tka23 post
Cơ quan Ngư chính của Trung Quốc (FLEC), trực thuộc Bộ Nông nghiệp, chỉ có khoảng một nghìn nhân viên. Nhiệm vụ của cơ quan này là thực thi pháp luật ở các ngư trường, thi hành các quy định nhằm duy trì sự ổn định, tái tạo lại các nguồn cá.
Cơ quan Ngư Chính (FLEC)
Do
thực hiện đánh bắt cá trên toàn cầu, ngành công nghiệp đánh bắt cá của
Trung cộng trong thập kỷ trước đã gặp nhiều khó khăn , do sự tàn phá môi
trường bắt nguồn từ nạn đánh bắt hết cá. Trong khi sự
phát triển trong ngành thủy sản đã làm dịu bớt một phần nào đó cơn
khủng hoảng này, ngư dân dọc bờ biển Trung cộng đã phải trải qua một sự
chuyển đổi khó khăn. Như một nhà nghiên cứu của Trung cộng cho thấy,
“Thực tế rất rõ ràng là sự phát triển ngành công nghiệp đánh bắt cá
của TC đã đạt đến điểm nút quan
trọng. Hầu hết – nếu không nói là tất cả - các ngư trường đều đã bị
khai thác hết, và nhiều nơi trong số đó đã hoàn toàn cạn kiệt.”67 Một nghiên cứu, công viêc khai khác cho thấy tầm vóc
của vấn đề. Từ những năm 1960, các loài cá trong vùng Vịnh Bắc Bộ thuộc
biển Đông đã giảm từ 487 xuống 238. Khối lượng dự trữ , chạm đến mức
thấp nhất năm 1998, chỉ bằng 16,7% so với năm 1962; các nguồn dự trữ cá
đã phần nào phục hồi từ
đó.6
Ảnh 9. Tàu
thăm dò FLEC 44183 đang tuần tra. So với các cơ quan thực thi pháp luật
trên biển khác, đội quân thi hành ở các ngư trường đã không có những
nguồn lực tương đương, ít nhất đến thời điểm này, và có thể cũng còn
thiếu thủy thủ trầm trọng. Tấm áp phích lớn trên tàu đề: “Hãy Bảo vệ các Nguồn tài nguyên Ngư nghiệp Quốc gia.” Như đối với nhiều quốc gia, những nỗ lực bảo tồn các ngư trường đã trở thành một nhiệm vụ khó khăn đối với chính phủ Trung cộng.
Ảnh 10. Một
nhân viên của FLEC, hợp tác với Lực lượng tuần duyên của Hoa Kỳ, đã bắt
một tàu đánh cá của Trung cộng bị nghi là đánh bắt cá bằng lưới thả
trái phép tại một vùng biển sâu rộng lớn ở Bắc Thái Bình Dương, vào ngày
12/09/2008. (Ảnh Chính thức của USCG)
Những
điều kiện như vậy, đã tăng áp lực lên các cơ quan và nhân viên thực
thi pháp luật ở các ngư trường do yêu cầu phải , thi hành các qui định
mới một cách nghiêm ngặt để làm đầy lại các nguồn cá. Kế hoạch “tăng
trưởng bằng không” (“zero growth” plan) cho tàu đánh bắt cá được khởi
xướng vào năm 1999.
Đến năm 2004, tám nghìn tàu đánh cá đã bị loại bỏ, và đến năm 2010 kết
quả là tổng số tàu đánh bắt cá của Trung cộng giảm xuống 192.000 tàu.
Việc ngừng hoạt động vào mùa hè , hiện được áp dụng ở hầu hết tất cả các
vùng ven biển Trung cộng.69 Nhiệm vụ này thậm chí trở nên
phức tạp hơn , do sự chồng lấn ngày càng tăng các vùng đặc quyền kinh tế
ở Tây Thái Bình Dương, đó là chưa nói đến tính di cư của các nguồn cá ở
khu vực.
Với một mẻ lưới mười bảy nghìn tấn năm 2007, số cá bắt được của Trung cộng bằng bốn lần nguồn thu của đối thủ kế cận nhất.70
Các tài liệu chính thức cho thấy rằng Trung cộng gần đây có khoảng tám
nghìn ngư dân. Trong số các loại cá có vảy, Trung cộng đa phần bắt cá
trống, cá sòng Nhật Bản, cá hố, cá croaker vàng nhỏ; dùng lưới, dây
thép, và móc, và lưới kéo dạng túi. Các ngư trường biển và các ngành
công nghiệp liên quan của
Trung cộng được xếp là ngành lớn nhất trong các ngành công nghiệp biển
chính của nước này. Quảng Đông và Sơn Đông là hai tỉnh dẫn đầu, tính
theo sản lượng đầu ra; Phúc Kiến và Chiết Giang ngay sát phía sau.71
Cơ quan Thi hành Luật Ngư nghiệp của Trung Quốc (农业部下属的渔政部门), trực thuộc Bộ Nông nghiệp, chỉ có khoảng một nghìn nhân viên.72 Thực trạng năng lực đảm bảo thi hành ngư nghiệp
của Trung cộng đã được đề xuất vào đầu năm 2009, khi các tàu đánh bắt
và nuôi trồng cá dính líu vào một loạt các vụ việc quốc tế với các nước láng giềng khu vực và Hoa Kỳ.73
Dấu hiệu về hiệu suất thấp và tính vô hiệu quả đã được vạch rõ trong
nghiên cứu của Viện Ninh Ba mà đã lấy việc thực thi luật ngư nghiệp,
. Giáo sư He Zhonglong và các đồng nghiệp của ông khẳng định rằng:
Tồn
tại hiện tượng “có thẩm quyền, nhưng không có khả năng hoặc có khả năng
mà không có thẩm quyền…” Cục cưỡng chế ngư nghiệp có chức năng bảo vệ
các tàu đánh cá, nhưng do họ không được trang bị vũ khí nên thiếu khả
năng ngăn chặn và cưỡng chế thi hành, và bởi thế họ gặp nhiều khó khăn
khi giải quyết các tình huống bất ngờ xảy ra…
Trong
khi đó, mặc dù có chức năng cảnh sát và được trang bị tất cả các loại
vũ khí, có thuận lợi trong bất kỳ trường hợp nào liên quan đến việc đuổi
theo tàu đánh cá, cảnh sát và công an biển có thể chỉ đóng vai trò hỗ
trợ và lâm vào tình thế khó xử do giới hạn về thẩm quyền. Khó có thể bảo vệ các quyền và lợi ích về hàng hải của đất nước cũng như danh dự quốc gia trong những hoàn cảnh như vậy.74
Một
điều cũng quan trọng nữa là cùng với các chính sách khuyến khích săn
bắt thủy sản, trong những năm gần đây Bắc Kinh đã đẩy mạnh phát triển
hạm ,đội đánh bắt xa bờ. Đến năm 2006, hạm đội này đã tăng lên khoảng
hai nghìn tàu và đang hoạt động ở vùng biển cả cũng như vùng đặc quyền
kinh tế của ba mươi lăm quốc gia.75 Ví dụ, nghiên cứu của
Viện Ninh Ba đề cập đến sự phát triển này và khẳng định rằng “Nếu nước
ta tìm kiếm phương pháp giải quyết ,vấn đề lương thực trong nước thì cần
phải khai thác tặng phẩm của biển cả, thông qua… việc phát triển ngành
đánh bắt cá nước sâu.”76 Cụ thể các tàu đánh bắt cá của
Trung cộng hiện là một hình ảnh thường thấy ở các vùng nước ở châu Phi
và châu Mỹ La tinh – đó là một hiện tượng đã dẫn đến nhiều tranh cãi.
Từ
góc nhìn của Trung cộng, đã có một số vấn đề đặt ra như là làm thế nào
để bảo vệ ngư dân Trung cộng ví dụ như để chống lại các cuộc tấn công
của cướp biển ở những nơi xa xôi như vậy.”77 Đến lượt vấn đề
này lại dẫn dắt các nhà phân tích hàng hải xem xét liệu những khả năng
tuần duyên biển của Trung cộng , có trải ra toàn cầu tương xứng với lợi
ích thương mại hàng hải toàn cầu của quốc gia này hay không , và nếu có
thì điều đó sẽ ăn khớp như thế nào với chiến lược phát triển
hải quân của Trung Quốc vốn đã và đang đảm nhiệm sứ mạng chống cướp
biển. Một vấn đề thậm chí nhạy cảm hơn đã nảy sinh liên quan đến thực
tiễn đánh bắt cá gần bờ Trung công. Khi lượng dữ trữ cá xung quanh khu
vực giảm, ý thức về chủ nghĩa dân tộc trong các vùng đánh bắt cá lại
tăng lên. Quả thực, một phân tích gần đây về các ngư trường của
Trung cộng kết luận rằng “Mặc dù đất nước của chúng ta đã ký lần lượt
hết thỏa thuận này đến thỏa thuận khác với các quốc gia láng giềng, số
vụ về an toàn đánh bắt cá liên quan đến người nước ngoài đã không ngừng
tăng lên…
Một vài [quốc gia] thậm chí còn gửi tàu chiến đến đâm và làm chìm
thuyền đánh cá của Trung cộng Căng thẳng bùng lên vào mùa hè năm 2009
khi các cơ quan tuần duyên biển của Trung cộng tuần tra đuổi bắt tàu
nước ngoài vi phạm các qui định nghiêm ngặt mới về đánh cá trong khu vực
biển Đông nhạy cảm.79 Như đã được đề nghị gần
đây, nếu việc xây dựng các tàu
lớn, có khả năng chở trực thăng cho đơn vị Biển Đông của FLEC đang được
tiến hành thì các chính sách của Bắc Kinh về đánh bắt cá trong khu vực
sẽ trở nên có trọng lượng hơn.80
Lyle J. Goldstein, Trường Cao đẳng Hải chiến Hoa Kỳ
__._,_.___
Reply via web post | Reply to sender | Reply to group | Start a New Topic | Messages in this topic (1) |
No comments:
Post a Comment