Saturday, August 17, 2013

MỸ TẤN THỐI LƯỠNG NAN - PHE HỒI GIÁO  HAY PHE THẾ QUYỀN  DÂN CHỦ NẮM QUYỀN Ở CÁC QUỐC GIA TRUNG ĐÔNG.
 
MỸ  BÓ TAY TRƯỚC TÌNH HÌNH AI CẬP
tka23 post
Ít nhất 623 người chết và hàng ngàn người khác bị thương trong các cuộc đụng độ giữa lực lượng an ninh Ai Cập với người biểu tình ở Cairo. Đây là điều mà Mỹ không hề mong muốn khi Ai Cập, quốc gia nhận viện trợ lớn thứ hai từ Mỹ, sau Israel, rơi vào cảnh "nồi da xáo thịt”.
 Trước tình trạng bạo lực ngày càng đẫm máu tại Ai Cập, ngày 15-8 Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố hủy cuộc tập trận theo kế hoạch diễn ra trong tháng tới với Ai Cập, coi đây là một hình thức phản đối việc lực lượng an ninh nước này nổ súng sát hại hàng trăm người biểu tình,  đòi đưa Tổng thống bị phế truất Mohamed Morsi trở lại nắm quyền.  Tuy nhiên, ông Obama vẫn chưa quyết định có cắt khoản viện trợ 1,3 tỷ USD cho Ai Cập hay không. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tuyên bố Mỹ sẽ vẫn duy trì quan hệ quân sự với Ai Cập, song việc quân đội Ai Cập có thêm hành động bạo lực có thể làm tổn hại mối quan hệ này. 
   Tại sao Washington lại không cắt viện trợ  Cairo trong khi quân đội và lực lượng an ninh Ai Cập phớt lờ lời kêu gọi kềm chế từ Mỹ và châu Âu để tấn công vào các khu cắm trại của người biểu tình ủng hộ Tổng thống bị lật đổ Mohamed Morsi ngày 14-8 vừa qua? 
Theo phân tích trên tờ Thời báo Tài chính (Anh) có 3 lý do.
-Thứ nhất, sự tác động của Mỹ đối với quân đội Ai Cập chỉ mang tính hình thức hơn là thực tế. Kể từ khi Ai Cập đạt được thỏa thuận hòa bình với Israel năm 1979, mỗi năm quân đội Ai Cập nhận được 1,3 tỷ USD tiền viện trợ của Mỹ. Dù ai nắm quyền ở Washington và tình trạng quan hệ với Cairo như thế nào thì khoản viện trợ quân sự này vẫn không hề thay đổi.
-Thứ hai, Tướng Sisi có sự ủng hộ của Saudi Arabia và phần lớn các nước trong vùng Vịnh. Những quốc gia này hiện đang cảm thấy dễ thở hơn khi mà nguy cơ dân chủ của cái gọi là "Mùa Xuân Arab" có vẻ như đang bắt đầu suy tàn.
- Thứ ba, chủ nghĩa dân túy của quân đội đã nhận được sự ủng hộ trở lại ở Ai Cập. Các hành động của Tướng Sisi kể từ sau cuộc đảo chính , có thể cho thấy ông cảm nhận được làn sóng ủng hộ của dân chúng đối với quân đội. 
Tuy nhiên, việc quân đội Ai Cập phớt lờ lời khuyến cáo của Mỹ đã đẩy Washington vào thế "tiến thoái lưỡng nan”. Bởi lẽ, ngay từ khi xảy ra vụ lật đổ ông Morsi ngày 3-7, Washington chưa lần nào công khai xác nhận đây là vụ "đảo chính quân sự”.
Đó là cách khôn khéo giúp Mỹ tiếp tục duy trì khoản viện trợ quân sự thường niên 1,3 tỷ USD cho Ai Cập, một đồng minh quan trọng ở Trung Đông bởi lẽ luật pháp Mỹ không cho phép viện trợ cho một quốc gia khác trong trường hợp xảy ra đảo chính tại đó.
   Vì lẽ đó, Bộ trưởng Quốc phòng Chack Hagel mới yêu cầu quân đội Ai Cập không có thêm hành động bạo lực có thể làm tổn hại mối quan hệ song phương này, cũng như không làm khó chính quyền Obama khi phải đối mặt với dư luận trong nước. 
Hơn nữa, kể từ khi Tổng thống Morsi bị lật đổ, Mỹ chưa thể tìm ra cách thức hiệu quả nhằm giảm bớt thiệt hại đối với chính sách của mình trong khu vực. Do chưa tìm được giải pháp , 
Mỹ dường như đang dựa vào các nỗ lực của Liên minh châu Âu (EU) nhằm  thỏa thuận về "tiến trình chuyển tiếp toàn diện với sự tham gia của tất cả các lực lượng chính trị, trong đó có tổ chức Anh em Hồi giáo”.
   Dư luận tại Cairo chỉ trích rằng, Mỹ đã không ngăn chặn âm mưu độc chiếm quyền lực của ông Morsi và do vậy vai trò trung gian hòa giải của Washington là điều không thể chấp nhận được. 
Phản ứng của Mỹ đối với các diễn tiến sắp tới tại Cairo sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
- Một là, các cuộc xung đột có thể nổ ra giữa các lực lượng an ninh và những người biểu tình ủng hộ ông Morsi.
- Hai là, khả năng của EU trong việc làm trung gian hòa giải giữa hai bên.
- Ba là, tình hình bất ổn hiện nay ở Lybia và Tunisia, nơi phe Hồi giáo cầm quyền đang phải đối mặt với những thách thức trong việc chia sẻ quyền lực.
      Kết quả của làn sóng cách mạng tại hai quốc gia này có thể làm thay đổi toàn bộ khái niệm của Mỹ lẫn EU về phong trào "Mùa xuân Arab”.
Châu Giang
__._,_.___
Reply via web post Reply to sender Reply to group Start a New Topic Messages in this topic (1)

No comments:

Post a Comment