Xin chuyển .
ST
 
THẾ GIỚI MÃI HẬN THÙ
 
Thế giới mãi hận thù
Tâm người không biết tu
Tham , sân , si...ái dục
Cõi trần mãi âm u ..!
 
Nước lớn luôn xăm lăng
Gây chiến tranh bạo tàn
Ỷ mạnh chiếm nước yếu
Triệu dân khổ oán than!
 
Ngọn lửa cháy hận thù
Lưu sử sách thiên thu
Chiến tranh gây hủy diệt
Bom đạn khói mịt mù!
 
Lấy oán báo oán hoài (*)
Hận thù thật bi ai!
Lấy ân báo oán mãi
Oán hận sẽ tàn phai .
 
Biển khổ nơi cõi trần!
Cuộc đời mãi bâng khuâng
Ác tâm gây tàn sát!
Hận thù mãi chẳng ngưng.
 
Bạo phát rồi bạo tàn!
Vô thường cõi trần gian
Không gì tồn tại mãi!
Nghiệp ác phải lầm than.
 
Thế giới không được yên
Cuộc sống không vững bền
Luân hồi trả nghiệp ác!
Chiến tranh mãi triền miên...
 
 
Minh Lương Trương Minh Sung
Cali . ngày 18 / 09 / 2012
 
(*) Lời Đức Phật dạy :
" Lấy oán báo oán - oán oán trùng trùng"
" Lấy ân báo oán - oán oán tiêu tan ".
 
----- Original Message -----
From: Tran Ho
To: undisclosed recipients
Sent: Tuesday, February 05, 2013 10:04 PM
Subject: [Daploisongnui] TIN TAU XAM LUOC

 
Tokyo: Tàu chiến Trung Quốc nhắm bắn tàu hải quân Nhật
 Bộ trưởng Quốc phòng Nhật ngày 5/2 cho biết một tàu khu trục nhỏ của quân đội Trung Quốc đã dùng radar hướng dẫn tên lửa “nhắm vào” tàu hộ tống Nhật Bản tại Hoa Đông.


 Chi€ ¢ếc t€ ¢àu khu tr€ ¢ục nh€ ¢Ồ¯ c€ ¢ủa Trung Qu€ ¢Ồ±c b€ ¢Ồ« Nh€ ¢ật t€ ¢Ồ± € ¢Ē±ã nh€ ¢ắm b€ ¢ắn t€ ¢àu h€ ¢ải qu€ ¢ân Nh€ ¢ật.
Chiếc tàu khu trục nhỏ của Trung Quốc bị Nhật "tố" đã nhắm bắn tàu hải quân Nhật.
 
Động thái được Bộ trưởng Quốc phòng Nhật và một nhà phân tích Nhật gọi là “nguy hiểm”. Đây là lần đầu tiên hải quân hai nước “giương súng” về phía nhau trong cuộc tranh chấp mà giới bình luận luôn cảnh báo rất có thể dẫn đến xung đột vũ trang.
 
Động thái “chụp mục tiêu” bằng radar hay khóa radar nhắm bắn là bước áp chót trong tiến trình tác xạ, trước khi bấm nút khai hỏa tên lửa tấn công.
 
“Ngày 30/1, thứ gì đó như radar điều khiển hỏa lực được nhắm vào tàu hộ tống của Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản ở Hoa Đông”, đích thân Bộ trưởng Itsunori Onodera cho biết với các phóng viên ở  Tokyo . “Bộ Quốc phòng hôm nay xác nhận radar chụp mục tiêu đã được sử dụng”.
 
Ông Onodera cũng cho biết một trực thăng quân sự nước này cũng bị “khóa radar tương tự” vào ngày 19/1 vừa qua. Song ông không nói rõ chiếc trực thăng lúc đó đang ở trên không hay trên boong tàu.
 
Các quan chức Nhật cho biết trong cả hai trường hợp, mục tiêu bị nhắm bắn “hàng phút”.
 
“Hướng radar như vậy là rất bất bình thường”, ông Onodera khẳng định. “Chúng tôi nhận ra nó có thể tạo ra tình huống rất nguy hiểm nếu một bước sai sót xảy ra”.
 
“Chúng tôi sẽ kêu gọi Trung Quốc tự kiềm chế trước nhữnghành động nguy hiểm như vậy”.
 
Những thông tin trên chắc chắn làm gia tăng căng thẳng trên Hoa Đông, nơi hai “ông lớn” của châu Á đang đối đầu trên chủ quyền quần đảo mà Nhật gọi là Senkaku trong khi Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
 
Hisao Iwashima, một nhà phân tích quân sự Nhật từng làm việc tại Viện nghiên cứu quân sự quốc gia Nhật, cho biết Bắc Kinh cần phải trả lời cho những gì hải quân nước này đã làm. “Đây có thể là một vụ nhắm thử nhưng phía Nhật lẽ ra không được biết”, ông cho hay. “Phía Trung Quốc có trách nhiệm phải giải thích tại sao họ lại có hành động có khả năng gây nguy hiểm như vậy”.
 
Cũng trong ngày 5/2, Tokyo đã triệu đại sứ Trung Quốc lên để phản đối về sự hiện diện của tàu chính phủ nước này quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trong suốt 14 tiếng một ngày trước đó. Hành động của Trung Quốc đưa tàu chính phủ và hai lần phái máy bay tới không phận Senkaku/Điếu Ngư đã gây phản ứng mạnh từ chính phủ cánh hữu Nhật Bản. Tuần trước tại Okinawa, Thủ tướng Shinzo Abe tuyên bố “chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa” và ông sẽ “bảo vệ lãnh thổ bằng mọi giá”.

Tàu TQ lượn quanh đảo tranh chấp với Nhật

Lực lượng Tuần tra ven biển Nhật Bản cho biết hai tàu hải giám của Trung Quốc đã rời vùng lãnh hải Nhật gần đảo Senkaku/Điếu Ngư sau khi ở lại đó 14 giờ đồng hồ.
Các tàu này vẫn di chuyển gần vùng biển và Lực lượng Nhật cảnh báo họ phải rời đi.
Nhật Bản, Trung Quốc và Đài Loan cùng có tuyên bố chủ quyền tại quần đảo hiện do Tokyo kiểm soát.
Các quan chức của Lực lượng tuần tra Nhật cho biết họ đã quan sát 2 tàu Trung Quốc tiến vào vùng biển ở đảo Kuba trong quần đảo Senkaku/Điếu Ngư khoảng 9:30 phút sáng ngày hôm qua.
Các tàu này rời đi trước nửa đêm và ở lại đây 14 giờ đồng hồ. Đây là lần lưu trú lâu nhất từ trước tới giờ của tàu Trung Quốc kể từ khi Nhật quốc hữu hóa các đảo vào tháng Chín năm ngoái.
Trong một cuộc trao đổi qua điện thoại tới Đại sứ quán Trung Quốc tại Tokyo, Bộ Ngoại giao Nhật đã bày tỏ phản đối tới Bắc Kinh về hành động này.

Tham vọng biển của Trung Quốc là nguy cơ khu vực

Báo Le Nouvel Observateur số ra mới đây đăng bài viết “Cuộc chiến mới trên Thái Bình Dương”, cảnh báo tham vọng trở thành cường quốc biển của Trung Quốc là nhân tố chính khiến tình hình khu vực trở nên căng thẳng.

Trung Qu€ ¢Ồ±c € ¢Ē±òi ch€ ¢ủ quy€ ¢Ồ¡n € ¢Ē±Ồ±i v€ ¢Ồ»i h€ ¢ầu h€ ¢ết l€ ¢ãnh th€ ¢Ồµ bi€ ¢Ồ£n € ¢Ē°ông
 
Trung Quốc đòi chủ quyền đối với hầu hết lãnh thổ biển Đông

Theo bài báo, được đài RFI dẫn lại, Trung Quốc muốn bắt chước Mỹ, Anh và Pháp trước kia, trở thành cường quốc biển. Nguyên nhân khiến Trung Quốc bằng mọi giá phải hướng ra biển là vì Trung Quốc bị bao bọc xung quanh - từ Bắc đến Nam, từ Nhật Bản đến Indonesia - bởi một vòng vây các quần đảo lớn nhỏ và các vùng nước thuộc lãnh thổ của các nước “đối thủ", thậm chí là “kẻ thù".

Bắc Kinh đòi chủ quyền đối với hầu hết lãnh thổ biển Đông, tức là tất cả các hòn đảo mà có khi cách lãnh thổ Trung Quốc đến nhiều nghìn cây số. Trung Quốc dần tăng cường sự hiện diện ở những khu vực nhạy cảm này.

Báo trên nêu rõ, bất chấp các nước dọc bờ biển phản đối, Trung Quốc ngày càng tăng cường sự hiện diện, thậm chí còn đe dọa, ở những vùng nước tranh chấp. Tình hình căng thẳng đến mức mà các nước trong khu vực phải cầu cứu đến Liên Hợp Quốc trong việc thực thi các qui định quốc tế về luật biển. Nhiều nước trong số đó đã xích lại gần Mỹ bởi vì, theo báo Pháp, đó là nước duy nhất có thể kiềm chế “sự tham lam của Trung Quốc".

Trong bối cảnh đó, Trung Quốc phớt lờ phản đối của các láng giềng. Tháng 2.2013, Bắc Kinh sẽ tung ra một bản đồ mới về cái gọi là “Đại Trung Hoa", một hành động mà theo báo Le Nouvel Observateur sẽ làm cho tình hình thêm căng thẳng. Trước đó vào tháng 11.2012, Trung Quốc đã cho in một bản đồ như thế trên hộ chiếu của Trung Quốc, gây ra làn sóng phản đối mạnh mẽ trong khu vực.

Le Nouvel Observateur nhận định, Trung Quốc đã trở thành cường quốc và không còn cần phải che giấu tham vọng lãnh thổ, tham vọng thay đổi bản đồ khu vực kể cả bằng vũ lực. Tất cả các quốc gia ven biển ở đây đều nằm trong tầm ngắm của Trung Quốc. Năm 2012, hải quân Trung Quốc đã cắt cáp tàu thăm dò địa chấn của Việt Nam, cấm Malaysia triển khai tàu địa chấn trong phạm vi đặc quyền kinh tế Malaysia, gây xáo trộn hoạt động thăm dò dầu khí ở những vùng nước mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Tháng 7.2012, Trung Quốc đã cho thành lập một đơn vị hành chính ở quần đảo Trường Sa, nơi mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.

Sắp chiến tranh trên biển Hoa Đông

Tại biển Hoa Đông, Trung Quốc có tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản ở quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Ở Trung Quốc, dư luận bị hâm nóng bởi chủ đề Điếu Ngư xuất hiện thường xuyên trên các phương tiện truyền thông. Nhiều chuyên gia quân sự Trung Quốc không ngại ngần khi nói đến khả năng “xung đột vũ trang” giữa hai nước. Phía Nhật Bản tỏ ra không nhân nhượng.

Tình hình căng thẳng đến mức mà báo giới Nhật Bản cũng nói đến nguy cơ “chiến tranh” giữa hai nước. Chính phủ mới của Nhật Bản đã tuyên bố không thương lượng về chủ đề Senkaku vì quần đảo này, theo Chính phủ Nhật Bản, hiển nhiên là của Nhật Bản. Chính phủ Nhật vừa tăng ngân sách quốc phòng. Tân Thủ tướng Abe đã dành chuyến công du nước ngoài đầu tiên đến 3 nước ASEAN là Việt Nam, Thái Lan và Indonesia, với mục đích mà theo Le Nouvel Observateur là củng cố “mặt trận chống Trung Quốc” ở Thái Bình Dương. Ông Abe còn hứa sẽ cung cấp tàu tuần tra bờ biển cho Philippines và đào tạo thủy thủ tàu ngầm cho Việt Nam.

Tại sao Bắc Kinh lại có thái độ như vậy với Senkaku? Theo Le Nouvel Observateur, bên cạnh nguồn lợi dầu hỏa còn có vấn đề địa chính trị. Trung Quốc muốn trở thành cường quốc biển như Mỹ, Pháp, Anh trước kia, muốn phát triển một lực lượng hải quân đủ mạnh để có thể vươn xa ra biển cả nhằm đảm bảo những tuyến đường vận tải biển. Dù Trung Quốc có đến 15.000 km bờ biển, nhưng lại trong thế bị một vòng cung các hòn đảo chặn lối vào Thái Bình Dương.

Trung Quốc dùng từ “dãy đảo thứ nhất” để chỉ khu vực biển tiếp giáp các quốc gia đối thủ hay thù địch với Trung Quốc như Nhật Bản, Đài Loan, Philippines, Indonesia và Malaysia - trong đó một số nước có quan hệ đồng minh với Mỹ. Hạm đội 7 của Mỹ thường xuyên tuần tra những vùng nước quốc tế “kế cận một cách nguy hiểm” các bờ biển Trung Quốc. Các tuyến đường biển đảm bảo nguồn cung ứng năng lượng và xuất khẩu của Trung Quốc thuộc khu vực biển này và trong tầm kiểm soát của Mỹ.

Trung Quốc cảm thấy bị bó buộc một cách nguy hiểm, nên đã không ngừng phát triển hải quân với mục đích là tạo ra một khu vực an ninh hàng hải theo 3 giai đoạn. Thứ nhất, kiểm soát cho được vùng biển gọi là “dãy đảo thứ nhất” nêu trên, đặc biệt là vùng tiếp giáp với Đài Loan để ngăn chặn hải quân Mỹ tiến vào cứu đồng minh Đài Loan khi cần thiết. Mục tiêu cuối cùng của giai đoạn này là sáp nhập Đài Loan vào Trung Quốc. Thứ hai, Trung Quốc đặt mục tiêu trong năm 2020-2030 sẽ triển khai hải quân Trung Quốc đến những vùng nước mà Trung Quốc gọi là “dãy đảo thứ hai", bao gồm khu vực Mariannes và Guam, mục đích là để so kè với Mỹ ngay trong vùng ảnh hưởng của Washington. Thứ ba, đó là hiện diện ở khắp các đại dương trên thế giới.

Tham vọng đó của Trung Quốc đã được sự hỗ trợ của thế mạnh kinh tế. Trung Quốc có nguồn ngoại tệ dồi dào nhất thế giới, đã trở thành nền kinh tế thứ hai địa cầu. Trong khi đó, cuộc khủng hoảng tài chính đã làm chao đảo nước Mỹ.

Le Nouvel Observateur nhận định, trong bối cảnh đó, các nhà chiến lược Trung Quốc cảm thấy thời cơ đã đến. Trung Quốc tận dụng triệt để "cơ hội Điếu Ngư". Một chuyên gia Nhật Bản nhận định, "nhìn từ Bắc Kinh, Nhật Bản là một chướng ngại lớn” đối với tham vọng biển của Trung Quốc. Trên thực tế, Senkaku một là “chốt khóa” nằm trong cái gọi là “dãy đảo số một” của Trung Quốc và ngăn lối Trung Quốc tiến ra Thái Bình Dương.

Nguy cơ đến từ Trung Quốc 

Từ 20 năm nay, hải quân Trung Quốc đã không ngừng lớn mạnh và hiện tại lên đến 225.000 người, 50 tàu ngầm, 79 khu trục hạm. Cuối 2012, Trung Quốc đã ra mắt chiếc tàu sân bay đầu tiên và tên lửa đạn đạo chống hạm có khả năng tấn công tàu sân bay của Mỹ cách Thượng Hải 2.000 km. Le Nouvel Observateur nhận định, hiện tại Trung Quốc đã trở thành một cường quốc hải quân và sẽ còn tiếp tục lớn mạnh trong thời gian tới.

Tuy vậy, nguy cơ đến từ Trung Quốc không phải là quá lớn. Le Nouvel Observateur dẫn lời một quan chức quốc phòng Nhật Bản cho rằng, dù trong 20 năm qua, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc đã tăng 18 lần, nhưng hiện tại hải quân Trung Quốc vẫn còn thua xa Mỹ, chưa kể là bên cạnh đó còn có các lực lượng hải quân của các nước đồng minh của Mỹ.

Hơn nữa, hải quân Trung Quốc dù lớn mạnh nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm tác chiến. Trong khi đó, hải quân Nhật lại rất mạnh, nên việc chiếm Senkaku của Trung Quốc là chưa thể. Thêm vào đó là nguy cơ bạo động xã hội đang âm ỉ tại Trung Quốc. Bài báo kết luận, tất cả cho thấy, bản đồ “Đại Trung Hoa” của Trung Quốc hiện chỉ là “một giấc mộng trên giấy”...

Ấn Độ lo chiến lược “chuỗi ngọc trai” của Trung Quốc

Việc Pakistan đồng ý chuyển quyền quản lý hải cảng nước sâu Gwadar nằm trong chiến lược “chuỗi ngọc trai” của Bắc Kinh và có thể có liên quan đến Ấn Độ.
 

C€ ¢ảng n€ ¢ưỒ»c s€ ¢âu Gwadar
Cảng nước sâu Gwadar
Tờ Thời báo Ấn Độ cho rằng việc Pakistan đồng ý chuyển quyền quản lý hải cảng nước sâu Gwadar từ công ty trách nhiệm hữu hạn PSA International Pte của Singapore cho công ty Hải cảng nước ngoài của Trung Quốc là nằm trong chiến lược “chuỗi ngọc trai” của Bắc Kinh và có thể có những liên quan đến Ấn Độ.

PSA của Singapore và công ty Hải cảng nước ngoài của Trung Quốc đạt được thỏa thuận về việc chuyển giao quyền quản lý cảng Gwadar từ năm 2011, khi đó Bộ trưởng Quốc phòng Pakistan đã thông báo tại Bắc Kinh rằng Islamabad sẽ chuyển giao quyền sở hữu hải cảng này cho một công ty Trung Quốc. Bất chấp tình hình an ninh đang trở nên xấu đi tại Balochistan và sự phản đối của người dân ở Balochistan, Trung Quốc đã đồng ý tiếp nhận cảng Gwadar.

Cảng Gwadar, do Trung Quốc xây dựng nhưng PSA điều hành hoạt động, chủ yếu tiếp nhận tàu bè thương mại. Pakistan hy vọng Trung Quốc sẽ sớm hoàn thành những phần còn lại của dự án phát triển hải cảng này và biến Gwadar thành một căn cứ hải quân. Tuy nhiên, còn nhiều việc phải làm thì Trung Quốc mới có thể khai thác được lợi thế của cảng Gwadar. Họ còn phải xây dựng một bến bốc dỡ côngtenơ, các tuyến đường sắt và đường bộ từ cảng này đi qua Balochistan.

Đối với Trung Quốc, cảng Gwadar cũng có thể là một đường dẫn năng lượng vào khu vực Tây Bắc nước này bằng cách chuyển dầu mỏ và khí từ cảng qua các đường ống dẫn đi qua Balochistan. Do nhu cầu nhập khẩu năng lượng tăng nên Trung Quốc muốn tách các nguồn năng lượng của họ khỏi các vùng bất ổn trên eo biển Malacca và Biển Đông. Xung đột ở Biển Đông có thể làm gián đoạn nguồn cung ứng năng lượng của Trung Quốc, nhưng điều này sẽ không xảy ra nếu họ chuyển nguồn năng lượng đó qua cảng Gwadar, nơi hải quân Pakistan cũng có thể hỗ trợ thêm về an ninh.

Theo các số liệu mới đây, hơn 60% dầu mỏ nhập khẩu của Trung Quốc đi qua eo biển Hormuz. Việc kiểm soát cảng Gwadar sẽ thay đổi động lực an ninh đối với Trung Quốc. Trong khi Trung Quốc đang tìm cách tiến vào Ấn Độ Dương, cảng Gwadar sẽ là bãi đáp lý tưởng cho tàu Trung Quốc.

Trung Quốc đã thiết lập sự hiện diện chắc chắn tại cảng Hambantota của Sri Lanka và hiện đang lôi kéo quan hệ với Maldives. Trung Quốc cũng đang xây dựng hải cảng tại Chittagong và Sonadiya của Bangladesh. Xét từ quan điểm an ninh, Ấn Độ có thể tự nhận thấy mình đang bị bao vây. Chính vì lẽ đó mà Ấn Độ đã thúc đẩy quan hệ với Oman; xúc tiến kế hoạch phát triển cảng Chahbahar của Iran, song đây vẫn là một dự án dài hạn.

Cảng Gwadar được đánh giá có tầm quan trọng chiến lược đối với sự phát triển kinh tế cũng như quân sự của Trung Quốc. Tuy nhiên, các nhà phân tích chiến lược và phương tiện thông tin Trung Quốc đã giảm tầm quan trọng chiến lược của sự kiện công ty Trung Quốc tiếp quản quyền quản lý hải cảng này, bằng cách nhấn mạnh rằng sự quan tâm của Bắc Kinh chỉ đơn thuần về khía cạnh thương mại.

Thời báo Hoàn cầu nói rằng sức hút chủ yếu của cảng Gwadar đối với Trung Quốc là tạo sự thay thế eo biển Malacca, nơi 80% dầu mỏ nhập khẩu của Trung Quốc đi qua. Trung Quốc cũng đang dự định xây dựng một ống dẫn nhiên liệu từ cảng này tới khu vực Tân Cương, cực Tây nước này./.

Trung Quốc sắp kiểm soát hải cảng chiến lược của Pakistan

 Với việc được giao quyền điều hành khu cảng nước sâu chiến lược ở biển Ả rập, gần eo biển Hormuz, đây không chỉ là lợi ích về kinh tế mà có khả năng là cả ưu thế quân sự cho Bắc Kinh.
Theo thông báo của người phát ngôn Bộ vận tải và cảng biển Pakistan, nội các nước này đã phê chuẩn đề xuất để một công ty thuộc sở hữu của chính phủ Trung Quốc, có tên China Overseas Port Holdings Limited, mua lại quyền kiểm soát cảng Gwadar từ một công ty Singapore. Trước đó công ty này đã thắng thầu điều hành cảng trên trong thời hạn 40 năm tính từ năm 2007.
Khu cảng Gwadar được xây dựng từ lâu nhưng thiếu hạ tầng kết nối
Theo hãng tin AP, Trung Quốc đã tài trợ gần như toàn bộ chi phí xây dựng khu cảng này, ước tính khoảng 200 triệu USD. Cảng được xây trên một làng chài cũ ở làng Gwadar, tỉnh Baluchistan của Pakistan. Đây là một dự án thất bại của chính quyền địa phương sau khi ra mắt năm 2007 bởi Pakistan không thể hoàn thành mạng lưới đường nối cảng này với hệ thống giao thông quốc gia.
Vẫn theo AP, việc Trung Quốc kiểm soát được khu cảng sẽ giúp họ đặt chân vào một trong những khu vực có tính chất chiến lược nhất thế giới và có thể khiến Washington lo lắng. Bởi Gwadar nằm trên biển Ả rập và án ngữ vị trí trọng yếu trên tuyến đường từ Nam Á sang Trung Á và Trung Đông. Nó cũng nằm gần eo biển Hormuz, nơi 20% lượng dầu của thế giới được vận chuyển qua mỗi năm.
Trung Quốc quan tâm đến cảng này bởi mối lo ngại về an ninh năng lượng nhằm thỏa mãn nhu cầu của một nền kinh tế đang phát triển mạnh. Bắc Kinh muốn có một nơi đặt nền móng cho tuyến đường ống dẫn dầu và khí đốt từ vùng Vịnh. Họ cũng tin rằng việc giúp Pakistan phát triển sẽ giúp tăng cường hoạt động kinh tế tại vùng lãnh thổ Tân Cương xa xôi, ráp Pakistan.
Một số chuyên gia xem Gwadar như vùng cực Tây trong “chuỗi ngọc trai”, một hệ thống cảng từ Trung Quốc tới vùng Vịnh, giúp việc mở rộng ảnh hưởng của hải quân Trung Quốc tại Ấn Độ Dương dễ dàng hơn. Điều này đã khiến cả Mỹ và Ấn Độ lo ngại.
Pakistan hiện xem Trung Quốc như một trong những đồng minh quan trọng nhất và là đối trọng với Mỹ. Washington vẫn tài trợ cho Islamabad hàng tỷ USD nhưng thường vẫn bị xem như kẻ hay thay đổi.
Gwadar có vị trí chiến lược trong khu vực Trung và Nam Á
Để hoàn tất thương vụ này, Trung Quốc dự kiến phải chi 35 triệu USD cho công ty của Singapore và 2 tập đoàn khác cùng có cổ phần. Cổ đông thứ ba của cảng là National Logistics Cell, một tập đoàn trực thuộc quân đội Pakistan. Hiện Trung Quốc đang đợi phán quyết của một tòa án Pakistan hủy quyền kiểm soát khu cảng cuả công ty Singapore.
Một quan chức cấp cao của Pakistan tiết lộ với AP rằng ngoài số tiền trên, Bắc Kinh cũng đồng ý chi hàng trăm triệu USD để hoàn tất 900 km đường nối khu cảng với trục cao tốc Bắc – Nam của Pakistan.
Khi hoàn thành, tuyến đường sẽ giúp việc vận chuyển trên bộ từ Gwadar tới Trung Quốc được thông suốt. Ban đầu tuyến đường đã được dự kiến hoàn tất trong năm 2012 nhưng hiện mới chỉ có 60% khối lượng công việc được thực hiện.
Ngoài ra tuyến đường sẽ cắt ngắn quãng đường khoảng 4000 km từ tỉnh Tân Cương ra bờ biển ở phía Đông Trung Quốc xuống còn chỉ 2000 km để tới Gwadar. Trong kế hoạch dài hạn, một tuyến đường bộ và đường sắt có thể được xây dựng nối Gwadar tới các quốc gia dầu mỏ ở Trung Á.
Phát biểu trước báo giới hôm 31/1, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố: “miễn là dự án giúp tăng cường mối quan hệ Trung Quốc – Pakistan, Bắc Kinh sẽ ủng hộ dự án này”.

Triều Tiên phát video thành phố Mỹ bị tấn công tên lửa

Trong bối cảnh cộng đồng quốc tế đang lo ngại Triều Tiên có thể thử hạt nhân lần thứ ba, Triều Tiên đã cho đăng tải một đoạn video trên YouTube, cho thấy một thành phố Mỹ - giống với New York, bị chìm trong khói lửa sau một vụ tấn công tên lửa.
 H€ ¢ình € ¢ảnh th€ ¢ành ph€ ¢Ồ± M€ ¢ỹ ch€ ¢ìm trong kh€ ¢ói l€ ¢ửa
 trong € ¢Ē±o€ ¢ạn video.
Hình ảnh thành phố Mỹ chìm trong khói lửa trong đoạn video.
 
Đoạn video được trang web chính thức của Triều Tiên Uriminzokkiri đăng tải vào hôm thứ bảy vừa qua. Đây là trang web đăng tải thông tin và chương trình tuyên truyền của báo chí nhà nước Triều Tiên.
 
Đoạn video được thực hiện theo giấc mơ của một chàng trai trẻ. Người này thấy mình trên một con tàu vũ trụ của Triều Tiên, được tên lửa mà Triều Tiên phóng thành công hồi tháng 12 vừa qua đưa vào quỹ đạo.
 
Khi tàu bay quanh trái đất, theo điệu nhạc “We are the world”, máy quay quay cận cảnh các nước ở bên dưới, trong đó có cả bán đảo Triều Tiên đã được “tái thống nhất”.
 
Sau đó, ống kính tập trung vào một thành phố, giống với New York, có vẻ như bị tấn công tên lửa, do các tòa nhà chọc trời, trong đó có tòa nhà giống Empire State Building, hoặc bốc cháy hoặc bị phá hủy.
 
Rồi xuất hiện dòng chữ chạy ngang màn hình, “nơi nào đó ở nước Mỹ, những cột khói đen đang bốc lên”.
 
Đoạn video kết thúc bằng hình ảnh chàng trai trẻ kết luận rằng giấc mơ của anh “chắc chắn sẽ thành hiện thực”.
 
“Bất chấp mọi nỗ lực của những kẻ đế quốc nhằm cô lập và chèn ép chúng ta…không ai có thể ngăn được người dân chúng ta tiến tới chiến thắng cuối cùng”, đoạn video cho biết.
Triều Tiên dự kiến sẽ tiến hành vụ thử hạt nhân thứ ba trong thời gian tới, nhằm đáp trả lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc được áp dụng sau vụ phóng tên lửa của nước này hồi tháng 12.

Nhật lại triệu đại sứ Trung Quốc vì tranh chấp đảo

 Tokyo hôm nay 5/2 đã triệu đại sứ Trung Quốc lên để phản đối tàu Trung Quốc đã thâm nhập vào vùng biển quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, quần đảo hiện là trung tâm tranh chấp giữa hai nước.


 M€ ¢Ồ¹t t€ ¢àu tu€ ¢ần duy€ ¢ên c€ ¢ủa Nh€ ¢ật B€ ¢ản € ¢Ē±ang € ¢áp s€ ¢át m€ ¢Ồ¹t t€ ¢àu h€ ¢ải gi€ ¢ảm Trung Qu€ ¢Ồ±c
Một tàu tuần duyên của Nhật Bản đang áp sát một tàu hải giảm Trung Quốc
“Bộ Ngoại giao đã triệu đại sứ Trung Quốc lên về việc các tàu thâm nhập vào vùng biển quanh quần đảo Senkaku”, một quan chức Ngoại giao Nhật cho biết. Quần đảo do Tokyo đang kiểm soát này được Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
 
Động thái diễn ra sau khi các tàu chính phủ Trung Quốc đã ở trong vùng biển quanh quần đảo gần như suốt ngày hôm qua, thứ hai và hai bên không có dấu hiệu nhượng bộ trong tranh chấp đang gây ảnh hưởng lớn đến hai nền kinh tế lớn nhất châu Á này.
 
Theo Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật, hai tàu hải giám Trung Quốc đã tiến vào vùng biển ngay trước 9h30 sáng ngày thứ hai và theo hãng tin Kyodo, hai tàu này đã lưu lại khu vực khoảng 14 tiếng.
 
Theo giới quan sát, việc các tàu Trung Quốc liên tục xuất hiện ở trong vùng biển là nhằm tạo ra “thông lệ mới”, theo đó Tokyo không kiểm soát hiệu quả quần đảo.
 
Hồi tháng 12, một máy bay chính phủ Trung Quốc cũng tiến vào không phận của quần đảo, khiến Nhật tức tốc điều máy bay chiến đấu.
 
Trong những tuần gần đây, cả hai bên đều phái máy bay chiến đấu tới khu vực, mặc dù cho tới nay chưa có vụ chạm trán nào.
 
Giới phân tích cho rằng việc gia tăng khẩu chiến và đối đầu thường xuyên như hiện nay có khả năng đẩy hai bên vào một cuộc xung đột vũ trang.
 

Khí ô nhiễm từ Trung Quốc đe dọa Nhật Bản

Bầu không khí đặc quánh khói bao trùm Trung Quốc những ngày qua giờ đã lan tới một số nơi ở Nhật Bản. Hiện tượng này đã khiến Nhật Bản phải đưa ra các lo ngại về sức khỏe cho trẻ em và người bệnh.

Du khách tới Tử Cấm Thành, Trung Quốc trong bầu không khí đặc quánh bụi.
Website của Bộ Môi trường Nhật đã bị quá tải bởi các lo ngại của người dân và băn khoăn không biết chuyện gì đang xảy ra.
"Việc truy cập vào hệ thống giám sát không khí ô nhiễm hầu như đã không khả thi kể từ tuần trước, và các điện thoại lúc nào cũng bận vì người dân lo ngại, liên tục hỏi vể ảnh hưởng đối với sức khỏe" - một quan chức Bộ Môi trường cho biết.
Các hình ảnh của Bắc Kinh và các thành phố khác bị bao phủ bởi màn sương khói dầy đặc và đầy hạt bụi nhỏ đã phát đi liên tục trên các màn hình vô tuyến Nhật suốt tuần qua.
Các chương trình truyền hình đã phát đi bản đồ cho thấy một đám mây lớn khói bụi ô nhiễm bao phủ Trung Quốc và giờ đang sắp vượt qua biển theo hướng tới Nhật Bản.
Các đám mây hồng, đỏ và da cam cho thấy mức độ ô nhiễm tồi tệ nhất đang di chuyển theo hướng tới đảo chính ở phía nam là Kyushu.
Ông Yasushi Nakajima ở Bộ Môi trường Nhật nói rằng: "Chúng ta không thể phủ nhận tác động từ sự ô nhiễm ở Trung Quốc".
Một lo ngại chính từ đợt mây ô nhiễm này là sự tập trung của các hạt có đường kính 2,5 micrometre hoặc nhỏ hơn đã cao đến mức 50 microgramme/mét khối không khí trong những ngày qua ở bắc Kyushu.
Trong khi đó, giới hạn mà chính phủ Nhật đặt ra cho mật độ này là 35 microgramme.
Nguồn gốc của các hạt này là loại cát vàng từ các sa mạc Mông Cổ và Trung Quốc, cộng thêm vào đó là khói bụi từ xe cộ và các nhà máy.
Trung Quốc:

1001 kiểu về quê ăn Tết

Nhiều người Trung Quốc đã chọn cách đi xe máy, cưỡi lừa và thậm chí là đi bộ về quê ăn Tết khi không thể mua được vé tàu.
Tết Nguyên Đán, rơi vào ngày 10 tháng 2 năm nay, là ngày lễ quan trọng nhất đối với người dân Trung Quốc. Đây cũng là mùa di chuyển lớn nhất trên thế giới khi những người lao động xa nhà đổ xô tới các nhà ga, sân bay hay đi xe máy để về quê đoàn tụ với gia đình.
Hành khách xếp hàng để lên tàu tại một nhà ga ở Jiujiang, tỉnh Giang Tây phía đông Trung Quốc ngày 28 tháng 1 năm 2012. 

Những lao động nhập cư bất chấp mưa, gió để đi xe máy về quê trên đường cao tốc 210 ở huyện Nandan, khu tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây ngày 19 tháng 1 năm 2011. Họ bắt đầu hành trình của mình từ Quảng Đông vào hôm 17 tháng 1 và sẽ tới nhà ở tỉnh Quý Châu trước Tết. 

Những lao động xa quê đi xe máy từ Rui'an, tỉnh Chiết Giang tới Xiushui, tỉnh Giang Tây hôm 29 tháng 1 năm 2010. 

Một lao động nhập cư tại Kaili, tỉnh Quý Châu đã buộc phải cưỡi lừa về quê đón Tết sau khi băng tuyết đã phong tỏa con đường về nhà anh ở huyện Baise, khu tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây ngày 26 tháng 1 năm 2008. 

Những người lao động này đã gánh gồng hành lý và đi bộ về nhà hôm 30 tháng 1 năm 2011. 
  
Hành khách chuẩn bị lên tàu từ Hạ Môn tới Kim Môn, tỉnh Phúc Kiến.

Những lao động nhập cư đã thuê một chiếc máy kéo để đi từ huyện Guantao, thành phố Hàm Đan, tỉnh Hà Bắc tới ngôi làng Dongmengliangzhai hôm 26 tháng 1 năm 2011. 
Các hành khách đợi xe buýt tại Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam.

Những hành khách ngồi đợi lên máy bay tại phòng chờ ở sân bay Quốc tế Shuangliu Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên hôm 20 tháng 1 năm 2012. 


Đại gia Trung Quốc chi  hơn 16.000 USD  tiền tắm kiểu đế vương

 Giữa lúc hàng nghìn công nhân Trung Quốc tìm đủ cách để đòi nợ lương kịp về quê ăn Tết, một “đại gia” đến từ tỉnh Sơn Tây (Trung Quốc) lại chơi trội khi chi tới hơn 16.000 USD chỉ để được tắm như vua.
Theo công bố của Cục thống kê thành phố Thượng Hải, Trung Quốc mức lương trung bình của người dân thành phố này năm 2012 đạt 52.655 nhân dân tệ, tương đương 8.357 USD. Vậy nhưng mới đây một người đàn ông đến từ tỉnh Sơn Tây của nước này đã vung ra tới 100.000 nhân dân tệ, tương đương hơn 16.000 USD chỉ để có một buổi tắm kiểu đế vương.

Theo China Daily, người đàn ông trên đã chấp nhận bỏ ra số tiền “khủng” này để trở thành khách hàng đầu tiên được phục vụ tại một spa mới khai trương tại khu trung tâm  Shangtang của tỉnh Hồ Nam hôm 2/2. 

Thoạt nhìn hẳn ai cũng sẽ tưởng đây là một buổi quay phim cổ trang chứ không phải một spa khi cả “thượng đế” lẫn người hầu đều ăn mặc như thời phong kiến xưa. Vị khách dù xuống bể nước vẫn đội mũ vua, ngồi với vẻ mặt đầy hợm hĩnh trong khi 2 nàng hầu xinh tươi mang yếm đào ngồi hai bên để phục vụ. 

Trên thành bể bơi còn ít nhất 4 nàng hầu khác có nhiệm vụ thả hoa xuống bể. Khi “vua” cảm thấy đói bụng, trên bờ lập tức có 2 người hầu khác chuẩn bị chuối đưa xuống bể để đút cho “vua”. Rất đông người dân xung quanh đã tò mò đến xem màn tắm kiểu đế vương này.

Vẫn theo China Daily, Hồ Nam là một tỉnh nghèo và mới hồi đầu tháng không ít công nhân đã chặn lối vào khu spa này để đòi tiền lương họ còn bị nợ. Do đó hành động vung số tiền tương đương với 2 năm lương của người lao động chỉ để cho một buổi tắm này đã bị cư dân mạng “ném đá” tơi bời.

Một số hình ảnh về màn tắm kiểu đế vương phản cảm của “đại gia” Trung Quốc
Thanh T€ ¢ùng
Thanh T€ ¢ùng
Thanh T€ ¢ùng
Thanh T€ ¢ùng


Xuất khẩu ô tô của Trung Quốc cao kỷ lục

- Lần đầu tiên trong lịch sử, xuất khẩu ô tô của Trung Quốc đã vượt mốc 1 triệu xe.
Theo số liệu của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc, nước này đã xuất khẩu tổng cộng 1.056.100 chiếc ô tô trong năm 2012, tăng 29,7% so với năm 2011. Trong đó, xe du lịch chiếm 45%, còn xe bán tải và việt dã chiếm 27,9%.
 
Xuất khẩu ô tô của Trung Quốc đã tăng trung bình 46,3%/năm từ năm 2001 đến nay. Năm 2001, xuất khẩu mới chỉ đạt 19.000 chiếc.
 
Chery và Geely Trường Giang là hai doanh nghiệp dẫn đầu về xuất khẩu ô tô của Trung Quốc; kế đến là Great Wall, SAIC, và tập đoàn Lifan Trùng Khánh.
 
Xu€ ¢ất kh€ ¢ẩu € ¢ô t€ ¢ô c€ ¢ủa Trung Qu€ ¢Ồ±c cao k€ ¢ỷ l€ ¢ục
Ô tô đang được chuyển lên tàu chở hàng tại một cảng biển thuộc tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) để xuất khẩu sang  Cuba  (Ảnh: China Daily)
 
Tiêu thụ ô tô trên thị trường Trung Quốc năm 2012 chỉ tăng 4,3% lên 19,31 triệu chiếc. Trong đó, xe du lịch nội địa đạt 6,49 triệu chiếc, chiếm 41,9% thị phần, giảm 0,4 điểm phần trăm so với năm 2011.
 
Giới phân tích cho rằng sự tăng trưởng chậm lại của thị trường trong nước khiến các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc phải nỗ lực tìm kiếm cơ hội ở nước ngoài.
 
Ông Zhao Ying, giáo sư của Viện Kinh tế công nghiệp, thuộc Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc, nhận định sự bùng nổ xuất khẩu ô tô của Trung Quốc mới chỉ là sự khởi đầu. Nhiều doanh nghiệp đang nuôi tham vọng chinh phục các thị trường có tốc độ tăng trưởng mạnh như  Nga , Algeria ,  Iraq ,  Iran  và Chilê.
 
Việc xây dựng nhà máy lắp ráp ở nhiều thị trường nước ngoài sẽ giúp tăng doanh số ô tô Trung Quốc.
 
Các tập đoàn Chery, Geely, Jianghuai, Beiqi Foton và Chang'an đều có kế hoạch xây dựng nhà máy ở Brazil, thị trường ô tô lớn thứ 4 thế giới.

Vì sao Triều Tiên luôn dọa chiến tranh?

Ủy ban Thống nhất Triều Tiên hôm 3/2 tuyên bố, nước này sẽ khởi động cuộc chiến vĩ đại "vì sự thống nhất tổ quốc", nhằm đáp trả việc Seoul tham gia lệnh trừng phạt Bình Nhưỡng của Hội đồng Bảo an.
Tuyên bố của Ủy ban Thống nhất Triều Tiên cũng khẳng định, Bình Nhưỡng "hoàn toàn sẵn sàng đương đầu với những biện pháp trừng phạt trên các lĩnh vực kinh tế và quân sự từ những thế lực thù địch".
Ủy ban trên cảnh báo rằng, tất cả những ai có liên quan tới việc thực hiện những biện pháp trừng phạt về kinh tế và quân sự nhằm chống lại CHDCND Triều Tiên, hãy chờ gánh lấy đòn đánh trả chí mạng.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-Un. (Ảnh: Yonhap)
Cũng trong ngày 3/2, hãng thông tấn KCNA của Triều Tiên đưa tin, nhà lãnh đạo nước này Kim Jong-Un đã chủ trì hội nghị mở rộng của quân ủy trung ương với sự tham dự của nhiều tướng lĩnh hàng đầu.
Phát biểu tại cuộc họp trên, nhà lãnh đạo trẻ tuổi của CHDCND Triều Tiên, ông Kim Jong-Un đã yêu cầu phải biến lực lượng quân đội nhân dân Triều Tiên (KPA) trở thành “đội quân cách mạng vô song”.
Các lãnh đạo hàng đầu của đảng Lao động Triều Tiên và quân đội đã bày tỏ quyết tâm mạnh mẽ nhằm thực hiện một cách vô điều kiện và triệt để những nhiệm vụ chiến đấu mà ông Kim Jong-Un đã đề ra. 
Trong một diễn biến khác, hôm 2/2, Hàn Quốc cho biết đã phát hiện nhiều hoạt động đang diễn ra xung quanh đường hầm ở Punggye-ri, nơi Triều Tiên có khả năng tiến hành thử nghiệm hạt nhân lần thứ 3.
Chính phủ và các chuyên gia Hàn Quốc nhận định rằng, Triều Tiên đã đặt một tấm lưới ngụy trang trông giống như mái nhà ở lối vào đường hầm phía Tây để tránh sự theo dõi, do thám của các nước khác.
Triều Tiên từng che đậy đường hầm phía Đông khu thử hạt nhân khi tiến hành thử hạt nhân lần thứ nhất vào năm 2006, nhưng không phủ kín khi thực hiện vụ thử nghiệm hạt nhân lần thứ hai vào năm 2009.
"Chúng ta cần giải quyết món nợ với Hoa Kỳ chỉ bằng họng súng, chứ không phải bằng lời vì họ coi luật rừng là luật để sinh tồn".

Quân đội Triều Tiên
Đây là những gì mà Ủy ban Quốc phòng Quốc gia Triều Tiên đã đáp trả hôm 24/1 đối với các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc.
Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên ngày một nặng nề hơn khi Bình Nhưỡng chuẩn bị thử hạt nhân lần ba.
60 năm trước, cuộc chiến Liên Triều chỉ kết thúc bằng một lệnh ngừng bắn, chứ không phải là hiệp ước hòa bình nên về mặt kỹ thuật thì hai miền vẫn đang trong tình trạng chiến tranh.
Để tránh sự quan sát của vệ tinh quan trắc nước ngoài, quân đội Triều Tiên được cho là đã ngụy trang một đường hầm ở lối vào tại bãi thử hạt nhân. Hãng tin Yonhap của Hàn Quốc nói rằng đây là một bước đi mà các quan chức tình báo cho rằng vụ thử hạt nhân sắp diễn ra.
Các nhà nghiên cứu Hàn Quốc còn nói rằng từ các vụ thử hạt nhân năm 2006 và 2009, có thể phỏng đoán vụ thử lần này còn nguy hiểm hơn thế: Nó cho thấy Triều Tiên 'đang trong các giai đoạn cuối' để sản xuất vũ khí, trong khi các lần thử trước phản ánh công nghệ đã cũ kỹ, lỗi thời.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã trừng phạt Triều Tiên vì họ đã phóng tên lửa tầm xa vào tháng 12 vừa qua. Đây là hành động mà HĐBA cho rằng vi phạm các lệnh trừng phạt quốc tế.
Do đó, một lần nữa Bình Nhưỡng lại 'nổi giận' và phát đi các thông điệp đầy sự đe dọa trên kênh truyền hình và hãng thông tấn trung ương.
Tuy nhiên, không có gì đáng lo ngại khi mà hầu hết các chuyên gia đều nhận định rằng khoảng cách tới một cuộc chiến với Triều Tiên cũng gần như từ Trái đất tới... Mặt trăng - bất chấp các đe dọa bên miệng hố chiến tranh có đáng sợ tới đâu.
Nếu đọc kỹ, điều mà mọi người dễ nhìn thấy nhất từ các lời đe dọa này đó là một chế độ đang theo đuổi chính sách đã được lên kế hoạch cẩn thận.
Một nghiên cứu sinh tại Đại học Leed ở Anh là Aidan Fosster-Carter nói rằng: "Tôi đọc loạt yêu cầu đối thoại gần đây nhất. Vì nhiều lý do mà Triều Tiên không cảm thấy yên tâm nếu như họ không có hạt nhân để tự vệ. Tuy nhiên, cơn thịnh nộ này hoàn toàn là giả tạo. Điều này chỉ cho thấy rằng họ muốn mình bình đẳng' với thế giới.
Còn về những lời lẽ ám chỉ chiến tranh? Hãng thông tấn KCNA đã sử dụng cụm từ ưa thích của họ là 'biển lửa' ít nhất 18 lần bằng tiếng Anh từ những năm 90 đến đến năm 2005.
"Seoul và các vùng phía bắc sẽ biến thành biển lửa chỉ trong vài ngày" - KCNA từng đưa tin năm 2003 để đáp trả sự hiện diện của quân đội Mỹ tại bán đảo Triều Tiên.
Năm đó, Tổng thống Mỹ George W. Bush đã đặt Triều Tiên vào cái gọi là "Trục ma quỷ".
Cụm từ "đế quốc gây hấn" đã Bình Nhưỡng được sử dụng 355 lần cũng trong giai đoạn 9 năm đó.
Đảng Lao động Triều Tiên cũng gọi các biệt hiệu riêng ám chỉ hai 'kẻ thù' mà họ căm ghét nhất là Mỹ và Nhật. Còn Hàn Quốc bị gọi là 'kẻ phản bội'.
Sau khi Kim Jong Un lên làm lãnh đạo đất nước, nhiều nhà quan sát cho rằng đây có thể là nhân vật cải cách nhờ thời gian du học ở nước ngoài. Nhưng thực tế chính sách bên miệng hố chiến tranh hiện nay có gì khác trước không?
"Những gì mà chúng ta được nghe thấy kể từ khi Kim Jong Un nhậm chức, đó là công khai đe dọa chống lại 'loài chuột' (tức Tổng thống Hàn Quốc) Lee Myung Bak là giọng điệu khiêu chiến nhất từ trước tới giờ mà tôi từng nghe thấy khi nghiên cứu về tuyên truyền tại Triều Tiên suốt 20 năm qua" - ông Myers, tác giả của cuốn sách "Cuộc đua sạch sẽ nhất: Người Triều Tiên nhìn nhận về bản thân mình như thế nào và tại sao điều đó quan trọng".
Myers đã liên hệ tới ngôn ngữ được sử dụng hồi tháng Tư năm ngoái, vào cùng khoảng thời gian Triều Tiên đã cố gắng phóng tên lửa và thất bại.
Nhà phân tích người Anh Foster-Carter đã gọi các lời công kích cá nhân là 'kỳ cục và thô thiển'. Ông Foster còn nói rằng Bình Nhưỡng thậm chí còn bán các trò chơi điện tử bạo lực nhằm vào Tổng thống Hàn Quốc. Chẳng hạn, người chơi có thể treo cổ ứng viên Tổng thống Hàn Quốc. Foster nói rằng đây là một trong những di sản kỳ lạ mà kỷ nguyên Kim Jong Un để lại.
"Tôi thấy một sự tiếp diễn hơn là sự thay đổi" - Foster nói thêm. Foster nói rằng kỷ nguyên Kim Jong Un là sự khuếch trương hơn nữa của thời Kim Jong Il, nhưng với các đặc tính mới sau khi con trai ông lên nắm quyền.

Kim Jong-Un và chiếc điện thoại thông minh bí ẩn

Một bức ảnh chụp chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-Un sử dụng điện thoại thông minh đã gây phỏng đoán về việc nhà lãnh đạo quốc gia bí mật nhất thế giới đang chuộng thương hiệu nào.

Bức ảnh do báo chí nhà nước ở CHDCND Triều Tiên công bố cho thấy Kim đang chủ trì một cuộc họp với các cố vấn an ninh quốc gia hàng đầu hồi tuần trước - một cuộc họp được cho là mang nội dung tập trung vào việc Bình Nhưỡng đe dọa tiến hành thử hạt nhân.

Cuộc họp có cảnh một chiếc điện thoại thông minh màu đen nằm trên bàn, gần với tay Kim và tay kia có một điều thuốc đang cháy.

"Khả năng chiếc điện thoại thuộc về Kim do nó nằm ngay cạnh các tài liệu mà ông đang nhìn vào" - một quan chức Chính phủ nói với AFP.

Báo chí Hàn Quốc đã đưa tin rất đậm về bức ảnh và còn tranh cãi về nhà sản xuất ra nó. Nhiều cái tên của các nhà sản xuất như Samsung (Hàn Quốc), HTC (Đài Loan) và iPhone (Mỹ) đã được nêu ra.

Tuy nhiên Samsung đã khẳng định rằng mẫu điện thoại Galaxy đầu bảng của họ đã không xuất hiện ở phía bên kia biên giới. "Đó không phải là điện thoại của Samsung" - một phát ngôn viên công ty nói với AFP.

Chính quyền Hàn Quốc nói rằng bức ảnh đã được tình báo nước này phân tích và kết luận rằng mẫu điện thoại do HTC sản xuất. Công ty Đài Loan đã từ chối nhận dạng thiết bị, nhưng nói rằng công ty cảm kích trước "sự ủng hộ của mọi người dùng".

Tờ Chosun Ilbo nói rằng yếu tố chính trị đã đứng sau việc lựa chọn thương hiệu. "Ông Kim Jong Un hẳn sẽ không cảm thấy thoải mái về mặt chính trị khi dùng sản phẩm do Mỹ sản xuất và ông cũng không thể công khai ủng hộ thực tế rằng Hàn Quốc tiến bộ hơn về mặt kỹ thuật.

Chiếc điện thoại gây ra nhiều đồn đoán của ông Kim Jong-Un (Nguồn: AFP)

Mặc dù người Triều Tiên sống ở một xã hội biệt lập và bị kiểm duyệt gắt gao nhất thế giới, nước này không phải hoàn toàn là một sa mạc công nghệ thông tin.

Điện thoại di động đã được triển khai từ năm 2008 thông qua một dự án chung với công ty viễn thông Orascom của Ai Cập. Ngoài ra một mạng Intranet nội địa đã được triển khai hồi năm 2002.

Nhưng 1 trệu người dùng điện thoại di động chỉ có thể gọi cho nhau, không thể gọi ra ngoài nước. Tương tự, mạng Intranet bị cắt đứt khỏi Internet.

"Kim và các thành viên gia đình ông ta cũng như giới chính trị cấp cao ở Triều Tiên dường như đã sử dụng điện thoại thông minh hoặc các mẫu điện thoại với khả năng truy cập Internet" - quan chức Hàn Quốc cho biết./.


Triều Tiên sẽ thử nhiều thiết bị hạt nhân"

Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung Bak tin rằng, Triều Tiên có thể thử nhiều thiết bị hạt nhân cùng lúc chỉ trong vài tuần, hoặc thậm chí vài ngày tới.

Một loại tên lửa của Triều Tiên được trình diễn hồi tháng Tư năm ngoái
Trong bài trả lời phỏng vấn tờ Chosun Ilbo, Tổng thống sắp mãn nhiệm Lee cũng cho biết thách thức rất lớn mà cộng đồng quốc tế phải đối mặt khi tìm cách để Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân của mình.
Triều Tiên cũng ám chỉ rằng họ sẽ tiến hành một cuộc thử nghiệm hạt nhân 'cấp độ cao' rất sớm, nhằm đáp trả lệnh trừng phạt mà Liên Hợp Quốc áp đặt lên họ sau vụ phóng tên lửa Unha-3 hồi tháng 12.
Tổng thống Lee nói rằng từ 'cấp độ cao' ở đây cho thấy Bình Nhưỡng có thể cho phát nổ nhiều thiết bị hạt nhân cùng lúc.
"Triều Tiên có khả năng sẽ thực hiện các vụ thử nhiều thiết bị hạt nhân ở hai địa điểm hoặc nhiều nơi cùng một lúc" nhằm tối đa hóa các thành quả về mặt khoa học từ một sự kiện mà cả thế giới sẽ chỉ trích - Tổng thống Lee nói.
Các chuyên gia trên khắp thế giới đều cố gắng phân tích bất kỳ thử nghiệm nào có thể tiết lộ về tình trạng hiện thời của chương trình vũ khí hóa của Triều Tiên.
Trong lần thử hạt nhân này, điều được đặc biệt quan tâm là các nhà khoa học Triều Tiên có thành công trong việc phát triển đầu đạn hạt nhân phù hợp cho tên lửa hay không.
"Nếu Triều Tiên sản xuất ra vũ khí thu nhỏ có thể được dùng làm đầu đạn trên tên lửa, đó thực sự sẽ là một mối đe dọa. Đó là lý do tại sao cả thế giới đang theo dõi sát sao tình hình tại Triều Tiên" - ông Lee nói thêm.
Cũng trong bài phỏng vấn, ông Lee cho rằng các nỗ lực ngoại giao sẽ chỉ mang lại rất ít tiến triển đối với việc thay đổi chính sách quan trọng ở Bình Nhưỡng.
"Tôi nghĩ là rất khó để thuyết phục Triều Tiên từ bỏ con đường hạt nhân" - ông Lee nói.
Hiện nay, một số người cho rằng Triều Tiên có thể thử hạt nhân trước ngày Tết Nguyên đán, tức là ngày 10/1, một số khác lại nghĩ rằng vụ thử sẽ nhằm đúng dịp kỷ niệm ngày sinh của cố lãnh đạo Kim Jong Il 16/2, hoặc cũng có thể vào ngày tân Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye nhậm chức 25/2.
Các tàu chiến của Mỹ và Hàn Quốc đã đổ về vùng biển ngoài khơi Hàn Quốc để tham gia tập trận vào ngày 4/2 vừa qua trong bối cảnh căng thẳng dâng cao do Triều Tiên có thể sớm thử hạt nhân.
 
Các tàu chiến Mỹ - Hàn đổ về cảng Hàn Quốc
Tham gia tập trận có hai tàu chiến Mỹ trang bị các tên lửa đạn đạo tầm xa là tàu ngầm hạt nhân 6.800 tấn USS San Francisco (với tên lửa Tomahawk) và tàu khu trục Shilo 9.800 tấn có trang bị thiết bị phòng không Aegis.
Các tàu này đổ về thành phố cảng Pohang của Hàn Quốc.