Những mục tiêu quan trọng của Hội nghị Trung ương 6
Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
2012-10-03
Khai mạc Hội nghị Trung ương 6 vào ngày 1 tháng 10 vừa qua, Tổng
bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa ra những mục tiêu quan trọng mà hội nghị cần
bàn thảo thực hiện về kinh tế, giáo dục, đất đai cũng như chấn chỉnh
đảng viên trong nỗ lực xây dựng đảng.
Tải xuống - download
Mặc Lâm bắt đầu loạt bài này trước tiên về vấn đề kinh tế với TS Lê Đăng Doanh, nguyên Cố vấn kinh tế cho Bộ KHĐT, giám đốc CIEM Viện Nghiên Cứu Quản lý Kinh tế Trung ương.
Chiến lược tăng trưởng bền vững
Trước tiên TS Lê Đăng Doanh cho biết nhận xét của ông về hội nghị lần này :
Việt Nam đã có quyết định là sẽ theo đuổi chiến lược tăng trưởng bền vững chứ không phải là tăng trưởng cao. Tăng trưởng lâu bền cho nhiều thế hệ chứ không phải chỉ có khai mỏ, bán các tài nguyên, bán đất, rồi đến các thế hệ sau thì sẽ không có tài nguyên, không có mỏ, không có đất để bán nữa thì không tăng trưởng được nữa. Và để thực hiện điều này thì có các yếu tố quan hệ hết sức chặt chẽ.
Một là vấn đề xã hội, có sự công bằng xã hội hay không. Người dân có cảm thấy là họ được tham gia, họ được thụ hưởng tất cả những tiến bộ hay không, hay là chỉ có một số người trở nên rất giàu có và được thụ hưởng rất nhiều, còn một số người thì bị gạt ra ngoài lề.
Việt Nam đã có quyết định là sẽ theo đuổi chiến lược tăng trưởng bền vững chứ không phải là tăng trưởng cao. Tăng trưởng lâu bền cho nhiều thế hệ chứ không phải chỉ có khai mỏ, bán các tài nguyên, bán đất, rồi đến các thế hệ sau thì sẽ không có tài nguyênĐiều thứ hai nữa cũng rất quan trọng đối với Việt Nam là vấn đề môi trường, tức là tăng trưởng nhưng vẫn bảo đảm môi trường xanh - sạch - đẹp. Bảo đảm tính đa dạng của thiên nhiên, bảo đảm tương lai vẫn sẽ có đủ đất nông nghiệp và có các yếu tố môi trường thuận lợi để cho người dân sinh sống. Không bị ốm, không bị mắc các bệnh do tác hại tiêu cực của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe như đang diễn ra.
TS Lê Đăng Doanh
Điều thứ ba có lẽ quan trọng nhất, đó là yếu tố kinh tế vĩ mô phải bảo đảm tăng trưởng cân đối, giảm được lạm phát, giảm nợ nước ngoài và muốn như vậy thì chắc chắn sẽ phải thực hiện dự án tái cấu trúc nền kinh tế mà trong đó có nhấn mạnh đến tái cấu trúc đầu tư công, tái cấu trúc các doanh nghiệp nhà nước, và tái cấu trúc hệ thống tài chính - ngân hàng. Mức tăng trưởng chắc chắn sẽ không còn có thể cao như là trước đây 8-9%, mà mức tăng trưởng sẽ phải hợp lý hơn. Phải cải cách từ thể chế đến bộ máy nhà nước
Mặc Lâm: Thưa Tiến Sĩ, có một câu mà chúng tôi nghĩ rằng tất cả các chuyên gia về kinh tế Việt Nam đều rất quan tâm, đó là vấn đề mà ông Trọng nói là tiếp tục sắp xếp đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, tức là các tổng công ty nhà nước. Theo TS qua một thời gian hoạt động lâu như vậy tất cả các doanh nghiệp nhà nước đều tỏ ra yếu kém rất là nhiều mặt, sắp xếp và đổi mới đã nhiều lần rồi mà vẫn không thành công thì lần này sắp xếp và đổi mới nữa thì hướng nào mở ra để cho nhà nước thấy rằng nên làm một điều gì đó cụ thể hơn, thưa TS?
Không thể cải cách doanh nghiệp nhà nước nếu không cải cách chính bộ máy nhà nước. Bộ máy nhà nước là cái đã đẻ ra chủ trương, đã đứng ra cho phép các doanh nghiệp hoạt động
TS Lê Đăng Doanh
TS Lê Đăng Doanh: Tôi xin nhấn mạnh Việt Nam đã bắt đầu cải cách doanh nghiệp nhà nước từ rất lâu rồi, hơn 50 năm rồi chứ không phải là ít, vì vậy cho nên cần phải tìm ra những nguyên nhân tại sao cải cách doanh nghiệp nhà nước lại chậm và lại không đạt được hiệu quả. Theo tôi là có một số yếu tố rõ ràng như thế này:
Một là không thể cải cách doanh nghiệp nhà nước nếu không cải cách chính bộ máy nhà nước. Bộ máy nhà nước là cái đã đẻ ra chủ trương, đã đứng ra cho phép các doanh nghiệp hoạt động. Rất nhiều doanh nghiệp thua lỗ thì doanh nghiệp ấy trước đó phải có người cho phép lập ra, rồi phải có người cho phép vay vốn nước ngoài, bây giờ không trả được nợ thì phải lấy ngân sách nhà nước ra để mà trả.
Tôi nghĩ rằng hiện nay đã hình thành lợi ích nhóm giữa một số quan chức nhất định nào đấy trong bộ máy nhà nước với một số quan chức trong doanh nghiệp nhà nước, và những người này họ không muốn cải cách doanh nghiệp nhà nước một cách mạnh mẽ và có hiệu quả. Họ vẫn muốn có sự can thiệp mặc dù Việt Nam từ rất lâu đã yêu cầu là phải tách bạch chức năng quản lý nhà nước tức là quản lý bằng pháp luật, quản lý đối với mọi công dân, đối với mọi doanh nghiệp, với chức năng quản lý của chủ sở hữu và quản lý của bộ và bộ quản lý ngành.
Mặc Lâm : Thưa Tiến Sĩ, trong nghị trình thảo luận thì Tổng bí thư cũng đưa ra một việc rất quan trọng, đó là đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và phát triển kinh tế tri thức. Giữa ba đề cương rất lớn này, theo Tiến Sĩ thì hiện nay Việt Nam có thể làm được theo như lời yêu cầu của ông Tổng bí thư hay không ạ?
Phải có sự thay đổi về thể chế, về bộ máy nhà nước, về việc sàng lọc và bổ nhiệm cán bộ. Nếu không có sự thay đổi đó thì không thể đạt được việc chuyển Việt Nam sang một nền kinh tế tri thứcTS Lê Đăng Doanh : Tổng bí thư đã có đề ra yêu cầu tái cấu trúc từ tháng 10-2011 và cho đến bây giờ là tháng 9-2012 thì lại đề ra yêu cầu đó một lần nữa. Gần một năm qua ít có tiến bộ trong hành động mặc dầu người ta đã nói rất nhiều. Báo chí Việt Nam không có ngày nào là không thấy nói đến tái cấu trúc kinh tế, tái cấu trúc ngân hàng...
TS Lê Đăng Doanh
Yếu tố ở đây tức là nền kinh tế tri thức. Để bảo đảm có nền kinh tế trí thức thì Việt Nam sẽ phải phát triển khoa học công nghệ, sẽ phải phát triển giáo dục đào tạo, và sẽ phải bảo đảm trọng dụng người tài chứ không phải như lmột lần chính TBT Nguyễn Phú Trọng cũng đã nói hiện nay có tệ thứ nhất là hậu duệ, thứ nhì là quan hệ, thứ ba là tiền tệ, thứ tư mới đến trí tuệ.
Phải có sự thay đổi về thể chế, về bộ máy nhà nước, về việc sàng lọc và bổ nhiệm cán bộ. Nếu không có sự thay đổi đó thì không thể đạt được việc chuyển Việt Nam sang một nền kinh tế tri thức. Đấy là điều rất cần thiết. Hết sức đáng mừng là TBT đã có bổ sung, nhưng nếu như không cải cách chính bộ máy nhà nước thì cũng không cải cách được doanh nghiệp nhà nước, và cũng sẽ không thực hiện được nền kinh tế tri thức.
Mặc Lâm : Xin TS một câu hỏi nữa là TBT có nhấn mạnh đến việc lập lại Ban Kinh Tế Trung Ương, theo ông thì việc lập lại Ban này có giúp ích gì được trong hoàn cảnh hiện nay hay không, thưa Tiến Sĩ?
TS Lê Đăng Doanh : Theo tôi hiểu thì bây giờ Bộ Chính Trị và Trung Ương Đảng có nhu cầu cần một ban như vậy để kiểm soát rõ ràng và chi tiết hơn, kịp thời hơn, phát hiện ra các vấn đề kinh tế sớm hơn đối với các hoạt động củachính phủ. Trong thời gian vừa qua thì rõ ràng không có Ban Kinh Tế nên việc nghiên cứu, theo dõi đã có phần không được kịp thời. Chưa được sâu sắc và lãnh đạo bên Đảng cũng chưa kịp thời phát hiện được những vấn đề theo con đường nghiên cứu độc lập của mình, bởi vì chỉ dựa theo báo cáo của chính phủ.
Mặc Lâm : Vâng. Một lẫn nữa xin cảm ơn TS Lê Đăng Doanh rất nhiều.
TS Lê Đăng Doanh : Vâng. Xin cảm ơn ông.
Quý vị vừa theo dõi bài đầu tiên về Hội nghị Trung ương 6, bàn về vấn đề kinh tế. Mời quý vị theo dõi bài thứ hai về nội dung chỉnh đốn và xây dựng đảng tại hội nghị cũng do Mặc Lâm thực hiện trong lần phát thanh tới.
No comments:
Post a Comment