CỰU QUỐC VƯƠNG SIHANOUK QUA ĐỜI
tka23 post
Norodom Sihanouk (phát âm "Nô-rô-đôm Xi-ha-núc"; sinh 31
tháng 10, 1922) là cựu quốc vương, và hiện nay là Thái thượng hoàng của
Vương quốc Campuchia.
Ông từng là vua của Campuchia trong nhiều giai đoạn cho đến ngày
thoái vị để nhường ngôi cho quốc vương Norodom Sihamoni (7 tháng 10 năm
2004).
Sihanouk là con trai của cựu quốc vương
Norodom Suramarit và hoàng hậu Sisowath Kossamak. Sihanouk đã đảm nhiệm
nhiều chức vụ khác nhau kể từ 1941, nhiều vị trí đến nỗi Sách kỷ lục
Guiness đã đưa ông vào danh sách các chính khách giữ nhiều chức vụ nhất,
bao gồm 2 lần làm vua, 2 lần thái tử, 1 lần chủ tịch nước, 2
lần thủ tướng và một lần quốc trưởng Campuchia và nhiều chức vụ khác nữa
của chính phủ lưu vong.
Phần
lớn là chức vụ hình thức, kể cả lần cuối làm vua (lên ngôi nhưng không
cai trị). Thời gian trị vì thực sự của ông hoàng này là từ 9 tháng 11
năm 1953 đến 18 tháng 3 năm 1970 (khi bị Lon Nol phế truất ngôi).
|
Thời niên thiếu
Sihanouk
học tiểu học tại Phnom Penh, trường Pháp École François Baudoin, học
trung học tại Sài Gòn tại trường Lycée Chasseloup Laubat cho đến khi
lên ngôi, sau đó học tại trường binh bị Saumur, Pháp. Khi vua Sisowath Monivong (ông ngoại của Sihanouk)
băng hà vào ngày 23 tháng 4 năm 1941, Hội đồng Tôn vương đưa Sihanouk lên ngôi vua. Ông đăng quang tháng 11 năm 1941.
Thời kỳ trị vì
Sau 1945 đến cuối thập kỷ 1950, vua Sihanouk có xu hướng dân tộc
chủ nghĩa và bắt đầu yêu cầu Pháp trao trả chủ quyền và về nước. Tháng 5
năm 1953, ông sang tị nạn tại Thái Lan và từ chối hồi hương cho đến khi
có độc lập. Ông về nước ngày 9 tháng 11 năm 1953.
Ngày 2 tháng 3 năm 1955, ông thoái vị nhường ngôi cho bố mình,
giữ chức thủ tướng vài tháng. Sau khi bố ông mất năm 1960, ông lại được
bầu làm chủ tịch nhà nước nhưng với danh vị hoàng thân. Khi Chiến tranh
Việt Nam xảy ra ác liệt, Sihanouk chủ trương Campuchia trung lập, đứng
ngoài cuộc chiến, cùng đồng thời đứng về phía Trung cộng và Hoa Kỳ và
tán thành chính sách Bên thứ 3. Vào mùa xuân 1965, ông đã thỏa thuận với
Trungcộng và Bắc Việt Nam cho phép sự hiện diện của các căn cứ Bác
Việt Nam ở phía Đông của Campuchia để cho phép viện trợ của Trung cộng
cho Bắc Việt Nam qua các cảng Campuchia. Campuchia được đền bù bằng
cách Trung cộng mua gạo của Campuchia với giá cao. Ông cũng nhiều
lần lên tiếng rằng chiến thắng của phe cộng sản ở Đông Nam Á là không
thể tránh khỏi và cho rằng chủ nghĩa Mao đáng để mọi người theo. Trong
giai đoạn 1966-1967, Sihanouk đã ra sức đàn áp chính trị loại bỏ nhiều
phe phái chính trị chính ở Campuchia. Chính sách hữu hảo với Trung cộng
của ông bị phá sản do thái độ cực đoan của cộng vào thời kỳ cao trào của
Cách mạng văn hóa. Việc đàn áp chính trị và các vấn đề đối với
Trung cộng làm cho thái độ cân bằng các bên để giữ thế trung lập khó duy
trì được. Ông đã loại bỏ phe cánh tả, cho phép Việt Nam thiết
lập các căn cứ trong lãnh thổ Campuchia đặt kỳ vọng vào thiện chí của
Trung cộng.
Bị phế truất
Ngày 18 tháng 3, 1970, trong lúc ông đang ở nước ngoài, Lon
Nol - thủ tướng chính phủ - đã triệu tập Quốc Hội bỏ phiếu phế truất
Sihanouk khỏi vị trí nguyên thủ quốc gia và trao quyền lực khẩn cấp cho
Lon Nol. Hoàng thân Sirik Matak – người được chính phủ
Pháp loại bỏ để trao ngôi vị cho Sihanouk - đã được giao chức Phó Thủ tướng. Sau cuộc đảo chính, Hoàng thân Sihanouk đến Bắc Kinh và bắt đầu ủng hộ Khmer Đỏ trong cuộc chiến lật đổ chính phủ Lon Nol ở Phnom Penh.
Khi nước Cộng hòa Khmer rơi vào tay Khmer Đỏ vào năm 1975, Hoàng thân
Sihanouk trở thành nguyên thủ quốc gia hình thức của chính phủ mới khi
Pol Pot còn
nắm quyền lực. Ngày 4 tháng 4 năm 1976, Sihanouk từ chức vì sự tàn bạo
của Khmer đỏ và thoái vị. Sihanouk sang tị nạn tại Trung cộng và Bắc
Triều Tiên.
Năm 1978, quân đội Việt Nam đã sang Campuchia đánh đổ Khmer Đỏ.
Năm 1982, ông trở thành Chủ tịch Chính phủ Liên hiệp Campuchia Dân chủ
bao gồm: Đảng Funcipec của mình, Mặt trận giải phóng Campuchia của
Son Sann và Khmer Đỏ. Quân Việt Nam rút khỏi Campuchia năm 1989, để
lại chính phủ thân Việt Nam của Thủ tướng Hun Sen lãnh đạo Nước cộng
hòa Nhân dân Campuchia.
Lần trị vì cuối cùng
Các
đảng phái ở Campuchia đã đàm phán đến năm 1991 và các bên đã đòng ý ký
thỏa thuận hòa giải toàn diện ở Paris. Ngày 14 tháng 11 năm 1991,
Hoàng thân Norodom Sihanouk trở về Campuchia sau 13 năm lưu vong. Năm
1993, Sihanouk lại trở thành quốc vương Campuchia và con trai ông, thái
tử Norodom Ranariddh làm thủ tướng.
Theo Hiến pháp của Campuchia, quốc vương chỉ "lên ngôi nhưng không cai
trị". Do bệnh tật, ông phải đi lại chữa trị ở Bắc Kinh nhiều lần. Thú
tiêu khiển của Sihanouk: sáng tác âm nhạc bằng các thứ tiếng khác nhau
(tiếng Khmer, tiếng Pháp và tiếng Anh), đạo diễn nhiều bộ phim và chỉ
huy dàn nhạc. Ông có website riêng. Tháng 1 năm 2004, ông tự chuyển sang
sống lưu vong tại Bình Nhưỡng, sau đó là Bắc Kinh, lấy lý do sức khỏe
kém, ông tuyên bố thoái vị ngày 7 tháng 10 năm 2004. Hiến pháp Campuchia
không cho phép tự thoái vị.
Chea Sim, Chủ tịch Thượng viện Campuchia, tạm nắm giữ chức Quyền nguyên
thủ Nhà nước cho đến ngày 14 tháng 10 khi Hội đồng Tôn vương bầu Norodom Sihamoni – một trong những người con trai của Sihanouk - lên làm quốc vương mới.
"Norom Sihanouk vừa qua đời tại Bắc Kinh", hãng tin Xinhua cho hay. Ông Sihanouk sẽ tròn 90 tuổi vào ngày 31/10 tới.
"Cựu
quốc vương của đã mất lúc hai giờ sáng nay 14/10/2012 tại Bắc Kinh vì
tuổi cao sức yếu", phó thủ tướng Campuchia, Nhek Bunchhay nói với Xinhua qua điện thoại.
Quốc vương Campuchia, Norodom Sihamomi và Thủ
tướng Hun Sen sẽ bay tới Bắc Kinh trong hôm nay để nhận thi hài của ông
Sihanouk. Một lễ tang truyền thống sẽ được tổ chức tại Campuchia.
BKTT
__._,_.___
Switch to: Text-Only, Daily Digest • Unsubscribe • Terms of Use
.
__,_._,___
No comments:
Post a Comment