Tổng thống Obama khẳng định mối quan hệ với Thái Lan
CỠ CHỮ
18.11.2012
BANGKOK — Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama
đang thực hiện chuyến công du Đông Nam Á trong 3 ngày. Tại Bangkok, ông
và Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đã tái khẳng định các mối quan
hệ chặt chẽ giữa 2 nước.
Sau khi đi thăm một tu viện hoàng gia và biểu tượng của Phật giáo và văn hóa của Thái Lan, Tổng thống Obama và Ngoại trưởng Hillary Clinton đã đến một bệnh viện ở Bangkok để thăm Quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej đang đau yếu.
Quốc vương Thái Lan, năm nay 85 tuổi, là người có ảnh hưởng mạnh mẽ đoàn kết nhân dân Thái trong nhiều thập niên, trải qua những biến động chính trị, trong đó có vụ đảo chính của quân đội và vụ khủng hoảng chính trị năm 2010.
Sau cuộc hội đàm, Tổng thống Obama và Thủ tướng Yingluck Shinawatra đã mở cuộc họp báo để nói về các mối quan hệ ngoại giao trong gần 180 năm nay giữa 2 nước, cũng như tái khẳng định các mối quan hệ sâu đậm về an ninh, kinh tế, và chính trị.
Tổng thống Obama nói dân chủ cần nỗ lực làm việc liên tục:
“Quý vị đang nhìn thấy tại đây, ở Thái Lan, vị thủ tướng được bầu lên một cách dân chủ, một người cam kết phát huy dân chủ, cam kết với pháp quyền, với quyền tự do phát biểu, tự do báo chí và tự do hội họp. Nhưng, rõ ràng, điều đúng ở Thái Lan, cũng đúng ở Hoa Kỳ, là toàn thể công dân phải cảnh giác và phải luôn luôn cần có sự cải thiện.”
Thủ tướng Thái Lan nói rằng chính phủ của bà quyết tâm theo đuổi con đường hòa giải dân tộc và dân chủ ổn định:
“Mục tiêu hướng đến của chúng tôi là sự ổn định của nền dân chủ, vì chúng tôi tin rằng đó là căn bản của tăng trưởng kinh tế trong tương lai. Vì vậy, điểm phải đi đến với viễn kiến đó là tinh thần hòa giải dân tộc.”
Sáng thứ Hai, Tổng thống Obama lên đường đi thăm Miến Điện. Ông là Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên đi thăm một quốc gia đang khởi sự con đường cải cách kinh tế dài và khó khăn.
Về thông điệp của ông khi đến thăm Miến Điện, Tổng thống Obama cho biết ông sẽ chúc mừng nhân dân Miến Điện về những tiến bộ, nhưng sẽ nhấn mạnh là còn một con đường cải cách dài phải duy trì:
“Điều mà họ sẽ nghe tôi nói là chúng ta chúc mừng họ đã mở cửa cho một quốc gia tôn trọng nhân quyền và tôn trọng tự do chính trị, và nói rằng họ cam kết hướng đến một chính phủ dân chủ hơn. Tuy nhiên quý vị cũng sẽ nghe rằng đất nước này còn phải đi trên một con đường dài.”
Tổng thống Obama nói rằng Hoa Kỳ đang quan sát các chính sách và các ứng phó của họ và sẽ phản ứng nếu nhận thấy sự “thụt lùi, trượt ngã” trong tiến trình cải cách.
Tại Miến Điện, Tổng thống Obama sẽ gặp Tổng thống Miến Điện Thein Sein, người đang lãnh đạo tiến trình cải cách một cách cẩn trọng.
Ông Obama sẽ đến thăm nhân vật đấu tranh cho dân chủ và là đại biểu quốc hội Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi tại tư gia của bà. Bà là người trải qua nhiều năm dài bị chính phủ quân đội quản thúc tại gia. Tổng thống Obama đã đón tiếp bà tại Tòa Bạch Ốc tháng 9 vừa qua.
Tổng thống Obama và bà Aung San Suu Kyi đếu đã được trao giải Nobel Hòa bình.
Tổng thống Obama nhận được vinh dự này vào năm 2009. Ủy ban Nobel nói rằng ông được chọn trao giải vì các nỗ lực phi thường của ông trong việc củng cố ngoại giao quốc tế và hợp tác giữa các dân tộc.
Bà Suu Kyi được trao giải hồi năm 1991 vì sự tranh đấu bất bạo động cho dân chủ và nhân quyền cho đất nước của bà.
Sau khi đi thăm một tu viện hoàng gia và biểu tượng của Phật giáo và văn hóa của Thái Lan, Tổng thống Obama và Ngoại trưởng Hillary Clinton đã đến một bệnh viện ở Bangkok để thăm Quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej đang đau yếu.
Quốc vương Thái Lan, năm nay 85 tuổi, là người có ảnh hưởng mạnh mẽ đoàn kết nhân dân Thái trong nhiều thập niên, trải qua những biến động chính trị, trong đó có vụ đảo chính của quân đội và vụ khủng hoảng chính trị năm 2010.
Sau cuộc hội đàm, Tổng thống Obama và Thủ tướng Yingluck Shinawatra đã mở cuộc họp báo để nói về các mối quan hệ ngoại giao trong gần 180 năm nay giữa 2 nước, cũng như tái khẳng định các mối quan hệ sâu đậm về an ninh, kinh tế, và chính trị.
Tổng thống Obama nói dân chủ cần nỗ lực làm việc liên tục:
“Quý vị đang nhìn thấy tại đây, ở Thái Lan, vị thủ tướng được bầu lên một cách dân chủ, một người cam kết phát huy dân chủ, cam kết với pháp quyền, với quyền tự do phát biểu, tự do báo chí và tự do hội họp. Nhưng, rõ ràng, điều đúng ở Thái Lan, cũng đúng ở Hoa Kỳ, là toàn thể công dân phải cảnh giác và phải luôn luôn cần có sự cải thiện.”
Thủ tướng Thái Lan nói rằng chính phủ của bà quyết tâm theo đuổi con đường hòa giải dân tộc và dân chủ ổn định:
“Mục tiêu hướng đến của chúng tôi là sự ổn định của nền dân chủ, vì chúng tôi tin rằng đó là căn bản của tăng trưởng kinh tế trong tương lai. Vì vậy, điểm phải đi đến với viễn kiến đó là tinh thần hòa giải dân tộc.”
Sáng thứ Hai, Tổng thống Obama lên đường đi thăm Miến Điện. Ông là Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên đi thăm một quốc gia đang khởi sự con đường cải cách kinh tế dài và khó khăn.
Về thông điệp của ông khi đến thăm Miến Điện, Tổng thống Obama cho biết ông sẽ chúc mừng nhân dân Miến Điện về những tiến bộ, nhưng sẽ nhấn mạnh là còn một con đường cải cách dài phải duy trì:
“Điều mà họ sẽ nghe tôi nói là chúng ta chúc mừng họ đã mở cửa cho một quốc gia tôn trọng nhân quyền và tôn trọng tự do chính trị, và nói rằng họ cam kết hướng đến một chính phủ dân chủ hơn. Tuy nhiên quý vị cũng sẽ nghe rằng đất nước này còn phải đi trên một con đường dài.”
Tổng thống Obama nói rằng Hoa Kỳ đang quan sát các chính sách và các ứng phó của họ và sẽ phản ứng nếu nhận thấy sự “thụt lùi, trượt ngã” trong tiến trình cải cách.
Tại Miến Điện, Tổng thống Obama sẽ gặp Tổng thống Miến Điện Thein Sein, người đang lãnh đạo tiến trình cải cách một cách cẩn trọng.
Ông Obama sẽ đến thăm nhân vật đấu tranh cho dân chủ và là đại biểu quốc hội Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi tại tư gia của bà. Bà là người trải qua nhiều năm dài bị chính phủ quân đội quản thúc tại gia. Tổng thống Obama đã đón tiếp bà tại Tòa Bạch Ốc tháng 9 vừa qua.
Tổng thống Obama và bà Aung San Suu Kyi đếu đã được trao giải Nobel Hòa bình.
Tổng thống Obama nhận được vinh dự này vào năm 2009. Ủy ban Nobel nói rằng ông được chọn trao giải vì các nỗ lực phi thường của ông trong việc củng cố ngoại giao quốc tế và hợp tác giữa các dân tộc.
Bà Suu Kyi được trao giải hồi năm 1991 vì sự tranh đấu bất bạo động cho dân chủ và nhân quyền cho đất nước của bà.
No comments:
Post a Comment