Báo Người Việt "thanh toán" Khánh Ly
Little Saigon 3 tháng 12 năm 2012
Kính thưa Quý Đồng Hương,
Trong
tuần qua, Little Saigon có nhiều chuyện xảy ra, tốt có, xấu có, nhưng
vì đồng hương khắp nơi đang dành thì giờ theo dõi các diễn đàn tràn ngập
tin tức và video phỏng vấn truyền hình “nóng sốt” về chuyện “phản quốc”
của nghị gian Hoàng Duy Hùng và đám tà lọt Đức Đầu Bạc, Võ Đức Quang
v.v..., cho đến hôm nay tôi mới chia sẻ cái tin khá ly kỳ và lý thú là
báo Người Việt “thanh toán” ca sĩ Khánh Ly.
Không
cần nói nhiều, mọi người ai cũng biết giữa tập đoàn báo Người Việt và
Khánh Ly lâu nay “tuy hai mà một,” vì bọn chúng cùng có mẫu số chung là
“Việt gian,” nên chúng luôn che chở, bảo vệ, nâng bi, “chữa lửa” cho
nhau, chính vì vậy trong các bản tin hay show truyền hình, đặc biệt
trong cái tin tức ngày 25 tháng 9 năm 2012, báo Người Việt đã ra sức
“chữa cháy” cho Khánh Ly khi có tin Việt cộng cho phép Khánh Ly về Việt
Nam hát hò.
Nhưng
tình thế hôm nay đã thay đổi, vì báo Người Việt đang lo lắng, khổ sở và
khốn đốn bảo vệ cho sự tồn tại của chính mình trước sự chống đối mạnh
mẽ và sức ép của cộng đồng, báo Người Việt không đủ sức cáng đáng thêm
cái “gánh nặng” Khánh Ly nữa, chính vì vậy báo Người Việt đi đến quyết
định “thanh toán” Khánh Ly một cách công khai, chỉ thị cho ký giả Ngọc
Lan viết bài “Đầu tháng cuối năm hay chuyện Khánh Ly 50 năm”
đăng trên mạng báo Người Việt. Có thể báo Người Việt cho rằng đây là
một “độc chiêu” nhằm
giải tỏa bớt áp lực từ cộng đồng tấn công báo Người Việt lâu nay binh
vực và bảo vệ Khánh Ly, đặc biệt tập thể người Việt tỵ nạn khắp nới vô
cùng phẫn nộ và giận dữ khi đọc được Khánh Ly tuyên bố trong bài “Khánh Ly, con chim vẫn tha thiết ngày về” do ký giả Mặc Lâm của Đài Á Châu Tự Do phỏng vấn ngày 11 tháng 10 năm 2012 rằng: “Có
lẽ người nào thì cũng phải trở về mà thôi. Nếu không lúc này thì một
lúc nào đó họ sẽ trở về để nằm xuống. Dù có muộn màng đi nữa thì ít ra
được nằm lại trên quê hương của mình cũng là điều rất tốt, là mơ ước của
nhiều người. Mặc dù không phải là ai cũng sẽ sống và được như vậy nhưng
nếu được thì một trong những mơ ước của những con người có một quê
hương, một
tổ quốc thì ai cũng mơ ước được trở về. Không có gì đẹp đẽ cho bằng sự
trở về để có nơi mở đầu thì xin được kết thúc tại cái nơi mở đầu đó. Đó
là ước mơ. Tôi hy vọng là không phải ước mơ chỉ của riêng tôi mà là ước mơ chung của tất cả những người được gọi là người"
Theo sự phân tích và lý luận của quý đồng hương, thì khi Khánh Ly nói “Tôi hy vọng là không phải ước mơ chỉ của riêng tôi mà là ước mơ chung của tất cả những người được gọi là người…,”
tức
Khánh Ly xỏ lá, muốn xiêng xỏ, "móc lò" và miệt thị rằng “ai không về
Việt Nam tức là súc vật.” Mời quý vị đọc nguyên văn bài phỏng vấn Khánh
Ly của Đài Á Châu Tự Do ở dưới.
Trở
lại bài viết của ký giả Ngọc Lan, các chi tiết “bí mật” về buổi đại
nhạc hội kỷ niệm 50 năm hát xướng của Khánh ly tại Nhà Thờ Kiếng bị "bật
mí," phơi bày một cách trắng trợn và lộ liễu đến mức không ai có thể
ngờ được. Từ chuyện “toàn bộ 2,750 vé phát ra đều là vé mời” đến chuyện “phàm cái gì “free” miễn phí thì nó lại không được
người ta coi trọng, cho dù mình có cố gắng chăm chút chải chuốc cho nó bao nhiêu đi nữa,” rồi đến “Nhiều
người đến, vì, có vé không đi thì uổng, vì, ít ra đến đó cũng biết bên
trong nhà thờ kiếng có cây đại phong cầm vĩ đại như thế nào, vì, cơ hội
để xem một chương trình hội tụ nhiều giọng ca được ưa chuộng mà lại
miễn phí thì không dễ lặp lại lần thứ hai” v.v…
Chỉ
đọc chừng đó lời diễn tả và châm biếm của ký giả Ngọc Lan báo Người
Việt cũng đủ thấy sự khinh bỉ và nhục mạ chương trình đại nhạc hội của
Khánh Ly đến tận “bùn đen” rồi, thế mà ký giả Ngọc Lan báo Người Việt
cũng chưa hả giận và thỏa mãn, mà còn “phán” thêm rằng: “Người ta không hoàn toàn đến trong tâm thế để xem, để vinh danh, để chúc mừng một giọng hát vượt thời gian… nhiều
người đến, vì, có vé không đi thì uổng… vậy, nên người ta đi, mang theo
cả con khát sữa con ngáy ngủ, không cần lên đồ nghiêm túc, quần cụt dép
lê cũng có thể nghênh ngang đi vào…người ta bị phân tâm bởi đang ngồi
coi ca nhạc mà bị người mang đĩa đến hỏi “Mua không?”… ngay
khi Khánh Ly kết thúc chương trình bằng một liên khúc Trịnh Công Sơn
từng làm nên tên tuổi Khánh Ly một cách tuyệt vời, thì hành động đứng
lên để tán thưởng người nghệ sĩ chỉ có được ở những người ngồi ở hàng
ghế đầu…” vân vân và vân vân…
Trích
lại bài viết ký giả Ngọc Lan báo Người Việt để làm chứng minh, và tôi
muốn nhân dịp này chân thành cám ơn những người Việt Quốc Gia chân chính
đã cùng tôi đồng loạt phản đối và tẩy chay buổi đại nhạc hội đánh dấu
50 năm hát xướng của Khánh Ly vào ngày 30 tháng 11 vừa qua, khiến y thị
thất bại nặng nề, đến nỗi y thị phải "hát thí" bằng cách “tặng free”
toàn bộ 2,750 vé như lời “bật mí” của ký giả Ngọc Lan. Thêm nữa, rõ ràng
là không tin Việt cộng và Việt gian được, vì Khánh Ly quảng cáo chủ đề
đại nhạc hội là hát để Vinh Danh Đức Mẹ và Thiên Chúa, thế mà cuối
chương
trình y thị cũng “đánh lận con đen,” “treo đầu dê bán thịt chó," bằng
cách móc thêm vào liên khúc Trịnh Công Sơn.
Theo nguồn tin bán chính thức, ông Nguyễn Ngọc Sơn,
chủ phòng trà Đồng Dao là người tổ chức show cho Khánh Ly sẽ hát tại
Việt Nam lên tiếng than phiền việc Khánh Ly “hát chùa” mà không bán vé
vào cửa tại Hoa Kỳ, khiến cho khán giả ở Việt Nam mua vé show diễn của
Khánh Ly bất bình, vì họ cho rằng như vậy show diễn của Khánh Ly không
còn chi là giá trị nữa, và họ lên tiếng bất mãn vì họ bị trả tiền mua vé
quá đắt trong khi tại Mỹ thì coi show Khánh Ly miễn phí !
Tôi
xin kèm dưới đây bài viết của ký giả Ngọc Lan báo Người Việt, và một số
bản tin, bài viết cũ để quý vị kính tường nếu chưa có dịp đọc.
Như lời hứa, trong ngày gần đây tôi sẽ viết một bài đầy đủ về Khánh Ly với bằng chứng Khánh Ly tiếp tay trực tiếp cho cộng sản.
Mọi góp ý xây dựng hay phản biện, xin liên lạc ngokyusa2@yahoo.com
Trân trọng,
Ngô Kỷ
BY NGOCLAN · DECEMBER
1, 2012
Ngọc Lan
Đầu tháng cuối năm hay chuyện Khánh Ly 50 năm
BY NGOCLAN · DECEMBER 1, 2012
Nói vậy có dễ hiểu không nhỉ?
Hehehe,
kệ, suy nghĩ chút thì sẽ hiểu, là ngày 1 tháng 12, ai không chịu suy
nghĩ thì chửi bừa, viết tiếng Việt như chó cắn, thì cũng nhe răng cười
trừ chứ làm gì được nhau
Mấy ngày nay có 2 chuyện đáng viết.
Một chuyện đã viết thành bài báo.
Giờ viết chuyện còn lại, là chuyện:
Đi xem chương trình ca nhạc kỷ niệm 50 năm Khánh Ly tại Nhà Thờ Kiếng hồi tối qua.
Có
thể nói không gian Nhà Thờ Kiếng khiến người ta choáng ngợp bởi sự sang
trọng quý phái của nó. Tôi đoan chắc trong số hơn 2,000 khán giả có
mặt tối hôm 30 tháng 11 không mấy người từng bước chân vào thánh đường
lộng lẫy này.
Khánh
Ly chọn nơi sang cả đó để tổ chức lần đầu tiên một chương trình đánh
dấu nửa thế kỷ ca hát của cô là một lựa chọn xứng đáng.
Tuy
nhiên, sự đời có những điều rất trái khoáy. Phàm cái gì “free” miễn phí
thì nó lại không được người ta coi trọng, cho dù mình có cố gắng chăm
chút chải chuốc cho nó bao nhiêu đi nữa. Tâm lý con người phức tạp và
ngang trái vậy đó.
Toàn
bộ 2,750 vé phát ra đều là vé mời. Có vé mời tận tay cho những người
thực sự dõi theo giọng hát của cô qua từng thời gian. Nhưng tôi có cảm
giác có quá nhiều vé được ấn vào tay của những người còn chưa biết được
Trịnh Nam Sơn và Trịnh Công Sơn có phải là một hay là hai anh em chú bác
không nữa là.
Thành ra, vấn đề là ở chỗ đó.
Người
ta không hoàn toàn đến trong tâm thế để xem, để vinh danh, để chúc mừng
một giọng hát vượt thời gian, dù 50 năm thì phải có khàn đi, có già đi,
nhưng vẫn là chất giọng có ma lực, có thể níu chân nhiều người phải
ngồi nghe cô hát.
Nhiều
người đến, vì, có vé không đi thì uổng, vì, ít ra đến đó cũng biết bên
trong nhà thờ kiếng có cây đại phong cầm vĩ đại như thế nào, vì, cơ hội
để xem một chương trình hội tụ nhiều giọng ca được ưa chuộng mà lại
miễn phí thì không dễ lặp lại lần thứ hai.
Vậy,
nên người ta đi, mang theo cả con khát sữa con ngáy ngủ, không cần lên
đồ nghiêm túc, quần cụt dép lê cũng có thể nghênh ngang đi vào.
Vậy, thành ra mất toi đi cái không khí nhiều người trông đợi.
Người ta bị phân tâm, bị chi phối bởi đủ thứ hình dáng lổm nhổm nhấp nha nhấp nhỏm trong Thánh Đường.
Người ta bị phân tâm bởi tiếng con nít khóc, con nít la, con nít chạy và bố mẹ lon ton chạy theo, cho trò chơi rượt đuổi.
Người ta bị phân tâm bởi đang ngồi coi ca nhạc mà bị người mang đĩa đến hỏi “Mua không?”
Vậy, thành ra người ta không thả được hết hồn mình vào trong những gì diễn ra trên sân khấu.
Thế
nên ngay khi Khánh Ly kết thúc chương trình bằng một liên khúc Trịnh
Công Sơn từng làm nên tên tuổi Khánh Ly một cách tuyệt vời, thì hành
động đứng lên để tán thưởng người nghệ sĩ chỉ có được ở những người ngồi
ở hàng ghế đầu. Nó khác hẳn lần tôi xem cô trong chương trình Vết Lăn
Trầm của Thắng Đào. Tôi không quên cái không khí cả rạp hát đứng dậy để
vỗ tay khi chương trình kết thúc, cho những gì họ được chứng kiến, được
thưởng thức, tuyệt vời.
Nhớ
câu anh Nguyễn Tri Phương Đông viết trên một tấm hình tôi post trên
Facebook : “hiếm người được xin chữ ký khi bàn tay nổi xương và trán
ròng ròng mồ hôi thế này…” tôi cứ thầm tiếc, giá như ban tổ chức hãy cứ
bán vé, bằng vé cái DVD, rồi trao cái DVD free ngay khi người ta ra về,
thì người xem sẽ đến trong một tâm tình khác, có ý thức và trách nhiệm
hơn với việc mình làm.
Như vậy, chương trình Khánh Ly 50 năm sẽ đọng lại nhiều hơn, trong lòng nhiều người thật sự muốn xem.
Khánh Ly, con chim vẫn tha thiết ngày về
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2012-11-10
Khánh Ly dành cho Mặc Lâm của
RFA một cuộc phỏng vấn đặc biệt về những suy nghĩ, thao thức của chị
trước con đường về quê vẫn còn xa thẳm.
Mặc Lâm: Thắm
thoát mà đã ... mấy mươi năm... cái ngày mà chị đặt chân lên đất Mỹ
cũng gần trọn đời người... Người họa sĩ khi nhìn lại tranh mình thì phát
hiện thiếu chút ánh sáng chỗ này, một vết cọ không chính xác chỗ nọ.
Người làm thơ thì tiếc đã không dùng một chữ khác đắt ý hơn trong bài
thơ nào đó, còn là ca sĩ chị thấy điều gì đã qua mà mình không nắm được,
và nếu được làm lại thì chị sẽ thay thế hay sửa đổi những vuột mất ấy
là gì?
Khánh Ly: Trước
hết tôi rất cảm ơn quý đài đã nhớ đến tôi. Thưa anh và thưa quý thính
giả đang nghe đài, người ta thường nói âm nhạc là ngôn ngữ không có biên
giới, và âm nhạc đưa người ta lại gần với nhau. Trong những cảm nghĩ
rất tốt đẹp, nhân bản tôi không thấy loại nhạc nào xúi giục người ta
nuôi dưỡng hận thù.
Trong ý tưởng đó tôi luôn
luôn cảm thấy mình may mắn được thượng đế cho một tiếng hát, và đã nhiều
năm dùng tiếng hát này đi khắp nơi cũng không ngoài mục đích được nhìn
thấy qua tiếng hát của mình mà mọi người cùng ngồi lại bên nhau. Tuy
nhiên tôi cảm thấy hình như việc làm của mình chưa đủ. Nó rất nhỏ nhoi
đối với những niềm vui tinh thần rất cần thiết cho mỗi người, mà mỗi
ngày đang bị văn minh thế giới làm soi mòn dần. Soi mòn cả niềm tin, soi
mòn cả con người với nhau. Như vậy có phải rằng những tiếng hát luôn là
gạch nối giữa mọi người hay không?
Tôi luôn mong mỏi ngày nào
tiếng hát của mình còn được sử dụng thì tôi vẫn ở trong niềm hy vọng là
đưa mọi người ngồi lại với nhau.
Mặc Lâm: Tôi
tình cờ thấy một tấm ảnh đen trắng chụp khi chị còn rất trẻ, khoảng 18
hay hai mươi gì đó. Ở tấm ảnh này tôi cảm nhận được hơi hướm chiến tranh
lẩn khuất phía sau chị rất rõ... Cuộc chiến có ảnh hưởng gì tới gia
đình chị trước khi rời Việt Nam hay không?
Khánh Ly: Trong
gia đình tôi có anh em là chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa. Tôi có một người
anh đã bị thương rất nặng, và cả nhà tưởng anh đã chết khi anh theo binh
chủng của anh rời khỏi thành phố Huế. Nhưng rất may mắn mọi chuyện đều
ngưng ở đó và sau đó thì tôi ra đi.
Mặc Lâm: Thật
là may mắn vì dù sao thì gia đình chị chịu ít thiệt hại nhất trong
những gia đình Việt Nam thuở ấy. Thưa chị "Hội quán Cây tre" là nơi một
thời sinh viên chúng tôi rất thường tới nghe chị hát. Riêng tôi rất nhớ
hình ảnh lúc ấy, bởi khi hình dung ra nó thì chừng như một cuốn phim
quay thật chậm trong trí nhớ của những ngày Sài gòn cũ... Tôi không hiểu
chị còn có ký ức gì về những nghệ sĩ từng có mặt trong thời gian ấy hay
không?
Khánh Ly: Vâng,
tôi khởi đầu tại Hội quán Cây tre khi đi hát với anh Trịnh Công Sơn.
Phải nói từ lúc đó tôi mới được mọi người biết đến. Anh Sơn rất chú
trọng đến những sinh hoạt học đường, sinh viên và học sinh bởi vì rõ
ràng một điều giới học sinh sinh viên thời đó không phải là giới khách
của phòng trà. Đa số anh em sinh viên học sinh đều không có tiền cho nên
chúng tôi hát với tinh thần đến với anh em mà không có một lợi nhuận
nào cả.
Tuy nhiên chúng tôi chịu đựng
được vì tôi nghĩ rằng chúng tôi đến gần với anh em sinh viên học sinh
trong niềm hy vọng là quê hương đất nước sẽ thanh bình, sẽ có ngày không
còn tiếng súng nữa, Hội quán Cây tre khi thành lập được sự giúp đỡ của
các thầy thuộc phái võ Vovinam mà tôi nhớ rất nhiều đó là thầy Phong mà
bây giờ hình như thầy không còn nữa. Ở đó nhằm tinh thần phục vụ tất cả
anh em sinh viên học sinh, những người không có đủ điều kiện, khả năng
vào những phòng trà tráng lệ mỗi đêm để mà nghe nhạc. Ở đó chúng tôi
giới thiệu những tình khúc, những ca khúc da vàng của nhạc sĩ Trịnh Công
Sơn, những tình
khúc của Vũ Thành An, của Lê Uyên và Phương, của Từ Công Phụng, của anh
Ngô Mạnh Thu và tất cả các nhạc sỹ trẻ thời đó…
Chúng tôi được sự đóng góp
như của anh Ngô Mạnh Thu, chị Diễm Chi, Ngọc Minh, Lan Ngọc hay Hồng
Vân, những người có lòng với sinh hoạt cộng đồng, với sinh viên học sinh
cũng như mọi quân binh chủng thời đó.
Mặc Lâm: Thưa
chị bình thường thì người ta nhận ra rằng con chim không thể ở một chỗ
mãi. Tiếng hót của nó phải tung bay vào không gian rộng lớn hơn. Chị có
nghĩ tiếng hát Khánh Ly đã lan tỏa đủ với ước ao của một người xa xứ hay
không, khi mà thời đại Internet này, chỉ một tiếng than van là người ta
có thể nghe với khoảng cách cả đại dương...
Khánh Ly: Đủ
thì chưa đủ đâu! Người ta thường nói trời sinh ta có đôi chân để đi.
Nhà văn Nguyễn Tuân thì đi đến hết đời mà vẫn còn muốn đi. Anh Trịnh
Công Sơn cũng đi dữ lắm bởi vì không bao giờ ngừng lại một chỗ cả… Người
ta còn đi như thế huống chi là những tiếng hát… nó phải được bay bổng,
nó phải được lan trải qua tất cả sông suối, núi đồi, len lỏi trong thị
thành cũng như các vùng thôn quê. Ở tất cả mọi nơi tiếng hát đều cần
phải đi tới.
Có thể người ta không đi tìm
tiếng hát nhưng mà mình là người có tiếng hát thì mình đi tìm những
người nghe mình. Đó là điều rất quan trọng mà một người ca sĩ khi nào
còn có tiếng hát thì còn có nhu cầu đi tất cả mọi nơi để hát cho tất cả
mọi người nghe. Nơi nào cần tiếng hát thì tiếng hát phải lập tức có mặt
ngay!
Mặc Lâm: Ai
cũng có ngày về lại quê hương, về lại nơi chôn nhau cắt rún của mình.
Khánh Ly cũng là người Việt Nam cũng từng từ đó mà ra đi vì vậy sự trở
về là điều hiển nhiên. Câu hỏi đặt ra là khi có cơ hội cúi xuống hôn
mảnh đất yêu dấu và rồi cất tiếng hát thì bài hát nào sẽ được Khánh Ly
chọn? Có lẽ là Diễm Xưa chăng?
Khánh Ly: Thưa
anh, anh nói rất đúng: Diễm Xưa. Từ Diễm Xưa nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã
tháp cho tôi một đôi cánh và tôi đã bay bổng giữa những tình thương của
người Việt Nam trong và ngoài nước dành cho tôi. Dĩ nhiên là những ngày
tháng sẽ đi qua, kể cả đời người cũng sẽ qua nhưng Việt Nam thì một ngàn
năm nữa cũng còn đó.
Có lẽ người nào thì cũng phải
trở về mà thôi. Nếu không lúc này thì một lúc nào đó họ sẽ trở về để
nằm xuống. Dù có muộn màng đi nữa thì ít ra được nằm lại trên quê hương
của mình cũng là điều rất tốt, là mơ ước của nhiều người. Mặc dù không
phải là ai cũng sẽ sống và được như vậy nhưng nếu được thì một trong
những mơ ước của những con người có một quê hương, một tổ quốc thì ai
cũng mơ ước được trở về. Không có gì đẹp đẽ cho bằng sự trở về để có nơi
mở đầu thì xin được kết thúc tại cái nơi mở đầu đó. Đó là ước mơ.
Tôi hy vọng là không phải ước mơ chỉ của riêng tôi mà là ước mơ chung của tất cả những người được gọi là người…
Mặc Lâm: Xin cám ơn chị.
Vào ngày 25 tháng 9 năm 2012, ký
giả Ngọc Lan của báo Người Việt viết tin và loan báo trên Người Việt TV
rằng Khánh Ly "bận bịu" tháng 11, nhằm đính chính và chữa lửa "nhất
thời" tin tức đồn đại Khánh Ly về hát tại Việt Nam. Bây giờ, tháng 12
năm 2012 thì Khánh Ly tuyên bố "huỵch toẹt" rằng Khánh Ly sẽ về hát tại
Việt Nam. Mời quý vị bấm vào Link để xem và nghe Ngọc Lan nói tin:
| |||||||
|
Ký giả Ngọc Lan của báo Người Việt phỏng vấn để
"nâng bi" tối đa Khánh Ly vào thứ Bảy ngày 17 tháng 9 năm 2011, thế mà
bây giờ, vào ngày 1 tháng 12 năm 2012 thì cũng Ngọc Lan viết bài "chê
bai" và "tố khổ" Khánh Ly. Mời quý vị bấm Link dưới để xem và nghe cuộc
phỏng vấn trước kia:
Một phần các bài cũ của Ngô Kỷ viết về đề tài Khánh Ly:
Việt gian Khánh Ly tuyên bố về Việt Nam, lòi bộ mặt "úp úp mở mở" lâu nay
Little Saigon 10 tháng 11 năm 2012
Kính thưa Quý Đồng Hương,
Như mọi người tiên đoán là Việt gian Khánh Ly sẽ về Việt Nam làm show nhạc kỷ niệm 50 năm hát xướng, và hôm nay trên báo Người Việt đã đăng bài Khánh Ly công khai tuyên bố về hát tại Việt Nam. Thật ra việc Khánh Ly về hay ở chẳng có gì đáng quan tâm, vì ký sinh trùng có ở Mỹ hay về Việt Nam thì cũng chỉ là ký sinh trùng mà thôi. Điều đáng nói ở đây là Khánh Ly qua sự nối giáo của tập đoàn báo NgườiViệt và bọn Việt gian, chúng cố gắng đánh bóng và binh vực cho Khánh Ly, khiến cho một số người hời hợt, thiển cận, nhu nhược, "thấy người ta sang bắt quàng làm họ," và non kép về chính trị lại tin theo lời "thanh minh thanh nga" của chúng, bèn quay ra chỉ trích tôi là đi "chụp mũ" và
"vu oan giá họa" cho Khánh Ly.
Tôi nghĩ là những người "tối dạ" này sẽ sáng con mắt ra khi đọc cái bản tin báo Người Việt mà tôi đính kèm theo sau đây.
Vì đang phải đối đầu một số vấn đề liên quan đến đám Việt gian đang hoành hành quậy phá tại đây, nên tôi chỉ có thì giờ để xin gởi tóm tắt về bản tin mới nhất liên quan đến lời tuyên bố của con Việt gian Khánh Ly này.
Như lời hứa lần trước, trong thời gian sớm tới đây, trước khi Khánh Ly về Việt Nam, tôi sẽ bạch hóa đầy đủ hồ sơ và chứng minh con Việt gian Khánh Ly này có hành động trực
tiếp tiếp tay cho
cộng sản, chứ không chỉ hát hò những bản nhạc thân cộng của thằng Việt cộng Trịnh Công Sơn mà thôi.
Trong thời gian này, tôi khẩn thiết mong mỏi quý đồng hương khắp nơi hãy tẩy chay các đĩa DVD nhạc và các shows nhạc mà Khánh Ly sắp trình diễn nhằm đánh dấu 50 năm hát xướng của y thị, đặc biết show nhạc "Tạ Ơn Thiên Chúa và Đức Mẹ" vào ngày 30 tháng 11 năm 2012 tại Nhà Thờ Kiếng, thành phố Garden Grove, Nam California. Quý
vị ở xa xin gọi cho thân nhân ở Cali để giải thích cho họ biết về trò lưu manh và phản quốc của Việt gian Khánh Ly.
Trước khi nói đến chuyện đấu tranh chống cộng xa xôi hay đề cập đến các vấn đề lớn lao, đại sự, mong là tập thể người Việt tỵ nạn tại hải ngoại cần phải trừng trị và tiêu diệt bọn Việt gian đang nằm ngay trong nách cộng đồng.
Hy vọng quý "ông to bà lớn," quý ngài lãnh tụ cộng đồng đồng và quý vị lãnh đạo các tổ chức đấu tranh tại thủ đô tỵ nạn Little Saigon nói riêng, hãy lên tiếng và bày tỏ thái độ với con Việt gian Khánh Ly này. Trong nước dưới sự áp
bức, tù đày, giết chóc mà nhân dân mạnh dạn và uy dũng đứng lên đấu tranh, lẽ nào đang sống tại hải ngoại hưởng được tràn trê tự do và dân chủ, mà lại sợ hãi và khiếp nhược trước con Việt gian Khánh Ly này hay sao?!
Tôi xin đính kèm bài viết ngắn cũ mà tôi đã có dịp trình bày tháng trước về con Việt gian Khánh Ly này, để quý vị nào chưa đọc thì đọc, còn quý vị nào đọc rồi thì xin miễn chấp cho.
Mọi góp ý, xin liên lạc về ngokyusa2@yahoo.com
Mong sẽ gặp lại quý vị vào bài viết sắp tới. Xin quý vị lưu ý các chữ màu đỏ.
Trân trọng,
Ngô Kỷ
Khánh Ly: Mong kết thúc ở nơi bắt đầu Thursday, November 08, 2012 4:53:41 PM Tràn Đông Đức | ||||
NGƯỜI VIỆT ĐÔNG BẮC - Chương trình ca nhạc “Cám Ơn Người” tại Harrah's Philadelphia hôm Chủ Nhật, 4 tháng 11, 2012
đã giải tỏa những thắc mắc về ca sĩ Khánh Ly trước những lựa chọn sẽ về Việt Nam hát. Khác với những lần phỏng vấn trước đây,
Khánh Ly đã trả lời với ký giả BBC Việt Ngữ Lê Quỳnh rằng cô muốn “kết thúc ở nơi bắt đầu.”
“Cám Ơn Người” cũng chính là lời cám ơn của giới hâm mộ đến ca sĩ Khánh Ly để ghi nhận những đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam
trong suốt 50 năm qua. Người tổ chức chương trình, ông Nguyễn Thanh Hà đã dùng sân khấu này để vinh danh ca sĩ Khánh Ly:
“Cho dù những ngả rẽ sắp tới như thế nào thì ca sĩ Khánh Ly cũng vẫn luôn là một tượng đài lớn trong lòng người hâm mộ.”
Ca sĩ Khánh Ly cho biết đây là một quyết định khó khăn của cô lúc về già. Một mặt cô cảm thấy có một món nợ tinh thần đối với
những gì thuộc về hải ngoại. Một mặt có những tiếng gọi thân thiết từ bạn bè thân hữu bên trong không thể nào tránh né. Cho dù
cô không chủ động đến với quyết định này nhưng do thiện chí của những thân hữu ngày xưa đã dần dần hoàn thiện những bước
chọn lựa, có thể nói là rất quan trọng cho quãng đường cuối cuộc đời.
Và cũng như là một ý nguyện mang dấu ấn của lương tri khí chất “rất Khánh Ly,” ca sĩ sẽ có sự chuyển hướng về tư tưởng - sẽ dùng
tiếng
hát lúc cuối đời cho những công việc từ thiện và phụng sự đức tin tôn
giáo. Như là lời trần tình sâu thẳm trong tâm hồn và nhằm
bảo
chứng cho tấm lòng phục vụ nhân sinh và xã hội, Khánh Ly nói rằng phụng
vụ cho công việc từ thiện chính là lý do để cô cảm thấy
bình yên hơn trước những lời chỉ trích từ các phía trong cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại.
Ca
sĩ Khánh Ly đã để lại một di sản ca hát đồ sộ coi như là “Nhất Ðại Ca
Hậu” của Việt Nam tương tự như Ðặng Lệ Quân của thế giới
Hoa Ngữ giữa lằn ranh Quốc-Cộng như ở Trung Quốc-Ðài Loan trong thập niên 60-70. Cùng với tên tuổi của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn,
vận mệnh và tên tuổi của họ gắn chặt vào nhau một cách tràn đầy kịch tính hơn nữa. Trịnh Công Sơn chọn ở lại Việt Nam kêu gọi
“nối vòng tay lớn” trong lúc đó Khánh Ly sang Hoa Kỳ và trở thành một thành trì niềm tin mới.
Nhiều
ca sĩ đã về Việt Nam như Hương Lan, Chế Linh, Lệ Thu... Tuy nhiên,
trường hợp Khánh Ly có điều khác biệt. Ðúng ra cô là một di
sản
mang tính tượng đài nghệ thuật tiêu biểu trước năm 75 ở miền Nam. Khi
Khánh Ly về nước ca hát rồi thì nhiều người mang di sản
Việt Nam Cộng Hòa vẫn cảm thấy có sự mất mát nào đó không thể nói ra được.
Cũng
có người nói rằng, trường hợp Khánh Ly như một bình rượu ngon đã được
chưng cất gần 40 năm ở hải ngoại, càng để lâu (không về)
thì
càng quý. Không về nước thì đó sẽ như là bình rượu có giá trị mang tính
bảo tàng - kịch tính về lịch sử thật sẽ lưu lại cho nhiều hậu
thế trầm tư.
Nhưng ở một mặt khác, một thế giới khác của Việt Nam quốc nội cũng cần thưởng thức hương vị này. Ở vị trí của một ca sĩ muốn đem
dâng tiếng hát cho đời làm sao có thể kiên trì với khán giả hâm mộ mình mãi được.
Nhất Ðại Ca Hậu
Ở Ðài Loan, Ðặng Lệ Quân chết trẻ vào thập niên 90 cho nên không cần phải lựa chọn khi thị trường âm nhạc của Hoa Lục mở rộng
và
gọi mời. Khánh Ly của Việt Nam phải đối diện phải trào lưu văn nghệ
giữa hai làn sóng khán giả mới. Ở một vị trí rất mong manh của
người ca sĩ, không ai muốn làm mất mát khán giả của bên nào.
Nhưng tất cả vẫn còn là trong chữ “NẾU,” nếu không đặt cô vào vị trí quá khó xử. Những người tổ chức chương trình ở Việt Nam
cũng biết cô có những ưu tư và cố gắng hết sức sắp xếp những điều này.
Rồi cũng như là một sự sắp xếp khéo léo của đêm tổ chức chương trình “Cám Ơn Người,” một số nhân vật trong cộng đồng tại
Philadelphia đã có mặt và trao cho Khánh Ly những món quà kỷ niệm với ngụ ý nhắn gởi rằng, cho dù sau này sự nghiệp của Khánh Ly
có
chuyển hướng như thế nào thì 50 năm ca hát của cô vẫn là một kho tàng
nghệ thuật không thể nào phai nhạt. Người hâm mộ Khánh Ly
ghi nhận dấu mốc này.
Xem
Khánh Ly hát càng thấy rõ tố chất thiên phú có một không hai, tràn ngập
- vang dội, như làm tan vỡ không gian. Cho đến giờ này
nhiều người vẫn thắc mắc Khánh Ly và Trịnh Công Sơn ai làm nên tên tuổi cho nhau. Không có Trịnh Công Sơn thì không có Khánh Ly.
Ðiều này có thể đúng. Nhưng không có Khánh Ly thì chưa chắc họ Trịnh có động lực sáng tác nhiều vì Khánh Ly đã làm những ca khúc
lan tỏa ngoài kỹ thuật của một ca sĩ.
|
No comments:
Post a Comment