu tướng Oshima Yoshimasa dẫn lữ đoàn hỗn hợp Nhật Bản gồm 4.000 binh sỹ hành quân nhanh chóng từ Seoul xuống phía Nam đến vịnh Asan đối mặt với 3.500 quân Thanh đang đóng tại đồn Sŏnghwan (Thành Hoan) phía Đông Asan và Kongchu (Công Châu).
Ngày 28 tháng 7
năm 1894, quân hai bên chạm trán ngay ngoài Asan trong một trận đánh kéo
dài đến 7 giờ 30 phút sáng ngày hôm sau. Quân Thanh dần dần mất trận
địa vào quân Nhật đông hơn và mạnh hơn; cuối cùng tan vỡ và chạy về
Pyongyang (Bình Nhưỡng). Thương vong phía quân Thanh là khoảng 500 người bị chết và bị thương. Phía quân Nhật là 82 người.
Chiến tranh Nhật-Thanh chính thức được tuyên bố vào ngày 1 tháng 8 năm 1894.
Quân Thanh còn lại
ở Triều Tiên, cho đến ngày 4 tháng 8, rút lui đến thành phố phía Bắc
Bình Nhưỡng, nơi họ hợp cùng đội quân mới được gửi đến. Lực lượng phòng
thủ 13.000-15.000 người chuẩn bị và củng cố kỹ lưỡng cho thành phố, hy
vọng sẽ cản trở được bước tiến của quân Nhật.
Lục quân Đế quốc
Nhật Bản chia làm vài mũi cùng kéo về Bình Nhưỡng vào ngày 15 tháng 9
năm 1894. Quân Nhật đột kích vào thành phố và cuối cùng tiêu diệt quân
Thanh nhờ một cuộc tấn công từ cánh. Quân Thanh đầu hàng. Tuy vậy, lợi
dụng trận mưa lớn và đêm tối, lực lượng quân Thanh còn lại hành quân ra
khỏi Bình Nhưỡng và tiến lên phía Bắc đến bờ biển và thành phố Uiju (Nghĩa Châu).
Thương vong của quân Thanh là 2.000 người chết, 4.000 người bị thương.
Của phía Nhật là 102 người chết, 433 người bị thương và 33 người mất
tích. Toàn quân Nhật tiến vào Bình Nhưỡng sáng sớm ngày 16 tháng 9 năm
1894.
Tiêu diệt hạm đội Bắc Dương
- Hải quân Đế quốc Nhật Bản tiêu diệt 8 trong số 10 tàu chiến của Hạm đội Bắc Dương trên biển Hoàng Hải gần cửa sông Áp Lục ngày 17 tháng 9 năm 1894. Quyền thống trị mặt biển của người Nhật được khẳng định. Tuy vậy, quân Thanh vẫn đổ bộ được 4.500 lính ở gần sông Áp Lục.
Xâm lược Mãn Châu Lý
- Sau thất bại ở Bình Nhưỡng, nhà Thanh bỏ Bắc Triều Tiên và chuyển sang giữ thế thủ trên các đồn ở sông Áp Lục bên phía Trung Quốc gần Áp Lục Giang. Sau khi nhận được quân cứu viện, ngày 10 tháng 10 quân Nhật nhanh chóng tiến về phía Bắc hướng đến Mãn Châu.
Đêm ngày 24 tháng
10 năm 1894, quân Nhật vượt được sông Áp Lục mà không bị phát giác nhờ
dựng các cầu nổi. Chiều hôm sau, ngày 25 tháng 10 lúc 5 giờ chiều, họ
tấn công đồn Hushan, phía Đông Áp Lục Giang. Lúc 10 giờ 30 tối, quân
Thanh phòng thủ bỏ vị trí của mình và cho đến ngày hôm sau đã rút lui
toàn bộ khỏi Áp Lục Giang. Với việc chiếm được Áp Lục Giang, Tập đoàn
quân số 1 của Tướng Yamagata đã chiếm được ngoại ô thành phố Đan Đông. Trong khi đó, đội quân tháo chạy của Lục quân Bắc Dương nổi lửa đốt thành
phố Phụng Thành. Quân Nhật đã đứng vững chắc trên lãnh thổ Trung Quốc với chỉ 4 người bị giết và 140 người bị thương.
Tập đoàn quân số 1 sau đó chia làm 2 hướng với Sư đoàn địa phương số 5 của Tướng Nozu Michitsura tiến đến thành phố Thẩm Dương và Sư đoàn địa phương số 3 của Trung
Tướng Katsura Taro đuổi theo tàn quân Thanh về phía Tây đến bán đảo
Liêu Đông. Cho đến tháng 12, Sư đoàn địa phương số 3 đã chiếm được nhiều
thị trấn . Sư đoàn
địa phương số 5 hành quân chống lại thời tiết khắc nghiệt ở Mãn Châu Lý
tiến đến Thẩm Dương.
Tập đoàn quân số 2 của Oyama
Iwao đổ bộ xuống phía Nam bán đảo Liêu Đông ngày 24 tháng 10 và nhanh
chóng chiếm được Tiến Hiền và Đại Liên vào các ngày 6-7 tháng 11. Quân
Nhật bao vây cảng chiến lược Lữ Thuận.
Lữ Thuận Khẩu thất thủ
- Ngày 21 tháng 11 năm 1894, quân Nhật đã chiếm được thành phố Lữ Thuận. Quân Nhật được cho là đã thảm sát hàng ngàn thường dân Trung Quốc, trong một sự kiện gọi là Đại tàn sát Lữ Thuận (Lữ Thuận đại đồ sát).
Ngày 10 tháng 12 năm 1894, Kaipeng (ngày nay là Cái Huyện, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc) mất về tay Tập đoàn quân số 1 Nhật Bản.
Uy Hải Vệ thất thủ và sau trận đánh
- Hải quân Thanh sau đó rút lui đến sau các công sự tại Uy Hải Vệ. Tuy vậy, họ lại bị lục quân Nhật Bản đột kích vào sườn quân phòng ngự bến cảng. Trận Uy Hải Vệ kéo dài 23 ngày bao vây với lực lượng bộ binh và thủy quân lớn diễn ra từ 20 tháng 1 đến 12 tháng 2 năm 1895.
Sau sự thất thủ
của Uy Hải Vệ vào ngày 12 tháng 2 năm 1895 và thời tiết mùa đông bớt
khắc nghiêt, quân đội Nhật tiến sâu hơn nữa xuống phía Nam Mãn Châu và
Bắc Trung Quốc. Cho đến tháng 3 năm 1895, quân Nhật đã chiếm được các
đồn kiểm soát đường biển đến Bắc Kinh. Đây sẽ là những trận đánh lớn
cuối cùng, tuy vậy, hàng loạt các vụ xung đột lẻ tẻ vẫn tiếp diễn. Trận
Doanh Khẩu diễn ra ngoài thành Doanh Khẩu, Mãn Châu Lý vào ngày 5 tháng 3
năm 1895.
Chiếm Đài Loan và Bành Hồ
- Ngày 26 tháng 3 1895, quân Nhật chiếm quần đảo Bành Hồ ngoài khơi Đài Loan mà không bị thương vong, trong khi đó vào ngày 29 tháng 3 năm 1895, quân Nhật dưới quyền chỉ huy của Đô đốc Motonori Kabayama đổ bộ xuống phía Bắc Đài Loan và tiến lên chiếm toàn bộ .
- IJN Naval battle (thông tin)
- Video cảnh hải chiến trong Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ nhất (1894)
- Trục trặc khi xem? Xem hướng dẫn.
[sửa] Kết thúc chiến tranh
Hòa ước Mã Quan ký ngày 17 tháng 4 1895 theo đó nhà Thanh công nhận sự độc lập hoàn toàn của Triều Tiên, nhượng lại bán đảo Liêu Đông (ngày nay là phía Nam tỉnh
Liêu Ninh) cho Nhật Bản "vĩnh viễn". Thêm vào đó, Thanh phải trả
cho Nhật Bản 200 triệu lượng bạc bồi thường chiến phí. Nhà Thanh cũng ký
hiệp ước thương mại cho phép tàu của Nhật tiến vào sông Trường Giang,
mở các nhà máy gia công ở các cảng theo điều ước và mở thêm bốn bến
cảng nữa cho ngoại thương. Tuy vậy, các nước phương Tây đã can thiệp
buộc Nhật phải từ bỏ bán đảo Liêu Đông để đổi lấy 30 triệu lạng bạc (450 triệu yen).
[sửa] Bồi thường chiến phí
Sau chiến tranh,
theo học giả Trung Quốc, Jin Xide, nhà Thanh phải trả tổng cộng
340.000.000 lạng bạc cho Nhật Bản cho cả bồi thường chiến phí và chiến
lợi phẩm, tương đương với 510.000.000 yên Nhật, bằng khoảng 6,4 lần thu
ngân sách Nhật Bản. Tương tự, học giả Nhật Bản, Ryoko Iechika, tính toán
rằng nhà Thanh đã trả tổng cộng 21.000.000 dollar Mỹ, bằng 1/3 tồng thu
của triều Thanh để bồi thường chiến phí cho Nhật Bản, hay khoảng
320.000.000 yên Nhật, tương đương với thu ngân sách Nhật Bản trong vòng
2,5 năm.
[sửa] Hậu chiến
Chiến thắng của Nhật Bản trong chiến tranh là kết quả của hai thập kỷ nỗ lực công nghiệp hóa
và hiện đại hóa trước đó. Chiến tranh thể hiện sự vượt trội của chiến
thuật và huấn luyện của người Nhật nhờ áp dụng kiểu quân sự Tây phương.
Lục quân và Hải quân Đế quốc Nhật Bản có thể giáng cho quân Thanh hàng
loạt thất bại qua tầm nhìn xa, tính nhẫn nại, chiến lược và sức mạnh tổ
chức. Uy thế của nước Nhật tăng lên trong mắt quốc tế. Chiến thắng này
đánh dấu việc Nhật Bản vươn lên thành một thế lực trong khu vực (nếu
không phải là một cường quốc theo nghĩa tương đương với phương Tây và là thế lực thống trị ở Á Đông.[3]
Cuộc chiến cũng đã hé lộ sự thiếu hiệu quả của triều đình, các
chính sách, sự tham những trong hệ thống hành chính và sự mục nát của
nhà Thanh (điều đã được nhận rõ từ hàng thập kỷ trước đó). Tình cảm bài
ngoại công khai tăng lên và sau này lên tới đỉnh điểm trong cuộc khởi
nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn
5 năm sau đó. Trong suốt thế kỷ 19, nhà Thanh không thể ngăn ngừa được
sự xâm phạm lãnh thổ của nước ngoài—điều này cùng với lời kêu gọi cải
cách và nổi dậy Nghĩa Hòa Đoàn sẽ là nhân tố chủ chốt dẫn đến cuộc cách
mạng năm 1911 và sự sụp đổ của nhà Thanh năm 1912.
Mặc dù Nhật Bản đã đạt được điều mình mong muốn, cụ thể là chấm dứt
ảnh hưởng của Trung Quốc với Triều Tiên, Nhật miễn cưỡng phải trả lại bán đảo Liêu Đông (Lữ Thuận)
để đổi lấy sự bồi thường tài chính lớn hơn. Các cường quốc phương Tây
(đặc biệt là Nga) trong khi không có mục đích nào với các điều khoản của
hiệp ước, cảm thấy rằng nước Nhật không nên có được cảng Arthur, vì
chính họ cũng có tham vọng với khu vực này của
thế giới. Nga thuyết phục Đức và Pháp cùng với họ tạo áp lực ngoại giao
với Nhật, dẫn đến cuộc Tam Cường can thiệp ngày 23 tháng 4 1895.
Năm 1898 Nga ký hợp đồng thuê bán đảo Liêu Đông
trong vòng 25 năm và tiếp đó xây dựng một trạm hải quân tại cảng Lữ
Thuận. Mặc dù việc này làm người Nhật tức điên, họ vẫn lo ngại với sự
xâm lấn của nước Nga đến Triều Tiên hơn là đến Mãn Châu Lý. Các cường
quốc khác, ví dụ như Pháp, Đức và Anh, lợi dụng tình hình của Trung Quốc
mà nhận được các nhượng bộ về bến cảng và thương mại trả giá bằng sự
suy tàn của nhà Thanh. Thanh Đảo và Giao Châu nhượng lại cho Đức, Vịnh Quảng Châu cho Pháp, và Uy Hải Vệ cho Anh.
Căng thẳng giữa Nga và Nhật leo thang trong những năm sau chiến tranh Trung-Nhật. Trong cuộc nổi dậy Nghĩa Hòa Đoàn Liên quân 8 nước
được cử đến để đàn áp cuộc nổi dậy; Nga cử quân đội tiến vào Mãn Châu
Lý như là một phần của liên quân. Sau khi đánh bại Nghĩa Hòa Đoàn, chính
phủ Nga quyết định bỏ trống vùng này. Tuy vậy, cho đến năm 1903, họ
thực tế lại tăng số lượng quân tại đây. Đàm phán giữa hai quốc gia
(1901–1904) để thiết lập sự công nhận lẫn nhau về phạm vi ảnh hưởng (Nga
với Mãn Châu Lý và Nhật với Triều tiên) liên tục bị người Nga làm cho
đình đốn
một cách có chủ đích. Họ cảm thấy rằng họ có đủ sức mạnh và sự tự tin
để không chấp nhận bầy kỳ một sự thương lượng nào và tin rằng Nhật Bản
sẽ không dám khai chiến với một cường quốc Âu Châu. Nga cũng có ý định
sử dụng Mãn Châu Lý làm bàn đạp để mở rộng hơn nữa lợi ích của mình tại
vùng Viễn Đông.
Năm 1902, Nhật Bản lập liên minh với Anh,
các điều khoản của liên minh này chỉ rõ nếu Nhật Bản tham chiến tại
Viễn Đông, và một cường quốc thứ ba tham chiến chống Nhật Bản, Anh quốc
sẽ đến cứu viện người Nhật. Điều này có tác dụng ngăng cản cả Đức lẫn
Pháp có bất kỳ một can thiệp quân sự nào trong cuộc chiến tương lai với
Nga. Lý do của người Anh khi tham gia liên minh này cũng là để ngăn chặn
việc nước Nga mở rộng ảnh hưởng xuống Thái Bình Dương, qua đó đe dọa
các lợi ích của nước Anh.
Căng thẳng gia tăng
giữa Nhật và Nga là kết quả của việc Nga không muốn tham gia thương
thuyết và triển vọng Triều Tiên sẽ rơi vào tay người Nga, vì thế sẽ làm
xói mòn các lợi ích của nước Nhật, từ đó, nước Nhật buộc phải hành động.
Điều này là nhân tố quyết định và chất xúc tác để dẫn đến cuộc Chiến
tranh Nga-Nhật (1904–05).
__._,_.___
Reply via web post | Reply to sender | Reply to group | Start a New Topic | Messages in this topic (1) |
No comments:
Post a Comment