Wednesday, October 17, 2012

From: thanh truong <>To:KimAnh.NaUy
.Bí ẩn của kỳ nam: Đau thương dó biến thành trầm.
(VTCHT News) - Theo lời đồn thì một kg kỳ nam, chỉ là gỗ và tinh dầu mà có giá tới 9 tỷ đồng, đắt hơn cả vàng ròng. Vậy kỳ nam là thứ gì và dùng để làm gì mà đắt khủng khiếp như vậy?

Tin liên quan
Đứng bên cây dó bầu trồng trước nhà, GS-TS Đinh Xuân Bá nói câu rất hình ảnh: “Trong đau thương dó biến thành trầm”. Sự hình thành của trầm, kỳ khiến con người suy tư về lẽ sinh tồn. Theo dân gian, cách tạo trầm, kỳ của cây dó rất đặc biệt. Theo đó, hương trời theo gió quấn quýt thân cây dó bầu. Thứ hương trời đó cứ ngấm dần vào da, ăn dần vào thịt cây. Trầm, kỳ chính là thứ hương trời thấm đẫm trong lõi cây dó. 
Sự bí ẩn của kỳ nam:  Đau thương dó biến thành trầm
GS. Đinh Xuân Bá và công nhân trong trang trại dó bầu của ông ở Hà Tĩnh. 
Chuyện khác kể rằng, do thân cây dó bị bọng, loài ong, kiến làm tổ ở đó, tha mật về ăn. Hương mật ngấm vào thịt cây dó lâu ngày rồi hòa trộn với nhựa cây mà kết thành trầm hương, kỳ nam.Đấy là chuyện kể của dân gian, còn khoa học đã lý giải cặn kẽ quá trình tạo trầm. Trầm hương và kỳ nam là sản phẩm đặc biệt nằm trong lõi của cây dó bầu. Nhưng không phải cây nào cũng cho trầm. Cả ngàn cây mới có một cây cho trầm, cả triệu cây mới có cây cho kỳ. Những cây cho trầm, kỳ thường là những cây bị thương tích. Khi cơ thể cây dó bị thương, cây sẽ tiết ra nhựa để bảo vệ vết thương, và thứ nhựa đó là trầm, kỳ.
Sự bí ẩn của kỳ nam:  Đau thương dó biến thành trầm
Cây dó bầu trên trăm năm tuổi ở Tiên Phước, Quảng Nam. 
Việc cây dó tạo trầm như thế nào vẫn là điều bí hiểm, đã có cả trăm lý giải, song chưa lý giải nào hoàn thiện. Tuy nhiên, theo GS. Đinh Xuân Bá, qua nghiên cứu tài liệu từ các nhà khoa học đầu ngành về trầm, kỳ ở nước ngoài thì nhiều khả năng trầm là một bệnh phẩm hay sản phẩm của sự nhiễm bệnh. Nói cách khác, nó là sản phẩm của phản ứng tự vệ của cây chống lại sự nhiễm bệnh. Nếu chỉ giải thích như vậy thì cây dó bầu nào cũng có thể cho trầm, kỳ nếu cây bị thương tích. Mà để cây bị thương tích, là chuyện rất đơn giản. Một người khua dao múa kiếm trong một ngày có thể khiến cả ngàn cây dó thương tích đầy mình. 
Sự bí ẩn của kỳ nam:  Đau thương dó biến thành trầm
Vết thương trên những cây dó bầu có thể tạo trầm. 
Ngoài vết thương, thì sự hình thành trầm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: loài cây dó, thổ nhưỡng và thảm thực vật nơi cây dó sống, cây bị thương tích ở chỗ nào, do nguyên nhân nào, cây bị nhiễm vi khuẩn, nấm mốc hoặc nhiễm các loài ký sinh nào trên gỗ và đặc biệt là năng lực tạo ra phản ứng miễn dịch của cây dó... Chính vì có nhiều yếu tố tác động mới khiến cây dó bầu hình thành trầm nên trong điều kiện tự nhiên rất khó để có thể tìm thấy một cây dó bầu cho trầm.Cùng với việc nghiên cứu các tài liệu khoa học nước ngoài, GS. Đinh Xuân Bá cũng thường xuyên gặp gỡ những người trực tiếp đi tìm trầm để tìm hiểu thực tế. Những người có kinh nghiệm tìm trầm giải thích với ông rằng, những cây dó bầu nào cao 30-50m, lá đã vàng và nhỏ dần, thân cây có nhiều u bướu như tổ kiến, hoặc gốc có gò mối đóng thì cây dó đó có thể cho trầm hoặc cả trầm lẫn kỳ. 
Sự bí ẩn của kỳ nam:  Đau thương dó biến thành trầm
Một cục kỳ nam xịn, đắt hơn cả vàng ròng. 
Khi gặp những cây dó bầu có đặc điểm đó, người ta sẽ chặt hạ cây, đào hết cả rễ rồi xả nát ra để tìm trầm. Trầm, kỳ có thể ở ngọn cây, thân cây, gốc cây, thậm chí ở rễ cây.Cũng có khi, bằng những kinh nghiệm dân gian, không cần thấy cây dó bầu, nhưng nghi ngờ quanh vùng từng có dó bầu, họ cũng tiến hành đào bới dưới lòng đất để tìm trầm, kỳ. Nếu cây dó bầu từng có trầm, nhưng cây đã chết, mục ruỗng, bị phân hủy hoàn toàn từ cả trăm năm trước, thì trầm, kỳ sẽ vẫn còn tồn tại trong lòng đất. 
Sự bí ẩn của kỳ nam:  Đau thương dó biến thành trầm
Kỳ nam loại chất lượng khá. 
Giới tìm trầm thường gắn những truyền thuyết, thần thoại vào thứ gỗ đặc biệt này. Họ tin rằng, trầm, kỳ là hóa thân của vị thần Thiên Y Ana. Vì thế, trước khi đi tìm “vị thần”, họ thường ăn chay mấy ngày, ngủ riêng với vợ, không gây gổ đánh nhau, không có ý nghĩ xấu. Tìm thấy cây dó bầu rồi, họ thường nhịn đói để giữ mình thanh khiết, tắm rửa sạch sẽ dưới suối, cúng thần rừng để tạ ơn trước khi hạ cây.Trầm hương và kỳ nam đều hình thành trong lõi cây dó bầu và có cơ chế hình thành gần như nhau. Nếu tích tụ tinh dầu đậm đặc thì là kỳ. Do đó, kỳ nam nặng hơn trầm hương. Việc phân biệt trầm hương và kỳ nam vừa dễ lại vừa khó. Với trầm hương loại 4, loại 5, thì có thể phân biệt dễ dàng, nhưng trầm hương loại 1 thì chả khác gì kỳ nam, thậm chí, trầm hương loại 1 cũng chính là kỳ nam.
Sự bí ẩn của kỳ nam:  Đau thương dó biến thành trầm
Kỳ nam chất lượng thấp. 
Các nhà khoa học phân biệt dựa vào chiết xuất tinh dầu và các nghiên cứu đo đạc cụ thể, song giới mua bán, săn trầm thì dựa vào kinh nghiệm dân gian. Trầm hương có vị cay, hơi đắng, mùi thơm nhẹ nhàng, khi đốt khói lên hình vòng rồi tan nhanh trong không khí. Kỳ nam có đủ vị cay, chua, đắng, ngọt. Kỳ nam chứa đậm đặc tinh dầu nên khi cháy khói lên thẳng và cao, bay lững lờ trong không khí rất lâu.Tôi hỏi liệu trầm, kỳ có phải dược liệu hay không, GS – TS Đinh Xuân Bá lắc đầu không chắc chắn, vì chưa có nghiên cứu cụ thể về lĩnh vực này, cũng chưa thử nghiệm lâm sàng. Tuy nhiên, một số sách cổ có nhắc đến tác dụng chữa bệnh của trầm hương. 
Sự bí ẩn của kỳ nam:  Đau thương dó biến thành trầm
 
Sự bí ẩn của kỳ nam:  Đau thương dó biến thành trầm
Chế tác trầm hương, kỳ nam. 
Theo đó, các thầy thuốc dùng trầm hương làm thuốc bổ thận, tráng dương, tăng cường chức năng tiêu hóa, điều trị tiêu chảy, chống nôn mửa, hen suyễn, đau bụng, khó thở, thấp khớp. Ngoài ra, trầm hương còn có tác dụng giảm đau, hạ sốt, tăng sức đề kháng cho phụ nữ sau khi sinh.Kỳ nam cũng có một vài tác dụng như trầm hương, như lợi tiểu, chữa đau đầu, đau bụng, tiêu chảy, cảm mạo…Với những khả năng phòng và chữa bệnh như vậy, nên đồng bào ở vùng có trầm kỳ thường sắc loại dược liệu này với nước uống hàng ngày như trà. Một số làng bản ở vùng cao tỉnh Khánh Hòa, đồng bào còn dùng cả cục kỳ nam bọc vào tấm vải treo ở cửa sổ với ý nghĩa trừ tà khí. Trẻ em thì được đeo một miếng ở cổ hoặc tay và người ta xem đó như "bùa hộ mệnh".
Sự bí ẩn của kỳ nam:  Đau thương dó biến thành trầm
Mẩu kỳ nam nặng 42,6g, được định giá 1.883USD. 
Trong các sách Đông y còn nói cả đến tác hại của trầm, kỳ. Theo đó, những phụ nữ mang thai mà uống tinh dầu trầm, kỳ sẽ bị trụy thai và những người suy nhược, suy gan, hỏa tính mà dùng trầm, kỳ sẽ có hại cho cơ thể...  GS – TS. Đinh Xuân Bá cũng thử ngâm trầm hương với rượu để dùng, song thực sự chất lượng và tác dụng thế nào thì chưa thấy rõ. Hiện ông mới chỉ dùng trầm hương vào 2 việc là làm nhang và chiết tinh dầu ngửi cho… vui. Ông thường làm đủ các loại hương vòng, hương que và những thỏi hương bé xíu, ngắn như đầu lọc thuốc lá tặng mọi người đốt cho thơm nhà. Ngoài ra, ông cũng thường xuyên tặng mọi người những lọ tinh dầu trầm nhỏ bằng ngón tay và tặng luôn chiếc máy phát tán hương trầm. Khi cắm điện, chiếc máy sẽ phát tán tinh dầu khiến căn phòng thơm mùi trầm. Với người Việt, trầm, kỳ chỉ có những tác dụng vô cùng đơn giản như vậy mà thôi. Vậy người nước ngoài mua kỳ nam để làm gì mà chúng đắt hơn cả vàng ròng, trị giá đến gần chục tỷ đồng/kg? 

----- Forwarded Message -----
From: NQDinh <>
Sent: Monday, October 15, 2012 11:14 AM
.Trầm Kỳ Nam Khánh Hòa.

Trùm đầu nậu kỳ nam: Bí kíp trần ai
Không phải cư dân nghề trầm kỳ nào ở Vạn Thắng cũng rành rẽ các phi vụ và ngón đòn làm ăn của ông trùm Tý K.

Trùm đầu nậu kỳ nam: Bí kíp trần ai khoai củ

Thứ Hai, 15/10/2012
(Tin tuc Nha Trang) 
- Hạ tuần tháng 9, khi cơn sốt kỳ nam ở khu vực thung lũng Ô Kha thuộc địa phận huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa đến hồi cao trào, chúng tôi đã có mặt tại hiện trường và "khớp" trước cảnh cả ngàn con người từ khắp các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Quảng Nam, Đà Nẵng… ùn ùn đổ về "thung lũng tử thần" nuôi mộng được "Bà Cô” ban lộc. “Bà Cô” là Thánh Mẫu Thiên Y A Na mà theo truyền thuyết từng hóa thân vào một gốc kỳ nam trôi dạt trên biển.
Hành trình theo bước chân dân cuồng vọng "lộc Bà Cô" của dân đi điệu sau đó đã đưa chúng tôi rời núi rừng Khánh Sơn, tìm đến thị trấn Vạn Giã (huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) - vùng đất nổi tiếng với câu: "Cây quế thiên thai mọc ngoài khe đá/ Trầm nơi Vạn Giã hương tỏa sơn lâm". Không chỉ nổi tiếng là vùng đất có trữ lượng trầm kỳ lớn, chất lượng cao, Vạn Ninh còn là nơi có nhiều dân đi điệu được xem là nhất Việt Nam, có cả một ông trùm chuyên thu gom trầm kỳ với mỗi phi vụ lên đến hàng chục tỉ đồng…
Qua nhiều mối mang, chúng tôi "may mắn" lọt vào "tổng hành dinh" của ông trùm trầm kỳ nơi đất Vạn để từ đó "tỉa" được nhiều bí mật liên quan đến các thủ thuật hốt bạc tỉ của ông trùm này, mới hay các ngón đòn làm ăn được xem như “bí kíp trần ai” mà trùm Tý K. áp dụng khá hiệu quả.
Sự kiện thung lũng Ô Kha bị bước chân của hàng binh đoàn dân điệu giẫm nát khiến núi rừng đổ lệ bắt nguồn từ bật mí của một bậc cao niên trong nghề đi điệu người xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Dân đi điệu kể cho nhau rằng khi lâm trọng bệnh, biết mình khó qua khỏi, bậc cao niên nọ đã gọi con trai tới và trối trăng rằng hơn 2 thập niên trước ông đã được “Bà Cô” ban lộc tại vùng rừng thuộc thung lũng Ô Kha. Với kinh nghiệm của người nhiều năm "ngậm ngải tìm trầm", bậc cao niên nọ quả quyết với con nếu chịu khó tìm, có thành tâm thành ý sẽ lay được từ tâm của “Bà Cô”.
Trùm đầu nậu kỳ
 nam: Bí
 kíp trần ai, Tin tức trong ngày, dau nau ky nam, tram, ky nam, trung tram, trung ky nam, san tim ky nam, thao moc quy, thao duoc quy, tim tram, tim ky nam, uoc mo doi doi, tham vong doi doi, bao, tin hay, tin hot, tin tuc, vn
Nhóm điệu Tám Nghĩa lúc dừng chân ở đèo Rù Rì
Làm theo lời cha, người nọ rủ thêm 3 người khác quần nát hàng tháng trời ở thung lũng Ô Kha và sau bao khó nhọc, nhóm dân điệu xứ Quảng đã tìm thấy khối trầm hương nặng khoảng 7kg, dài 1,5m. Sau khi bán được số tiền hơn 50 tỉ đồng và chia cho nhau, nhóm nọ bí mật về lại thung lũng Ô Kha mót kỳ và trúng hàng chục ký. Thông tin sốt dẻo ấy rộ lên, vì sợ dân điệu các nơi "hốt xác" nên đám dân điệu xứ Quảng kia đã bí mật rời địa phương, đến nay chẳng ai biết gì tung tích của họ.
Những ngày bám thung lũng Ô Kha, chúng tôi ghi nhận đủ chuyện buồn quanh cơn sốt kỳ nam. Vì khát vọng được “Bà Cô” ban lộc, nhiều người bỏ lại vợ con, gác ngang chuyện đồng áng, gom góp vay mượn, bất chấp đói khát, bất chấp bệnh tật, thú dữ và sự ngăn chặn của các cơ quan chức năng huyện Khánh Sơn, lén lút chẻ rừng, tiến vào chốn rừng sâu nước độc kiếm tìm vận may. Để kiếm được những khối kỳ bạc tỉ, người ta cùng nhau nạy bật những khối đá, gốc cây đại thụ khổng lồ, khiến núi rừng tan hoang, tiêu điều.
"Cái nghề đi điệu này muốn được Bà Cô ban lộc thì phải thành tâm, phải chịu khó, chịu khổ hơn người mới được" - Hùng, 34 tuổi, người huyện Đại Lộc, Quảng Nam, lúc ngồi nghỉ xả hơi sau khi cùng nhóm chiến hữu hơn chục người lần theo một gốc cây nghi có trầm kỳ mà bật ngửa khối đá nặng hơn 5 tấn, thổ lộ. Lời qua lời lại, bất chợt Hùng chép miệng thở than: "Sắp khô máu rồi. Điệu này phải về Vạn Giã xin anh Tý K. bơm cho chút đỉnh để tiếp tục bám hiện trường. Đang lúc dầu sôi lửa bỏng, đã cất công mò lên đến đây, vào đúng vùng rừng trọng tâm mà bỏ cuộc coi như công cốc".
Nghe cánh dân điệu như Hùng nhắc đến cụm từ "Tý K." với chất giọng kính nể, tôn sùng, chúng tôi hỏi tới và được cả thảy cho biết Tý K. chính là đại gia thứ dữ ở "xứ trầm hương". Tý trước đây cũng là dân đi điệu, sau với đầu óc nhạy bén đã bỏ nghề, chuyển sang buôn trầm kỳ. Nhờ được "tổ đãi" nên chỉ sau vài phi vụ Tý đã đổi đời, ngoi lên làm ông trùm, sẵn sàng thu mua kỳ nam với số lượng không giới hạn.
"Anh Tý năm nay cũng ngấp nghé 50, dáng bệ vệ. Ảnh tốt lắm, mã thượng lắm, chơi rất đẹp với anh em. Khi nào vào rừng mà “khô máu” thì cứ đến tìm ảnh nói rõ sự tình, chắc chắn ảnh sẽ “bơm máu” ngay. Cũng nhờ được ảnh “tiếp máu” nên nhiều thằng mới có sở hụi mà vào rừng và may mắn được Bà Cô ban lộc" - một dân điệu tên Thùng, người xã Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh thổ lộ.
Lần theo thông tin về đại gia làng trầm Tý K. từ cánh dân điệu, càng vào sâu càng rõ đây quả là ông trùm thứ thiệt, một ông trùm lắm tiền có thật chứ không phải lời đồn. Đầu tháng 8/2010, nhóm nông dân ở thôn Nghĩa Tây, xã Đại Nghĩa, huyện Đại Lộc (Quảng Nam) gồm Phạm Chính, Phạm Ngọc Vương, Nguyễn Sấm, Võ Lanh, Nguyễn Hưng, Võ Quốc Tuấn, Võ Hồng Liên… tranh thủ lúc nông nhàn rủ nhau “ngậm ngải tìm trầm” ở Gia Lai trúng được khối kỳ nam nặng đến 13kg tại khu vực vùng rừng giáp ranh giữa 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum (làng Tăng, xã Lơ Ku, huyện Kbang, Gia Lai).
"Sau khi ăn hàng, nhóm người này mang xuống Vạn Ninh chào bán và được đầu nậu xứ trầm là Tý K. thuận mua với giá 32 tỉ đồng, chia mỗi người được 3,2 tỉ đồng. Mò vào rừng Lơ Ku với hy vọng "mót lộc" mong manh nhưng nhóm 15 dân điệu khác cũng người thôn Nghĩa Tây, xã Đại Nghĩa đã được Bà Cô ban lộc. Sau khi bán cho đại gia Tý K., mỗi người chia nhau 800 triệu đồng. Tính ra họ trúng khối kỳ nam trị giá đến 12 tỉ".
Hơn 20 năm đi điệu khắp núi rừng các tỉnh miền Trung nhưng chưa có cái duyên được “Bà Cô” ban lộc nên Tám Nghĩa, người xã Ninh Ích, huyện Ninh Hòa.. rất cay cú khi hay tin ai đó trúng trầm kỳ giá bạc tỉ. Cũng vì cay cú nên Tám không bao giờ bỏ sót, luôn cập nhật những tin nơi đâu, ai đó trúng trầm kỳ. Nhờ vậy mà Tám rất rành rẽ những phi vụ giao dịch kỳ nam với số tiền tỉ. Gặp nhau lúc nghỉ mệt tại khu vực đèo Rù Rì (Nha Trang), Tám thổ lộ mò đến Khánh Sơn kiếm tìm vận may từ “Bà Cô” nhưng bị lực lượng chức năng huyện Khánh Sơn chốt chặt từ vòng ngoài, không thể vào rừng nên đành ngậm ngùi trở về cùng các chiến hữu thân quen.
Khi nhắc đến cái tên Tý K., Tám tuôn một mạch: "Tháng 8/2010, phải nói là đại gia này hốt đậm. Không chỉ thu gom hàng từ dân Quảng Nam, cuối tháng 8 năm đó, Tý cũng gom kỳ nam của dân Vạn Phú. Chuyện là cha con ông Nguyễn Ân ở thôn Tân Phú (xã Vạn Phú, huyện Vạn Ninh) lúc đi bẫy thú rừng ở huyện Kong Choro (Gia Lai) đã trúng khối kỳ nặng hơn 7kg bán được 10 tỉ đồng. Biết được tin ấy, hàng trăm người mò lên đó mót tìm và lại trúng, bán được gần 12 tỉ đồng".
Kiểm tra lại thông tin về các vụ trúng kỳ nam theo thổ lộ của Tám, mới thấy Tám không phải là dân nói phịa. Cũng nhờ sự tận tình của Tám mà sau đó chúng tôi lọt được vào tư dinh của ông trùm Tý K. tại xã Vạn Thắng. Đại bản doanh của ông trùm trầm kỳ nức tiếng khắp các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên rộng mênh mông, nhà có vườn cây đại thụ mỗi cây nghe đâu trị giá cả tỉ đồng, có cả canô, có những chuồng nuôi chim đại bàng thuộc loại khủng.
Nhưng ấn tượng nhất là những bộ bàn ghế bằng cây rừng khổng lồ, rồi đầu sơn dương, bò rừng… treo khắp nhà. Chỉ quan sát đến đây thì chúng tôi không dám "láo liêng" bởi ánh nhìn tỏ vẻ khó chịu của một số người thân quen của Tý K.
"Đi đâu đây?" - một phụ nữ dáng gầy, ra vẻ quyền lực, hất hàm hỏi. Được Tám Nghĩa "mớm" từ trước nên chúng tôi làm ra vẻ thản nhiên: "Tụi em hổm rày ở Khánh Sơn nhưng vì khô máu, hết tiền ăn tiền uống nên về tìm gặp anh Tý nhờ bơm chút máu để tiếp tục bám trụ".
Có vẻ nhưng chúng tôi đọc trúng câu thần chú nên người phụ nữ nọ giãn mặt, chị ta xởi lởi cho biết muốn chờ thì cứ chờ chứ "ông trùm" không có ở nhà. Hỏi xin số điện thoại, chị này lắc đầu bảo khi "xuất gia", chẳng ai có thể liên lạc được với Tý, chỉ Tý thích muốn liên lạc ai thì người đó nhận được cuộc gọi, thế thôi!
Mò ra sau nhà, chúng tôi gặp đám đông gần chục dân điệu kẻ đứng, người nằm dài trên võng với balô, bao bịch lổn ngổn. Chưa kịp mở miệng, tưởng chúng tôi là dân đi điệu, một trong đám người kia e hèm hỏi: "Tìm anh Tý hả, ảnh đi đâu rồi, chắc đang ở Khánh Sơn. Tụi này cũng đang đợi ảnh về bơm cho chút máu để lên đó lại nè".
Trùm đầu nậu kỳ nam: Bí kíp trần ai, Tin tức trong ngày, dau nau ky nam, tram, ky nam, trung tram, trung ky nam, san tim ky nam, thao moc quy, thao duoc quy, tim tram, tim ky nam, uoc mo doi doi, tham vong doi doi, bao, tin hay, tin hot, tin tuc, vn
Bộ bàn ghế khủng trong nhà ông trùm này
Chẳng thể moi được thông tin gì khác từ tư dinh của đại gia Tý K., chúng tôi lân la tìm gặp những dân đi điệu nay tuổi cao sức yếu chẳng thể lội rừng hỏi chuyện về "ông trùm". Dân đi rừng sống khá phóng khoáng, cởi mở như người miệt biển nên các lão niên làng điệu trò chuyện chẳng chút ngại ngùng: "Giờ mà chú tìm thằng Tý sao mà gặp được. Những lúc sốt như vầy có khi nào hắn ở nhà đâu. Hắn lo tung quân nắm thông tin, hễ nghe ai trúng kỳ là tiếp cận để tiến hành giao dịch" - ông cụ tên Mười, cho biết.
Theo ông Mười và nhiều cư dân xã Vạn Thắng, ngày thường thì gặp Tý K. thoải mái nhưng khi sốt trầm kỳ, muốn gặp còn khó hơn ăn ớt vì hành tung Tý lúc này rất bí hiểm. Bí hiểm bởi kỳ nam là mặt hàng quốc cấm, việc mua bán nếu bị cơ quan chức năng phát hiện sẽ bị tịch thu. Mà mỗi thương vụ kỳ nam lên đến hàng tỉ, hàng chục tỉ đồng, nếu bị hốt thì coi như Tý và có khi dân trúng kỳ mất trắng, nên Tý kín tiếng lắm.
"Dân đi điệu có một quy luật bất thành văn là rất kín tiếng. Nếu trúng trầm trúng kỳ là họ giấu kín như bưng và biến biệt khỏi địa phương nhằm giữ lại địa bàn đặng mót lần sau, phần nhằm tránh nạn bị người ta gí dao vào cổ bắt khai chỗ trúng kỳ, hay sát hại để cướp kỳ, cướp tiền, xin đểu… Thường thì khi trúng kỳ nam, người ta bán cho Tý. Vụ trúng kỳ ở Khánh Sơn vừa rồi, nghe đâu đám người Đại Lộc không bán cho Tý mà bán cho đại gia người Đài Loan. Bị vuột mất miếng mồi ngon nên Tý nó tức, nó mới bắn tin cho nhiều người biết để khi ai đó trúng kỳ mang bán cho nó. Từ đó mới xảy ra sốt" - một dân điệu đề nghị "ém tên", bật mí.
Trùm đầu nậu kỳ nam: Bí kíp trần ai, Tin tức trong ngày, dau nau ky nam, tram, ky nam, trung tram, trung ky nam, san tim ky nam, thao moc quy, thao duoc quy, tim tram, tim ky nam, uoc mo doi doi, tham vong doi doi, bao, tin hay, tin hot, tin tuc, vn
Nhóm dân điệu chờ “bơm máu” trong dinh thự của ông trùm Tý K.
Cũng theo tay điệu lão làng kia, nắm bắt được tâm lý của dân trúng kỳ khi có được báu vật trong tay thường muốn bán nhanh để lấy tiền, sợ giữ càng lâu càng nảy sinh nhiều bất trắc nên con buôn kỳ nam kiểu đại gia thường hay ép giá: "Như khối kỳ 7kg mà cha con ông Nguyễn Ân bán được 10 tỉ đồng thực giá phải đến 40 tỉ và có khi hơn. Chẳng hạn khối kỳ nam 7kg vừa rồi tại Khánh Sơn mấy đại gia ở Đài Loan mua hơn 50 tỉ đồng. Điều đó cho thấy Tý hốt bạc như thế nào sau mỗi phi vụ trúng kỳ nam…
Nhiều đứa muốn vào rừng kiếm trầm kỳ nhưng hết tiền mò đến thằng Tý xin xỏ và được cho chút đỉnh, tụi nó ca tụng thằng Tý tận mây xanh. Có biết đâu đó chính là cái bẫy mà đại gia giăng để trói tụi nó. Bởi khi hàm ơn như vậy, tụi kia nếu ăn được hàng sẽ bán cho Tý, hay nếu biết được thông tin gì cũng sẽ nôn cho Tý biết…".
Chiều chạng vạng, tay điệu lão làng nọ khép lại câu chuyện với lời hứa khi nào có dịp sẽ kể cho chúng tôi nghe những xảo thuật, góc khuất trong nghề đi điệu và của dân buôn kỳ nam. Đường về, chúng tôi nhớ mãi câu chép miệng của tay điệu lão làng rằng dân điệu ai khổ ai thảm không biết chứ với con buôn thứ dữ như Tý K., chỉ có ngày càng giàu hơn mà thôi. Giàu nhờ ép giá, nhờ "chơi chiêu" với những kẻ bán mạng săn “giọt máu rừng”!


No comments:

Post a Comment