Wednesday, February 6, 2013

TÌNH BÁO TRUNG CỘNG VÀ CÁC ĐẠI HỌC MỸ
tka23 post
    Frank Figliuzzi, Phó Giám đốc phụ trách phản gián của Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI), cảnh cáo trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 12/2012 tại trụ sở của cơ quan ở Washington: "Chúng ta có thông tin tình báo và những sự kiện  cho thấy,  các trường đại học Mỹ đang trở thành mục tiêu cho sự xâm nhập của điệp viên các cơ quan tình báo nước ngoài".
 
Theo báo cáo của Figliuzzi, những nỗ lực xâm nhập các trường đại học của tình báo nước ngoài đang gia tăng trong 5 năm qua. Mặc dù có nhiều khó khăn  với nhau song hiện nay FBI và các trường đại học đang hợp tác với nhau để chống lại mối đe dọa này.
    Trường hợp điệp viên Nga Lidiya Guryeva đang theo học bằng cao học kinh doanh tại Đại học Colombia dưới tên giả là Cynthia Murphy. Guryeva đã bị bắt giữ vì tội làm gián điệp cho nước ngoài và bị trục xuất về Nga.
Vào cuối năm 2009, bà Lou Anna K. Simon, Khoa trưởng  Đại học bang Michigan, từng tiếp xúc với Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) với một yêu cầu khẩn cấp. Bà cho biết chi nhánh của nhà trường ở Dubai thuộc Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) đang gặp khó khăn về tài chính cần được giúp đỡ để tồn tại và vị cứu tinh là một công ty ở thành phố này đề nghị cung cấp tiền bạc và được quyền tham gia cùng nhà trường tuyển chọn sinh viên.
   Mặc dù lời đề nghị vô cùng hấp dẫn song Anna Simon cảm thấy lo lắng khi công ty có các nhà đầu tư đến từ Iran và cũng muốn tuyển sinh viên ở nước này. Nói khác đi, Anna Simon nghi ngờ công ty ở Dubai là bình phong của chính quyền Iran! Nếu đúng như thế, sự hợp tác với công ty ở Dubai của Hiệu trưởng Đại học bang Michigan có thể vi phạm lệnh trừng phạt thương mại và mở cửa cho điệp viên Iran xâm nhập vào trường đại học của Mỹ.
Tuy nhiên, CIA không thể khẳng định công ty ở Dubai có thật sự là  của chính quyền Iran hay không. Mặc dù vậy, bà Anna Simon vẫn quyết định bác bỏ đề nghị cứu trợ tài chính và hủy bỏ chương trình tuyển sinh viên ở Dubai đồng thời chấp nhận mất trắng 3,7 triệu USD!
   Theo báo cáo năm 2011 của Bộ Quốc phòng Mỹ, nhu cầu vào học tập tại các trường đại học Mỹ hay tham gia nghiên cứu với các giáo sư đại học nước này của các quốc gia châu Á, nhất là Trung cộng , tăng vọt đến 8 lần vào năm 2010 so với năm trước đó. Ngoài ra theo báo cáo, nhu cầu tương tự từ Trung Đông cũng tăng gấp đôi. Ví dụ, Trung cộng  đã gửi 76.863 sinh viên tốt nghiệp đại học đến các trường đại học Mỹ để hợp tác nghiên cứu vào hai năm 2010 - 2011, tức là nhiều hơn bất cứ quốc gia nào khác - theo tài  liệu của Viện Giáo dục Quốc tế (IIE) ở New York.
 
Wallace Loh, Hiệu trưởng Đại học Maryland tỏ ý hoan nghênh các tài năng nước ngoài ghi danh vào các trường đại học Mỹ sẽ giúp nước này duy trì ưu thế toàn cầu về khoa học và kỹ thuật, song điều đó cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia. Chuyên viên  an ninh Mỹ lo ngại các sinh viên nước ngoài vào học tập hay nghiên cứu tại các trường đại học Mỹ nhằm mục đích đánh cắp dữ liệu nghiên cứu về các kỹ thuật  mới  của Mỹ trong nhiều lĩnh vực như: hệ thống thông tin liên lạc, kỹ thuật  laser, hàng không học và công nghệ robot dưới nước.
Trong khi phần đông các sinh viên, nhà nghiên cứu và giáo sư quốc tế đến nước Mỹ với những lý do hợp pháp, thì các trường đại học Mỹ cũng là "nơi lý tưởng" cho các cơ quan tình báo nước ngoài "tuyển mộ sinh viên , học hỏi và thậm chí đánh cắp dữ liệu nghiên cứu", theo báo cáo năm 2011 của FBI. Ví dụ, trong một trường hợp, khi một nhà nghiên cứu Mỹ nói chuyện tại một hội nghị quốc tế, bà được đề nghị cung cấp tài liệu để sao chép.
Trong một vụ khác, một sinh viên người châu Á đã sắp xếp cho các nhà nghiên cứu viếng thăm một phòng thí nghiệm của trường đại học Mỹ để chụp ảnh trái phép máy móc  đang nghiên cứu ở đó. Hay trường hợp cách đây vài năm, giáo sư Daniel J. Scheeres đã không do dự khi chấp thuận cho nhà khoa học nữ người Trung cộng c tên là Yu Xiaohong cùng tham gia nghiên cứu với ông tại Đại học Michigan. Giáo sư Scheeres cho biết, Xiaohong bày tỏ mối quan tâm đặc biệt đến các đề tài nghiên cứu của ông về chuyển động của các thiên thể trong không gian.
Trong khi đó, Scheeres không hề được thông báo về mối quan hệ bí mật của Xiaohong với quân đội Trung cộng  cũng như sự cộng tác của nhà khoa học này vào năm 2004 trong chương trình cải thiện độ chính xác của những vũ khí chống vệ tinh. Cuối cùng, Scheeres bác bỏ đề nghị hợp tác của Xiaohong và không chấp nhận sự viếng thăm của các nhà khoa học Trung cộng  nữa.
 
Các trường đại học Mỹ cũng đào tạo các nhà nghiên cứu  gốc người Trung hoa mà về sau họ phạm tội gián điệp. Như trường hợp Hanjuan Jin, cựu kỹ sư sw của Công ty Motorola Solutions Inc. (MOT) ở thành phố Schaumburg bang Illinois, bị Tòa án liên bang Mỹ buộc tội gián điệp do đánh cắp những bí mật thương mại của công ty phục vụ cho quân đội Trung cộng.
Theo điều tra của FBI, Jin gia nhập Công ty MOT sau khi có được bằng cao học  từ Đại học Notre Dame ở South Bend, bang Indiana. Trong lúc  làm việc ở MOT, Jin tiếp tục lấy được bằng cao học  thứ hai từ Viện kỹ thuật Illinois (IIT) ở Chicago.
   Ngày càng có nhiều người Mỹ ra nước ngoài học  và vô tình trở thành những mục tiêu tiềm tàng cho các cơ quan tình báo hải ngoại -Figliuzzi cảnh cáo. Hơn 270.000 người Mỹ học  ở nước ngoài trong hai năm 2009 - 2010, tăng 4% so với năm 2008. Glenn Duffie theo học tại Đại học East China Normal ở thành phố Thượng Hải (Trung cộng ), và sau khi tốt nghiệp đã trở thành điệp viên cho Bắc Kinh! Nhiệm vụ của Duffie là quay trở về Mỹ cố gắng xin việc ở Bộ Quốc phòng Mỹ và CIA.
Duffie bị tuyên án tù 4 năm vào tháng 1/2011 do cung cấp tin tức  quốc phòng của Mỹ cho Trung cộng . Figliuzzi nhận định: "Các chương trình học  ở nước ngoài là mục tiêu hấp dẫn. Và, cũng từ đó các cơ quan tình báo nước ngoài bắt đầu quan tâm đặc biệt đến đội ngũ sinh viên Mỹ trẻ tuổi và thông minh để khai thác"
TỔNG HƠP

 
__._,_.___
Reply via web post Reply to sender Reply to group Start a New Topic Messages in this topic (1)
Recent Activity:
.

No comments:

Post a Comment