Anh nằm đó nghìn thu giấc ngủ
 

 “Anh nằm đó , nghìn thu giấc ngủ
Nhưng sao trong gió ta nghe có tiếng thì thào”

Hôm nay người dân tên toàn nước Mỹ được nghỉ để cùng tưởng niệm –trong tâm tưởng hay tại một nơi nghĩa trang quân đội nào đó, những người lính đã hy sinh vì đất nước. Hoặc trên con đường nào đó, những khúc voan màu vàng thắt nơ thật trang trọng quanh thân cây…Hay quanh khu nhà tôi ở, lác đác những bông hoa vàng đặt trên bãi cỏ trước nhà…Xúc động nhất vẫn là tại DC, nơi có Bức Tường Đá Đen. Hình như lần nào ghé qua DC, tôi đều đến thăm nơi này, nơi ghi dấu vết chiến tranh Việt Nam. Đây là một trong những nơi thu hút số du khách đến thăm viếng thật đông.
Nơi ấy chiếm một diện tích khá rộng, quang cảnh không có gì là có bàn tay con người sắp đặt mà rất thiên nhiên. Rừng cây cao rì rào trong gió như tiếng thở dài nhẹ . Đó đây tượng những người lính Mỹ , tư thế trong đủ mọi hoàn cảnh, rất sống động. Tôi cảm nhận được nỗi buồn toát ra trên gương mặt họ. Và hình như trong gió vẫn vang vọng lời thầm thì của họ - những người lính Mỹ da trắng cũng như da đen đứng bên cạnh nhau, đã viết ra một trang sử bi hùng tráng bảo vệ tự do cho một vùng đất nhỏ bé xa xôi có tên gọi Việt Nam. Giữa khung cảnh tự nhiên đó, chỉ có một hàng dài những tấm bia tưởng niệm, nối tiếp nhau thành một bức tường bằng đá màu huyền, chi chít tên 58 ngàn ngưới lính Mỹ hy sinh trên chiến trường Viêt Nam.
 Đứng trước bức tường ấy, chúng ta có một cảm giác lạ lùng như nhìn thấy một bầu trời đen huyền diệu, và nhìn thấy cả bóng du khách và ngay cả bóng mình đang chuyển động trong vùng trời huyền hoặc đó…

 Trên hai mươi năm trôi qua, kể từ khi bức tường được dựng lên như một vết đau chung không riêng gì Mỹ, Việt Nam mà cho toàn nhân loại, những ai yêu chuộng tự do, dân chủ, hòa bình. Một du khách Việt Nam , ông là một cựu chiến binh quân đội Bắc Việt và sau này là nhà báo, nói rằng: Đến thăm nước Mỹ, trong không gian tưởng niệm những người lính Mỹ chết ở Việt Nam, tôi thấy tôi Việt Nam hơn. Tôi biết tôi Việt Nam hơn chính là khi tôi công khai điều tôi nhận thức: Cuộc đời của những người lính Mỹ đã vĩnh viễn mất đi này, linh hồn họ cùng những linh hồn những người lính Việt Nam không phân biệt Bắc Nam, không phân biệt màu quân phục, tất cả đồng hành trong lịch sử của mỗi người dân ở đất nước tôi.
 Nếu đến đây vào mùa thu, ngồi trầm ngâm dưới tàng lá cây vàng nâu đỏ tím rực rỡ nhưng cũng rất dịu dàng, người ta mới cảm nhận được hết những vang vọng của thảm kịch Việt Nam. Những chiếc lá vàng lá đỏ lá tím theo gió bay lả tả rồi quấn quýt lay động trên lối đi, trên thảm cỏ xanh đã làm cho khu tưởng niệm đó trở nên một bức tranh thiên nhiên đượm nét hoang đường…
Trong tôi hình như nơi đây, có hàng triệu linh hồn những người lính Việt Nam Cộng Hoà phảng phất trong không gian êm đềm ấy.
(Bích Huyền- Veterans Day 2012 )
Anh nằm đó  nghìn thu giấc ngủ

“Anh nằm đó , nghìn thu giấc ngủ 

Nhưng sao trong gió ta nghe có tiếng thì thào”

Hôm nay người dân tên toàn nước Mỹ được nghỉ để cùng tưởng niệm –trong tâm tưởng hay tại một nơi nghĩa trang quân đội nào đó, những người lính đã hy sinh vì đất nước.  Hoặc trên con đường nào đó, những khúc voan màu vàng thắt nơ thật trang trọng  quanh thân cây…Hay quanh khu nhà tôi ở, lác đác những bông hoa vàng đặt trên bãi cỏ trước nhà…Xúc động nhất vẫn là  tại DC, nơi có Bức Tường Đá Đen. Hình như lần nào ghé qua DC, tôi đều đến thăm nơi này, nơi ghi dấu vết chiến tranh Việt Nam.  Đây là một trong những nơi thu hút số du khách đến thăm viếng thật đông.

Nơi ấy chiếm một diện tích khá rộng, quang cảnh không có gì là có bàn tay con người sắp đặt mà rất thiên nhiên. Rừng cây cao rì rào trong gió như tiếng thở dài nhẹ . Đó đây tượng những người lính Mỹ , tư thế trong đủ mọi hoàn cảnh, rất sống động. Tôi cảm nhận được nỗi buồn toát ra trên gương mặt họ. Và hình như trong gió vẫn vang vọng lời thầm thì của họ - những người lính Mỹ da trắng cũng như da đen đứng bên cạnh nhau, đã viết ra  một trang sử bi hùng tráng  bảo vệ tự do cho một vùng đất nhỏ bé xa xôi có tên gọi Việt Nam. Giữa khung cảnh tự nhiên đó, chỉ có một hàng dài những tấm bia tưởng niệm, nối tiếp nhau thành một bức tường bằng đá màu huyền, chi chít tên 58 ngàn ngưới lính Mỹ hy sinh trên chiến trường Viêt Nam. Đứng trước bức tường ấy, chúng ta có một cảm giác lạ lùng như nhìn thấy một bầu trời đen huyền diệu, và nhìn thấy cả bóng du khách và ngay cả bóng mình đang chuyển động trong vùng trời huyền hoặc đó… 

Trên hai mươi  năm trôi qua, kể từ khi bức tường được dựng lên như một vết đau chung không riêng gì Mỹ, Việt Nam mà cho toàn nhân loại, những ai yêu chuộng tự do, dân chủ, hòa bình. Một du khách Việt Nam , ông là một cựu chiến binh quân đội Bắc Việt và sau này là nhà báo, nói rằng: Đến thăm nước Mỹ, trong không gian tưởng niệm những người lính Mỹ chết ở Việt Nam, tôi thấy tôi Việt Nam hơn. Tôi biết tôi Việt Nam hơn chính là khi tôi công khai điều tôi nhận thức:  Cuộc đời của những người lính Mỹ đã vĩnh viễn mất đi này, linh hồn họ cùng những linh hồn những người lính Việt Nam không phân biệt Bắc Nam, không phân biệt màu quân phục, tất cả đồng hành trong lịch sử  của mỗi người dân ở đất nước tôi.”                                                                                                                                         Nếu  đến đây vào mùa thu, ngồi trầm ngâm dưới  tàng lá cây vàng nâu đỏ tím rực rỡ nhưng cũng rất dịu dàng, người ta mới cảm nhận được hết  những vang vọng của thảm kịch Việt Nam. Những chiếc lá vàng lá đỏ lá tím theo gió bay lả tả rồi quấn quýt lay động trên lối đi, trên thảm cỏ xanh đã làm cho khu tưởng niệm đó trở nên một bức tranh thiên nhiên đượm nét hoang đường… Trong tôi hình như nơi đây, có  hàng triệu linh hồn những người lính Việt Nam Cộng Hoà phảng phất trong không gian êm đềm ấy.

(Bích Huyền- Veterans Day 2012 )
Like · · Share · Promote · 3 minutes ago ·