Wednesday, February 27, 2013

HẢI CHIẾN TRÊN BIỂN HOÀNG HẢI
tka23 post
Hải chiến Hoàng Hải (黃海海戰, Hoàng Hải hải chiến), cũng được gọi là Trận sông Áp Lục hay Trận Áp Lục xảy ra ngày 17 tháng 9 năm 1894. Trận này liên quan đến hải quân của Nhật Bản và Trung Quốc , và là cuộc chiến hải quân lớn nhất trong Chiến tranh Thanh-Nhật.
   Sông Áp Lục là biên giới giữa Trung Quốc và Triều Tiên, dù cuộc chiến thực tế diễn ra tại cửa sông này, trong biển Hoàng Hải. Một hạm đội Nhật dưới sự chỉ huy của Đô đốc Ito Sukeyuki (伊東 祐亨) đã nỗ lực chặn đứng sự đổ bộ của các đội quân Trung Quốc được bảo vệ bởi một hạm đội dưới sự chỉ huy của Đô đốc Đinh Nhữ Xương (丁汝昌).
Chiến sự diễn ra hầu như trong một ngày, trong khi đây không phải là lần ứng dụng đầu tiên của tàu chiến tiền-dreadnought trên một trận  lớn (Trận Phúc Châu năm 1884 giữa Pháp và Trung Quốc xảy ra trước trận này) thì đây cũng là bài học đáng kể cho những người theo dõi xem xét.
Bối cảnh
Về mặt lý thuyết, Trung hoa có tàu nhiều và mạnh hơn, và trên đó có nhiều khẩu đại bác nòng rộng 10 inch và 8 inch. Tuy nhiên, Trunghoa đã không chuẩn bị kỹ để tác chiến mấy tháng trước đó và pháo binh Trung Quốc cũng đã thiếu chuẩn bị kỹ cho sức ép của hỏa lực đại bác. Cẩu thả cũng đóng một vai trò trong vụ này: nhiều trái đạn dường như bị nhồi mạt cưa và nước vào trong, một số viên sỹ quan Trung Quốc đã chạy trốn khỏi khu vực, một trong số các chiến hạm đang lưu súng trong kho, và ít nhất có một trường hợp một cặp pháo 10 inch đã được đưa đi ra ngoài chợ để cầm đồ lấy tiền. Vào lúc đó, người Nhật thì tin tưởng vào khả năng của chính họ. Người Trung Quốc thì vẫn có một cố vấn và người hướng dẫn nước ngoài. Cụ thể, viên đại tá người Đức, Đại tá von Hanneken, gần lúc đó đến từ Triều Tiên, đã được bổ nhiệm làm cố vấn hải quân cho Đô Đốc Đinh Nhữ Xương. W. F. Tyler, một trung úy  của Hải quân Hoàng gia và một sỹ quan Hàng hải Hoàng gia (Imperial Maritime Customs officer) đã được bổ nhiệm làm phụ tá cho von Hanneken. Philo McGiffen, trước đó là một thiếu úy của Hải quân Hoa Kỳ là một trợ giáo tại Học viện Hải quân Uy Hải Vệ đã được bổ nhiệm đến Đại chiến hạm Trấn Viễn làm một cố vấn hay một đồng chỉ huy. Trước trận chiến với Nhật, tàu chiến và vũ trang của hạm đội Trung Quốc đã được kiểm tra, và tàu đã được sơn lại. Philo McGiffin vào lúc đó đã cho rằng, tàu chiến Trung Quốc đã được sơn bằng 'màu xám vô hình', dù các bức ảnh ngày nay cho thấy một thân tàu và một siêu cấu trúc sáng, do đó có lẽ chỉ có các cấu trúc trắng và ống khói da bò đã được sơn màu xám, còn thân tàu vẫn là màu đen. McGiffen cũng đã cho rằng nhiều trong số đạn nạp là 'đã 30 năm và tệ hại.' Các tấm chắn mỏng bao phủ các bệ pháo trên một số tàu đã bị dỡ bỏ và chúng đã được thấy là những mảnh vụn khi bị pháo bắn vào.
  Chiếc Tế Viễn trở lại cảng sau trận này với Nhật Bản đã cho thấy những vấn đề trên.
BKTT
__._,_.___
Reply via web post Reply to sender Reply to group Start a New Topic Messages in this topic (1)

No comments:

Post a Comment