Written by BBT Champaka.info
|
Friday, 09 November 2012 08:08 |
|
Điệu vũ khiêu dâm lõa thể |
Năm 2012, Hội Văn Hóa Truyền Thống Champa tổ chức lễ hội Kate tại
Sacramento có nội dung khá phong phú về nghệ thuật văn hóa của dân tộc
Chăm. Tiếc rằng, lễ hội này lại trình bày màn vũ Apsara khiêu dâm lõa
thể mà nhiều người cho đó là màn vũ “vô văn hóa” do biên đạo múa người
Kinh tên là Đặng Hùng dàn dựng, không liên hệ gì đến nghệ thuật của dân
tộc Chăm.
Chính vì thế, BBT Champaka.info có nghĩa vụ cho độc giả biết thế nào
là quan điểm của tổ chức Champa về vũ điệu Apsara của cung đình Champa
thời trước.
1). Ý nghĩa của Apsara
Theo truyền thuyết của Ấn Giáo, Apsara là nữ thiên thần xuất thân từ
sự khuấy động của nước sữa đại dương, sau đó trở thành bạn đồng hành của
Deva (đấng nhân từ thực thể). Các nữ thiên thần này thường được mô tả
như những cô gái xinh đẹp tuyệt vời với những đường cong gợi cảm, thường
trình bày vũ điệu của họ trên các chuyển động của bàn tay và bàn chân
với thân hình hơi hướng về phía trước.
Tại khu vực Đông Nam Á, những quốc gia chịu ảnh hưởng nền văn minh Ấn
Giáo (Champa, Campuchia, Thái Lan, Lào, Nam Dương) thường có các hình
tượng Apsara trên đền tháp. Tháp Trà Kiệu ở miền trung Việt Nam là nơi
mà mọi người nhận thấy có xuất hiện nhiều hình tượng Apsara Champa vào
những thế kỷ thứ 10 và 11.
|
Tượng Apsara Ấn Độ |
|
Tượng Apsara Champa |
|
Tượng Apsara Campuchia |
Hình tượng Apsara Champa thường được điêu khắc qua hệ thống không
gian 3 chiều. Chính vì thế, Apsara thường có ngực trần để người xem có
thể hình dung thế nào vẻ đẹp của người phụ nữ mà nhà điêu khắc muốn
trình bày, nhưng trên thực tế tất cả hình tượng Apsara đều là vũ nữ mặc
trang phục rất phong phú và kín đáo từ 2 đến 3 bộ áo chồng chất lên
nhau, chứ không phải lõa thể, trần truồng như một số người thường hiểu
lầm. Theo thông lệ, các nhà điêu khắc thường trình bày bằng 2 hay 3
đường gạch ở trên cổ hay trên cổ tay của vũ nữ để ám chỉ 2 hay 3 bộ
trang phục.
|
Công chúa Champa. Một nét vòng trên cổ
ám chỉ công chúa mặc một bộ trang phục |
Bên cạnh ý nghĩa mang tính cách tín ngưỡng, Apsara còn là màn vũ cổ
truyền trong cung đình của các quốc gia theo Ấn Giáo trong đó có
Champa. Sau ngày vương quốc Champa bị xóa bỏ trên bản đồ, dân tộc Chăm
hôm nay không còn hình dung được thế nào là phong cách của vũ điệu
Apsara trong cung đình Champa thời trước. Ngược lại, điệu vũ Apsara vẫn
còn tồn tại cho đến hôm nay tại các quốc gia chịu ảnh hưởng Ấn Giáo như
Campuchia, Laos, Thai, Nam Dương. Đây là điệu vũ cổ truyền, có phong
cách và điệu múa riêng biệt mà các vũ nữ phải học tập thường xuyên qua
các lớp đào tạo ngay từ khi còn nhỏ vào khoảng 7-10 tuổi.
2). Vũ Apsara trong cung đình Champa thời trước
Nhìn qua phong cách điêu khắc những hình tượng Apsara tại vương quốc
Champa , người ta biết rằng điệu vũ Apsara trong cung đình Champa thời
trước rất gần gủi với điệu vũ Apsara còn lưu hành tại Campuchia, Laos,
Thái Lan, nhất là Apsara của Bali (Indonesia), dân tộc có nền văn hóa và
tín ngưỡng rất gần gủi với Champa từ phong cách kiến trúc đền đài, nhà
cửa cho đến nghệ thuật điêu khắc, vũ điệu và âm nhạc.
Muốn thiết kế lại phong cách vũ điệu Apsara trong cung đình Champa
thời trước, dân tộc Chăm nên nhìn lại phong cách Apsara của Bali hơn là
Apsara của các nước láng giềng ở bán đảo Đông Dương.
Trong quá trình lịch sử, các vũ nữ Apsara thường ăn mặc rất phong phú
và kín đáo, có nữ trang lộng lẫy, tinh tế và sang trọng. Và nét đặc
trưng của các vũ điệu này là làm thế nào để thân hình của người phụ nữ
được nổi bậc qua các đường cong gợi cảm, nhưng không lõa lồ.
Apsara là điệu múa có qui luật nghệ thuật riêng tư của nó chứ không
phải dựa vào sự chế biến tùy tiện riêng tư của các biên đạo múa hay đạo
diễn. Mỗi một cử động tay chân hay cách nhìn, thường mang một ý nghĩa
riêng biệt mà khán giả có chiều sâu về văn hóa Apsara sẽ hiểu là vũ nữ
muốn tâm sự điều gì.
Chỉ cần nhìn qua các hình ảnh điệu múa và trang phục Apsara của các
quốc gia ở khu vực Đông Nam Á, nhất là Apsara của Bali (Indonesia) mà
chúng tôi xin trình bày ở đây, độc giả có thể hình dung được thế nào là
điệu múa và trang phục của vũ nữ Apsara trong cung đình Champa thời
trước.
|
Apsara Campuchia: trang phục rất phong phú và kín đáo |
|
Apsara Lào: trang phục rất phong phú và kín đáo |
|
Apsara Thái Lan : trang phục rất phong phú và kín đáo |
|
Apsara Bali. Đây là điệu múa rất gần gủi với Apsara trong cung đình Champa thời trước,
từ phong cách diễn đạt nghệ thuật đến áo quần và nữ trang |
3). Vũ Apsara dưới thời Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Sau ngày thất thủ Sài Gòn vào năm 1975 kéo theo sự xụp đổ hoàn toàn
của hệ thống tổ chức cổ truyền Chăm, biên đạo múa Đặng Hùng gốc người
Kinh đã chế ra vũ điệu Apsara (dựa vào các hình tượng Siva và Apsara
trên đền tháp Chăm) với các cô vũ nữ người Kinh giả mạo làm người Chăm
mặc áo khiêu dâm lõa thể như mấy cô gái mại dâm trong phòng trà. Thêm
vào đó điệu múa Apsara của Đặng Hùng mang phong cách hoàn toàn ngoại lại
và phi nghệ thuật, Tàu không ra Tàu, Chăm không ra Chăm, nhưng Đạo Hùng
cho đó là vũ Apsara của dân tộc Champa.
|
Apsara do Đặng Hùng chế biến: vũ nữ mặc áo khiêu dâm lõa thể
như mấy cô mại dâm trong phòng trà |
|
Đây chỉ là vũ điệu vô văn hóa nhằm chê bai dân tộc Chăm thì đúng hơn |
Đối với các nhà nghiên cứu về nghệ thuật về Champa trên thế giới, đây
chỉ là màn vũ vô văn hóa do Đặng Hùng dàn dựng nhằm chê bai di sản nghệ
thuật của dân tộc Chăm mà thôi. Chính đó là nguyên nhân có nhiều bài
viết phản đối vũ điệu Apsara của Đặng Hùng và yêu cầu nhà nước Việt Nam
phải ngăn cấm triệt để màn vũ này trên sân khấu kịch trường.
4). Vũ Apsara trong Kate 2012 tại Sacramento
Hội Văn Hóa Truyền Thống Champa có trụ sở tại Sacramento là tổ chức
có nghĩa vụ nhằm bảo tồn và quảng bá trên sân khấu của lễ hội Kate những
tinh hoa nằm trong di sản nghệ thuật truyền thống của dân tộc Chăm, từ
tiết tấu âm nhạc, phong cách vũ điệu cho đến trang phục áo quần cổ
truyền.
Vũ Apsara của Đặng Hùng là màn vũ vô văn hóa, không liên hệ gì đến vũ
điệu truyền thống của dân tộc Chăm, thế thì tại sao Hội Văn Hóa Truyền
Thống lại đưa ra trình bày trong lễ hội Kate truyền thống cùa dân tộc
Chăm?. Đó là nghi vấn mà dân tộc Chăm không tìm ra câu trả lời, vì rằng
thành viên của Hội Văn Hóa Truyền Thống tập trung nhiều trí thức Chăm,
trong đó có Lưu Quang Sang, Thành Phú Bá, là những người am tường về
phong tục tập quán Chăm, nhưng lại chủ trương tôn vinh màn vũ Apsara vô
văn hóa của Đặng Hùng trong ngày lễ hội của dân tộc Chăm.
|
Apsara trong Kate 2012 tại Sacramento. Tại sao hội đoàn Chăm lại đưa màn vũ khiêu dâm và vô văn hóa
này vào ngày lễ Kate Champa? Nhằm bảo tồn danh dự của mấy cô phụ nữ Chăm này, chúng tôi giảm độ
chính xác của tấm hình để người ta không bết họ là ai. |
Điều đáng trách nhất, đó là tại sao một tổ chức mang tên là Hội Văn
Hóa Truyền Thống Champa lại chấp nhận cho mấy cô gái người Chăm phải mặc
trang phục Apsara khiêu dâm lõa thể để mua vui cho quần chúng trong khi
đó mấy cô vũ nữ này chưa bao giờ thấy phong tục Chăm có những màn vũ
hay cách ăn mặc như thế!
Hy vọng rằng trong tương lai, Hội Văn Hóa Truyền Thống Champa sẽ có
quan điểm rõ ràng hơn thế nào là Văn Hóa Truyền Thống Champa. |
|
|
|
No comments:
Post a Comment