Sunday, December 2, 2012

TỔNG THỐNG MỸ BỐN (4) NHIỆM KỲ
tka23 post
Trong lịch sử Hoa Kỳ, khi nói về các vị Tổng Thống, người ta thấy có những điều sau đây được kể là đặc biệt, khác thường:
A.- Vị Tổng Thống trẻ tuổi nhất khi nhậm chức là Ông
 Theodore Roosevelt,
Tổng Thống thứ 26 (chớ không phải Ông J.F. Kennedy như nhiều người vẫn tưởng: Ông này nhậm chức lúc 44 tuổi ). Có 2 ông Roosevelt, nhưng Ông nói ở đây sinh ngày 27 tháng 10 - 1858, nhậm chức ngày 14 - 9 - 1901:
Franklin D. Roosevelt
  chưa đầy 43 tuổi, tức là... late 42. Cuốn " Webster's New World Pocket Book of Facts " do Simon & Schuster. Inc. - New York xuất bản cách đây không lâu, ghi rằng " The youngest President was Theodore Roosevelt, who began serving at age 42 ).
B.- Vị Tổng Thống già nhất là Ông Ronald Reagan, Tổng Thống thứ 40. Ông 77 tuổi khi rời Toà Bạch Ốc, sau 2 nhiệm Kỳ (The oldest President was Ronald Reagan, who was 77 when he left office after serving 2 terms).
C.- Vị Tổng Thống duy nhất phục vụ hơn 2 nhiệm Kỳ, và cũng là lâu nhất trong Lịch Sử Hoa Kỳ là Ông Franklin D. Roosevelt, Tổng Thống thứ 32 ( The only President to serve more than 2 terms was Franklin D. Roosevelt).
D.- Ông William H. Harrison có nhiệm kỳ Tổng Thống ngắn nhất, Ông qua đời vì bệnh sưng phổi , chỉ có 31 ngày sau Lễ Nhậm chức ( William H. Harrison served the shortest term. He died of pneumonia only 31 days after his inauguration).
* Nhiều vị Tổng Thống sinh ra tại Tiểu Bang Virginia và Ohio hơn là các Tiểu Bang khác.
* Chức vụ Tổng Thống Hoa Kỳ là một chức vụ phải đương đầu với mức độ nguy hiểm rất cao. Vì vậy mà đã có tới 8 vị Tổng Tổng Thống Mỹ từ trần ngay khi đang tại chức, trong số đó, có tới 4 vị bị ám sát chết ( chớ không phải chỉ bị thương, vô bệnh viện ít lâu, rồi về Toà Bạch Ốc làm tiếp).                                                             *
Năm nay, nhân ngày "President's Day", tôi tìm tài liệu... để viết , dù là sơ lược về chuyện Ông Tổng Thống khác thường, làm Tổng Thống lâu nhất Lịch Sử Hoa Kỳ. Đó là
Ông Franklin Delano Roosevelt, vị Tổng Thống thứ 32. Ông Roosevelt này ( không phải là Ông Theodore Roosevelt, Tổng Thống thứ 26) sinh ngày 30 tháng 1 năm 1882 tại Hyde Park, New York. Trước khi làm Tổng Thống, Ông đã từng làm Luật Sư ( rất nhiều Tổng Thống Hoa Kỳ xuất thân từ giới này mà ra) rồi làm Thống Đốc. Ông thuộc Đảng "Dân Chủ- Democratic Party". Nhiệm kỳ Tổng Thống cuả Ông bắt đầu ngày 4 tháng 3 năm 1933 (hồi đó bắt đầu nhiệm kỳ vào ngày 4 tháng 3, không như bây giờ, bắt đầu ngày 20 tháng 1). Ông rời chức vụ vào ngày 12 tháng 4 năm 1945, hơn 12 năm, và cũng là lúc Ông qua đời, trong khi nước Mỹ đang lâm chiến, chống lại sự đánh phá, xâm lăng ác liệt, tàn bạo trên khắp thế giới cuả trục Phát Xít "Đức - Ý - Nhật ".
Khi Ông bước chân vào  Toà Bạch Ốc, người ta hi vọng, trông đợi nơi Ông rất nhiều. Vì vậy mà trong thời gian vận động tranh cử Tổng Thống, Đảng Dân Chủ cuả ông đã dùng bài hát "Happy days are here again - Những ngày hạnh phúc đang trở lại nơi đây" để gây xúc động lòng người, lôi cuốn cử tri hãy bầu cho Ông Roosevelt làm Tổng Thống để Ông có cơ hội cứu vãn tình thế trong khi tình trạng "suy thoái" cuả toàn thể quốc gia đang ở vào mức độ tệ hại nhất trong Lịch Sử (the worst depression in the nation's history ".
  Mọi lãnh vực hoạt động kinh tế lúc ấy đều suy sụp, thất bại, hãng xưởng xác sơ, ngân hàng đóng cưả, những người thất nghiệp xếp hàng thật dài để nhận sự cứu giúp từ chính phủ, cơ quan từ thiện. Sự thất vọng, chán nản tràn ngập khắp nơi, trong lòng những người dân từ tầng lớp trung lưu cho tới những kẻ khốn cùng, nghèo khó.
Hồi đó chưa có hệ thống truyền hình, mà chỉ có đài phát thanh cho nên Ông Roosevelt đã dùng phương tiện này để tâm tình, nói chuyện với cử tri, với dân chúng. Những lời nói tâm tình phát xuất tự con tim, tâm hồn cuả Ông đã xoa dịu phần nào sự hoang mang, chán nản cuả dân chúng, gây xúc động rồi làm cho họ tin tưởng. Ông tuyên bố " Đất nước vĩ đại này sẽ hồi sinh - This great nation will revive ". Chúng ta chỉ sợ có một điều là " tinh thần sợ hãi ". Tiếng nói cuả Ông vang vọng đi khắp mọi nẻo đường đất nước, làm cho người dân thật tình xúc động, nhiều người nước mắt rưng rưng. Một tinh thần tràn đầy hi vọng dần dần bùng lên và người ta đã cùng với Ông Roosevelt kêu lên, gào thét lên " Chúng ta phải đánh bại sự suy thoái này ! Chúng ta sẽ chiến thắng! "Ông là vị lãnh đạo không những chỉ biết nói hay, Ông còn thực sự là vị lãnh đạo quốc gia quyết tâm làm bằng được những gì Ông tuyên bố. Ông tung ra một chiến dịch hành động thực tiễn và quyết liệt. Ông nói: "Chúng ta quyết tâm cứu vãn đất nước này, nhất là cứu vãn những kẻ khốn cùng, nghèo khổ!"
Một chương trình làm việc để phục vụ dân chúng được đưa ra để vực cho các cơ sở hoạt động kinh tế đứng dậy, tạo điều kiện cho các tầng lớp dân chúng có cơ hội mua sắm, tiêu dùng. Ông dùng mọi cách vận dụng những nguồn vốn để tạo công ăn việc làm cho những người thất nghiệp, đem lại đồ ăn thức uống cho kẻ đói khát, tạo ra những nơi trú ngụ cho kẻ không nhà, đang phải lang thang vất vưởng vật lộn để sinh tồn.
 Ông đã thành công : các nông trại hoạt động trở lại, các ngân hàng lại mở cưả phục vụ, góp sức vào việc phục hồi một đất nước tưởng rằng muốn nằm liệt như một con bệnh, chỉ còn chờ Thần Chết tới... hỏi thăm và đem đi đâu không biết nưã. Người ta bảo rằng : Ông Roosevelt quả thực là con người vận động quần chúng tài ba, mà cũng là một chiến binh quyết tâm thắng trận ". Ông đả đánh tan sự suy thoái trầm trọng với tinh thần cuả một chiến sĩ ( He tackled the Great Depression with a warrior's spirit). Với tinh thần khôn ngoan và dũng cảm đó, sau này Ông đã lãnh đạo quốc gia cuả mình cùng với Đồng Minh bạn bè, đạt được chiến thắng vẻ vang trong cuộc Thế Chiến thứ 2, đánh bại hai cường quốc phát xít hung bạo trong những bàn tay " Hung thần " Hitler cuả Đức Quốc và Tojo cuả Nhật Bản.
Tinh thần can đảm của Ông Roosevelt, cũng như tinh thần quyết thắng của Ông, theo các sử gia, có lẽ đã có được từ sức chịu đựng kinh khủng của Ông đối với căn bệnh phức tạp, hiểm nghèo, biến dạng lâu dài mà Ông luôn phải mang trong người : năm 1921 Ông phải chống cự với căn bệnh bại liệt bộc phát, làm cho Ông hâu như mất đi sự sử dụng đôi chân như mọi người bình thường khác. Tuy nhiên, Ông nhất định không chịu thua, không chịu đầu hàng căn bệnh quái ác này. Ông cố gắng tập luyện, học cách sử dụng đôi chân nặng nề sau khi đã bị giải phẫu để nối kết lại hầu có thể dùng được đôi chân với sự trợ giúp của cặp nạng, và cái xe lăn.  Ông cố gắng hết sức mình, dùng mọi cách để có thể làm được việc, dù có khi phải cần đến người phụ giúp, thay mặt trong những trường hợp cần thiết. Ông chịu đựng cùng một lúc căn bệnh gây nhiều khó khăn, khổ sở, đồng thời với tinh thần trách nhiệm đối với công việc luôn đè nặng trên vai. Ông không thối chí, tháo lui trước nghịch cảnh.
Trời không phụ kẻ có lòng và tinh thần tuyệt vời như thế. Ông đã có được Bà vợ hiếm có trên cõi đời này. Bà Anna Eleanor Roosevelt,
 thay mặt chồng, đi khắp nơi, mọi chốn, đáng lẽ ra Ông Roosevelt phải có mặt để tiếp xúc, hoạt động cho cuộc đời chính trị của Ông. Nhờ đó, sự liên lạc của Ông đối với công việc, với các đoàn thể, các Hội Đoàn không bao giờ bị gián đoạn. Ông tiếp xúc, liên kết được với những khuôn mặt sáng giá của nhiều kinh tế gia, nhà chính trị lỗi lạc là ở chỗ đó. Ông tái đắc cử nhiệm kỳ 2 vào năm 1936, nhiệm kỳ 3 vào năm 1940 và nhiệm kỳ 4 vào năm 1944.
Không có vị Tổng Thống nào đã và sẽ giữ chức vụ Tổng Thống Mỹ lâu dài như Ông, bởi vì theo Tu chính án Hiến Pháp thứ 22, được Quốc Hội biểu quyết chấp thuận và Tổng Thống phê chuẩn, ban hành năm 1951: Sẽ không có người nào được bầu vào chức vụ Tổng Thống quá 2 lần ( The 22nd Amendment ratified in 1951 stated that " no person shall be elected to the office ot the President more than twice."
Đệ nhất phu Nhân Eleanor Roosevelt di chuyển không ngừng, tham dự các cuộc họp mặt, tiếp xúc với dân chúng, thăm viếng các bệnh viện, các trại nuôi trẻ mồ côi, bi bỏ rơi, đặc biệt là bà còn đi tới các vùng chiến trận đang khói lửa ngụt trời, sặc mùi súng đạn, để động viên tinh thần Sĩ Quan, Binh Sĩ đang xả thân bảo vệ Tổ Quốc, Tự Do và Dân Chủ. Trong Lịch Sử Hoa Kỳ, đây là vị Đệ Nhất Phu Nhân đầu tiên dám làm công việc nguy hiểm và vô cùng quan trọng đó.
  Ngày nay, mới có thêm Bà Hillary Clinton được giới truyền thông, báo chí coi là vị Đệ Nhất Phu Nhân và Nữ Chính Trị Gia thứ hai nối gót, theo Bà Eleanor Roosevelt đi vào con đường nguy hiểm, cần nhiều can đảm, tự tin lớn lao này. Bà Hillary Clinton cũng đã từng tới những vùng chiến trận để thăm viếng, động viên binh sĩ, và gần đây nhất Bà đã tới Afghanistan, rồi Iraq viếng thăm, dùng bữa ăn dã chiến với binh sĩ , khi quanh Bà còn đang tưng bừng khói lửa, chiến tranh.
  Trong nhiệm kỳ thứ 4 và cũng là nhiệm kỳ cuối cùng, Ông Roosevelt
tham dự cuộc họp thượng đỉnh ( Summit Meeting) tại Yalta cùng với Thủ Tướng Anh Quốc, Winston Churchill, và Lãnh Tụ của Liên Bang Sô Viết, Joseph Stalin.
  Sau cuộc Hội Nghị đặc biệt này, Ông Roosevelt trở về trong tình trạng suy kiệt, đuối sức rồi lâm trọng bệnh. Ông từ trần tại Warm Springs, Tiểu Bang Georgia, chưa đầy một tháng sau thì cuộc chiến tại Âu Châu chấm dứt với những trận thắng oanh liệt, vang lừng thế giới của quân đội Đồng Minh mà quân đội Mỹ là chủ chốt, dưới quyền chỉ huy của Danh Tướng 4 sao Dwight David Eisenhower, sau này trở thành vị Tổng Thống thứ 34 (January 20, 1953 - January 20, 1961) của Lịch Sử Hoa Kỳ.
  Ông vĩnh viễn ra đi hơi sớm nên không được thấy những thành tích lẫy lừng của Nước Mỹ, quân đội Mỹ trong việc đánh bại đạo quân phát xít Nhật nổi tiếng hung bạo trong thế chiến thứ 2 (giết hay dùng tù binh sống để giao cho những đơn vị Quân Y thử nghiệm vũ khí hóa học,tập trung hàng trăm ngàn phụ nữ Á Châu để làm nô lệ tình dục phục vụ cho quân đội Nhật hung hăng, điên khùng vì trận mạc, chiến tranh vv…). Hai quả bom nguyên tử của Mỹ đã thả xuống thành phố kỹ nghệ chiến tranh Hiroshima, rồi Nagasaki, bắt quân đội Nhật bản phải đầu hàng vô điều kiện, và nhiều quốc gia tại Á Châu được giải thoát khỏi gông cùm bạo tàn, ác nghiệt của quân đội phát xít Nhật.
  Với chức vụ Tổng Thống Hoa Kỳ, lâu dài nhất trong Lịch Sử, Ông đã để lại trong lòng người dân không riêng gì nước Mỹ, mà cả nhiều quốc gia trên thế giới lòng kính mến, yêu thương và biết ơn Ông vô cùng, nhất là khi quân đội dưới quyền Tổng Tư Lệnh của Ông đã đóng vai chính yếu trong những trận đánh lẫy lừng, oanh liệt, giải cứu Châu Âu, trong đó nổi bật là cuộc đổ bộ Normandy, đánh thắng những trận long trời lở đất để cuối cùng giải phóng nước Pháp, rồi đến những trận đánh ngoạn mục giải tỏa Á Châu, cứu bao nhiêu người, bao nhiêu dân tộc thoát khỏi cảnh sống điêu linh, khổ sở, nhục nhằn dưới gót giầy tàn bạo của những đạo quân phát xít Đức và Nhật Bản.
Bên cạnh nhửng điều vinh quang, oanh liệt đó, Ông cũng có dịp chứng kiến những cảnh hãi hùng đã xẩy ra :
* Phát xít Đức xâm chiếm Ba-Lan. Trước hiểm họa xâm lăng dữ đội đó, hai nước Anh và Pháp tuyên chiến với Đức và Thế Chiến thứ 2 chính thức bắt đầu bùng nổ (Germany invaded Poland,. Britain and France declared war on Germany; World Way II began ( 1939).
* Năm 1941: Quân đội Nhật tấn công Trân Châu Cảng, Hawai, Guam và quốc gia Phi-Luật-Tân, khiến cho Hoa Kỳ phải tuyên chiến với Nhật Bản. Trục phát xít : Đức - ý - Nhật, luôn luôn liên kết với nhau trong kế hoạch thống trị toàn cầu cho nên khi cường quốc Hoa Kỳ tuyên chiến với Nhật Bản thì cũng là lúc Đức và Ý phải tuyên chiến với Hoa Kỳ ( Japan attacked Pearl Harbor, Hawai, Guam and the Philippines. The United States declared war against Japan. Germany and Italy declared war against the U.S. (1941).
* Ngoài ra, Ông cũng được thấy sự ra đời của khá nhiều Đoàn Thể, Hiệp Hội được thành lập tại đất nước của Ông, làm cho bầu không khí sinh hoạt chính trị quốc gia ngày càng lớn mạnh, thúc đẩy người dân quen dần với những sinh hoạt chính trị, xã hội của quốc gia; Quốc gia có phát triển, vững mạnh thì gia đình, xã hội cũng như cá nhân mới có cơ hội thăng tiến vượt qua tình trạng " suy thoái " kinh hoàng và toàn diện khi Ông chuẩn bị cũng như bắt đầu bước vào Tòa Bạch Ốc. Ông cảm thấy một niềm vui và hãnh diện về tương lai xứ sở khi được thấy một sự kiện lịch sử quan trọng mở đầu cho ngành Hàng Không Quốc Gia sau này :
.         - Đó là chuyến bay độc hành và xuyên địa cầu của phi hành gia Wiley Post, thực hiện vào năm 1933 (Wiley Post made the solo world flight in 1933).
.- Đạo Luật về An Sinh Xã Hội bảo đảm cho cuộc sống cho đại đa số người đân Mỹ ra đời vào năm 1935 ( Social Security Act passed in 1935).
.   Nhiều, rất nhiều sự kiện quốc gia và quốc tế quan trọng đã xẩy ra trong suốt thời gian Ông Franklin Delano Roosevelt nắm giữ chức vụ Tổng Thống Hoa Kỳ lâu dài nhất của Lịch Sử đất nước vĩ đại Hoa Kỳ.
.Ngày nay, mỗi khi nghĩ đến Ông, người ta không thể quên một vị Tổng Thống đã đưa đất nước từ một tình trạng đang trên bờ vực thẳm tối đen, chỉ cần một sức xô đẩy vô tình hay cố ý thêm vào đó là không có Siêu Cường Quốc Hoa Kỳ như ngày nay. Ông đã đưa Đất Nước trở lại cuộc sống bình thường và không ngừng tiến lên để rồi từ đó mới đủ sức mạnh đương đầu với cuộc chiến dữ dội, tàn khốc, thảm họa của loài người từ 1939 cho đến 1945, sau khi quả bom nguyên tử đầu tiên của Mỹ đánh gục thành phố Hiroshima, một thành phố đầu não của sức mạnh chiến tranh Nhật Bản.
  Phát xít Nhật chưa chịu thua và còn hi vọng rằng Mỹ chỉ có nổi 1 quả bom nguyên tử duy nhất vào thời điểm đó. Quả bom nguyên tử thứ hai ném xuống thành phố Nagasaki vài ngày sau đó thì tinh thần và sức mạnh chiến tranh của phát xít Nhật Bản hoàn toàn rã rời, không tài nào chịu đựng nổi nữa, đành phải chấp nhận đầu hàng vô điều kiện.
  Nói đến vị Tổng Thống tài ba, kiên nhẫn, quyết tâm chiến thắng, đưa nước Mỹ tiến lên, tiến không ngừng, bất chấp những khó khăn quá lớn lao từ bên trong Đất Nước, từ bên ngoài đổ xô đến, từ chính sức khỏe bản thân, từ những tàn phá, thiệt hại mọi mặt của cuộc chiến tranh dữ dội, tàn khốc nhất của lịch sử loài người là cuộc Thế Chiến thứ 2, người ta không bao giờ có thể quên được Ông Franklin Delano Roosevelt. Vị Tổng Thống thứ 32, và cũng là vị Tổng Thống làm chủ Tòa Bạch Ốc lâu dài nhất trong Lịch Sử Hoa Kỳ.
 
Phan Đức Minh
__._,_.___
Reply via web post Reply to sender Reply to group Start a New Topic Messages in this topic (1)
Recent Activity:
.

__,_._,___

No comments:

Post a Comment