Thứ ba 11 Tháng Mười Hai 2012
Bất đồng ngân sách giữa Dân Chủ và Cộng Hòa có thể đưa Mỹ vào suy thoái
Capitol Hill tại Washington, trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ, nơi đang diễn ra cuộc tranh cãi gay gắt về ngân sách.
DR
Ngay sau cuộc bầu cử 06/11/2012 với việc Tổng thống Barack
Obama tái đắc cử và đảng Dân Chủ dành thắng lợi nhưng đảng Cộng Hoà vẫn
kiểm soát được Hạ viện, Hoa Kỳ đang đứng trước một thách thức tài chính
kỳ lạ, có tên thông tục là “fiscal cliff” hay còn gọi là “vực thẳm ngân
sách”. Theo nhiều kinh tế gia, đây là mối đe dọa rất lớn đối với nền
kinh tế Mỹ. Chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa (tại Hoa Kỳ) sẽ đưa ra
một số lý giải để soi tỏ các nguyên do của tình trạng này và trách nhiệm
của giới chính trị Mỹ đối với vấn đề tài chính kể trên.
Hoa Kỳ - nền kinh tế số một thế giới - cũng như nhiều quốc gia
công nghiệp phát triển khác, đang ở trong tình trạng ngân sách quốc gia
bị thâm hụt trầm trọng. Tổng gánh nặng nợ công hiện nay của Hoa Kỳ là
hơn 16.000 tỷ đô la, vượt quá tổng sản lượng nội địa một năm. Chính sách
giảm thuế và tăng chi, đặc biệt cho hai cuộc chiến tại Irak và
Afghanistan dưới thời tổng thống Bush, đã để lại gánh nặng tài chính mỗi
năm một nặng nề hơn cho quốc gia này. Trong bối cảnh đảng Dân Chủ và đảng Cộng Hòa, không đạt được thỏa hiệp về cân bằng ngân sách mới, vào tháng 8/2011, Quốc hội Hoa Kỳ đã đưa ra một giải pháp tạm thời như sau: nếu hai bên không tìm ra tiếng nói chung, thì kể từ đầu tháng 1/2013, ngân sách sẽ tự động tăng 607 tỷ đô la, trong đó có gần 400 tỷ đô la lấy từ việc cắt giảm 10% các chi phí công, và hơn 200 tỷ tiền thu từ tăng thuế.
Theo nhiều kinh tế gia, nếu khả năng này xảy ra, nền kinh tế Hoa Kỳ chắc chắn sẽ rơi vào suy thoái, ảnh hưởng dây chuyền đến nhiều khu vực khác, đe dọa quá trình hồi phục đang còn mong manh của kinh tế toàn cầu. Tổng giám đốc IMF Christine Lagarde kêu gọi Hoa Kỳ tăng thuế, tạo các nguồn thu mới và tiết giảm công chi để đạt được cân bằng ngân sách, và tránh khỏi điều mà bà gọi là “mối đe dọa lớn nhất” đối với nền kinh tế Mỹ.
Vẫn theo bà Christine Lagarde, vấn đề ngân sách của Hoa Kỳ “không chỉ đơn giản là một vấn đề chính trị, hay ý thức hệ (…). (Thất bại trong) vấn đề này sẽ ảnh hưởng nhiều đến vị trí của Hoa Kỳ trên thế giới về phương diện kinh tế và địa chính trị”.
Trong tuần vừa qua, các thương thuyết giữa hai đảng Cộng hòa và Dân chủ chưa đi đến kết quả. Một trong những bất đồng lớn là chủ trương của đảng Dân chủ tăng thuế đối với nhóm 2% những người giầu nhất nước Mỹ. Đây là một điểm được coi như là tín điều bất khả xâm phạm trong hàng ngũ đảng Cộng hòa.
Theo AFP, những động thái gần đây cho thấy, bất chấp sự phản đối của cánh tả trong đảng, tổng thống Obama sẵn sàng tiến hành các cải cách đối với những chương trình phúc lợi xã hội, như bảo hiểm y tế và hưu bổng, nếu phe Cộng hòa chấp nhận tăng thuế đối với nhóm người giầu nhất kể trên.
Theo một số nhà quan sát, nhiều thành viên đảng Cộng hòa ủng hộ việc phe này chấp thuận đòi hỏi đánh thuế nhóm người giàu nhất nước Mỹ để đổi lại các cải cách trong lĩnh vực phúc lợi xã hội, được coi là mang lại những gánh nặng không chịu đựng nổi đối với nền kinh tế.
Theo Reuters, hôm chủ nhật 09/12, tổng thống Obama đã có cuộc gặp ông John Boehner, chủ tịch phe Cộng hòa tại Hạ viện, để tìm kiếm khả năng thỏa hiệp. Hiện tại, hai phía từ chối đưa ra các chi tiết về cuộc đàm phán.
Cuộc thương thuyết giữa hai đảng chính trị chủ yếu của nước Mỹ đang hồi cam go, vào lúc chỉ còn hơn ba tuần nữa là đến thời hạn luật cân bằng ngân sách sẽ tự động triển khai. Nhiều người cho rằng hai đảng Dân chủ và Cộng hòa sẽ khó đi đến được một thỏa hiệp. Theo thăm dò dư luận do viện Pew tiến hành, nếu hai đảng không thỏa hiệp được, 53% người Mỹ cho rằng trách nhiệm thuộc về đảng Cộng hòa, còn 27% thì buộc tội đảng Dân chủ.
Vì sao nước Mỹ rơi vào tình trạng này? Trách nhiệm của giới chính trị lưỡng đảng ra sao? Sau đây mời quý vị theo dõi phần phỏng vấn kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa.
RFI: Xin chào anh Nguyễn Xuân Nghĩa. Thưa anh, cả thế giới và các thị trường tài chính quốc tế đều theo dõi cuộc chiến về ngân sách và thuế vụ tại Hoa Kỳ, vào lúc nước Mỹ vừa bầu xong tổng thống. Ngày "Tận thế Thuế vụ" đây là cách ví von của báo chí Hoa Kỳ để nói về tình thế khốc liệt hiện nay. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Mỹ, ông Ben Bernanke, thì cho rằng hai đảng Dân Chủ và Cộng Hoà đang phải nỗ lực rất nhiều nhằm tránh cho Hoa Kỳ một bờ vực ngân sách. Câu hỏi đầu tiên, thưa anh, cái bờ vực ngân sách ấy là gì và những cội nguồn của tình trạng này ?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Nền kinh tế Mỹ không chỉ bước vào giai đoạn "hậu bầu cử" mà thực tế thì chưa ra khỏi giai đoạn "gẫy đòn bẩy tài chính" vì phải trả nợ sau chu kỳ vay mượn kéo dài hơn 30 năm và kết thúc từ năm 2007. Tình trạng vay mượn phổ biến của khu vực công quyền lẫn tư nhân và doanh nghiệp không thể kéo dài mãi nên nước Mỹ đến hồi trả nợ. Đó là bối cảnh dài của hồ sơ kinh tế này. Mà tôi cũng xin nói ngay rằng tình trạng vay mượn quá sức là hiện tượng chung của cả khối kinh tế công nghiệp hoá, tức là Nhật Bản, Âu Châu và Hoa Kỳ.
Tại Hoa Kỳ, tinh thần lạc quan và bất cẩn khi đi vay dễ dàng nhờ tiền nhiều và lãi suất rẻ mới dẫn đến bong bóng đầu tư và khi bóng bể và mọi người đều bắt đầu phải trả nợ thì kinh tế Mỹ bị suy trầm cuối năm 2007 lồng trong vụ khủng hoảng tài chính năm 2008 và toàn cầu bị Tổng suy trầm năm 2008-2009. Vì phải tiết giảm chi tiêu để trả nợ và lại lâm vào hai cuộc chiến tại Afghanistan và Iraq, chính quyền Hoa Kỳ đã giảm thuế và tăng chi nên gây bội chi mỗi năm một nặng hơn, từ 160 đến 460 tỷ đô la vào hai năm 2007-2008 đến hơn ngàn tỷ một năm trong suốt bốn năm qua. Khi bị bội chi thì chính quyền liên bang phải đi vay cho nên số công trái là gánh nợ của khu vực công đã lên tới mức kỷ lục là 16 ngàn tỷ, hiện đã vượt tổng sản lượng nội địa. Hai con số tóm lược bài toán chi thu của Hoa Kỳ là chính quyền liên bang thu vào nguồn thuế trị giá 15,7% tổng sản lượng mà chi ra 22,7% tổng sản lượng. Sai biệt ấy là 7% sản lượng PIB.
RFI: Thưa anh, đấy là bối cảnh kinh tế của chuyện chi thu vay mượn, còn bối cảnh chính trị thì sao?
Nguyễn Xuân Nghĩa:Bước qua bối cảnh chính trị thì theo luật lệ Mỹ, chính quyền liên bang chỉ được đi vay trong một mức nhất định do Quốc hội cho phép một cách định kỳ. Được bầu lên năm 2010 với đảng Cộng Hòa trở lại kiểm soát Hạ viện, Quốc hội khóa 112 đặt điều kiện là phải giảm chi thì mới cho nâng định mức đi vay. Nhưng vẫn kiểm soát Hành pháp và Thượng viện, đảng Dân Chủ thì đồng ý giảm chi trên nguyên tắc, và thu hồi các biện pháp giảm thuế được Chính quyền Bush ban hành năm 2001 và 2003 và Chính quyền Obama ban hành năm 2010, tức là tăng thuế, nhưng có chọn lọc về sắc thuế và tô suất theo tinh thần tăng thuế nhà giàu.
Tranh luận bùng nổ và gây ách tắc từ đầu năm 2011 khi phải nâng định mức đi vay mà hai bên không đạt nổi đồng thuận về nội dung giảm chi và tăng thuế. Một ủy ban độc lập do ông Obama bổ nhiệm đề nghị là đến năm 2022, trong 10 năm tới, phải giảm số chi từ 22,7% xuống 22% và tăng số thu từ 15,7% lên 21% tổng sản lượng. Đề nghị này bị ông Obama gác qua một bên.
Vì vậy, khi ngân sách liên bang gần cạn tiền mà chính phủ chưa được phép vay thêm, Quốc hội mới bầu ra một siêu ủy ban gồm 12 đại biểu của cả hai đảng tại cả hai viện trên dưới của Quốc hội để tìm giải pháp. Siêu ủy ban này đưa ra một giải pháp tạm là đôi bên phải tìm ra thỏa thuận, nếu không thì kể từ đầu năm 2013 sẽ tự động giảm chi 1200 tỷ trong 10 năm tới, phân nửa là mục chi dân sự, phân nửa là về quân sự, và thuế suất tự động trở lại mức trước năm 2001, tức là sẽ tăng.
Hai đảng Dân Chủ và Cộng Hoà tạm đồng ý với đề nghị đó của siêu ủy ban nên hôm mùng hai Tháng Tám năm 2011, Tổng thống Obama mới ban hành đạo luật ngân sách bên trong có điều kiện tự động này. Nhưng suốt 15 tháng sau đó, hai đảng không đạt thỏa thuận nên biện pháp tự động sẽ thành thực tế trong 20 ngày nữa. Đấy là "bờ vực ngân sách", khi mà nhiều mục chi gọi là khấu lưu sẽ bị cắt và thuế sẽ tăng ở giữa thời trì trệ kinh tế và thất nghiệp cao.
RFI: Thưa anh, kích thước của cái vực thẳm ngân sách hay thuế vụ đó nông sâu cỡ nào?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Trên cơ sở tính toán từ năm ngoái thì nếu giới lãnh đạo hai đảng không đạt thoả thuận, trong năm 2013 kinh tế Mỹ sẽ bị hụt mất khoảng 650 tỷ vì giảm chi và tăng thuế, một ngân khoản tương đương với 4% của tổng sản lượng khi mà đà tăng trưởng chỉ ở mức 2% một năm. Trong chi tiết, ngân khoản 650 tỷ gồm năm mục khác nhau về tăng thuế và giảm chi. Nếu đôi bên có thể thỏa hiệp là bớt giảm chi những gì và sẽ tăng thuế cỡ nào, cho những ai, thì vực thẳm ngân sách ấy có thể ở mức tạm chấp nhận được là từ 80 đến 100 tỷ cho năm tới.
Nhưng qua cuộc tuyển cử vừa qua, dân Mỹ lại bầu lên hệ thống chính trị hai đầu như trước, với Tổng thống Obama tái đắc cử, đảng Dân Chủ giữ đa số còn lớn hơn tại Thượng viện mà đảng Cộng Hoà vẫn kiểm soát được Hạ viện. Vì vậy, đôi bên trở lại trận đấu cũ, với đảng Dân Chủ ở thế mạnh hơn và đưa ra nhiều đề nghị mới mà đảng Cộng Hoà khó chấp nhận, nếu không muốn tự sát trong kỳ bầu cử tới, vào năm 2014. Đó là hoàn cảnh của trận đánh rất gay go hiện nay.
RFI: Thưa anh, cho đến hôm nay thì lập trường của đôi bên ra sao, khác biệt như thế nào mà họ chưa thể tìm ra điểm dung hoà?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Về bối cảnh, xin nói ngay rằng hệ thống tài chính công của Hoa Kỳ, và bên trong có chế độ thuế vụ, thuộc vào loại phức tạp nhất thế giới nên dân chúng khó hiểu ra. Quan trọng nhất là người ta tranh luận về những chỉ tiêu chi thu cho tương lai trên cơ sở của các giả thuyết khó kiểm chứng, kể cả giả thuyết gọi là căn bản của các dự phóng. Đã vậy, từ hai tuần nay, vì mục tiêu chính trị đôi bên lại đưa ra phát biểu sai lạc cho nên càng gây rối trí.
Từ năm ngoái, bên Cộng Hoà chủ trương là trong 10 năm tới phải giảm chi 600 tỷ và tăng thu 800 tỷ. Bên trong khoản giảm chi có nhiều mục rắc rối và thậm chí thất nhân tâm nếu không trình bày được cho rõ lý do, mà đảng này thì có sở trường là không biết giải thích. Về tăng thu, đảng Cộng Hoà đề nghị không thay đổi thuế suất, tức là không tăng thuế mà cải tổ chế độ thuế vụ để tránh quá nhiều lỗ hổng gây thất thu và là mối lợi bất chính của các doanh nghiệp lớn.
Năm ngoái, chuyện thoả thuận tan vỡ vì bên Dân Chủ đồng ý giảm chi 600 tỷ mà lại muốn tăng thu 1.200 tỷ thay vì 800 tỷ như bên Cộng Hoà đề nghị, và khác biệt chính là bên Dân Chủ đòi tăng thuế nhà giàu là các hộ gia đình có lợi tức đồng niên từ 250 ngàn đô la trở lên.
Bây giờ, sau khi ông Obama tái đắc cử, bên Dân Chủ không nói nhiều đến việc giảm chi mà còn đề nghị chi thêm 50 tỷ năm nay để kích thích kinh tế và tăng thu không phải là 1200 tỷ mà 1600 tỷ trong 10 năm tới. Bên trong các mục dự chi, đảng Dân Chủ tính luôn ngân khoản 800 tỷ sẽ tiết kiệm được khi Hoa Kỳ ra khỏi hai chiến trường Afghanistan và Iraq, là một điều không đúng thủ tục chuẩn chi ngân sách. Thuần về nghệ thuật thương thuyết, đề nghị của ông Obama là một lối nói thách trước khi mặc cả. Đây là một sự khôn ngoan chính trị vì đa số dân Mỹ đồng ý với việc tăng thuế nhà giàu và vì đề nghị này ly gián đối phương về việc có tăng thuế hay không và đảng Cộng Hoà sẽ lại mắc bẫy nữa khi phải thỏa hiệp. Mục tiêu sau cùng của cả hai bên là đổ lỗi cho nhau về cái tội sẽ đưa kinh tế xuống vực thẳm ngân sách vào năm tới.
RFI: Câu hỏi cuối thưa anh, nếu đôi bên không đạt nổi thỏa thuận để giảm chi và tăng thu từ 80 đến 100 tỷ cho năm tới như anh vừa trình bày ở trên thì tình hình sẽ ra sao?
Nguyễn Xuân Nghĩa:Chúng ta trở lại bối cảnh kinh tế trong trường kỳ là nước Mỹ đã vay thì nay phải trả và đấy là điều kém vui mà cần thiết để xây dựng lại nền tảng chi thu quân bình hơn.
Theo báo cáo hôm mùng tám Tháng 11 của CBO, một cơ quan nghiên cứu độc lập về ngân sách quốc gia của Quốc hội Hoa Kỳ, thì nếu không có thoả thuận và phải áp dụng các biện pháp tự động đã đề nghị cho 10 năm tới thì kinh tế năm 2013 sẽ bị suy trầm, nhưng trong trung hạn thì tình hình sẽ khá hơn. Đấy là cái nhìn thuần về kinh tế và khá u ám trong dăm ba năm.
Chứ về chính trị thì ai cũng sợ nạn suy trầm kinh tế năm tới sẽ gây bất lợi cho cuộc bầu cử năm 2014 nên cả hai đảng đều tránh giải quyết vấn đề thật. Họ đi tìm giải pháp tạm bợ và thậm chí mị dân về chính trị để tái đắc cử nên càng chất thêm vấn đề cho sau này.
Dù sao, thực tế phũ phàng là qua năm tới, thuế sẽ tăng cho mọi người, trung bình từ 2000 đô la tới 3500 đô la, và thật ra biện pháp tăng thuế nhà giàu chỉ thu đủ tiền cho 10 ngày chi tiêu thôi. Vấn đề chính vẫn là phải giảm chi.
Đây là chưa nói đến một vực thẳm tài chính khác còn nguy ngập hơn nhiều. Đó là sự sụp đổ của quỹ an sinh, hưu bổng và y tế của một xã hội cũng bị nạn lão hóa vì thành phần cao niên ngày một đông hơn và đòi hỏi nhiều khoản chi về hưu liễm và y tế mà thành phần ở tuổi lao động lại khó chu cấp nổi vì tỷ trọng ngày một ít hơn trong cơ cấu dân số.
Các chính trị gia đều tránh nói đến cái hố thẳm này khi các quỹ trên bị vỡ nợ. Bên này tố cáo bên kia gọi là cắt giảm phúc lợi cho người già, đặng để lấy phiếu mà không giải thích rằng chúng ta không thể có được cái điều kiện phúc lợi như trong quá khứ. Và đảng Dân chủ khôn ngoan hơn đảng Cộng hòa, vì khỏa lấp được chuyện đó, trong khi đảng Cộng hòa cứ moi lên mà không giải thích được cho rõ.
Năm 2014, toàn thể 435 dân biểu Hạ viện sẽ được bầu lại, thành ra ai cũng lo rằng nếu như năm 2013 mà kinh tế sa sút, người ta sẽ nói tại mình mà thất cử. Thành ra, bây giờ mọi người đều phủ lấp vấn đề và cuối cùng nước Mỹ có thể sẽ rớt vào một vực thẳm tài chính thật.
Chứ cái vực thẳm năm tới cũng không đến nỗi nguy hại như người ta nghĩ là sẽ gây suy trầm. Thất nghiệp có thể sẽ lên 9%, thay vì 7,7%. Nhưng mà thà như thế, mà từ đó cứ tự động mỗi năm cắt ngần này, ngần này, cho đến khi ngân sách trở lại tương đối quân bình hơn một chút.
RFI xin chân thành cảm ơn chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa.
__._,_.___
Reply via web post | Reply to sender | Reply to group | Start a New Topic | Messages in this topic (1) |
Recent Activity:
+ Bà Dương Thu Hương Góp ý Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ 11:
http://www.youtube.com/watch?v=ml9T5EhFqDg
http://www.youtube.com/watch?v=_6YHMQQHtB4
+ Lịch Sử Chính Xác Chủ Tịch Hồ Chí Minh http://www.youtube.com/watch?v=DWFkArRMfSw
+ CSVN danh My cho Trung Cong: http://www.youtube.com/watch?v=3LbtYAYvRKA
+ Ho Chi Minh va phu nu: http://www.youtube.com/watch?v=rK7-vLxcONE
+ Dai Su VC Nguyen Xuan Viet noi nang nhu trum du dang: http://www.youtube.com/watch?v=fu6DXnkAHBY&feature=related
+ http://victimsofcommunism.org/
+ Dat Nuoc Toi: http://www.youtube.com/watch?v=blg5Uhlv9NQ
+ Nhan chung Mau Than 1968: http://www.youtube.com/watch_popup?v=Nc7-1J_slDk&vq=medium
+ Nha van Nga Alexandre Soljenitsym: " Khi thay thang CS noi lao, ta phai dung len noi no noi lao. Neu ta khong co can dam noi no noi lao, ta phai dung len ra di, khong o lai nghe no noi lao. Neu ta khong can dam bo di, ma phai ngoi lai nghe, ta se khong noi lai, nhung loi no da noi lao voi nguoi khac."
+ Co Tong thong Nga Boris Yeltsin: " CS khong the nao sua chua, ma can phai dao thai no."
+ Cuu Tong bi thu dang CS Lien Xo Mr. Gorbachev: " Toi da bo mot nua cuoc doi cho ly uong CS. Ngay hom nay toi phai dau buon ma noi rang: Dang CS chi biet tuyen truyen va doi tra."
+ Co Tong thong My Ronald Reagan: " Cham dut chien tranh VN, khong don thuan la chi rut quan ve nha la xong. Vi le cai gia phai tra, cho loai Hoa binh do, la ngan nam tam toi, cho the he sinh ra tai VN ve sau."
+ Tuong William C. Westmoreland tuyen bo: " Chung ta khong thua tai Viet Nam, nhung chung ta da khong giu dung loi cam ket doi voi Quan Luc Viet Nam Cong Hoa. Thay mat cho quan doi Hoa Ky, toi xin loi cac ban cuu quan nhan cua Quan Luc Mien Nam VietNam vi chung toi da bo roi cac ban."
(On behalf of the United States Armed Forces, I would like to apologize to the veterans of the South Vietnamese Armed F
+ Lịch Sử Chính Xác Chủ Tịch Hồ Chí Minh http://www.youtube.com/watch?v=DWFkArRMfSw
+ CSVN danh My cho Trung Cong: http://www.youtube.com/watch?v=3LbtYAYvRKA
+ Ho Chi Minh va phu nu: http://www.youtube.com/watch?v=rK7-vLxcONE
+ Dai Su VC Nguyen Xuan Viet noi nang nhu trum du dang: http://www.youtube.com/watch?v=fu6DXnkAHBY&feature=related
+ http://victimsofcommunism.org/
+ Dat Nuoc Toi: http://www.youtube.com/watch?v=blg5Uhlv9NQ
+ Nhan chung Mau Than 1968: http://www.youtube.com/watch_popup?v=Nc7-1J_slDk&vq=medium
+ Nha van Nga Alexandre Soljenitsym: " Khi thay thang CS noi lao, ta phai dung len noi no noi lao. Neu ta khong co can dam noi no noi lao, ta phai dung len ra di, khong o lai nghe no noi lao. Neu ta khong can dam bo di, ma phai ngoi lai nghe, ta se khong noi lai, nhung loi no da noi lao voi nguoi khac."
+ Co Tong thong Nga Boris Yeltsin: " CS khong the nao sua chua, ma can phai dao thai no."
+ Cuu Tong bi thu dang CS Lien Xo Mr. Gorbachev: " Toi da bo mot nua cuoc doi cho ly uong CS. Ngay hom nay toi phai dau buon ma noi rang: Dang CS chi biet tuyen truyen va doi tra."
+ Co Tong thong My Ronald Reagan: " Cham dut chien tranh VN, khong don thuan la chi rut quan ve nha la xong. Vi le cai gia phai tra, cho loai Hoa binh do, la ngan nam tam toi, cho the he sinh ra tai VN ve sau."
+ Tuong William C. Westmoreland tuyen bo: " Chung ta khong thua tai Viet Nam, nhung chung ta da khong giu dung loi cam ket doi voi Quan Luc Viet Nam Cong Hoa. Thay mat cho quan doi Hoa Ky, toi xin loi cac ban cuu quan nhan cua Quan Luc Mien Nam VietNam vi chung toi da bo roi cac ban."
(On behalf of the United States Armed Forces, I would like to apologize to the veterans of the South Vietnamese Armed F
Switch to: Text-Only, Daily Digest • Unsubscribe • Terms of Use • Send us Feedback
.
__,_._,___
No comments:
Post a Comment