Phản ứng của dân Miến Điện về diễn văn của Tổng thống Obama
CỠ CHỮ
19.11.2012
RANGOON — Bài diễn văn của Tổng thống
Barack Obama đọc tại Đại học Rangoon của Miến Điện, về phần lớn đã được
đánh giá là bài diễn văn gợi nhiều cảm hứng, ủng hộ cho cải cách chính
trị.
Bài diễn văn của Tổng thống Obama đã được nhiều nhân vật có ảnh hưởng ở Miến Điện ca tụng là ủng hộ các cải cách dân chủ tuy mới mẻ nhưng đầy ấn tượng của nước này.
Tổng Thống Obama ngỏ lời chúc mừng Miến Điện đã chuyển sang chế độ cai trị dân sự, trả tự do cho hàng trăm tù chính trị, và nới lỏng những hạn chế đối với các hoạt động truyền thông. Ông nói Hoa Kỳ sẽ là một đối tác cho Miến Điện trên con đường cải cách.
Tuy nhiên nhà lãnh đạo Mỹ lưu ý rằng hãy còn một số tù nhân lương tâm bị cầm tù, và nêu lên những thách thức do tình trạng nghèo đói, cũng như trong việc giải quyết các cuộc nổi dậy của các nhóm sắc tộc.
Chủ tịch Hội Phụ nữ Tàn tật Nge Nge Aye Maung nhận định rằng bài diễn văn của Tổng Thống Obama rất có ý nghĩa đối với Miến Điện.
"Đây là một bài diễn văn hay tuyệt vời và là một khích lệ cho nhân dân Miến Điện chúng tôi, may ra sau này nước Miến Điện cổ xưa này sẽ chuyển biến để trở thành một nước Miến Điện mới".
Tổng thống Obama còn kêu gọi hãy tôn trọng nhân phẩm của người Rohingya, một sắc tộc thiểu số theo Hồi giáo cư ngụ ở bang Rakhine ở miền Tây Miến Điện, là thành phần bị coi là vô tổ quốc.
Các cuộc xung đột giữa nhóm Hồi giáo Rohingya và những người theo đạo Phật ở bang Rakhine trong năm nay đã làm thiệt mạng ít nhất 170 người và đẩy hơn 100.000 người vào cảnh vô gia cư, trong số này, hầu hết là các tín đồ Hồi giáo.
Nhà hoạt động cho hòa bình liên tôn Thin Zar Khin Myo Win, một tín đồ Hồi giáo, tỏ vẻ xúc động vì những phát biểu của Tổng thống Obama về giá trị của tự do ngôn luận và tự do thờ phượng, và sự chấp nhận tính đa dạng của nhau. Ông nói:
"Vì ông nói rằng phải tận dụng tính đa dạng để phát triển quốc gia – lời phát biểu ấy rất khích lệ, đây là những điểm rất hay cho nhân dân Miến Điện chúng tôi."
Nhiều người ở Miến Điện coi người Hồi giáo Rohingya là di dân bất hợp pháp đến từ Bangladesh. Họ bị tước quyền công dân dựa trên một đạo luật năm 1982, và thường được đề cập tới với những ngôn từ có tính xúc phạm trên các phương tiện truyền thông chính thức.
Phát ngôn viên của Đảng Phát triển các Dân tộc Rakhine, ông Oo Hla Saw, cho rằng những nhận định của Tổng thống Obama về bang Rakhine không được chính xác. Ông nói:
"Những lời bình luận của ông Obama rất xa thực tế so với những gì xảy ra tại hiện trường – cả về mặt lịch sử, kinh tế và chính trị. Cho nên chúng tôi lấy làm vô cùng thất vọng về những phát biểu của ông."
Ông Ko Ko Gyi là một cựu tù nhân chính trị, đã tham gia cuộc nổi dậy đòi dân chủ của giới sinh viên hồi năm 1988.
Ông nói một giải pháp cho cuộc xung đột phải do chính các công dân Miến điện định đoạt. Nhưng ông nói thêm rằng được sự hỗ trợ và cảm thông của vị Tổng Thống quốc gia hùng mạnh nhất thế giới cũng như của cộng đồng quốc tế cho những cải cách của Miến Điện, là điều rất quan trọng.
Tổng Thống Obama nói hậu thuẫn tất cả mọi thành phần bên trong các ranh giới Miến Điện không phải là một sự mềm yếu, mà là một sức mạnh.
Bài diễn văn của Tổng thống Obama đã được nhiều nhân vật có ảnh hưởng ở Miến Điện ca tụng là ủng hộ các cải cách dân chủ tuy mới mẻ nhưng đầy ấn tượng của nước này.
Tổng Thống Obama ngỏ lời chúc mừng Miến Điện đã chuyển sang chế độ cai trị dân sự, trả tự do cho hàng trăm tù chính trị, và nới lỏng những hạn chế đối với các hoạt động truyền thông. Ông nói Hoa Kỳ sẽ là một đối tác cho Miến Điện trên con đường cải cách.
Tuy nhiên nhà lãnh đạo Mỹ lưu ý rằng hãy còn một số tù nhân lương tâm bị cầm tù, và nêu lên những thách thức do tình trạng nghèo đói, cũng như trong việc giải quyết các cuộc nổi dậy của các nhóm sắc tộc.
Chủ tịch Hội Phụ nữ Tàn tật Nge Nge Aye Maung nhận định rằng bài diễn văn của Tổng Thống Obama rất có ý nghĩa đối với Miến Điện.
"Đây là một bài diễn văn hay tuyệt vời và là một khích lệ cho nhân dân Miến Điện chúng tôi, may ra sau này nước Miến Điện cổ xưa này sẽ chuyển biến để trở thành một nước Miến Điện mới".
Tổng thống Obama còn kêu gọi hãy tôn trọng nhân phẩm của người Rohingya, một sắc tộc thiểu số theo Hồi giáo cư ngụ ở bang Rakhine ở miền Tây Miến Điện, là thành phần bị coi là vô tổ quốc.
Các cuộc xung đột giữa nhóm Hồi giáo Rohingya và những người theo đạo Phật ở bang Rakhine trong năm nay đã làm thiệt mạng ít nhất 170 người và đẩy hơn 100.000 người vào cảnh vô gia cư, trong số này, hầu hết là các tín đồ Hồi giáo.
Nhà hoạt động cho hòa bình liên tôn Thin Zar Khin Myo Win, một tín đồ Hồi giáo, tỏ vẻ xúc động vì những phát biểu của Tổng thống Obama về giá trị của tự do ngôn luận và tự do thờ phượng, và sự chấp nhận tính đa dạng của nhau. Ông nói:
"Vì ông nói rằng phải tận dụng tính đa dạng để phát triển quốc gia – lời phát biểu ấy rất khích lệ, đây là những điểm rất hay cho nhân dân Miến Điện chúng tôi."
Nhiều người ở Miến Điện coi người Hồi giáo Rohingya là di dân bất hợp pháp đến từ Bangladesh. Họ bị tước quyền công dân dựa trên một đạo luật năm 1982, và thường được đề cập tới với những ngôn từ có tính xúc phạm trên các phương tiện truyền thông chính thức.
Phát ngôn viên của Đảng Phát triển các Dân tộc Rakhine, ông Oo Hla Saw, cho rằng những nhận định của Tổng thống Obama về bang Rakhine không được chính xác. Ông nói:
"Những lời bình luận của ông Obama rất xa thực tế so với những gì xảy ra tại hiện trường – cả về mặt lịch sử, kinh tế và chính trị. Cho nên chúng tôi lấy làm vô cùng thất vọng về những phát biểu của ông."
Ông Ko Ko Gyi là một cựu tù nhân chính trị, đã tham gia cuộc nổi dậy đòi dân chủ của giới sinh viên hồi năm 1988.
Ông nói một giải pháp cho cuộc xung đột phải do chính các công dân Miến điện định đoạt. Nhưng ông nói thêm rằng được sự hỗ trợ và cảm thông của vị Tổng Thống quốc gia hùng mạnh nhất thế giới cũng như của cộng đồng quốc tế cho những cải cách của Miến Điện, là điều rất quan trọng.
Tổng Thống Obama nói hậu thuẫn tất cả mọi thành phần bên trong các ranh giới Miến Điện không phải là một sự mềm yếu, mà là một sức mạnh.
No comments:
Post a Comment