Trung Quốc theo dõi chuyến thăm Miến Ðiện của Tổng thống Obama
CỠ CHỮ
19.11.2012
Ông Obama là vị tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ đi thăm Miến Ðiện.
Chuyến đi của Tổng thống Obama nằm trong khuôn khổ chuyến công du châu Á
nhắm mục địch tăng cường chính sách mà Washington gọi là “trục xoáy
châu Á” đã gây quan ngại ở Bắc Kinh về ảnh hưởng lớn hơn của Hoa Kỳ
trong khu vực. Thông tín viên VOA Scott Stearn tường thuật về cách nhìn
của Trung Quốc đối với chuyến thăm Miến Ðiện của Tổng thống Hoa Kỳ trong
bài tường thuật sau đây.
Các giới chức Hoa Kỳ nói chuyến thăm của Tổng thống Obama thừa nhận quyết định của các nhà lãnh đạo Miến Ðiện theo một con đường cải cách và dân chủ hóa sau nhiều thập niên áp bức.
Ông Tom Donilon, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Obama nói tổng thống tin rằng giao tiếp là cách tốt nhất để khích lệ cải cách thêm.
Ông Donilon nói: “Còn nhiều việc phải làm, và chúng ta sẽ không để lỡ thời cơ này về mặt cơ hội thúc đẩy tiến tới và tìm cách nắm bắt càng nhiều cải cách càng tốt và nắm bắt lấy con đường đi tới một cách tốt đẹp nhất.”
Ông Donilon nói Hoa Kỳ đang khuyến khích giới hữu trách Miến Ðiện hợp tác thêm nữa với cả cộng đồng quốc tế và xã hội dân sự trong nước. Sự kiện này nằm trong điều mà chính quyền Obama gọi là “tái quân bình hướng về châu Á Thái Bình Dương”, một động thái hương tới sự hiện diện nhiều hơn về quân sự, ngoại giao và thương mại của Hoa Kỳ tại châu Á đây gây lo ngại ở Trung Quốc.
Ông Michael Pillsbury, một giảng viên kỳ cựu tại Viện Hudson đã làm việc
cho các tổng thống Ronald Reagan và George Herbert Walker Bush nhận
xét: “Khái niệm là thuyết phục phía Trung Quốc rằng việc tái quân bình
là điều tốt cho Trung Quốc.”
Ông Pillsbury nói các nhà lãnh đạo Trung Quốc coi chuyến thăm Miến Ðiện là thêm một bằng chứng cho thấy sự lừa dối của Hoa Kỳ về các mục tiêu trong chính sách 'trục xoáy châu Á' của họ.
Ông Pillsbury nói tiếp: “Hoa Kỳ được mô tả một cách cơ bản cho giới trẻ và sinh viên đại học Trung Quốc và tôi e rằng cả với các giới chức Trung Quốc là một cường quốc rất tinh ranh, nguy hiểm, phối hợp ở mức cao, tàn nhẫn và tính toán mà về nhiều mặt Trung Quốc muốn cạnh tranh.”
Giáo sư Tương Lam Hân là chủ tịch ban nghiên cứu quốc tế vụ tại trường Ðại học Phục Ðán ở Thượng Hải.
Giáo sư Hân cho biết: “Mọi hành động mà chính phủ Mỹ đang thực hiện, kể cả chuyến thăm Miến Ðiện của ông Obama, nay đều được coi như một hành động sách lược. Ðây không phải là một việc làm để thúc đẩy dân chủ ở Myanmar. Ðó cũng không phải là vấn đề ở đây.
Vấn đề là để ngăn ngừa Myanmar, ngăn ngừa Miến Ðiện tránh xa các biên giới sách lược của Trung Quốc. Người ta vẫn tiếp tục nói là không có liên quan gì đến Trung Quốc. Nhưng phía Trung Quốc lại nghĩ là mọi thứ đều có liên quan đến Trung Quốc. Người ta tiếp tục dùng ngôn từ loại này để tìm cách giảm bớt gánh nặng tâm lý về phía Trung Quốc. Nhưng không có tác dụng.”
Ông Michael Pillsbury nói cái nhìn của Trung Quốc đối với chuyến thăm Miến Ðiện của Tổng thống Obama chứng tỏ chính sách trục xoáy châu Á đã gây xáo động bang giao giữa Washington và Bắc Kinh đến mức nào.
Ông Pillsbury nói rằng: “Ðiều tôi nghĩ cả giáo sư Tương và tôi đang tìm cách chuyển tải là khái niệm hai bên mang một mức độ nghi kỵ, thậm chí tới mức hốt hoảng, mỗi bên tập trung vào các diễn biến và hoạt động trên thực tế có thể là không đáng trách nhưng không ai chịu hoàn toàn thông cảm.”
Các giới chức Hoa Kỳ cho hay họ đã thảo luận với các đối tác Trung Quốc về các cải cách mà họ muốn nhìn thấy ở Miến Ðiện và tin rằng đó là một mục tiêu chung có lợi cho tất cả mọi người trong khu vực.
Các giới chức Hoa Kỳ nói chuyến thăm của Tổng thống Obama thừa nhận quyết định của các nhà lãnh đạo Miến Ðiện theo một con đường cải cách và dân chủ hóa sau nhiều thập niên áp bức.
Ông Tom Donilon, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Obama nói tổng thống tin rằng giao tiếp là cách tốt nhất để khích lệ cải cách thêm.
Ông Donilon nói: “Còn nhiều việc phải làm, và chúng ta sẽ không để lỡ thời cơ này về mặt cơ hội thúc đẩy tiến tới và tìm cách nắm bắt càng nhiều cải cách càng tốt và nắm bắt lấy con đường đi tới một cách tốt đẹp nhất.”
Ông Donilon nói Hoa Kỳ đang khuyến khích giới hữu trách Miến Ðiện hợp tác thêm nữa với cả cộng đồng quốc tế và xã hội dân sự trong nước. Sự kiện này nằm trong điều mà chính quyền Obama gọi là “tái quân bình hướng về châu Á Thái Bình Dương”, một động thái hương tới sự hiện diện nhiều hơn về quân sự, ngoại giao và thương mại của Hoa Kỳ tại châu Á đây gây lo ngại ở Trung Quốc.
Hoa Kỳ được mô tả cho giới trẻ, sinh viên đại học Trung Quốc và các
giới chức Trung Quốc là một cường quốc rất tinh ranh, nguy hiểm...
Ông Pillsbury nói các nhà lãnh đạo Trung Quốc coi chuyến thăm Miến Ðiện là thêm một bằng chứng cho thấy sự lừa dối của Hoa Kỳ về các mục tiêu trong chính sách 'trục xoáy châu Á' của họ.
Ông Pillsbury nói tiếp: “Hoa Kỳ được mô tả một cách cơ bản cho giới trẻ và sinh viên đại học Trung Quốc và tôi e rằng cả với các giới chức Trung Quốc là một cường quốc rất tinh ranh, nguy hiểm, phối hợp ở mức cao, tàn nhẫn và tính toán mà về nhiều mặt Trung Quốc muốn cạnh tranh.”
Giáo sư Tương Lam Hân là chủ tịch ban nghiên cứu quốc tế vụ tại trường Ðại học Phục Ðán ở Thượng Hải.
Giáo sư Hân cho biết: “Mọi hành động mà chính phủ Mỹ đang thực hiện, kể cả chuyến thăm Miến Ðiện của ông Obama, nay đều được coi như một hành động sách lược. Ðây không phải là một việc làm để thúc đẩy dân chủ ở Myanmar. Ðó cũng không phải là vấn đề ở đây.
Vấn đề là để ngăn ngừa Myanmar, ngăn ngừa Miến Ðiện tránh xa các biên giới sách lược của Trung Quốc. Người ta vẫn tiếp tục nói là không có liên quan gì đến Trung Quốc. Nhưng phía Trung Quốc lại nghĩ là mọi thứ đều có liên quan đến Trung Quốc. Người ta tiếp tục dùng ngôn từ loại này để tìm cách giảm bớt gánh nặng tâm lý về phía Trung Quốc. Nhưng không có tác dụng.”
Ông Michael Pillsbury nói cái nhìn của Trung Quốc đối với chuyến thăm Miến Ðiện của Tổng thống Obama chứng tỏ chính sách trục xoáy châu Á đã gây xáo động bang giao giữa Washington và Bắc Kinh đến mức nào.
Ông Pillsbury nói rằng: “Ðiều tôi nghĩ cả giáo sư Tương và tôi đang tìm cách chuyển tải là khái niệm hai bên mang một mức độ nghi kỵ, thậm chí tới mức hốt hoảng, mỗi bên tập trung vào các diễn biến và hoạt động trên thực tế có thể là không đáng trách nhưng không ai chịu hoàn toàn thông cảm.”
Các giới chức Hoa Kỳ cho hay họ đã thảo luận với các đối tác Trung Quốc về các cải cách mà họ muốn nhìn thấy ở Miến Ðiện và tin rằng đó là một mục tiêu chung có lợi cho tất cả mọi người trong khu vực.
No comments:
Post a Comment