Mỹ trừng phạt Iran, Trung Quốc nóng gáy dầu mỏ
(Quốc phòng) - Dù bị coi là vi phạm sản xuất, chế tạo vũ khí hạt nhân hay là ủng hộ khủng bố, nhưng chính lập trường chống Mỹ của Iran một cách quyết liệt mới là nguyên nhân chính trị cơ bản nhất khiến Mỹ phải thực hiện chính sách lật đổ chính phủ Iran bằng rất nhiều biện pháp, trong đó có cấm vận.
Hành động bá quyền kiểu Mỹ.
Mỹ đã tiến hành cấm vận Iran từ lâu, đó là cấm vận dầu mỏ, cấm vận thương mại hàng hóa và dịch vụ, cấm vận tài chính.
Mặc
dù phạm vi cấm vận rộng, biện pháp cấm vận rất nghiêm khắc, nhưng do
đối tượng thực thi chủ yếu là người Mỹ, tổ chức trong nước Mỹ, mà có
rất ít chủ thể là nước ngoài cho nên Iran vẫn có thể giao lưu thương
mại với nước ngoài.
Nước
ngoài có thể nhập khẩu dầu của Iran không hạn chế mà chẳng bị chính
sách cấm vận của Mỹ trừng phạt. Iran vẫn có thể kiếm lợi và sinh tồn từ
thương mại dịch vụ, hàng hóa và tài chính quốc tế.
Chính
sách cấm vận của Mỹ trước đây do không hiệu quả như vậy, nên Iran
không sợ, họ càng ngày càng tỏ thái độ cứng rắn hơn với Mỹ, bất chấp sự
đe dọa của Mỹ và EU.
Thời gian gần đây, Trung Quốc liên tục diễn tập đổ bộ và đánh chiếm đảo nhằm thể hiện sức mạnh quân sự của mình. |
Trước
tình hình đó, rút kinh nghiệm những kẽ hở của chính sách cấm vận
trước, Mỹ ra đòn tiếp theo bằng cách từ tháng 11/2011, hàng loạt quy
định pháp luật bổ sung để chống Iran có hiệu quả hơn.
Theo
đó, thứ nhất, Mỹ cấm vận tài chính với Iran. Từ ngày 17/3/2012, Hiệp
hội Viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn thế giới (SWIFT) - mạng
lưới ngân hàng điện tử quốc tế được xây dựng tại Libi, Mỹ cắt đứt
tuyến đường cáp nối với Iran.
Do
Iran phụ thuộc vào SWFIFT để giao dịch tiền tệ, nên khi bị cắt thì
Iran không thể giao dịch thanh toán với các bạn hàng và thực tế là các
quốc gia đang buộc phải rút khỏi thị trường Iran, giảm hẳn và thậm chí
không nhập lượng dầu mỏ. Đây là một đòn chí mạng, rất hiệu quả mà Mỹ
giáng vào hoạt động tài chính của Iran.
Thứ
hai là, nếu như trước đây cấm vận tài chính chỉ với các tổ chức cá
nhân trong nước Mỹ thì nay được mở rộng sang các cá nhân, tổ chức tài
chính nước ngoài đang hoạt động tại Mỹ.
Đó
là, bất kỳ một tổ chức tài chính nước ngoài nào có quan hệ tài chính,
đặc biệt là giao dịch về dầu mỏ với Iran thì đều phải rút khỏi thị
trường Mỹ, hoặc Mỹ sẽ áp dụng biện pháp hạn chế hết sức nghiêm ngặt đối
với những tài khoản liên nào quan đến ngân hàng trung ương Iran.
Có thể nói đây là đòn cực hiểm để Mỹ buộc các quốc gia trên thế giới phải trục xuất Iran ra khỏi hệ thống tài chính quốc tế.
Hành
động này thể hiện sự bá chủ hệ thống tài chính thế giới của Mỹ, bởi
không phải Mỹ thì không một quốc gia nào có đủ khả năng làm được. Mỹ ra
đòn mới này với Iran có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2012 nhưng chỉ 2
tháng sau Iran đã chao đảo.
Đầu
tháng 10, hàng loạt cuộc biểu tình, bạo loạn của người dân Iran đổ xô
đi mua ngoại tệ do lo ngại về sự sụp đổ của đồng rial, vốn đã mất giá
40% so với đô la Mỹ (USD) chỉ trong vòng 1 tuần qua. Đồng tiền mất giá
nhanh đã khiến giá các mặt hàng nhu yếu phẩm thiết yếu như thực phẩm,
lương thực, hàng tiêu dùng... ngày càng đắt đỏ, gây bức xúc trong xã
hội.
Trước động thái của Trung Quốc, Mỹ không thể làm ngơ. Mỹ đã di chuyển một lượng lớn lực lượng quân sự của mình đến châu Á thái Bình dương. |
Tâm
lý hoảng loạn khiến người dân Iran tranh giành mua USD và các ngoại tệ
có khả năng chuyển đổi khác. Hàng loạt điểm thu hồi ngoại tệ bị đóng
cửa, các website tiền tệ bị chặn cập nhật tỉ giá, còn giới đổi tiền ở
Dubai cho biết họ không bán ra USD nữa, vì mất liên lạc với các đối tác
ở Tehran.
Lượng
dầu xuất khẩu của Iran giảm từ mức 2,4 triệu thùng/ngày trong năm 2011
xuống còn hơn 1 triệu thùng/ngày hiện nay, gây thất thu khoảng 3,4 tỷ
USD mỗi tháng. Việc nhiều quốc gia, bạn hàng đang làm ăn với Iran phải
tháo chạy khỏi thị trường này, dẫn tới tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt càng
tích tụ những tiềm ẩn bất ổn xã hội.
Bộ
trưởng Tài chính Israel Yuval Steinitz cũng cho rằng, nền kinh tế Iran
đang đứng bên bờ vực sụp đổ do bị cấm vận quốc tế. Trong khi đó, Tổng
thống Ahmadinejad đã phải đổ lỗi tình trạng hỗn loạn là hậu quả của các
biện pháp trừng phạt kinh tế của Mỹ và phương Tây áp đặt lên Iran.
Mỹ ra đòn với Iran, Trung Quốc không thể tránh
Ngày
23/3/2012 Mỹ và EU đã đề xuất cấm toàn diện giao dịch thương mại dầu
mỏ với Iran, cấm vận với Ngân hàng trung ương Iran và cấm vận toàn diện
dầu mỏ Iran từ ngày 01/7/2012. Theo đó, tất cả các quốc gia phải ngừng
nhập khẩu dầu mỏ của Iran và quan hệ tài chính với Iran.
Những
quốc gia phụ thuộc nhiều vào nguồn dầu mỏ từ Iran như Nhật Bản, Hàn
Quốc, EU... là đồng minh với Mỹ thì không nói làm gì, nhưng ngay cả
Trung Quốc cũng bắt buộc phải lựa chọn. Hoặc là tiếp tục nhập khẩu dầu
từ Iran bất chấp "quyết định" của Mỹ, thì phải rút khỏi thị trường Mỹ,
hoặc là tham gia cấm vận dầu hỏa Iran thì được tồn tại, làm ăn ở thị
trường Mỹ.
Ai
cũng biết nền kinh tế của Trung Quốc chủ yếu là xuất khẩu và thị
trường lớn nhất của Trung Quốc là Mỹ. Nếu Trung Quốc chấp nhận rút khỏi
thị trường Mỹ, chấm dứt quan hệ thương mại, tài chính với Mỹ thì sẽ là
thảm họa. Cái lợi thu được từ nhập dầu mỏ của Iran là 1 nhưng cái hại
thì đến mức không thể lường được.
Nhưng
nếu không nhập khẩu dầu hỏa từ Iran (chiếm 11% tổng lượng nhập dầu mỏ
của Trung Quốc) thì không những tổn hại về kinh tế rất lớn mà còn rất
khó để tìm lượng dầu mỏ thay thế hoặc là sẽ phụ thuộc vào kho dự trữ
năng lượng của Mỹ - điều Trung Quốc chẳng muốn, nếu phải mua dầu mỏ của
Mỹ.
Chính
vì thế, dù Trung Quốc cực lực phản đối, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao
Trung Quốc Tần Cương tuyên bố là: "Trung Quốc có quan hệ ngoại giao với
Iran, hợp tác trong các lĩnh vực năng lượng, kinh tế - thương mại giữa
hai nước diễn ra công khai và minh bạch".
Nhưng
làm sao có thể ngăn chặn đòn tấn công của kẻ bá chủ hệ thống tài chính
thế giới là Mỹ. Cho nên Trung Quốc cũng phải bắt buộc "chiếu theo
quyết định (của Mỹ) để thi hành".
Ba
công ty dầu mỏ của Trung Quốc từ đầu tháng 6/2011 đã phải làm việc cầm
chừng tại Iran bị Iran hoặc là đưa ra "tối hậu thư" nếu như trì hoãn
khai thác sẽ chuyển dự án cho đối tác khác hoặc là đã đình chỉ như Hiệp
định khai thác mỏ khí đốt trị giá 16 tỷ USD của Tập đoàn Dầu mỏ Hải
dương Trung Quốc.
Từ
năm 2012, Trung Quốc đã bắt đầu giảm lượng nhập dầu mỏ từ Iran, tuy
vậy, mới đây còn có vấn đề liên quan tài chính với Iran, cho nên, ngày
01/7/2012 chính phủ Mỹ đơn phương áp đặt lệnh cấm đối với một ngân hàng
của Trung Quốc-Ngân hàng Côn Lôn, do có quan hệ giao dịch với ngân
hàng của Iran.
Đương nhiên là Trung Quốc phản đối quyết liệt, nhưng phản đối kiểu gì thì cũng không thể thay đổi được luật của Mỹ đã ban hành.
Quả
thật như ông Boman - Phó Chủ tịch UB Chính sách đối ngoại Mỹ tuyên bố:
"Trừng phạt Iran cũng đồng thời trừng phạt doanh nghiệp dầu mỏ Trung
Quốc. Trung Quốc đã trở thành một phần của vấn đề".
Vấn
đề ở đây là, dù Trung Quốc có là Trung tâm kinh tế thứ nhất thế giới
đi nữa thì sức mạnh mềm mà Trung Quốc có còn rất khiêm tốn.
Nói
rằng, kinh tế Trung Quốc và Mỹ phụ thuộc nhau, cần nhau là không sai,
nhưng qua các điều khoản trừng phạt, cấm vận, sự quyết tâm, quyết liệt,
chống Iran của Mỹ, chứng tỏ, Mỹ khi cần, vẫn sẵn sàng hy sinh lợi ích
kinh tế với Trung Quốc để phục vụ cho mục tiêu chính trị lớn, có lợi
ích lớn hơn.
Mỹ
không cần Trung Quốc, sẵn sàng đoạn tuyệt quan hệ thương mại, tài
chính với Trung Quốc nếu Trung Quốc chống lại Mỹ, nhưng Trung Quốc thì
không thể như vậy với Mỹ.
Trên
thế giới chẳng có ai là không công nhận sức mạnh quân sự của Trung
Quốc phải còn rất lâu mới đuổi kịp Mỹ hiện tại. Nhưng nhìn vào mặt kinh
tế, Trung Quốc có GDP bằng Mỹ và có thể vượt Mỹ, lại là chủ nợ hơn
3000 tỷ USD của Mỹ khiến cho ai đó có thể cho rằng Mỹ sẽ bị "nhừ đòn"
khi Trung Quốc ra đòn trên mặt trận kinh tế thì xin hãy nghĩ lại.
- Lê Ngọc Thống
Comments | ||||
Name: * | Email: * | |||
Title: * | ||||
Contents: |
No comments:
Post a Comment