Friday, December 14, 2012

CHIẾN LƯỢC GIA CHỐNG KHỦNG BỐ CỦA MỸ
tka23 post
Là 1 trong 3 viên chức trong bộ sậu an ninh quốc gia không tiếp tục tham gia chính quyền Obama 2.0 (2 người kia là Ngoại trưởng Hillary Clinton và Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta), John Brennan đã để lại một "di sản" khá đồ sộ và lâu dài cho những người kế nhiệm, không chỉ trong 4 năm nhiệm kỳ 2 mà còn xa hơn. Di sản đó là một "bí kíp" (playbook) trong đó bao gồm những phương pháp, thủ tục thực thi các chiến dịch tìm diệt mục tiêu khủng bố đã được định sẵn, sử dụng phương tiện kỷ thuật cao.
 
Từ CIA đến Nhà Trắng
Vóc người cao to bệ vệ, vẻ mặt cau có, John Brennan luôn tạo ấn tượng khó gần và cũng rất khó "chơi". Chính ông là "kiến trúc sư" làm thay đổi diện mạo chính sách chống khủng bố của nước Mỹ, từ hình thức truyền thống tập trung hỏa lực đánh vào Afghanistan chuyển sang sử dụng kỷ thuật cao truy tìm và tiêu diệt từng mục tiêu kẻ thù trên phạm vi toàn cầu.
Các phương án tác chiến một thời - sử dụng các phương tiện như máy bay không người lái do Cục Tình báo trung ương (CIA) kết hợp cùng quân đội quản lý, hệ thống do thám trên không,khai  triển  các đơn vị đặc nhiệm bộ binh nhỏ tại các căn cứ tiền tiêu, viện trợ quân sự và kinh tế cho các chính phủ đang bị khủng bố đe dọa - đã được Brennan tổng hợp lại và gom về một mối điều phối từ bên trong Nhà Trắng, trong đó Brennan đóng vai trò chính.
    Năm nay 57 tuổi, John Brennan sinh ra tại thị trấn North Bergen, bang New Jersey, ngăn cách với khu Manhattan bởi con sông Hudson, có cha mẹ là người di cư gốc Ailen, rất ngoan đạo và nghiêm khắc, và đây là những đức tính mà Brennan thừa hưởng từ cha mẹ. Từ đó, Brennan nổi tiếng là một "sếp" khó tính và cứng rắn, một người làm việc vô cùng chăm chỉ, không biết mệt là gì.
Thời học Đại học Fordham, Brennan từng được kinh nghiệm thực tế tại Indonesia, quốc gia có dân số theo Hồi giáo đông nhất thế giới, và sau đó là chuyến du học tại Đại học Hoa Kỳ ở Cairo, Ai Cập, theo học môn tiếng Arập. Năm 1980, ngay sau khi lấy bằng cao học về quản trị nhà nước tại Đại học Texas ở Austin, Brennan bắt đầu sự nghiệp tại CIA. Ông được biệt phái đến Saudi Arabia  trong nhiều năm và sau này đã trở thành nhà phân tích hàng đầu của CIA về khu vực Trung Đông.
Năm 1999, sau khi hoàn thành nhiệm vụ lần thứ hai tại Saudi Arabia với vai trò Trưởng trạm CIA, Brennan trở về tổng hành dinh CIA làm chánh văn phòng, thời Giám đốc George J. Tenet. Vài tháng trước vụ khủng bố 11/9/2001, Brennan trở thành Phó giám đốc điều hành của CIA.
Brennan luôn tự tin vào năng lực của mình, và chính điều đó đã khiến ông bị tuột mất nhiều cơ hội thăng tiến về chính trị. Vào năm 2003, Brennan được ông Tenet giao cho nhiệm vụ xây dựng Trung tâm phối hợp dữ liệu đe dọa khủng bố,  nhằm bịt kín các lỗ hổng tình báo sau sự kiện khủng bố 11-9. Tuy nhiên, Brennan lại chỉ trích việc Tổng thống George W. Bush tiến hành cuộc chiến tranh Iraq cho nên bị mất cơ hội được bổ nhiệm lãnh đạo Trung tâm Chống khủng bố quốc gia và chức Phó giám đốc Tình báo Quốc gia. Brennan bảo vệ quyết liệt chính sách luân chuyển và tra tấn tù nhân nghi can khủng bố của CIA, nhưng đồng thời ông cũng phê phán việc quân đội "đá lấn sân" quá nhiều sang lĩnh vực tình báo truyền thống. Chính quan điểm này khiến cho Brennan bị dư luận chỉ trích khá nặng nề.
    Sự nghiệp của Brennan tại CIA dường như đã chấm dứt từ khi ông được mời tham gia chiến dịch tranh cử của Thượng nghị sĩ Barack Obama vào năm 2007, mặc dù mãi đến sau bầu cử (tháng 11/2008), Obama và Brennan mới bắt đầu gặp mặt nhau. Cuộc đàm thoại đầu tiên giữa hai người trong giai đoạn ông Obama chuẩn bị nhậm chức đã bộc lộ sự tương thông kỳ lạ trong nhiều vấn đề về tình báo và "cuộc chiến chống Al-Qaeda", theo cách gọi của ông Obama. Đó cũng là thời điểm "thai nghén" cho sự ra đời chiến lược chống khủng bố mới của Brennan.
Một viên  chức kỳ cựu của CIA, với 25 năm thâm niên, nhưng Brennan lại không ham ngồi vào chiếc ghế lãnh đạo cơ quan này thì quả là lạ. Brennan cảm thấy không thể tiếp tục ở lại CIA vì những búa rìu dư luận nhắm vào cơ quan tình báo này dưới thời George W. Bush. Và khi tên tuổi ông được ông Obama đề cử cho chức danh Giám đốc CIA, lập tức dư luận lại nổi lên.
   Vì vậy, Obama thôi không đề cử ông nữa, và bản thân Brennan cũng tự rút lui. Thay vào đó, ông đã chọn một công việc mới trong chính quyền Obama, với trách nhiệm cao hơn và ảnh hưởng mạnh hơn: Trưởng nhóm cố vấn chống khủng bố của Tổng thống. Với vai trò này, Brennan có quyền lực và ảnh hưởng rất mạnh trong việc hình thành các quyết định chọn lựa mục tiêu đưa vào "Danh sách phải giết" và phân phối máy bay không người lái tấn công các mục tiêu - phương tiện chính trong chính sách chống khủng bố mới.
Trên cương vị mới, Brennan cũng là người đi tiên phong trong nỗ lực hạn chế bớt vai trò của CIA đối với hoạt động tìm diệt mục tiêu định sẵn, và quay sang chỉ trích chính sách tra tấn tù nhân của CIA. Brennan cho rằng, CIA nên quay trở lại với hoạt động thu thập thông tin tình báo, nhường công việc giết chóc cho quân đội thì hợp lý và hợp pháp hơn.
 
John Brennan và Tổng thống Obama trong một lần họp bàn về chống khủng bố.
Chính sách chống khủng bố mới
   Từ khi bước vào Nhà Trắng, Brennan đã trở thành một trong những phụ tá tin cẩn nhất, rất "tâm đầu ý hợp" trong chính sách chống khủng bố. Là nhân sự đặc biệt không phải qua bầu cử hay phê chuẩn của Quốc hội, trong con mắt nhiều người, Brennan điều hành một chính sách bí mật đến nỗi khó ai có thể xác định được các hoạt động đó là gì. Ngay cả các đồng nghiệp của Brennan lúc đầu còn không biết rõ nhiệm vụ của ông. Tuy nhiên, với kinh nghiệm từng trải hàng chục năm trong lĩnh vực tình báo và chống khủng bố, Brennan đối với chính quyền non trẻ của ông Obama lúc ấy còn hơn cả một kho báu.
Brennan và những cố vấn trong Nhà Trắng đã sớm nhận ra rằng Tổng thống Obama sẽ sẵn sàng mạnh tay hơn cả Tổng thống Bush trong cuộc chiến chống bọn khủng bố cực đoan. Chính sách chống khủng bố của Mỹ cho đến thời điểm đó tập trung vào Pakistan, và chính quyền Bush thỉnh thoảng vẫn thực hiện vài cuộc không  kích bằng máy bay tấn công không người lái nhằm tiêu diệt các mục tiêu chỉ huy của Al-Qaeda và Taliban.
   Sang thời đại Obama, chỉ trong 2 năm đầu, con số các cuộc không kích bằng máy bay không người lái đã tăng gấp hơn 3 lần, từ 36 vụ năm 2008 lên 122 vụ năm 2010. Ngay từ đầu, Brennan đã lo ngại việc Al-Qaeda có khả năng mở rộng địa bàn đóng quân ra ngoài khu vực Nam Á, đến Yemen và khu vực Bắc Phi. Vì thế, cần phải thay đổi chiến lược trong "cuộc chiến chống Al-Qaeda" ra phạm vi toàn cầu.
    Rốt cuộc, Obama và Brennan đều thừa nhận chương trình máy bay không người lái tại Pakistan đã đi chệch mục tiêu. Các mục tiêu có giá trị đều dần dần trở nên khó truy lùng hơn, đồng thời các cáo buộc về những cái chết oan uổng của dân thường ngày càng nhiều và những vụ "bắn lầm" nhắm vào quân đội Pakistan thì cứ liên tục xảy ra.
   Tuy nhiên, trong khi Pakistan từ chối yêu cầu cho phép quân đội Mỹ khai  triển bộ binh trên đất Pakistan, việc hạn chế chương trình máy bay không người lái của CIA là điều dễ gây phản tác dụng và quá phức tạp.
  Mặc dù khi tấn công các mục tiêu bên ngoài Afghanistan thì phải được sự đồng ý của Tổng thống Obama, nhưng CIA cũng được phép tấn công các mục tiêu đã lên danh sách sẵn trên đất Pakistan, do đó cũng không cần xin phép Nhà Trắng.
 
Chương trình chống khủng bố mới "tìm diệt mục tiêu bằng máy bay không người lái".
Một chuyển biến đã bất ngờ xảy ra vào Giáng sinh năm 2009, khi một nghi can khủng bố người Nigeria được huấn luyện bởi tổ chức Al-Qaeda ở Bán đảo Arập (AQAP) đã lọt qua được hàng rào an ninh nghiêm ngặt và suýt cho  nổ thành công quả bom trên chuyến bay từ Paris đi Detroit, Mỹ.
   Sau vụ này, Brennan tập trung chú ý nhiều hơn vào vấn đề chiến thuật. Brennan bắt đầu đến thăm Arập Xêút và Yemen thường xuyên hơn. Ông vận dụng các mối quan hệ lâu năm tại đây để xây dựng một chính sách liên kết giữa Mỹ và Saudi Arabia, cộng thêm sự kiện "Mùa xuân Arập ở Yemen, để tạo dựng nên một chính phủ hợp tác tốt hơn tại Yemen. Vấn đề nổi cộm thường được Brennan nhắc đến ở Yemen là "nghèo đói và quản lý kém tất dẫn đến cực đoan hóa", vì thế Mỹ cần sử dụng phương cách  "viện trợ kinh tế" để "mở cửa" cho sự hiện diện của quân đội và tình báo.
Yemen đã nhanh chóng trở thành địa bàn điểm để Mỹ thúc đẩy chính sách chống khủng bố mới mà lâu nay họ không thể thành công tại Pakistan. Chính từ Yemen, chương trình máy bay không người lái tấn công các mục tiêu chọn sẵn được mở rộng và tăng cường hơn, kèm theo với sự hỗ trợ huấn luyện quân sự và tình báo cho lực lượng an ninh bản xứ. Các cuộc tấn công vào các mục tiêu của Al-Qaeda trên bán đảo Arập đạt được một số thành công ban đầu và được mở rộng sang cả Somalia, với căn cứ mới đặt tại Djibouti thuộc vùng Sừng châu Phi.
Tuy nhiên, vào đầu năm 2011, khi danh sách tìm diệt các mục tiêu tại Yemen đã quá dài, và sự tập trung quá mạnh vào Yemen đã khiến Tổng thống Obama phải lên tiếng cảnh báo rằng "Yemen không phải là Afghanistan" , và rằng "chúng ta sẽ không gây chiến tại Yemen".
Thành công tại Yemen đã giúp tạo  thành một mô thức mới trong cuộc chiến chống khủng bố: lập sẵn một danh sách các mục tiêu phải giết, sau đó quyết định tiêu diệt từng mục tiêu cụ thể và ra lệnh tiêu diệt mục tiêu bằng phương tiện máy bay không người lái. Thủ tục tìm giết các mục tiêu khủng bố được thực thi theo một trình tự rất phức tạp, có thể nói là như một ma trận, bắt đầu từ việc tuyển chọn và phê duyệt mục tiêu cho đến quyết định phân công ai là người "bóp cò" khi mệnh lệnh "giết" được ban ra, và cả những cơ sở pháp lý để hỗ trợ cho các chương trình, chiến dịch tìm diệt mục tiêu tại Pakistan, Yemen, Somalia và những nơi khác.
Hãy xem Brennan mô tả chính sách chống khủng bố mới của mình: "Những gì chúng tôi đang cố làm là tạo  một bộ tiêu chuẩn  và một quy trình đưa ra quyết định để điều hành hoạt động chống khủng bố của chúng tôi, sao cho dù hành động diễn ra ở đâu chúng tôi cũng tin tưởng rằng nó được thực hiện đúng cách và có lý do chính đáng".
Theo quan điểm đó thì trong chính sách chống khủng bố mới của Brennan, CIA sẽ không còn được tự do mở rộng các hoạt động quân sự như trước đây. Vai trò của cơ quan này sẽ thu hẹp lại dần và quay trở về hoạt động tình báo truyền thống. Những vụ tấn công sai mục tiêu, bắn lầm gây thương vong dân thường của CIA không chỉ dừng lại ở Pakistan mà còn xảy ra tại Yemen khi cơ quan này tham gia chương trình tìm diệt mục tiêu do Brennan vạch ra , đã là những bằng chứng thuyết phục cho quan đểm của Brennan. Trong chương trình mới của Brennan, CIA sẽ dần dần bị loại ra khỏi các hoạt động tìm diệt, nhiệm vụ đó phải dành cho Bộ Quốc phòng đảm trách
TỔNG HỢP

 
__._,_.___
Reply via web post Reply to sender Reply to group Start a New Topic Messages in this topic (1)

No comments:

Post a Comment