Mỹ-Nhật dự tính tập trận giành lại đảo bị xâm chiếm
Đơn vị thủy quân lục chiến viễn chinh thứ 31 của Mỹ và quân đội Nhật Bản tập trận, 25/02/2011 ( www.marines.mil)
Theo hãng thông tấn Jiji và báo chí Nhật Bản, số ra ngày hôm
nay, 14/10/2012, Hoa Kỳ và Nhật Bản dự tính tiến hành tập trận chung với
nội dung giành lại một hòn đảo bị nước ngoài xâm chiếm, trong bối cảnh
quan hệ Tokyo-Bắc Kinh căng thẳng do tranh chấp chủ quyền đối với quần
đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Hoạt động luyện tập này sẽ được thực hiện trong khuôn khổ các
cuộc tập trận chung lớn nhất giữa Nhật Bản và Mỹ vào đầu tháng 11 tới,
trên một hòn đảo không có người ở thuộc quần đảo Okinawa, ở cực nam Nhật
Bản.
Cuộc tập trận sẽ huy động các phương tiện hải quân và không quân như tàu chiến, trực thăng, tiến hành đổ bộ và đánh chiếm lại đảo Irisunajima, nơi mà quân đội Mỹ vẫn thường xuyên sử dụng để luyện tập bắn.
Năm trên biển Hoa Đông, đảo Irisunajima cách xa quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hàng trăm cây số.
Tuy nhiên, vẫn theo các nguồn tin trên, dường như chính phủ Nhật Bản và Mỹ còn do dự về tính xác đáng của cuộc tập trận có mục tiêu đánh chiếm lại đảo, vì lo ngại Trung Quốc sẽ có phản ứng mạnh mẽ.
Căng thằng tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Tokyo và Bắc Kinh đã gia tăng, đặc biệt là từ đầu tháng Chín, sau khi chính phủ Nhật Bản quyết định quốc hữu hóa một số hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Nhiều vụ biểu tình bài Nhật đã diễn ra trên lãnh thổ Trung Quốc, đôi khi dẫn đến các hành động bạo lực như đập phá, đốt cửa hàng, xe hơi của Nhật Bản.
Liên quan đến châu Á, Le Nouvel Observateur có bài điểm sách với tựa đề « Cuộc chiến tranh mới ở Thái Bình Dương », nói về cuốn sách « Trung Quốc chống lại Hoa Kỳ » của hai tác giả Alain Frachon và Daniel Vernet, giải thích vì sao Biển Trung Hoa sẽ trở thành trung tâm của thế giới.
Tình hình căng thẳng hiện nay tại biển Hoa Đông xung quanh quần
đảo Senkaku/Điếu Ngư, liệu có phải là khúc dạo đầu cho một cuộc đại
loạn ? Chuyện gì sẽ diễn ra sau khi Bộ Chính trị Trung Quốc thay đổi
người lãnh đạo ngày 8/11 tới ? Nếu tái đắc cử, Barack Obama có tiếp tục
sự thay đổi chiến lược đặt trọng tâm nghiêng về châu Á, sau một thập kỷ
lãng phí với cuộc chiến ở Irak và Afghanistan ? Bị đồng minh bên kia bờ
Đại Tây Dương bỏ rơi, không có khả năng hội nhập vào việc quản trị trên
toàn cầu, trong đó G2 – cặp đôi mới nổi là Trung Quốc - Hoa Kỳ đóng vai
trò chủ đạo, châu Âu sẽ ra sao ? Đó là những vấn đề được đặt ra trong
cuốn sách của Alain Frachon và Daniel Vernet, hai cựu giám đốc biên tập
của tờ Le Monde.
Đương nhiên trong đó đóng vai trò kình địch là Trung Quốc, đất nước trước đây đóng cửa và có thể nói là mắc phải hội chứng tự mê hoặc. Ngày nay, ưu tiên hàng đầu là sự sống còn của mô hình Trung Quốc, một sự kết hợp độc đáo giữa chủ nghĩa tư bản Nhà nước và chuyên chế về chính trị, mà đến giờ vẫn còn hiệu quả. Điều này giúp Bắc Kinh đóng vai trò lãnh đạo trong khu vực thịnh vượng chung, có nghĩa là dọc theo vùng duyên hải và ở cả vùng biển Trung Hoa. Thế mà đối với Bắc Kinh, Hoa Kỳ vừa là một hình mẫu siêu cường kinh tế, vừa là một cơn ác mộng, vì ngăn trở sự thống trị của Trung Quốc trong vùng ảnh hưởng lịch sử của mình.
Đó là do người Mỹ trong công cuộc toàn cầu hóa đã quyết định chứng tỏ rằng Hoa Kỳ vẫn luôn là siêu cường duy nhất của thế kỷ tại châu Á, nơi Mỹ muốn quay lại. Sinh ra ở Hawai, lớn lên tại Indonesia, nên lẽ tự nhiên ông Barack Obama là con người dành cho ý định này. Trong khi Bắc Kinh muốn làm ông chủ của khu vực, thì ông Obama lại quyết chí lãnh đạo liên minh các Nhà nước trong vùng không muốn nhường bước trước những áp bức của Trung Quốc.
Trên nguyên tắc, tình hữu nghị thất thường được nối kết cách đây hai thế kỷ giữa hai Hercule này, gắn bó nhờ việc đối địch với Liên Xô cũ rồi đến sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế, cần phải vượt qua được thách thức mang tính chiến lược này. « Sự cất cánh hòa bình » mà không đóng vai trò bá chủ của Trung Quốc không mâu thuẫn với việc Hoa Kỳ tái triển khai trong khu vực. Hơn nữa, cả hai nước đều không muốn công khai xung đột với nhau.
Nhưng khi lao vào trò chơi mèo bắt chuột, mỗi bên đều có nguy cơ : Bên nào cũng nhìn qua lăng kính âu lo về ý định được gán cho bên kia. Đó là một cái vòng lẩn quẩn. Ảo tưởng và thực tế của chủ nghĩa đế quốc kiểu yankee hay ý định của các viên chức bàn giấy Trung Quốc nhằm củng cố quyền lực trong cuộc xung đột với bên ngoài, tất cả đều có thể dẫn đến cực đoan. Và ngay cả nếu điều tệ hại nhất không chắc sẽ xảy ra, cuốn sách thú vị này đã cho thấy tâm chấn của trận động đất mới sẽ ở khu vực Thái Bình Dương.
Nguyễn Chí Thiện và 400 bài thơ
Tờ báo tiếng Anh uy tín là The Economist trong mục phân ưu tuần này đã dành trọn trang báo cho nhà thơ Việt Nam Nguyễn Chí Thiện, vừa qua đời ngày 02/10/2012, thọ 73 tuổi.
The Economist kể lại : « Các bài thơ được giấu trong áo sơ mi của ông, có tất cả 400 bài. Đó là ngày 16/07/1979, mà ông ghi nhớ là hai ngày sau kỷ niệm phá ngục Bastille, ngày của tự do. Ông chạy qua cổng đại sứ quán Anh ở Hà Nội, vượt qua các lính gác, yêu cầu được gặp đại sứ. Tại khu vực tiếp tân, vài người Việt đang ngồi tại bàn, ông đẩy họ ra. Trong phòng chứa đồ kế bên, một cô gái Anh đang chải đầu đã làm rơi chiếc lược vì sợ hãi. Tiếng động khiến cho ba người đàn ông Anh chạy đến, và ông đã quăng cho họ một tập thơ, sau đó để yên cho người ta giữ ông lại ».
Đó là cái cách mà Nguyễn Chí Thiện đã làm để đưa các bài thơ ra khỏi Việt Nam. Tập thơ sau đó được xuất bản dưới cái tên « Hoa địa ngục », được dịch sang tám thứ tiếng, và đoạt giải thưởng thơ quốc tế năm 1985. Ông nghe nói sơ qua về sự kiện này trong nhiều nhà tù khác nhau. Tại nhà giam Hỏa Lò – Hanoi Hilton, một trong các quản giáo giận dữ giơ ra trước mặt ông một cuốn sách. Nguyễn Chí Thiện thích thú nhận ra đó là tác phẩm của mình.
Ông có tạng người không được khỏe mạnh. Hồi nhỏ ông bị nhiễm lao, và cha mẹ ông phải bán cả nhà để chữa chạy. Đến năm 1960, ông bị bắt vào tù với nhiều cái cớ như chống lại quan điểm của chế độ về lịch sử, viết ra những bài thơ « nổi loạn », được chuyển đi nhiều nhà tù và trại cải tạo khác nhau. Nhưng càng bị áp bức thì ông lại càng sáng tác khỏe.
The Economist so sánh với một nhà thơ bị đày ải khác là Lý Bạch của Trung Quốc, ở thế kỷ thứ 8. Nhưng Lý Bạch có thể thưởng thức rượu ngon trong những chiếc ly hổ phách, nằm dài trên trường kỷ, ngắm các thiếu nữ xinh đẹp dệt lụa dưới rặng liễu, bên những cánh hoa đào rơi, trò chuyện với chị Hằng và chết đi một cách lãng mạn vì say rượu, nhảy xuống vớt bóng trăng in đáy nước.
Còn Nguyễn Chí Thiện hầu như gần hết cuộc đời trải qua trong lao tù, và khi được cho sang Mỹ, ông sống khiêm tốn với thú vui duy nhất là trà xanh và thuốc lá. Tờ báo trích một số bài thơ của ông :
Đảng đày tôi trong rừng
Mong tôi xác bón từng gốc sắn
Tôi hóa thành người săn bắn
Và trở ra đầy ngọc rắn, sừng tê
Đảng dìm tôi xuống bể
Mong tôi đáy nước chìm sâu
Tôi hóa thành người thợ lặn
Và nổi lên ngời sáng ngọc châu
Và theo The Economist, những bài thơ của ông chính là châu ngọc.
Bình Nhưỡng “Technicolor”
Cũng liên quan đến châu Á, tuần báo Le Point có bài viết mang tựa đề « Bình Nhưỡng với đủ mọi sắc màu », nói về Liên hoan phim quốc tế Bình Nhưỡng. Tác giả Yann Moix là đạo diễn, được mời tham dự Liên hoan, đã kể về một « vũ trụ » siêu thực được chứng kiến : Sùng bái lãnh tụ, sự thống trị của tuyên truyền, và khách ngoại quốc bị ngăn trở tiếp xúc với dân chúng.
Điện thoại di động bị tịch thu ngay khi khách đến sân bay, mà theo giải thích, đó là do đế quốc Mỹ có thể qua đó mà do thám Bắc Triều Tiên. Dọc theo đường vào thành phố, người dân hầu hết là đi bộ, có rất ít xe cộ ngoại trừ những chiếc xe đạp chạy ngoằn ngoèo vì chở nặng. Nhưng người hướng dẫn cố tình đặt ra hàng loạt câu hỏi để cản trở khách quan sát khung cảnh xung quanh.
Ngày khai mạc liên hoan, khách tham gia phải nghiêng mình 90° và đặt hoa trước bức tượng hoành tráng của lãnh tụ vĩnh cửu. Bình Nhưỡng là một thành phố xinh đẹp, nhưng khách chỉ được dẫn đi tham quan những nơi chốn có vẻ vô hại, không được phép quay phim, không được tìm hiểu về cuộc sống thường nhật của người dân. Còn những phim được xem như phim « Ao ước » thì đại khái kể về một nữ y tá luôn mơ rằng người chồng thợ mỏ của mình có ngày được chụp ảnh bên cạnh tướng quân Kim Jong Il.
Đừng ngần ngại chỉ trích bà Aung San Suu Kyi
Cũng về châu Á, Courrier International, khi đề cập đến Miến Điện trong bài « Hãy dám chỉ trích Aung San Suu Kyi » đã nhận xét, giải Nobel Hòa bình đóng vai trò quan trọng trong tiến trình dân chủ hóa. Nhưng đảng của bà cần phải học hỏi cách đặt lại vấn đề, nhất là trong hồ sơ gai góc về các dân tộc thiểu số.
Bà Aung San Suu Kyi đã kết thúc chuyến thăm Hoa Kỳ kéo dài 17 ngày một cách vẻ vang hôm 4/10, được tổng thống Mỹ Obama tiếp đón và nhận được nhiều vinh dự khác. Nhưng bà vẫn bị chỉ trích vì sự im lặng trước tình trạng các dân tộc thiểu số bị trấn áp. Việc bà không phản ứng gì trước số phận người Rohingya trong nhiều tháng qua có vẻ ngày càng đáng lo ngại, và những người Kachin sống ở Mỹ đã tẩy chay buổi lễ trao Huy chương Vàng của Quốc hội Hoa Kỳ cho bà. Một số nguồn tin cho biết, dù nhiều lãnh tụ ngoại quốc trong đó có Ngoại trưởng Anh và đức Đạt Lai Lạt Ma có đề nghị bà đặt vấn đề, nhưng đều không có kết quả.
Sự im lặng này, theo Democratic Voice of Burma có trụ sở tại Na Uy, được Courrier International trích dịch, thì không có lợi cho bà Aung San Suu Kyi về mặt chính trị. Một số nhà phân tích cho rằng, việc hợp tác với chính quyền khiến bà khó lên tiếng, hoặc là vấn đề này không nằm trong danh sách ưu tiên của bà. Một nhà báo nhiều kinh nghiệm nhận xét : «Một trong những vấn đề của Miến Điện ngày nay, có thể dẫn đến sự xuống dốc của bà Aung San Suu Kyi, là những người xung quanh bà không dám nói ra rằng bà đã sai lầm. Họ còn không dám đưa ra cho bà những lời khuyên hữu ích ».
Cuộc tập trận sẽ huy động các phương tiện hải quân và không quân như tàu chiến, trực thăng, tiến hành đổ bộ và đánh chiếm lại đảo Irisunajima, nơi mà quân đội Mỹ vẫn thường xuyên sử dụng để luyện tập bắn.
Năm trên biển Hoa Đông, đảo Irisunajima cách xa quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hàng trăm cây số.
Tuy nhiên, vẫn theo các nguồn tin trên, dường như chính phủ Nhật Bản và Mỹ còn do dự về tính xác đáng của cuộc tập trận có mục tiêu đánh chiếm lại đảo, vì lo ngại Trung Quốc sẽ có phản ứng mạnh mẽ.
Căng thằng tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Tokyo và Bắc Kinh đã gia tăng, đặc biệt là từ đầu tháng Chín, sau khi chính phủ Nhật Bản quyết định quốc hữu hóa một số hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Nhiều vụ biểu tình bài Nhật đã diễn ra trên lãnh thổ Trung Quốc, đôi khi dẫn đến các hành động bạo lực như đập phá, đốt cửa hàng, xe hơi của Nhật Bản.
TRUNG QUỐC - MỸ - Bài đăng : Chủ nhật 14 Tháng Mười 2012 -
Sửa đổi lần cuối Chủ nhật 14 Tháng Mười 2012
Một trận chiến Mỹ- Trung mới ở Thái Bình Dương
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates (trái) và đồng nhiệm Trung Quốc Lương Quang Liệt, Hà Nội, ngày 11/10/2010
Ảnh: Reuters
Liên quan đến châu Á, Le Nouvel Observateur có bài điểm sách với tựa đề « Cuộc chiến tranh mới ở Thái Bình Dương », nói về cuốn sách « Trung Quốc chống lại Hoa Kỳ » của hai tác giả Alain Frachon và Daniel Vernet, giải thích vì sao Biển Trung Hoa sẽ trở thành trung tâm của thế giới.
Tình hình căng thẳng hiện nay tại biển Hoa Đông xung quanh quần
đảo Senkaku/Điếu Ngư, liệu có phải là khúc dạo đầu cho một cuộc đại
loạn ? Chuyện gì sẽ diễn ra sau khi Bộ Chính trị Trung Quốc thay đổi
người lãnh đạo ngày 8/11 tới ? Nếu tái đắc cử, Barack Obama có tiếp tục
sự thay đổi chiến lược đặt trọng tâm nghiêng về châu Á, sau một thập kỷ
lãng phí với cuộc chiến ở Irak và Afghanistan ? Bị đồng minh bên kia bờ
Đại Tây Dương bỏ rơi, không có khả năng hội nhập vào việc quản trị trên
toàn cầu, trong đó G2 – cặp đôi mới nổi là Trung Quốc - Hoa Kỳ đóng vai
trò chủ đạo, châu Âu sẽ ra sao ? Đó là những vấn đề được đặt ra trong
cuốn sách của Alain Frachon và Daniel Vernet, hai cựu giám đốc biên tập
của tờ Le Monde.Đương nhiên trong đó đóng vai trò kình địch là Trung Quốc, đất nước trước đây đóng cửa và có thể nói là mắc phải hội chứng tự mê hoặc. Ngày nay, ưu tiên hàng đầu là sự sống còn của mô hình Trung Quốc, một sự kết hợp độc đáo giữa chủ nghĩa tư bản Nhà nước và chuyên chế về chính trị, mà đến giờ vẫn còn hiệu quả. Điều này giúp Bắc Kinh đóng vai trò lãnh đạo trong khu vực thịnh vượng chung, có nghĩa là dọc theo vùng duyên hải và ở cả vùng biển Trung Hoa. Thế mà đối với Bắc Kinh, Hoa Kỳ vừa là một hình mẫu siêu cường kinh tế, vừa là một cơn ác mộng, vì ngăn trở sự thống trị của Trung Quốc trong vùng ảnh hưởng lịch sử của mình.
Đó là do người Mỹ trong công cuộc toàn cầu hóa đã quyết định chứng tỏ rằng Hoa Kỳ vẫn luôn là siêu cường duy nhất của thế kỷ tại châu Á, nơi Mỹ muốn quay lại. Sinh ra ở Hawai, lớn lên tại Indonesia, nên lẽ tự nhiên ông Barack Obama là con người dành cho ý định này. Trong khi Bắc Kinh muốn làm ông chủ của khu vực, thì ông Obama lại quyết chí lãnh đạo liên minh các Nhà nước trong vùng không muốn nhường bước trước những áp bức của Trung Quốc.
Trên nguyên tắc, tình hữu nghị thất thường được nối kết cách đây hai thế kỷ giữa hai Hercule này, gắn bó nhờ việc đối địch với Liên Xô cũ rồi đến sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế, cần phải vượt qua được thách thức mang tính chiến lược này. « Sự cất cánh hòa bình » mà không đóng vai trò bá chủ của Trung Quốc không mâu thuẫn với việc Hoa Kỳ tái triển khai trong khu vực. Hơn nữa, cả hai nước đều không muốn công khai xung đột với nhau.
Nhưng khi lao vào trò chơi mèo bắt chuột, mỗi bên đều có nguy cơ : Bên nào cũng nhìn qua lăng kính âu lo về ý định được gán cho bên kia. Đó là một cái vòng lẩn quẩn. Ảo tưởng và thực tế của chủ nghĩa đế quốc kiểu yankee hay ý định của các viên chức bàn giấy Trung Quốc nhằm củng cố quyền lực trong cuộc xung đột với bên ngoài, tất cả đều có thể dẫn đến cực đoan. Và ngay cả nếu điều tệ hại nhất không chắc sẽ xảy ra, cuốn sách thú vị này đã cho thấy tâm chấn của trận động đất mới sẽ ở khu vực Thái Bình Dương.
Nguyễn Chí Thiện và 400 bài thơ
Tờ báo tiếng Anh uy tín là The Economist trong mục phân ưu tuần này đã dành trọn trang báo cho nhà thơ Việt Nam Nguyễn Chí Thiện, vừa qua đời ngày 02/10/2012, thọ 73 tuổi.
The Economist kể lại : « Các bài thơ được giấu trong áo sơ mi của ông, có tất cả 400 bài. Đó là ngày 16/07/1979, mà ông ghi nhớ là hai ngày sau kỷ niệm phá ngục Bastille, ngày của tự do. Ông chạy qua cổng đại sứ quán Anh ở Hà Nội, vượt qua các lính gác, yêu cầu được gặp đại sứ. Tại khu vực tiếp tân, vài người Việt đang ngồi tại bàn, ông đẩy họ ra. Trong phòng chứa đồ kế bên, một cô gái Anh đang chải đầu đã làm rơi chiếc lược vì sợ hãi. Tiếng động khiến cho ba người đàn ông Anh chạy đến, và ông đã quăng cho họ một tập thơ, sau đó để yên cho người ta giữ ông lại ».
Đó là cái cách mà Nguyễn Chí Thiện đã làm để đưa các bài thơ ra khỏi Việt Nam. Tập thơ sau đó được xuất bản dưới cái tên « Hoa địa ngục », được dịch sang tám thứ tiếng, và đoạt giải thưởng thơ quốc tế năm 1985. Ông nghe nói sơ qua về sự kiện này trong nhiều nhà tù khác nhau. Tại nhà giam Hỏa Lò – Hanoi Hilton, một trong các quản giáo giận dữ giơ ra trước mặt ông một cuốn sách. Nguyễn Chí Thiện thích thú nhận ra đó là tác phẩm của mình.
Ông có tạng người không được khỏe mạnh. Hồi nhỏ ông bị nhiễm lao, và cha mẹ ông phải bán cả nhà để chữa chạy. Đến năm 1960, ông bị bắt vào tù với nhiều cái cớ như chống lại quan điểm của chế độ về lịch sử, viết ra những bài thơ « nổi loạn », được chuyển đi nhiều nhà tù và trại cải tạo khác nhau. Nhưng càng bị áp bức thì ông lại càng sáng tác khỏe.
The Economist so sánh với một nhà thơ bị đày ải khác là Lý Bạch của Trung Quốc, ở thế kỷ thứ 8. Nhưng Lý Bạch có thể thưởng thức rượu ngon trong những chiếc ly hổ phách, nằm dài trên trường kỷ, ngắm các thiếu nữ xinh đẹp dệt lụa dưới rặng liễu, bên những cánh hoa đào rơi, trò chuyện với chị Hằng và chết đi một cách lãng mạn vì say rượu, nhảy xuống vớt bóng trăng in đáy nước.
Còn Nguyễn Chí Thiện hầu như gần hết cuộc đời trải qua trong lao tù, và khi được cho sang Mỹ, ông sống khiêm tốn với thú vui duy nhất là trà xanh và thuốc lá. Tờ báo trích một số bài thơ của ông :
Đảng đày tôi trong rừng
Mong tôi xác bón từng gốc sắn
Tôi hóa thành người săn bắn
Và trở ra đầy ngọc rắn, sừng tê
Đảng dìm tôi xuống bể
Mong tôi đáy nước chìm sâu
Tôi hóa thành người thợ lặn
Và nổi lên ngời sáng ngọc châu
Và theo The Economist, những bài thơ của ông chính là châu ngọc.
Bình Nhưỡng “Technicolor”
Cũng liên quan đến châu Á, tuần báo Le Point có bài viết mang tựa đề « Bình Nhưỡng với đủ mọi sắc màu », nói về Liên hoan phim quốc tế Bình Nhưỡng. Tác giả Yann Moix là đạo diễn, được mời tham dự Liên hoan, đã kể về một « vũ trụ » siêu thực được chứng kiến : Sùng bái lãnh tụ, sự thống trị của tuyên truyền, và khách ngoại quốc bị ngăn trở tiếp xúc với dân chúng.
Điện thoại di động bị tịch thu ngay khi khách đến sân bay, mà theo giải thích, đó là do đế quốc Mỹ có thể qua đó mà do thám Bắc Triều Tiên. Dọc theo đường vào thành phố, người dân hầu hết là đi bộ, có rất ít xe cộ ngoại trừ những chiếc xe đạp chạy ngoằn ngoèo vì chở nặng. Nhưng người hướng dẫn cố tình đặt ra hàng loạt câu hỏi để cản trở khách quan sát khung cảnh xung quanh.
Ngày khai mạc liên hoan, khách tham gia phải nghiêng mình 90° và đặt hoa trước bức tượng hoành tráng của lãnh tụ vĩnh cửu. Bình Nhưỡng là một thành phố xinh đẹp, nhưng khách chỉ được dẫn đi tham quan những nơi chốn có vẻ vô hại, không được phép quay phim, không được tìm hiểu về cuộc sống thường nhật của người dân. Còn những phim được xem như phim « Ao ước » thì đại khái kể về một nữ y tá luôn mơ rằng người chồng thợ mỏ của mình có ngày được chụp ảnh bên cạnh tướng quân Kim Jong Il.
Đừng ngần ngại chỉ trích bà Aung San Suu Kyi
Cũng về châu Á, Courrier International, khi đề cập đến Miến Điện trong bài « Hãy dám chỉ trích Aung San Suu Kyi » đã nhận xét, giải Nobel Hòa bình đóng vai trò quan trọng trong tiến trình dân chủ hóa. Nhưng đảng của bà cần phải học hỏi cách đặt lại vấn đề, nhất là trong hồ sơ gai góc về các dân tộc thiểu số.
Bà Aung San Suu Kyi đã kết thúc chuyến thăm Hoa Kỳ kéo dài 17 ngày một cách vẻ vang hôm 4/10, được tổng thống Mỹ Obama tiếp đón và nhận được nhiều vinh dự khác. Nhưng bà vẫn bị chỉ trích vì sự im lặng trước tình trạng các dân tộc thiểu số bị trấn áp. Việc bà không phản ứng gì trước số phận người Rohingya trong nhiều tháng qua có vẻ ngày càng đáng lo ngại, và những người Kachin sống ở Mỹ đã tẩy chay buổi lễ trao Huy chương Vàng của Quốc hội Hoa Kỳ cho bà. Một số nguồn tin cho biết, dù nhiều lãnh tụ ngoại quốc trong đó có Ngoại trưởng Anh và đức Đạt Lai Lạt Ma có đề nghị bà đặt vấn đề, nhưng đều không có kết quả.
Sự im lặng này, theo Democratic Voice of Burma có trụ sở tại Na Uy, được Courrier International trích dịch, thì không có lợi cho bà Aung San Suu Kyi về mặt chính trị. Một số nhà phân tích cho rằng, việc hợp tác với chính quyền khiến bà khó lên tiếng, hoặc là vấn đề này không nằm trong danh sách ưu tiên của bà. Một nhà báo nhiều kinh nghiệm nhận xét : «Một trong những vấn đề của Miến Điện ngày nay, có thể dẫn đến sự xuống dốc của bà Aung San Suu Kyi, là những người xung quanh bà không dám nói ra rằng bà đã sai lầm. Họ còn không dám đưa ra cho bà những lời khuyên hữu ích ».
__._,_.___
Reply via web post | Reply to sender | Reply to group | Start a New Topic | Messages in this topic (1) |
No comments:
Post a Comment