Friday, February 8, 2013


LM Nguyễn Văn Lý, Hòa thượng Thích Quảng Độ được đề cử giải Nobel Hòa Bình 2013

 Bs LÊ Thị Lễ

Từ trái: Viên chức Chính trị của Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh Nick Snyder, Kathleen Peoples, Viên chức Chính trị của Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại HCMC, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam David Shear và Đức Tăng thống Thích Quảng Độ, Lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và ứng viên giải Novel Hòa bình, hình chụp ngày 17/8/2012.
CỠ CHỮ
08.02.2013
Hai nhân vật bất đồng chính kiến Việt Nam được nhiều người biết đến, Linh mục Nguyễn Văn Lý và Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ, được đề cử nhận Giải Nobel Hòa Bình năm 2013.

Thư đề cử của hai nghị sĩ Hoa Kỳ Chris SmithZoe Lofgren gửi Ủy ban Nobel Hòa Bình tại Na Uy nói hai nhà lãnh đạo tôn giáo, nhà hoạt động dân chủ, và cũng là tù nhân lương tâm nổi tiếng của Việt Nam này tuy phải chịu sự đàn áp thường xuyên từ nhà cầm quyền, nhưng vẫn kiên định tiếp tục cổ xúy nhân quyền cho người dân Việt Nam bằng những cái giá mà bản thân họ phải trả.

Thư viết rằng Linh mục Lý trong 37 năm qua không ngừng đấu tranh cho tự do tôn giáo và nhiều lần bị nhà nước bỏ tù trong những điều kiện giam giữ nghiệt ngã. Vị linh mục 66 tuổi này đã bị tuyên án 4 lần với tổng cộng 53 năm tù đày và 10 năm quản chế.

Năm 2006, ông thành lập nhóm đấu tranh dân chủ tại Việt Nam lấy tên là Khối 8406 nhằm kết nối các nhà hoạt động trong và ngoài nước trong công cuộc cổ võ dân chủ-đa đảng, tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, và tự do lập hội cho người dân tại Việt Nam. Linh mục Lý là tác giả nhiều bài viết nói về dân chủ, nhân quyền, và cũng là người đồng sáng lập Đảng Thăng tiến Việt Nam.

Linh mục Nguyễn Văn Lý tại Nhà Chung thuộc Tòa Tổng giám mục Huế (ảnh chụp ngày 15/3/2010).Linh mục Lý hiện đang thi hành bản án 8 năm tù về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” dù tình trạng sức khỏe đang rất suy yếu
​​Linh mục Lý hiện đang thi hành bản án 8 năm tù về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” dù tình trạng sức khỏe đang rất suy yếu.

Phiên xử ông cuối tháng 3 năm 2007 bị công luận quốc tế chỉ trích mạnh mẽ, đặc biệt sau khi bức hình chụp cảnh ông bị một nhân viên an ninh bịt miệng ngay trước vành móng ngựa được phổ biến ra thế giới.

Trong cuộc phỏng vấn với VOA Việt ngữ vào giữa tháng 3 năm 2010 ngay khi bước chân ra khỏi trại giam với lệnh hoãn thi hành án trong 1 năm vì lý do sức khỏe, linh mục Nguyễn Văn Lý khẳng định tù tội không làm ông nao núng trong lý tưởng đấu tranh đòi dân chủ cho người dân Việt Nam vì, theo ông, đó là “cái giá phải trả của những người đấu tranh chân chính”.

Linh mục Lý nói: “Tôi không nhận bản án. Tôi cũng không coi mình là phạm nhân mà luôn luôn coi mình là tù nhân lương tâm. Tôi coi bản án đó là thiếu văn minh, trái với các Công ước  quốc tế mà Việt Nam đã ký. Những người đấu tranh bất bạo động càng ở tù thì càng mạnh hơn. Đối phương càng bắt bớ thì càng yếu hơn. Chuyện tù đày là cái giá phải trả của những người đấu tranh chân chính thôi.”

Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ năm nay 84 tuổi là nhà hoạt động lâu năm và là một học giả tôn giáo được kính trọng. Ngài lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, một tổ chức tôn giáo độc lập không được nhà nước cộng sản Việt Nam công nhận trong hơn 37 năm qua. Ngài đã trải qua nhiều chục năm bị giam cầm vì hoạt động dân chủ ôn hòa, kêu gọi nhân quyền và đa đảng tại Việt Nam.

Tôi luôn luôn coi mình là tù nhân lương tâm...Những người đấu tranh bất bạo động càng ở tù thì càng mạnh hơn. Đối phương càng bắt bớ thì càng yếu hơn. Chuyện tù đày là cái giá phải trả của những người đấu tranh chân chính...
Linh mục Nguyễn Văn Lý.
Năm 2001, Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ đưa ra lời Kêu gọi cho Dân chủ Việt Nam với một chương trình 8 điểm thực hiện tiến trình dân chủ hoá Việt Nam một cách ôn hòa. Vì lời kêu gọi này, Ngài bị nhà cầm quyền ra lệnh quản thúc 2 năm mà không qua xét xử. Kể từ năm 2003 tới nay, Ngài bị đưa về quản thúc tại Thanh Minh thiền viện dù không có án lệnh.

Thư của hai nghị sĩ Mỹ đề cử Giải Nobel Hòa Bình cho Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ và Linh mục Nguyễn Văn Lý nói trao giải thưởng cao quý cho hai nhân vật này là một sự ghi nhận quan trọng rằng các nhân quyền căn bản có giá trị toàn cầu mà tất cả các chính phủ buộc phải tôn trọng.

Tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế có trụ sở tại Mỹ, Freedom Now, lên tiếng hoan nghênh sự đề cử này, nói rằng các hoạt động chính đáng của hai nhân vật bất đồng chính kiến vừa kể nên được vinh danh thay vì bị trừng trị. Freedom Now đồng thời kêu gọi Hà Nội trả tự do ngay lập tức cho hai vị lãnh đạo tinh thần.

Cùng lúc đó, Tổ chức Đoàn Kết Thiên Chúa giáo Toàn cầu nói họ hy vọng đề cử này sẽ khiến thế giới chú ý hơn tới tình trạng đàn áp tôn giáo đối với giới bất đồng chính kiến tại Việt Nam ngày nay.

Kết quả Giải Nobel Hòa Bình 2013 sẽ chính thức được công bố vào tháng 10 năm nay.

Việt Nam : Blogger Điếu Cày bị chuyển trại và giam cách ly

Blogger Nguyễn Văn Hải, bút danh Điếu Cày (DR)
Blogger Nguyễn Văn Hải, bút danh Điếu Cày (DR)

Ngày 08/02/2013, trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ, bà Dương Thị Tân, vợ cũ của blogger nổi tiếng Nguyễn Văn Hải tức Điếu Cày, cho biết chồng bà đã bị chuyển trại từ ngày 01/02/2013 mà gia đình hoàn toàn không được thông báo và hiện ông Điếu Cày đang bị giam riêng trong một lán trại, không được tiếp xúc với những tù nhân khác.

Bà Dương Thị Tân kể lại chuyến đi tìm thăm blogger Điếu Cày :
Dương Thị Tân- Vợ Blogger Điếu Cày
 
08/02/2013
 
 
Trong một lá đơn kháng cáo vừa được chuyển ra bên ngoài, blogger Điếu Cày đã tố cáo những vi phạm trong vụ xử ông về tội « tuyên truyền chống Nhà nước ». Theo blogger Điếu Cày, phiên toà này là « bằng chứng rõ nhất cho sự thất bại của việc xây dựng một nền dân chủ tại Việt Nam ».
Lá đơn kháng cáo nói trên của Điếu Cày, mà ông đã cố chuyển cho các lãnh đạo Việt Nam nhưng không được, đã được nhà hoạt động dân chủ người Mỹ gốc Việt Nguyễn Quốc Quân chuyển ra ngoài và phổ biến cho báo chí ngày 07/02/2013. Ông Nguyễn Quốc Quân vừa được Hà Nội trả tự do và trục xuất về Hoa Kỳ cuối tháng Giêng sau 9 tháng bị giam giữ với cáo buộc « hoạt động nhằm lật đổ chính quyền ». 
Trong lá đơn gởi Tòa án Nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Văn Hải kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm ngày 24/09/2012. Theo blogger Điếu Cày, đây là một vụ án « có rất nhiều vi phạm trong quá trình điều tra, tiến hành tố tụng, nhưng chủ toạ đã tước đoạt hầu hết quyền được trình bày quan điểm của luật sư, của bị cáo, không thể hiện được đó là một phiên tòa công khai, độc lập và không thiên vị, mà còn làm đổ vỡ hình ảnh một Nhà nước pháp quyền trong mắt bạn bè quốc tế ». Blogger Điếu Cày khẳng định : « Phiên toà này là bằng chứng rõ nhất cho sự thất bại của việc xây dựng một nền dân chủ tại Việt Nam ». 
Blogger Điếu Cày là một trong những sáng lập viên của Câu lạc bộ Nhà báo Tự do. Theo ông Điếu Cày, việc tham gia thành lập câu lạc bộ này chính là « thực hiện quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do lập hội, biểu tình và hội họp » và hành động này không vi phạm pháp luật. 
Trong phiên xử phúc thẩm tháng 12/2012, tòa đã bác đơn kháng cáo nói trên và y án sơ thẩm 12 năm tù đối với blogger Điếu Cày, cũng như y án 10 năm tù đối với blogger Tạ Phong Tần và chỉ giảm án đối với blogger Phan Thanh Hải, tức Anhbasaigon, từ 4 xuống còn 3 năm tù. 
Cả ba sáng lập viên này của Câu lạc bộ Nhà báo Tự do đều bị cáo buộc tội « tuyên truyền chống Nhà nước » do đã đăng trên trang blog những bài viết tố cáo nạn tham nhũng, bất công và chính sách của chính phủ trong vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc.

"Đã đến lúc Đảng cần nhượng bộ"

Cập nhật: 15:29 GMT - thứ sáu, 8 tháng 2, 2013
Giáo sư Toán học Nguyễn Tiến Dũng từ Đại học Toulouse, Pháp cho rằng đã đến lúc Đảng Cộng sản Việt Nam nên có những "nhân nhượng" để chuyển giao quyền lực cho nhân dân.
Trao đổi với BBC Việt ngữ hôm 08/2013 từ Toulouse nhân dịp công bố bài viết "Hiến pháp nào cho Việt Nam," Giáo sư Dũng cho rằng giới trí thức trong và ngoài nước không chỉ dừng ở việc đóng góp cho thay đổi Hiến pháp lần này, mà cũng cần góp ý cho Đảng về một kịch bản chuyển giao quyền lực thích hợp.
Chuyên gia Toán học cũng cho rằng nếu lần sửa đổi Hiến pháp lần này chưa vừa ý nhân dân, thì người dân và các giới cần tiếp tục lên tiếng cho tới khi nào có được một bản Hiến pháp thực sự bảo đảm và bảo vệ các quyền lợi cơ bản của nhân dân.
Ở đầu cuộc trao đổi với Quốc Phương của BBC, Giáo sư Dũng nói về lý do vì sao ông quyết định công bố bài viết về Hiến pháp cho Việt Nam của ông, cho rằng bản dự thảo chính thức về Hiến pháp do chính quyền soạn thảo và đưa ra 'lấy ý kiến' có sự "tồi đi" về mặt chất lượng và ông nhấn mạnh "điều quan trọng nhất" là "những người lãnh đạo cao nhất, những tổ chức cơ quan lãnh đạo cao nhất" mà đặc biệt là đảng cộng sản phải chị sự kiểm soát quyền lực của người dân.




__._,_.___
Reply via web post Reply to sender Reply to group Start a New Topic Messages in this topic (1)

No comments:

Post a Comment