Quan hệ Mỹ -ASEAN được thắt chặt vì quyền lợi hỗ tương Thứ năm 22 Tháng Mười Một 2012
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN ngày 20/11/2012.
REUTERS/Samrang Pring
Thượng
đỉnh Đông Á kết thúc tại Phnom Penh ngày 21/11/2012 với mối bất đồng
sâu sắc giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trên hồ sơ Biển Đông. Bắc Kinh qua
trung gian Cam Bốt gây chia rẽ hàng ngũ ASEAN, nhưng hiệu ứng nhân quả
tạo thuận lợi cho chiến lược « tái định vị » của Washington. Trong vai
trò « cứu tinh » cho các nước trong vùng đang bị Trung Quốc uy hiếp, Hoa
Kỳ từng bước bố trí bàn cờ quân sự lẫn kinh tế.
Thời
sự thế giới nổi bật nhất trong tuần này là chuyến công du bốn ngày của
Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Đông Nam Á từ ngày 19 đến 21/11/2012.
Lãnh đạo hành pháp Hoa Kỳ đã dành hoạt động ngoại giao quan trọng nhất
cho vùng châu Á - Thái Bình Dương ngay sau khi tái đắc cử vào ngày
6/11/2012.
Từ Miến Điện - ngôi sao đang lên tại Đông Nam Á, đến Thái Lan và kết thúc tại Thượng đỉnh Đông Á ở Cam Bốt, « ngọn lửa » tự do, dân chủ và nhân quyền của Tổng thống Mỹ trong thông điệp tại đại học Rangun và trong buổi « trao đổi » với Thủ tướng Cam Bốt, được dân chúng địa phương đón tiếp nồng nhiệt.
Tuy nhiên, trên hồ sơ nóng bỏng « xung khắc chủ quyền biển đảo » giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á , Tổng thống siêu cường số một chỉ nhận được nụ cười xã giao bí ẩn của trưởng đoàn Bắc Kinh tại Thượng đỉnh Phom Penh là Thủ tướng Ôn Gia Bảo. Trong cuộc họp song phương bên lề Thượng đỉnh Đông Á, khi Tổng thống Obama nêu vấn đề « trách nhiệm chung » trên hồ sơ biển Đông thì Thủ tướng Ôn Gia Bảo không trả lời.
Trung Quốc còn thành công trong việc chia rẽ Đông Nam Á. Hồi tháng 7 năm nay, hội nghị cấp ngoại trưởng ASEAN do Cam Bốt chủ trì không đưa ra được một bản thông cáo chung về lập trường “Biển Đông” mà Trung Quốc gọi là Nam Hải. Lần này tại Thượng đỉnh ASEAN, thủ đoạn nội gián của Trung Quốc ghi thêm bàn thắng đậm nét hơn. Thủ tướng nước chủ nhà Cam Bốt, nhân danh ASEAN, tuyên bố “không quốc tế hóa” xung khắc Biển đảo.
Mưu kế gây chia rẽ của Bắc Kinh thành công, nhưng đụng chạm đến quyền lợi tối thượng của nhiều nước trong vùng. Lập tức, Philippines và Singapore kẻ trước người sau phủ nhận tuyên bố của Thủ tướng Hun Sen. Lần lượt các thành viên Indonesia, Việt Nam, Brunei cũng thông báo cho Cam Bốt biết lập trường của mỗi nước.
Tham vọng của Trung Quốc khống chế Châu Á đã gây tác động nhân quả thuận lợi cho chiến lược Thái Bình Dương của Mỹ. Sáng kiến của chính quyền Obama: tái bố trí lực lượng, liên kết với các đồng minh cũ, mới trong khu vực án ngữ Trung Quốc và kéo các quốc gia trong vùng, nhưng không có Trung Quốc, vào một hiệp ước thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Từ Sydney, nhà phân tích Lưu Tường Quang chia sẻ nhận xét của ông về kết quả Thượng đỉnh Đông Á tại Phnom Penh, và chính sách ngoại giao đáng làm gương mẫu của một số thành viên. Từ Singapore đến Philippines và bây giờ đến Miến Điện, tuy không chống Trung Quốc nhưng đã khôn khéo bắt tay chặt chẽ với Hoa Kỳ để đối xử ngang hàng với Trung Quốc, không để cho Bắc Kinh mặc tình thao túng.
Từ Miến Điện - ngôi sao đang lên tại Đông Nam Á, đến Thái Lan và kết thúc tại Thượng đỉnh Đông Á ở Cam Bốt, « ngọn lửa » tự do, dân chủ và nhân quyền của Tổng thống Mỹ trong thông điệp tại đại học Rangun và trong buổi « trao đổi » với Thủ tướng Cam Bốt, được dân chúng địa phương đón tiếp nồng nhiệt.
Tuy nhiên, trên hồ sơ nóng bỏng « xung khắc chủ quyền biển đảo » giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á , Tổng thống siêu cường số một chỉ nhận được nụ cười xã giao bí ẩn của trưởng đoàn Bắc Kinh tại Thượng đỉnh Phom Penh là Thủ tướng Ôn Gia Bảo. Trong cuộc họp song phương bên lề Thượng đỉnh Đông Á, khi Tổng thống Obama nêu vấn đề « trách nhiệm chung » trên hồ sơ biển Đông thì Thủ tướng Ôn Gia Bảo không trả lời.
Trung Quốc còn thành công trong việc chia rẽ Đông Nam Á. Hồi tháng 7 năm nay, hội nghị cấp ngoại trưởng ASEAN do Cam Bốt chủ trì không đưa ra được một bản thông cáo chung về lập trường “Biển Đông” mà Trung Quốc gọi là Nam Hải. Lần này tại Thượng đỉnh ASEAN, thủ đoạn nội gián của Trung Quốc ghi thêm bàn thắng đậm nét hơn. Thủ tướng nước chủ nhà Cam Bốt, nhân danh ASEAN, tuyên bố “không quốc tế hóa” xung khắc Biển đảo.
Mưu kế gây chia rẽ của Bắc Kinh thành công, nhưng đụng chạm đến quyền lợi tối thượng của nhiều nước trong vùng. Lập tức, Philippines và Singapore kẻ trước người sau phủ nhận tuyên bố của Thủ tướng Hun Sen. Lần lượt các thành viên Indonesia, Việt Nam, Brunei cũng thông báo cho Cam Bốt biết lập trường của mỗi nước.
Tham vọng của Trung Quốc khống chế Châu Á đã gây tác động nhân quả thuận lợi cho chiến lược Thái Bình Dương của Mỹ. Sáng kiến của chính quyền Obama: tái bố trí lực lượng, liên kết với các đồng minh cũ, mới trong khu vực án ngữ Trung Quốc và kéo các quốc gia trong vùng, nhưng không có Trung Quốc, vào một hiệp ước thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Từ Sydney, nhà phân tích Lưu Tường Quang chia sẻ nhận xét của ông về kết quả Thượng đỉnh Đông Á tại Phnom Penh, và chính sách ngoại giao đáng làm gương mẫu của một số thành viên. Từ Singapore đến Philippines và bây giờ đến Miến Điện, tuy không chống Trung Quốc nhưng đã khôn khéo bắt tay chặt chẽ với Hoa Kỳ để đối xử ngang hàng với Trung Quốc, không để cho Bắc Kinh mặc tình thao túng.
Nhà báo Lưu Tường Quang từ Sydney
22/11/2012
“
Nhìn một cách tổng quát thì hội nghị Thượng đỉnh Đông Á chú tâm vào hai
vấn đề lớn: thứ nhất là hợp tác phát triển kinh tế và thứ hai là vấn đề
an ninh, tranh chấp Biển Đông. Trong vấn đề kinh tế thì ông Obama đã
thành công theo cái nghĩa là ông đã thúc đẩy việc thảo luận về hợp tác
Xuyên Thái Bình Dương và ấn định lịch trình hoàn tất thương thuyết vào
tháng 10/2013. Nếu thành công thì đây là một thành quả rất quan trọng vì
11 quốc gia này, cộng thêm Nhật Bản thì sẽ có tổng số 658 triệu người,
và tượng trưng cho khoảng 35% tổng lượng thương mại toàn thế giới.
Ngoài ra Tổng thống Mỹ cũng thành công trong việc bắt đầu một cuộc thương thuyết về dự án Đối tác kinh tế mở rộng Hoa Kỳ-ASEAN để có quan hệ chặt chẽ hơn với 10 quốc gia Đông Nam Á, mà trong đó có những nước như Indonesia hay Thái Lan còn do dự với TPP.
Ngược lại, Trung Quốc cũng đẩy mạnh một sự hợp tác khác gọi là Đối tác Kinh tế Toàn khu vực giữa ASEAN,Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, New Zealand và Ấn Độ. Đây cũng là ván bài của Trung Quốc để đối chọi với sáng kiến TPP của Mỹ. Nếu Trung Quốc muốn gia nhập TPP thì phải cải tổ sâu rộng, cho nên đây cũng là một lợi khí trong tay Hoa Kỳ.
Nhưng cái lợi khác của Hoa Kỳ là sự hiện diện quân sự tại Châu Á -Thái Bình Dương, trong đó có vấn đề Biển Đông đã được đề cập tại Thượng đỉnh Đông Á. Tại hội nghị Phnom Penh có hai mục chính : thứ nhất là chuyển đổi bản tuyên bố ứng xử Biển Đông (DOC) được ASEAN và Trung Quốc đồng ý từ năm 2002 thành quy luật ứng xử COC (nhiều trói buộc hơn). Khi Indonesia làm chủ tịch ASEAN năm 2011 thì đã đạt được những bước tiến khá cụ thể.
Tại hội nghị Phnom Penh thì ông Hun Sen đã thay mặt ASEAN yêu cầu ông Ôn Gia Bảo thực hiện việc chuyển đổi này, nhưng Thủ tướng Trung Quốc không muốn tiến hành nhanh chóng. Điểm này thì ASEAN không có chia rẽ. Điều gây chia rẽ là vấn đề ASEAN muốn có sự quan tâm, sự hiện diện của Mỹ trong hồ sơ tranh chấp Biển Đông hay không?
Về điểm này thì Thủ tướng Cam Bốt một lần nữa, chứng tỏ ông là một lá bài để Bắc Kinh lợi dụng, thi hành chính sách của Bắc Kinh mà ông Ôn Gia Bảo đã lập đi lập lại nhiều lần kể cả tại Bali 2011 và lần này tại Phnom Penh…. Nếu thương lượng song phương thì tất nhiên các nước nhỏ như Việt Nam hay Philippines không thể nào cưỡng lại được Trung Quốc. Vì thế ông Hun Sen đã đóng vai trò đàn em thực thi chính sách của ông Ôn Gia Bảo và tuyên bố rằng trong các cuộc thảo luận, các nước ASEAN “nhất trí không quốc tế hóa” cái vấn đề tranh chấp Biển Đông…
Tổng thống Philippines đã phản ứng dữ dội, và theo tin mới thì Singapore đã tố cáo Thủ tướng Cam Bốt đã “trích dẫn sai” những lời tuyên bố của 5 quốc gia trong ASEAN là Singapore, Brunei, Indonesia, Philippines và Việt Nam…”. Trung Quốc thành công trong việc gây chia rẽ ASEAN nhưng thất bại về việc không cho quốc tế hóa vấn đề, không cho Hoa Kỳ tham dự vào đối thoại…
Một yếu tố mới là lần Thượng đỉnh năm nay, Thủ tướng Nhật Bản Noda đã nêu lên một cách mạnh mẽ hồ sơ Biển Đông, vì vấn đề giao thông và cũng vì Trung Quốc sử dụng tàu chiến trá hình để xâm nhập vùng tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku. Thủ tướng Nhật đã nêu lên hiệp ước an ninh chung Mỹ - Nhật. Yếu tố thứ hai là Singapore, tuy có chính sách thân thiện với Trung Quốc, đã mạnh mẽ phản đối tuyên bố của ông Hun Sen. Và trong chiến lược tái định vị của Hoa Kỳ mà các quốc gia nhỏ coi như là yếu tố để bảo vệ an ninh khu vực để phát triển, Sinapore đã đồng ý tiếp nhận tàu chiến cận duyên của Mỹ.
Đây cũng là một điểm thuận lợi cho chiến lược “tái định vị” của Hoa Kỳ, không kể những đơn vị thủy quân lục chiến Mỹ và sau này là lực lượng không quân, hải quân Mỹ trong các căn cứ của Úc. Nhìn chung thì từ hội nghị Mỹ-Úc tại Perth ngày 14/11/2012 đến Thượng đỉnh Đông Á tại Phnom Penh ngày 19 đến 20/11, sự hiện diện quân sự của Mỹ được tiếp nhận một cách công khai hoặc mặc nhiên.”
Ngoài ra Tổng thống Mỹ cũng thành công trong việc bắt đầu một cuộc thương thuyết về dự án Đối tác kinh tế mở rộng Hoa Kỳ-ASEAN để có quan hệ chặt chẽ hơn với 10 quốc gia Đông Nam Á, mà trong đó có những nước như Indonesia hay Thái Lan còn do dự với TPP.
Ngược lại, Trung Quốc cũng đẩy mạnh một sự hợp tác khác gọi là Đối tác Kinh tế Toàn khu vực giữa ASEAN,Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, New Zealand và Ấn Độ. Đây cũng là ván bài của Trung Quốc để đối chọi với sáng kiến TPP của Mỹ. Nếu Trung Quốc muốn gia nhập TPP thì phải cải tổ sâu rộng, cho nên đây cũng là một lợi khí trong tay Hoa Kỳ.
Nhưng cái lợi khác của Hoa Kỳ là sự hiện diện quân sự tại Châu Á -Thái Bình Dương, trong đó có vấn đề Biển Đông đã được đề cập tại Thượng đỉnh Đông Á. Tại hội nghị Phnom Penh có hai mục chính : thứ nhất là chuyển đổi bản tuyên bố ứng xử Biển Đông (DOC) được ASEAN và Trung Quốc đồng ý từ năm 2002 thành quy luật ứng xử COC (nhiều trói buộc hơn). Khi Indonesia làm chủ tịch ASEAN năm 2011 thì đã đạt được những bước tiến khá cụ thể.
Tại hội nghị Phnom Penh thì ông Hun Sen đã thay mặt ASEAN yêu cầu ông Ôn Gia Bảo thực hiện việc chuyển đổi này, nhưng Thủ tướng Trung Quốc không muốn tiến hành nhanh chóng. Điểm này thì ASEAN không có chia rẽ. Điều gây chia rẽ là vấn đề ASEAN muốn có sự quan tâm, sự hiện diện của Mỹ trong hồ sơ tranh chấp Biển Đông hay không?
Về điểm này thì Thủ tướng Cam Bốt một lần nữa, chứng tỏ ông là một lá bài để Bắc Kinh lợi dụng, thi hành chính sách của Bắc Kinh mà ông Ôn Gia Bảo đã lập đi lập lại nhiều lần kể cả tại Bali 2011 và lần này tại Phnom Penh…. Nếu thương lượng song phương thì tất nhiên các nước nhỏ như Việt Nam hay Philippines không thể nào cưỡng lại được Trung Quốc. Vì thế ông Hun Sen đã đóng vai trò đàn em thực thi chính sách của ông Ôn Gia Bảo và tuyên bố rằng trong các cuộc thảo luận, các nước ASEAN “nhất trí không quốc tế hóa” cái vấn đề tranh chấp Biển Đông…
Tổng thống Philippines đã phản ứng dữ dội, và theo tin mới thì Singapore đã tố cáo Thủ tướng Cam Bốt đã “trích dẫn sai” những lời tuyên bố của 5 quốc gia trong ASEAN là Singapore, Brunei, Indonesia, Philippines và Việt Nam…”. Trung Quốc thành công trong việc gây chia rẽ ASEAN nhưng thất bại về việc không cho quốc tế hóa vấn đề, không cho Hoa Kỳ tham dự vào đối thoại…
Một yếu tố mới là lần Thượng đỉnh năm nay, Thủ tướng Nhật Bản Noda đã nêu lên một cách mạnh mẽ hồ sơ Biển Đông, vì vấn đề giao thông và cũng vì Trung Quốc sử dụng tàu chiến trá hình để xâm nhập vùng tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku. Thủ tướng Nhật đã nêu lên hiệp ước an ninh chung Mỹ - Nhật. Yếu tố thứ hai là Singapore, tuy có chính sách thân thiện với Trung Quốc, đã mạnh mẽ phản đối tuyên bố của ông Hun Sen. Và trong chiến lược tái định vị của Hoa Kỳ mà các quốc gia nhỏ coi như là yếu tố để bảo vệ an ninh khu vực để phát triển, Sinapore đã đồng ý tiếp nhận tàu chiến cận duyên của Mỹ.
Đây cũng là một điểm thuận lợi cho chiến lược “tái định vị” của Hoa Kỳ, không kể những đơn vị thủy quân lục chiến Mỹ và sau này là lực lượng không quân, hải quân Mỹ trong các căn cứ của Úc. Nhìn chung thì từ hội nghị Mỹ-Úc tại Perth ngày 14/11/2012 đến Thượng đỉnh Đông Á tại Phnom Penh ngày 19 đến 20/11, sự hiện diện quân sự của Mỹ được tiếp nhận một cách công khai hoặc mặc nhiên.”
__._,_.___
Reply via web post | Reply to sender | Reply to group | Start a New Topic | Messages in this topic (1) |
No comments:
Post a Comment