Trung Quốc âm thầm xây đập khổng lồ trên sông Mêkông
Theo
Đài RFI, Trung Quốc (TQ) đã âm thầm cho khởi động đập thủy điện Nọa
Trác Độ - con đập thứ năm trên thượng nguồn sông Mêkông. Đập thủy điện
này đã được TQ đưa vào hoạt động đầu tháng 9.2012.
Hành
động này đang bị giới nghiên cứu chỉ trích, bởi đây là nguy cơ mới đe
dọa hệ sinh thái của dòng sông chung chảy qua 6 quốc gia trong khu vực,
trong đó có Việt Nam.
Sự kiện đập Nọa Trác Độ đi vào hoạt động không được TQ quảng bá ồn
ào, cho dù đây là công trình thủy điện lớn nhất được xây dựng tại Vân
Nam, trên vùng thượng nguồn sông Mêkông - đoạn chảy qua TQ. Theo báo chí
TQ, ngày 6.9 vừa qua, Tập đoàn Hoa Năng đã cho vận hành tổ máy phát
điện đầu tiên có công suất 650MW. Đây là tổ máy thứ nhất trong số 9 máy
phát dự trù lắp đặt tại đập thủy điện này khi hoàn tất vào năm 2014.
Theo kế hoạch, khi chạy đủ công suất, con đập này sẽ sản xuất khoảng
24.000GW mỗi năm, một lượng điện tương đương với mức tiêu thụ của toàn
bộ thành phố New York (Mỹ) trong bảy tháng.
Tuy nhiên, vấn đề là con đập khổng lồ này có nguy cơ gây hại nhiều
hơn cho các nước nằm ở hạ nguồn dòng sông, từ Myanmar đến Thái Lan,
Campuchia và đặc biệt là Việt Nam, làm trầm trọng thêm các tác hại của
các con đập khác mà TQ đã xây trên thượng nguồn như Mạn Loan, Đại Triều
Sơn, Cảnh Hồng, Tiểu Loan.
Nghiên cứu của Trung tâm Stimson - một trung tâm tham vấn tại Mỹ -
đã xác định rằng, 4 đập thủy điện phía bên trên Nọa Trác Độ mà TQ đã đưa
vào sử dụng “đã làm thay đổi thủy lưu của dòng sông và cản đường lưu
thông của phù sa màu mỡ, rất cần thiết cho việc duy trì năng suất đất,
nuôi dưỡng thủy sản và ngăn biển xâm lấn tại vùng Đồng bằng sông Cửu
Long” của Việt Nam.
Phản ứng trước việc TQ cho khởi động đập thủy điện Nọa Trác Độ, hôm
24.9, ông Milton Osborne - chuyên gia về Đông Nam Á tại Viện Lowy, một
trung tâm nghiên cứu chính sách quốc tế tại Australia - đã lên tiếng báo
động: “Dù ít được báo chí phương Tây chú ý vì ở nơi xa xôi, các con đập
do TQ xây dựng trên dòng Mêkông sẽ tác động mạnh tới dòng sông dài và
quan trọng nhất Đông Nam Á, một con sông thiết yếu trong việc nuôi sống
60 triệu người dân vùng hạ nguồn Mêkông”.
No comments:
Post a Comment