Tổng thống Obama trước hai thách thức kinh tế và đối ngoại
Người thất nghiệp Mỹ tìm việc tại một hội chợ việc làm ở New York ngày 24/10/2012.
REUTERS/Mike Segar/Files
Tổng thống Mỹ Barack Obama được cử tri tái tín nhiệm thêm một
nhiệm kỳ để củng cố thành quả trong 4 năm qua và để thực hiện những
lời hứa hẹn còn bỏ lửng từ năm 2008. Từ kinh tế đến ngoại giao , nhiều
hồ sơ nóng bỏng đang chờ lãnh đạo hành pháp Mỹ trong bối cảnh đảng Dân
chủ bị thiểu số tại Hạ viện.
Trái với tiên liệu của các nhà phân tích, Tổng thống Mỹ Barack
Obama đã chiến thắng rõ nét trong ngày bầu cử 06/11/2012 vừa qua.
Trong khi tất cả các nhà lãnh đạo Tây phương đều thất cử sau nhiệm kỳ
một, thì vị tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ đã thực hiện kỳ công : tái đắc
cử vẻ vang sau bốn năm cầm quyền với hai cuộc chiến tranh Irak và
Afghanistan trên vai, và cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính nghiêm trọng
do người tiền nhiệm để lại.Tuy nhiên, niềm vui này rất ngắn ngủi. Ngay trong thông điệp cám ơn cử tri vào đêm khuya ngày 6/11, Tổng thống Obama đã cho biết sẽ phải gấp rút tấn công vào những thử thách lớn nhất mà dân chúng đang nóng lòng mong đợi : kinh tế, công ăn việc làm, nợ công. Tuy nhiên vì là siêu cường thế giới, cho nên song song với nỗ lực an dân, chính phủ Hoa Kỳ còn phải củng cố vai trò lãnh đạo toàn cầu.
Theo giới phân tích, thách thức lớn nhất của Tổng thống Obama là phải tiếp tục tạo thêm công ăn việc cho 23 triệu người thất nghiệp, chiếm tỉ lệ 7,9% dân số năng động theo thống kê đầu tháng 11/2012 trong khi tỉ lệ tăng trưởng chỉ có 2%.
Trung Quốc bị xem là căn nguyên nguồn cội với chính sách kềm giá đồng
tiền để hỗ trợ bất chính hàng xuất khẩu làm tổn hại cho ngành công kỹ
nghệ Hoa Kỳ.
Trong bốn năm qua, Tổng thống Obama đã thành công kéo tỉ lệ thất
nghiệp từ 10% xuống dưới 8%. Theo ông Obama , « trận chiến » bốn năm tới
là phải tập trung trên hai trục : tái phối trí các ngành kỹ nghệ đã
dời ra nước ngoài, kéo họ về lại nước Mỹ và gia tăng khai thác khí đá
phiến. Lãnh vực này đã tạo ra 600.000 việc làm trong 8 năm qua.Một lời hứa khác của ông Obama là giảm nợ công từ 16.000 tỉ đô xuống 12.000 tỉ khi hết nhiệm kỳ hai. Vấn đề gay go là Hạ viện Mỹ nằm trong tay đảng Cộng hòa, và đảng này đã không ngừng ngăn chận mọi cải cách của lãnh đạo hành pháp Dân chủ.
Về đối ngoại, Iran, Syria là hai thách thức lớn của Washington. Nhưng không phải chỉ có Trung Cận Đông, chính quyền Obama còn phải kiện toàn chính sách « tái định vị » tại châu Á.
Theo giới phân tích, trên các hồ sơ quốc tế này, bài toán của Tổng thống Mỹ là tìm một phương án can thiệp nhanh chóng và hiệu quả nhất. Đây là trách nhiệm của Ngoại trưởng tương lai. Bà Hillary Clinton sẽ rời chức vụ này để chuẩn bị cho 2016. Người ta đã nói đến Thượng nghị sĩ John Kerry ở Bộ Ngoại giao, còn Bộ Quốc phòng rất có thể được trao cho cựu đại tướng Colin Powell. Cả hai đều từng tham chiến tại Việt Nam.
Để tìm hiểu thêm về những mục tiêu và triết thuyết đương đầu với các hồ sơ lớn của Tổng thống Obama, RFI đặt câu hỏi với nhà báo Hà Ngọc Cư, báo Ngày Nay ở Houston, Texas, Hoa Kỳ.
Nhà báo Hà Ngọc Cư :
« Người ta sợ rằng đảng Cộng hòa tiếp tục đánh phá ông Obama. Nhiều tờ báo gọi đảng Cộng hòa là đảng « nói không »… với bất cứ chính sách nào của Obama cho nên rất có thể ông Obama sẽ bị bó tay không làm được những dự định của ông. Tuy nhiên ông Mitt Romey cũng có thái độ đáng khâm phục là kêu gọi người Mỹ ủng hộ Tổng thống Obama để đưa Hoa Kỳ ra khỏi suy thoái. Người thua kẻ thắng đều quyết tâm đoàn kết… Về đối ngoại, ông Obama dựa vào chủ thuyết hài hòa, giải quyết tranh chấp bằng thương thảo, trong vấn đề dân chủ cũng vậy, ông chủ trương thuyết phục để dân chúng «(các nước thiếu dân chủ ) tự cảm thấy dân chủ là con đường duy nhất để tiến bộ và tự họ đạt được… »
__._,_.___
Reply via web post | Reply to sender | Reply to group | Start a New Topic | Messages in this topic (1) |
No comments:
Post a Comment