Phu nhân ông Tập Cận Bình
tka23 post
Ca sĩ - thiếu
tướng Bành Lệ Viện đa tài sẽ trở thành đệ nhất phu nhân của Trung cộng,
nếu chồng bà, ông Tập Cận Bình, trở thành chủ tịch nước khóa tới như
nhiều người dự đoán.
Giải
thưởng văn nghệ Trung Hoa lần đầu tiên do Viện nghiên cứu Nghệ thuật
Trung Quốc tổ chức đã được trao cho nghệ sĩ nổi tiếng Bành Lệ Viện.
Trước đó, bà được phong cấp thiếu tướng, được Tổ chức Y tế Thế giới mời
làm Đại sứ thiện chí chống lại bệnh lao và AIDS. Bà còn trúng cử vào vị
trí Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn nghệ Trung Quốc.
Bà Bành Lệ Viện (Ảnh: AP, HugChina)
Bà Bành Lệ Viện
xuất hiện nhiều sau khi Phó Chủ tịch nước Tập Cận Bình, người được dự
đoán sẽ giữ chức vụ Chủ tịch nước kiêm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung
Quốc. Bà vốn không tham gia những buổi biểu diễn mang tính chất thông
thường và rất ít lộ diện trước truyền thông. Theo giới phân tích, sở dĩ
bà liên tiếp tham dự các hoạt động công khai, chính là vì để thể hiện
lực hút của một đệ nhất phu nhân chuẩn mực, một hình tượng phụ nữ Trung
cộng.
Bà Hillary Clinton, đệ nhất phu nhân Mỹ trước đây, là mẫu người phụ nữ thông minh tài giỏi. Bà Michelle Obama, đệ nhất phu nhân Mỹ hiện tại, là hình mẫu phụ nữ say mê công việc xã hội. Còn mẫu người phụ nữ phương Đông phần lớn thiên về hiền từ, nhân hậu, cung kính ôn thuận, giúp chồng dạy con, tuyệt đối không tham dự chính trị. Là một đệ nhất phu nhân chuẩn mực, bà Bành Lệ Viện cho thấy sự say mê công việc xã hội, dành nhiều tâm sức cho sự nghiệp từ thiện.
Truyền thống của Trung Quốc hạn chế nét cởi mở trong tính cách người phụ nữ. Vì vậy, những nhân vật như Trác Lâm phu nhân của ông Đặng Tiểu Bình, hay Vương Dã Bình phu nhân của ông Giang Trạch Dân hoặc Lưu Vĩnh Thanh phu nhân của ông Hồ Cẩm Đào đều rất ít khi công khai lộ diện, càng không can thiệp những công việc ngoại giao.
Bà Hillary Clinton, đệ nhất phu nhân Mỹ trước đây, là mẫu người phụ nữ thông minh tài giỏi. Bà Michelle Obama, đệ nhất phu nhân Mỹ hiện tại, là hình mẫu phụ nữ say mê công việc xã hội. Còn mẫu người phụ nữ phương Đông phần lớn thiên về hiền từ, nhân hậu, cung kính ôn thuận, giúp chồng dạy con, tuyệt đối không tham dự chính trị. Là một đệ nhất phu nhân chuẩn mực, bà Bành Lệ Viện cho thấy sự say mê công việc xã hội, dành nhiều tâm sức cho sự nghiệp từ thiện.
Truyền thống của Trung Quốc hạn chế nét cởi mở trong tính cách người phụ nữ. Vì vậy, những nhân vật như Trác Lâm phu nhân của ông Đặng Tiểu Bình, hay Vương Dã Bình phu nhân của ông Giang Trạch Dân hoặc Lưu Vĩnh Thanh phu nhân của ông Hồ Cẩm Đào đều rất ít khi công khai lộ diện, càng không can thiệp những công việc ngoại giao.
Bà Bành Lệ Viện là ca sĩ hát nhạc dân tộc nổi tiếng Trung Quốc (Ảnh: UNAIDS, Xinhua)
Hơn 20 năm kết hôn, bà Bành Lệ Viện và ông Tập Cận Bình rất ít khi
cùng xuất hiện trước công chúng. Cuối năm 1986, họ quen biết nhau qua
bạn bè giới thiệu. Ngày 1/9/1987, hai người kết duyên chồng vợ. Năm
1992, cô con gái Tập Minh Trạch ra đời. Vì sự kín tiếng của bố mẹ, Tập
Minh Trạch cũng rất ít xuất hiện trước đông đảo mọi người.
Bà Bành Lệ Viện luôn coi trọng gia đình. Bà từng thẳng thắn nói: “Nếu bảo tôi từ bỏ gia đình, từ bỏ con cái vì sự nghiệp, tôi cảm thấy thật không thể lí giải nổi. Gia đình là điểm tựa vững vàng của người phụ nữ, là bến nước bình an nhất. Gia đình tôi cũng giống như các gia đình khác, cũng là một gia đình bình thường, một gia đình hạnh phúc”.
Bà Bành Lệ Viện sinh năm 1962, là người huyện Vận Thành, tỉnh Sơn Đông, là ca sĩ hát nhạc dân tộc nổi tiếng Trung Quốc. Năm 1974, ở tuổi 14, Bành Lệ Viện đã thi đỗ hệ trung học chuyên nghiệp của Học viện Nghệ thuật Sơn Đông, chuyên ngành thanh nhạc dân tộc.
Năm 1980, khi tham gia hội diễn văn nghệ tại Bắc Kinh, với ca khúc “Điệu bao lăng” và “Quê hương tôi Nghi Mộng Sơn”, bà đã làm chấn động cả giới âm nhạc Bắc Kinh. Cũng trong năm đó, bà trở thành nghệ sĩ phục vụ trong quân đội. Năm 1982, bà tham gia liên hoan văn nghệ mừng xuân lần thứ nhất của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV và nhận được sự mến mộ của người xem qua ca khúc “Trên cánh đồng hy vọng”, đặt cơ sở vững chắc cho một địa vị trong giới nhạc dân tộc Trung Quốc.
Năm 1984, từ đoàn ca vũ nhạc tiền vệ trực thuộc Bộ Chính trị Quân khu Tề Nam, bà được điều vào đoàn ca vũ nhạc Tổng cục Chính trị. Tháng 5/1990, bà lấy bằng thạc sĩ, trở thành thạc sĩ thanh nhạc dân tộc đầu tiên do Trung Quốc đào tạo. Tháng 6/2011, bà được Tổ chức Y tế Thế giới mời làm đại sứ thiện chí về bệnh lao và AIDS.
Hiện tại, bà đảm nhiệm chức vụ Đoàn trưởng Đoàn Ca vũ nhạc - Tổng cục Chính trị Quân Giải phóng Trung Quốc, là diễn viên cấp 1, là cán bộ dân sự cấp 2 của Quân Giải phóng (tương đương quân hàm thiếu tướng), nhận chế độ đãi ngộ cấp chính quân, có học hàm giáo sư Đại học Bắc Kinh và được hưởng trợ cấp chính phủ do Quốc vụ viện cấp.
Bà Bành Lệ Viện luôn coi trọng gia đình. Bà từng thẳng thắn nói: “Nếu bảo tôi từ bỏ gia đình, từ bỏ con cái vì sự nghiệp, tôi cảm thấy thật không thể lí giải nổi. Gia đình là điểm tựa vững vàng của người phụ nữ, là bến nước bình an nhất. Gia đình tôi cũng giống như các gia đình khác, cũng là một gia đình bình thường, một gia đình hạnh phúc”.
Bà Bành Lệ Viện sinh năm 1962, là người huyện Vận Thành, tỉnh Sơn Đông, là ca sĩ hát nhạc dân tộc nổi tiếng Trung Quốc. Năm 1974, ở tuổi 14, Bành Lệ Viện đã thi đỗ hệ trung học chuyên nghiệp của Học viện Nghệ thuật Sơn Đông, chuyên ngành thanh nhạc dân tộc.
Năm 1980, khi tham gia hội diễn văn nghệ tại Bắc Kinh, với ca khúc “Điệu bao lăng” và “Quê hương tôi Nghi Mộng Sơn”, bà đã làm chấn động cả giới âm nhạc Bắc Kinh. Cũng trong năm đó, bà trở thành nghệ sĩ phục vụ trong quân đội. Năm 1982, bà tham gia liên hoan văn nghệ mừng xuân lần thứ nhất của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV và nhận được sự mến mộ của người xem qua ca khúc “Trên cánh đồng hy vọng”, đặt cơ sở vững chắc cho một địa vị trong giới nhạc dân tộc Trung Quốc.
Năm 1984, từ đoàn ca vũ nhạc tiền vệ trực thuộc Bộ Chính trị Quân khu Tề Nam, bà được điều vào đoàn ca vũ nhạc Tổng cục Chính trị. Tháng 5/1990, bà lấy bằng thạc sĩ, trở thành thạc sĩ thanh nhạc dân tộc đầu tiên do Trung Quốc đào tạo. Tháng 6/2011, bà được Tổ chức Y tế Thế giới mời làm đại sứ thiện chí về bệnh lao và AIDS.
Hiện tại, bà đảm nhiệm chức vụ Đoàn trưởng Đoàn Ca vũ nhạc - Tổng cục Chính trị Quân Giải phóng Trung Quốc, là diễn viên cấp 1, là cán bộ dân sự cấp 2 của Quân Giải phóng (tương đương quân hàm thiếu tướng), nhận chế độ đãi ngộ cấp chính quân, có học hàm giáo sư Đại học Bắc Kinh và được hưởng trợ cấp chính phủ do Quốc vụ viện cấp.
__._,_.___
Reply via web post | Reply to sender | Reply to group | Start a New Topic | Messages in this topic (1) |
Recent Activity:
No comments:
Post a Comment