Wednesday, October 31, 2012

 
Không quân Đông Nam Á
tka23 post
Tạp chí Đánh giá Quân sự châu Á đưa ra thống kê số lượng máy bay lực lượng không quân 10 nước trong khu vực Đông Nam Á.
Không quân Hoàng Gia Brunei có nhiệm vụ bảo vệ không phận quốc gia, giám sát bảo vệ tuyến biên giới trên bộ, trên biển. Trong khu vực, Không quân Brunei được đánh giá là nhỏ bé, lực lượng  gồm các máy bay vận tải, trực thăng.
Không quân vận tải chỉ có duy nhất một chiếc
 CN-235-110M (kiêm nhiệm vụ tuần tra biển). Đơn vị huấn luyện có 4 máy bay cánh quạt Pitalus PC-7 MK II.
Không quân trực thăng đông đảo hơn cả gồm: 11 trực thăng Bell 212/214ST; 4 S-70A; 4 BO-105CB và 2 Bell 212 dùng cho huấn luyện.

 
Trực thăng đa dụng S-70 Không quân Brunei.
Brunei đang có kế hoạch hiện đại hóa trực thăng bằng hợp đồng mau S-70i thay thế Bell 212 (dự trù chuyển giao năm 2014).
Riêng với việc xây dựng phi đội chiến đấu cơ, nước này từng có chương trình mua vài máy bay huấn luyện/chiến đấu phản lực BAE Hawk. Tuy nhiên, do một số lý do mà chương trình bị hủy bỏ.
Campuchia
Không quân Hoàng gia Campuchia cũng là lực lượng nhỏ yếu trong khu vực Đông Nam Á. Biên chế không quân nước này khoảng 2.500 người với hơn 20 máy bay.
Trong đó, không quân chiến đấu gồm 4 xung  kích đánh chặn hạng nhẹ MiG-21bis và 2 biến thể huấn luyện MiG-21UM, 5 máy bay huấn luyện phản lực L-39C có thể dùng cho vai trò chiến đấu nếu cần.

Biến thể huấn luyện MiG-21UM Không quân Campuchia.
Không quân vận tải gồm: 4 An-24, 2 Y-12-II. Dù vậy, những máy bay này hoạt động nhiều trong lĩnh vực chở khách cho Hãng hàng không dân sự Campuchia vốn cũng thiếu thốn mọi bề.
Không quân trực thăng gồm: 3 Mi-8, 3 Mi-17, 1 Eurocopter AS355, 1 UH-1H, 2 Mi-26. Campuchia cũng mua thêm trực thăng Z-9 từ Trung cộng.
Để tăng năng lực bảo vệ không phận, theo một số nguồn tin, Campuchia từng lên kế hoạch nâng cấp MiG-21bis lên tiêu chuẩn MiG-21-2000 do Israel thực hiện. Tuy vậy, nhiều khả năng điều này đã không thành do thiếu kinh phí.
Indonesia
Không quân Indonesia là một lực lượng mạnh trong khu vực Đông Nam Á với quân số thường trực hơn 34.000 người.
Trong đó, không quân chiến đấu có: 10 F-16A/B, 25 BAE Hawk 209, 5 Su-27SK/SKM, 5 Su-30MK/MK2, 9 F-5E/F.
Không quân huấn luyện có: 13 BAE Hawk 53/109 dùng cho huấn luyện nâng cao và 18 Aermacchi SF260, 2 Pitalus PC-6, 16 Beechcraft T-34C, 11 KT-1B cho huấn luyện căn bản.
Không quân vận tải/tiếp dầu có: 15 C-130B/H/H-30/L-100, 10 C-212, 5 CN-235 110/220M, 6 Fokker F27-400M, 5 Fokker F28 1000/3000, 1 Boeing 737 (vận chuyển khách VIP). Indonesia đặt hàng thêm 9 vận tải cơ chiến thuật CN-295 trị giá 325 triệu USD.
Không quân Indonesia tổ chức phi đội cho nhiệm vụ tuần tra bảo vệ biển có: 3 tuần thám biển Boeing 737 và 1 CN-235 MPA.
Không quân trực thăng có: 11 AS332J, 11 EC120B, 28 AS/SA-202.
Đối với chương trình hiện đại hóa, năm 1992 Indonesia bị Mỹ và một số nước áp đặt lệnh cấm vận vũ khí. Trước nhu cầu tăng cường sức mạnh không quân, nước này  mở rộng nguồn cung cấp. Kết quả, Indonesia ký hợp đồng với Nga mua mới một số máy bay chiến đấu Su-27/30.
Indonesia cũng từng bước khôi phục mối quan hệ với Mỹ. Gần đây, Chính phủ Mỹ đồng ý bán lại 24 F-16A/B và số máy bay này sẽ nâng cấp lên tiêu chuẩn Block 52 hiện đại. Cùng với đó, Indonesia ký thêm hợp đồng mua 8 máy bay chiến đấu cánh quạt
EMB-314 Super Tucano từ Brazil.
Indonesia đang mua thêm 16 máy bay huấn luyện nâng cao
KAI T-50 (Hàn Quốc) với tổng trị giá 400 triệu USD để thay thế đội bay BAE Hawk đáp ứng nhu cầu huấn luyện phi công lái máy bay chiến đấu thệ hệ mới.
Đối với công tác huấn luyện căn bản, họ đặt hàng 18 máy bay G120TP (Đức). Cùng với lực lượng khác, trực thăng được chú trọng đầu tư với hợp đồng mua 12 AW101 và 12 EC725.
Ngoài ra, Indonesia cũng là quốc gia có nền công nghiệp hàng không quân sự phát triển khá mạnh. Tập đoàn hàng không - không gian Indonesia (IPTN) hợp tác với hãng CASA Tây Ban Nha thiết kế, sản xuất máy bay vận tải CN-235, sản phẩm  thành công trên thị trường thế giới, được một số nước nhập cảng.
Đặc biệt, Indonesia còn hợp tác với Hàn Quốc thực hiện chương trình đầy tham vọng thiết kế máy bay chiến đấu thế hệ mới KF-X. Dù dự án còn nằm trong giai đoạn nghiên cứu nhưng Indonesia tuyên bố sẽ đặt hàng 50 chiếc loại này.
Lào
Tương tự Campuchia, Brunei, Không quân Nhân dân Lào là lực lượng nhỏ yếu, hầu hết trang bị vũ khí thế hệ cũ được Liên Xô viện trợ.
Phi đội chiến đấu cơ chủ lực của Lào gồm 25  MiG-21PFM/UM.
Trực thăng đa năng Mi-17 Không quân Lào.
Không quân vận tải gồm: 10 An-2, 1 An-26, 1 An-74K-100. Lực lượng trực thăng có: 7 Mi-8, 9 Mi-17, 4 UH-1H, 4 Z-9 và 6 Ka-32.
Lào có mua trực thăng vận tải lớn nhất thế giới Mi-26 của Nga, tuy vậy nó được dùng cho hãng hàng không quốc gia Lào.
Những năm gần đây, Chính phủ Lào có đầu tư hiện đại hóa nhưng vẫn ở mức “nhỏ giọt” do giới hạn về ngân sách.
Malaysia
Không quân Hoàng gia Malaysia là lực lượng mạnh trong khu vực Đông Nám Á. Với nền kinh tế phát triển tốt, Malaysia có đầu tư đáng kể xây dựng quân đội, ưu tiên hiện đại hóa Không quân.
Không quân chiến đấu có: 10 F-5E/F, 8 F/A-18D (đang thực hiện nâng cấp, dự kiến hoàn thành năm 2015), 14 BAE Hawk 208, 18 Su-30MKM, 10 MiG-29N.
Đơn vị huấn luyện phi công có: 6 Hawk 108, 2 MiG-29UB cho huấn luyện nâng cao và 8 Aermacchi MB339CM, 31 Pitalus PC-7, 17 Pitalus PC-7 MK II cho huấn luyện .
 F/A-18D Không quân Malaysia.
Không quân vận tải có: 14 C-130H/H-30/T, 6 CN-235-220M, 1 Falcon 900B, 1 Fokker F-28-1000, 10 Cessna 402, 1 Global Express BD700 (dùng cho VIP), 1 Boeing 737 (dùng cho VIP) 4 King Air 200. Malaysia mua thêm 4 máy bay  Airbus A400M tăng cường năng lực vận tải tầm xa.
Không quân trực thăng có: 4 Mi-171Sh, 26 S-61A-4, 2 AS61N-1, 21 SA316, 1 AW109 và 2 S-70 (dùng cho VIP). Malaysia đặt hàng mua 12 EC-725 (giao hàng năm 2012).
Nhằm tăng cường sức mạnh trên không, Malaysia đưa ra chương trình MRCA nhằm thay thế 10 máy bay MiG-29N bằng 18 chiến đấu cơ thế hệ mới.
Các ứng viên sáng giá được lựa chọn gồm: JAS-39 Gripen, Dassault Rafale, F/A-18E/F Super Hornet và EF-2000 Typhoon.  Quyết định cuối cùng được đưa ra vào năm 2013. Theo một số nguồn tin, Malaysia có kế hoạch mua máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không.
Việt Nam
Không quân  Việt Nam là một bộ phận của Quân chủng Phòng không – Không quân. Trong khu vực Đông Nam Á, Hiện nay, Không quân Nhân dân Việt Nam tổ chức với 3 sư đoàn đóng ở ba vùng miền:
   Sư đoàn 371 (Đoàn Thăng Long) ở miền Bắc, 372 (Đoàn Hải Vân) ở miền Trung, 370 (Đoàn Lê Lợi) ở miền Nam và Trường Sĩ quan Không quân Nha Trang (2 trung đoàn bay).

 
Su-22 trong Không quân  Việt Nam. Nguồn: Quân đội Nhân dân.
Không quân chiến đấu có: 144 MiG-21bis/UM, 38 Su-22M3/M4/UM3, 12 Su-30MK2V, 11 Su-27SK/UBK/PU. Đối với lực lượng này, Việt Nam mua thêm các chiến đấu cơ đa năng thế hệ mới Su-30MK2V.
Không quân vận tải có: 20 An-26, 8 An-2, 1 PZL M-28 (6 đang đặt hàng), 3 Casa-212-400 dùng cho nhiệm vụ vận tải/tuần tra biển.
Không quân huấn luyện có: 16 Yak-52 cho huấn luyện căn bản và 26 L-39C huấn luyện nâng cao. Theo một số nguồn tin, Việt Nam đang đàm phán mua thêm 6-12 máy bay huấn luyện  Yak-130.
Không quân trực thăng có: 50 Mi-8/17Sh/172, 5 Ka-25, 7 Ka-28, 2 Ka-32S, 8 W-3S/RM và 30 Mi-24A/D. Việt Nam  trang bị  trực thăng Nga, tuy vậy trong vài năm trở lại đây Việt Nam mở rộng nguồn cung, mua thêm một số trực thăng do hãng Eurocopter sản xuất nhưng thường sử dụng cho bay dịch vụ, thăm dò dầu khí.
Mới đây, Việt Nam thành lập phi đội trực thăng
EC-225 thuộc Không quân Hải quân. Trong tương lai, có thể các trực thăng săn ngầm Kamov Ka-25/28/32 sẽ chuyển sang cho lực lượng này. Việt Nam đặt hàng 6 thủy phi cơ tuần tra DHC-6 của Canada.
Myanmar
Không quân Myanmar là lực lượng lớn trong khu vực với  23.000 người.
Không quân chiến đấu có: 21  A-5C (biến thể  của Q-5 được Trungcộng cải tiến từ J-6 sao chép MiG-19), 24  F-7M (biến thể xuất khẩu J-7 do Trung cộng thiết kế dựa theo MiG-21), 4 Soko G-4 Super Galet.
Hầu hết các chiến đấu cơ của Myanmar đều thuộc thế hệ cũ. Trong nỗ lực hiện đại hóa, năm 2001, Myanmar nhập  thêm 12  MiG-29 (10 MiG-29B và 2 MiG-29UB cho huấn luyện).

 
MiG-29.
Năm 2009,  ký tiếp hợp đồng với Nga trị giá 550 triệu USD mua 20 MiG-29 (10 MiG-29B, 6 MiG-29SE và 4 MiG-29UB).
Không quân huấn luyện có: 16 Pitalus PC-7, 10 Pitalus PC-9 cho huấn luyện bay căn  bản và 6 Thành Đô FT-7 (biến thể F-7M), 12 Hồng Đô K-8 cho huấn luyện nâng cao. Năm 2009, Myanmar tiết lộ thông tin  đặt hàng thêm 48 Hồng Đô K-8.
Không quân vận tải có: 5 Pitalus PC-6A/B, 6 Fokker F27, 6 Cessna 180, 4 Y-8, 2 BN-2 Islandel (kiêm nhiệm vai trò tuần tra biển). Myanmar đang đặt hàng mua thêm 2 Antonov An-148 của Nga.
Không quân trực thăng có: 14 Bell 205, 15 Mi-2, 11 Mi-17V, 9 SA316B, 6 Sokol W-3/UT và 5 Mi-35.
Philippines
Không quân Philippines với trách nhiệm bảo vệ vùng lãnh hải, quần đảo rộng lớn tương tự như Indonesia nhưng lực lượng trên không quân của nước này yếu kém hơn nhiều so với các nước khác trong khu vực.
Thậm chí, Không quân Philippines không có phi đội chiến đấu cơ đủ mạnh. Những máy bay có khả năng chiến đấu duy nhất của nước này là 12 máy bay cánh quạt OV-10A/C có thể đáp ứng vai trò hỗ trợ hỏa lực mặt đất.
Năng lực vận tải của Không quân Philippines cũng “không khá hơn” so với chiến đấu cơ khi họ chỉ có 3 Fokker F27, 1 Fokker F28, 1 Turbo Commander, 2 C-130H và 12 Nomad 22B/C.

Máy bay  OV-10 và vận tải cơ chiến thuật C-130H.
Không quân huấn luyện có: 21 Aermacchi SF260TP/MP/WP cho huấn luyện cơ bản và 6 Aermacchi S211 huấn luyện nâng cao. Cả hai loại đều có thể đem ra hỗ trợ hỏa lực mặt đất nếu bắt buộc.
Tương tự các quốc gia có năng lực không quân chiến đấu yếu thì máy bay trực thăng khá đông đảo, số lượng trực thăng của Philippines có: 8 Bell 205A-1, 2 Bell 212/214, 25 MD-520MG, 10 Sikorsky S-76, 40 UH-1H/V, 2 W-3 Swidnik và 2 S-70A-5.
Yếu ớt trong năng lực chiến đấu, trước tình hình phức tạp trên biển Không quân Philippines đang gia tăng sức mạnh. Mới đây, Quốc hội Philippines duyệt chi ngân sách cho không quân mua  EMB-314 và TA-50.
Singapore
Không quân Singapore trách nhiệm bảo vệ không phận nhỏ, nhưng đây là lực lượng hùng hậu, trang bị tối tân  nhất khu vực Đông Nam Á.
Singapore là quốc gia duy nhất trong khu vực tổ chức đội hình không quân đầy đủ: chiến đấu, vận tải, tiếp dầu, cảnh báo sớm, huấn luyện, trực thăng.

 
F-15SG.
Không quân chiến đấu đều là máy bay thế hệ mới: 18 F-15SG, 60 F-16C/D Block 52 và 35 F-5S/T (tương lai gần sẽ thay thế toàn bộ).
Không quân vận tải/tiếp dầu có: 5 C-130H, 4 Fokker 50UTL, 5 KC-130B/H, 4 KC-130R.
Đơn vị đảm trách hỗ trợ hoạt động đặc biệt có: 5 máy bay tuần thám biển Fokker F50ME2 và 4 Gulfstream G550, 4 E-2C cho nhiệm vụ cảnh báo sớm và chỉ huy trên không.
Không quân huấn luyện có: 19 Pitalus PC-21 dùng cho huấn luyện căn bản và 22 A-4SUTA-4SU cho huấn luyện nâng cao. Singapore đang đặt hàng mua thêm 12 Aermacchi M346 với giá trị hợp đồng 241 triệu USD.
Không quân trực thăng có: 16 CH-47D/SD, 10 AS.550A2/C2, 5 EC-120 và 19 trực thăng vũ trang AH-64D Apache.
Thái Lan
Không quân Hoàng gia Thái Lan 43.000 người, trang bị  máy bay Mỹ và Phương Tây chế tạo. Vài năm gần đây, họ cũng mở rộng nguồn cung sang Nga với hợp đồng mua trực thăng Mi-17 (thuộc  Không quân Lục quân).
Không quân chiến đấu có: 15 F-54T, 53 F-16 A/B Block 15, 6 JAS-39, 17 Pitalus AU-23A, 32 L-39ZA/ART, 19 Alpha Jet và 6 JAS-39 Gripen C/D.
Không quân vận tải của Thái Lan đa chủng loại nhưng số lượng không nhiều: 7 C-47TP, 10 C-130H/H-30, 2 Boeing 737, 3 HS748-208, 1 Airbus A310, 1 Airbus A319, 4 ATR-72, 1 King Air 90, 10 DA42, 1 Merlin IV, 14 Nomad 22B.

 
 JAS-39 Gripen.
Không quân huấn luyện có: 22 Pitalus PC-9M.
Đơn vị đặc biệt có: 2 Saab 340, 1 Learjet 35A cho nhiệm vụ chỉ huy và cảnh báo sớm trên không.
Không quân trực thăng có: 12 Bell 212ST/412HP/SP/EP, 14 UH-1H và 3 S-92A VIP.
Trong khi các nước láng giềng Thái Lan tăng cường hiện đại hóa đội chiến đấu cơ thì mãi vài năm gần đây, Thái Lan bắt đầu bước vào giai đoạn này.  Thực hiện nâng cấp máy bay, mua một vài máy bay mới.
Họ ký hợp đồng với Lockheed Martin (Mỹ) hiện đại hóa 18 F-16A/B lên chuẩn Block 50/52 với tổng trị giá 700 triệu USD. Thái Lan ký thêm hợp đồng mua thêm 6 JAS-39.
Để đảm bảo năng lực vận tải, Thái Lan đang đặt hàng mua thêm 6
 CN-235, 2 Boeing 747-8I-BBJ phục vụ VIP (chuyển giao giai đoạn 2014-2015),
1 Saab 340
Hồng Hà
__._,_.___
Reply via web post Reply to sender Reply to group Start a New Topic Messages in this topic (1)
Recent Activity:

No comments:

Post a Comment