THẾ GIỚI NĂM 2013
tka23 post
Vào
ngày 6/11, hoặc là ông Barack Obama hay ông Mitt Romney sẽ trở thành
chủ nhân Nhà trắng sau cuộc chạy đua mệt nhọc và căng thẳng để tiếp tục
lèo lái nền kinh tế lớn nhất thế giới trong 4 năm tiếp theo.
Ở phía bên kia bờ
Thái Bình Dương, vào ngày 8/11, sẽ có hơn 2.000 ủy viên Trung ương Đảng
Cộng sản Trung Quốc có mặt tại Bắc Kinh để tổ chức đại hội lần thứ
XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Và khoảng một tuần sau
đó, Ủy ban Thường vụ Bộ chính trị Trung cộng sẽ tiếp tục sắp xếp nhân sự
để chuẩn bị cho một chu kỳ lãnh đạo mới ở đất nước đang phát triển có
tới 1,3 tỷ dân này.
HOA KỲ
Sau gần một thập niên mệt mỏi vì những can thiệp quân sự, nhiệm
vụ chiến đấu của quân đội Mỹ đã kết thúc vào năm 2010 và sứ mệnh này tại
Afghanistan cũng được ấn định chấm dứt vào năm 2014.
Cuộc chiến tại Trung Đông của Mỹ có vẻ như đã được sang trang nhưng Mỹ
tiếp tục phải đối mặt với khó khăn do khủng hoảng kinh tế và vị thế của Mỹ đang bị các cường quốc mới nổi khác cạnh tranh mạnh mẽ.
Tổng thống tiếp theo của
Mỹ cũng sẽ tiếp tục những thay đổi nổi bật về viễn cảnh chính trị của
đất nước này. Công nghệ tân tiến và những tiến bộ đã bắt đầu biến
giấc mộng lâu dài về độc lập năng lượng của thành thực tế.
Nước Mỹ đã thực sự thành công khi tạo ra một cuộc cách mạng trong việc
khai thác những mỏ khí tự nhiên từ đá phiến dầu với kỹ thuật “fracking”
(kỹ thuật kiến tạo đứt gãy trong lòng đất bằng thủy lực).
Thậm chí, nước Mỹ còn đi
đầu trong việc sử dụng năng lượng hiệu quả. Năm ngoái, lần đầu tiên
trong vòng 15 năm qua, ít hơn ½ lượng dầu tiêu thụ tại Mỹ là được nhập .
Lượng tăng trưởng hàng năm từ khí khai thác từ đá phiến dầu từ 17% giai
đoạn 2000-2006 lên 48% giai đoạn 2006-2010. Cho tới năm 2035, khí đốt khai thác từ đá phiến dầu sẽ chiếm hơn nửa tổng lượng sản xuất năng lượng của Mỹ.
Thành
tựu từ cuộc cách mạng này không chỉ ý nghĩa về mặt kinh tế. Về mặt
chính trị, sự giảm phụ thuộc vào dầu nhập cảng có thể cho phép Mỹ tập
trung nhiều vào việc chuyển trọng tâm chiến lược hướng tới châu Á.
Trung cộng
Nhưng không chỉ lãnh
đạo mới ở Mỹ tiếp tục những thay đổi của thế giới. Dọc khu vực Thái
Bình Dương, những ngày tháng đánh dấu sự bùng nổ về tăng trưởng kinh tế
của các nước châu Á – yếu tố của tạo ổn định về xã hội và chính trị – có thể đã tới lúc chấm dứt.
Những
gì diễn ra ở Trung cộng trong những tháng gần đây cho thấy những bất an
từ bên trong của nền kinh tế hàng đầu châu Á này. Khó khăn dễ được
nhận thấy mà Trung cộng phải đối mặt trong những năm tới là nền kinh tế phát triển đang chững lại, cơ chế để đưa ra quyết định do sự phân tán quyền lực cùng với sự thiếu tin cậy của chính quyền, chủ nghĩa dân tộc gia tăng, đòi hỏi lớn hơn cho cải cách chính trị và ngày càng lan rộng
sự vỡ mộng với tình trạng hiện tại.
Giới
lãnh đạo Trung cộng đang cố gắng che đậy những yếu kém bên trong bằng
cách hướng dư luận ra bên ngoài bằng cách khơi dậy chủ nghĩa dân tộc,
đặc biệt là vấn đề tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản tại biển Hoa Nam.
Mặc dù kinh tế toàn
cầu đang có sự khủng hoảng, lãnh đạo Trung cộng chắc chắn sẽ tiếp tục
phải tập trung vào duy trì và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế để giải quyết vấn đề đói nghèo và ngăn chặn những bất ổn xã hội và bộc lộ rõ hơn tham vọng về với dầu mỏ ở Trung Đông. Sau nhiều năm dựa vào trật tự do Mỹ tạo ra ở khu vực Trung Đông và chơi trò hoãn binh, thế hệ lãnh đạo tiếp theo của Trung cộng có thể phải nắm lấy vai trò chủ động hơn.
Và
bởi vì uy tín của Trung cộng tại khu vực vẫn chưa bị làm hoen ố bởi
những chỉ trích bởi quan niệm cho rằng Trung cộng là chủ nghĩa thực kiểu
mới nên Trung cộng có vị thế thuận lợi để đóng vai trò lớn hơn ở khu
vực này.
Trung Đông
Sự thay đổi không chỉ
diễn ra ở nền kinh tế lớn nhất thế giới mà chính thế giới cũng đang có
sự thay đổi. Tại Trung Đông, các nước khu vực này cũng đang trải qua
những thời khắc của những thay đổi sâu sắc. Trong tiến trình tái cấu
trúc – được hiểu theo cả theo nghĩa bóng và đen – đang bắt đầu diễn ra ở
một số nơi trong khu vực.
Các nước như
Syria đang bùng lên ngọn lửa đỏi cải cách về chính trị của đông đảo quần chúng .
Ở một số nước khác như Iran, thì sự bất bình vẫn diễn ra âm ỉ, không
bao giờ nguội lạnh trong lòng dân chúng. Mặc dù nền kinh tế đang gặp
phải vô vàn khó khăn vì lệnh cấm vận của Mỹ và phương Tây nhưng Iran vẫn
tiếp tục giữ thái độ cứng rắn trong vấn đề làm giàu nguyên liệu hạt
nhân và đe dọa sẽ sử dụng các cuộc tấn công công nghệ cao vào phương
Tây.
Lập trường cứng rắn của Iran khiến cho láng giềng Israel hết sức lo ngại.
Sau khi phát biểu tại Liên Hiệp Quốc về việc yêu cầu các nước thành
viên tổ chức này đặt ra “giới hạn đỏ” với chương trình hạt nhân Iran vào
mùa xuân hoặc mùa hè năm 2013, Thủ tướng Israel Binyamin
Netanyahu kêu gọi một cuộc tổng tuyển cử sớm để có thể tiếp tục duy trì
quyền lực áp dụng các biện pháp cứng rắn với Iran.
Trong
khi đó, Ai Cập, một nước Trung Đông vừa trải qua nhiều sóng gió từ làn
sóng biểu tình của cách mạng Mùa xuân Ả-rập, đang kiếm nỗ lực tìm cách
duy trì cân bằng trong đối nội, đối ngoại qua việc xây dựng một bản
hiến pháp mới.
Tiếp đó là vấn đề đối
với Thổ Nhĩ Kỳ, một nước là cầu nối giữa châu Âu và Trung Đông, đồng
thời cũng là một nền kinh tế mới nổi và đang cố gắng để trở thành một
cường quốc khu vực, cũng đang có những giao tranh với nước láng giềng
Sirya và kêu gọi các đồng minh NATO thúc đẩy an ninh khu vực.
Đây chỉ là một phần
trong những thay đổi của bức tranh toàn cảnh thế giới mà giới lãnh đạo
mới của thế giới sẽ tiếp nối từ khu vực Trung Đông, khu vực mà Mỹ đang
có những can dự sâu sắc.
Liên minh EU
Trong khi đó, Liên minh
châu Âu cũng đang phải đương đầu nhiều khó khăn. Mặc dù EU cần phải tập
trung vào các vấn đề bên trong trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn
cầu nhưng Liên minh này không được phép bỏ rơi những nước láng giềng
phía Nam. Đây là điều cốt yếu để EU xâm nhập vào khu vực phía Nam Địa
Trung Hải, một khu vực của hợp tác về chính trị, kinh tế và năng lượng.
Giải cứu các nền kinh tế Nam Âu đang là vấn đề gây chia rẽ sâu sắc nội
bộ của một liên minh đã có 60 năm lịch sử.
Nga
Sát sườn EU, Nga cũng phải phản ứng với những vấn đề dễ bị tổn thương
nảy sinh từ thay đổi môi trường toàn cầu. Tổng thống Nga Vladimir Putin
đã bắt đầu nhiệm kỳ Tổng thống lần thứ 3 với hàng loạt những khó khăn
chờ đợi phía trước để tìm lại ánh hào quang của Liên Xô về với nước
Nga. Trong đó, việc thúc đẩy hội nhập không gian hậu Xô Viết để đưa Nga
trở lại trung tâm kinh tế, chính trị của khu vực gặp phải nhiều rào cản
do tầm ảnh hưởng của Trung cộng ngày càng lớn tại Trung Á và vấn đề lá
chắn hỏa tiển của Mỹ tại Đông
Âu.
Điện Kremlin tiếp tục
ủng hộ chế độ của Tổng thống Sirya Bashar al-Assad, ngăn cản việc sử
dụng biện pháp quân sự với nước này và bảo vệ lợi ích chiến lược của Nga tại đây, bao gồm căn cứ hải quân tại thành phố Tartus của Sirya.
Thái độ này được thể hiện rõ qua việc Nga liên tục phủ quyết nghị quyết
của Hội đồng Bảo an hướng tới kết thúc cuộc xung đột làm hàng chục
nghìn người dân Sirya thành nạn nhân. Sự thiếu hành động của cộng cồng
quốc tế với Syria không chỉ là tin xấu với người dân nước này mà nó cũng
làm xói mòn tính pháp lý của một tổ chức thể chế đa phương quan trọng
nhất thế giới. Cho rằng vấn đề Iran và Sirya có sự liên quan
chặt chẽ,
nội bộ năm nước thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an có thể bị
chia cắt sâu sắc trong việc tìm kiếm giải pháp về vấn nguyên liệu hạt
nhân của Iran. Điều này được phản ảnh qua những bế tắc trong đàm phán P5+1 (Mỹ, Nga, Pháp, Anh, Trung cộng và Đức) với Iran thời gian qua.
Các trung tâm kinh tế,
chính trị của thế đang phải đối đầu với nhiều vấn đề phức tạp không chỉ
trong nội bộ các trung tâm này ,mà còn cả với những vấn đề mang phạm vi
khu vực và toàn cầu, sự tương tác giữa các trung tâm này đang khiến vận
động thế giới diễn ra theo nhiều hướng. Câu hỏi tiếp tục đặt ra là lãnh đạo được chọn ra sau tháng 11 sẽ là một lính cứu hỏa hay kẻ châm ngòi cho các cuộc xung đột.
KHÔI NGUYÊN
__._,_.___
Reply via web post | Reply to sender | Reply to group | Start a New Topic | Messages in this topic (1) |
No comments:
Post a Comment