Senior Member
|
|
Ngày Gia Nhập: Dec 2011
Số Bài: 108
|
|
TQ Đăng Hồ Sơ Mật Chiếm Hoàng Sa 1974: Hà Nội Cảm Ơn TQ Đã Chiếm Hoàng Sa
trạng: Vui vẻ
Trung Cộng tung hồ sơ mật Hoàng Sa !
Đăng ngày: 18:18 15-12-2011
Thư mục: Tổng hợp
Trung Cộng Đăng Hồ Sơ Mật Chiếm Hoàng Sa 1974: Hà Nội Cảm Ơn TC Đã Chiếm
Hoàng Sa, Ông Dũng lập tức nói TQ đã sai trái dùng vũ lực :
Bài của người Việt Đông Âu
http://www1.vietinfo.eu/tu-lieu/tai-...c-cong-bo.html
Bài của Hải Ngoại
TQ Đăng Hồ Sơ Mật Chiếm Hoàng Sa 1974: Hà Nội Cảm Ơn TQ Đã Chiếm Hoàng Sa, Ông Dũng lập tức nói TQ đã sai trái dùng vũ lực
Posted on December 15, 2011 by HNSG
HANOI/BEIJING (VietBao) — Tại sao sau nhiều thập niên chính phủ CSVN giữ
im lặng, cho tới hôm 25-11-2011 Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố
rằng Hoàng Sa là của VN, và khẳng định rằng chính quân đội TQ đã dùng
vũ lực chiếm Hoàng Sa?
Có phải ông Dũng tuyên bộ như thế để trả lời một giảỉ thích từ phía
Trung Quốc rằng chính Hà Nội đã vui mừng, đã ra bản văn cảm ơn đàn anh
Bắc Kinh ngay sau khi Hải Quân TQ đánh bại Hải Quân VNCH vào tháng
1-1974?
Trước khi ông Dũng tuyên bố như thế 2 tuần lễ, một hồ sơ mật được suy
đoán là do TQ đưa ra trên mạng Canglang.com đã nói thẳng rằng chính phủ
Bắc Việt, tức CSTN, đã gửi thư cảm ơn quân đội TQ đã đánh bại Hải Quân
VNCH để chiếm Tây Sa (tức Hoàng Sa) giùm cho Bắc Việt. Lúc đó tức khắc,
nhà nước Bắc Kinh nói rằng không có gì để cảm ơn hay đánh chiếm giùm, vì
Tây Sa (tức Hoàng Sa) là của dân tộc Trung Quốc từ xa xưa rồi.
Bài viết tiếng Hoa trên mạng này có nhan đề là “Tái hiện tin mật về xung
đột Trung – Việt trong trận hải chiến Tây Sa năm 1974” đăng ngày
7-11-2011, tức là 2 tuần lễ trước khi Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng
tuyên bố TQ đã dùng vũ lực chiếm Hoàng Sa. Đặc biệt, hồ sơ mật của Trung
Quốc đã ghi nhận rằng các chiến binh VNCH trong trận giữ đảo Hoàng Sa
đã chiến đấu rất can đảm tới phút cuối, kể cả khi đánh cận chiến bằng
lưỡi lê và dao. Có chỗ cần ghi chú, tàu Nhật Tảo của VNCH được hồ sơ TQ
gọi là tàu Sóng Dữ. Các chỗ ** là được TQ xóa đi có lẽ vì cần bảo mật
một số chi tiết.
Hồ sơ này của TQ cũng cho biết, bên cạnh số tù binh VNCH bị quân TQ bắt còn có 1 cố vấn quân sự Hoa Kỳ.
Đặc biệt, hồ sơ còn tiết lộ, quân TQ đã muốn chiếm Tây Sa từ lâu, và cơ
hội này là đúng thời điểm quân Mỹ rút lui, bởi vì nếu TQ không đánh
chiếm Hoàng Sa, “đợi đến hơn một năm nữa thôi, Việt Nam sau khi thống
nhất sẽ tiếp quản luôn cả mấy hòn đảo ở đó, thì nỗi rầy rà của phía
Trung Quốc sẽ còn lớn hơn.”
Bản dịch của Quốc Trung đăng trên basamnews (http://anhbasam.wordpress.com/) hôm 14-12-2011 trích như sau:
“…Trận chém giết lẫn nhau bên trong hồ đá ngầm lại còn oanh liệt hơn,
tác chiến trong một phạm vi nhỏ hẹp đầy những rạn san hô, không có
khoảng chừa cho tác chiến cơ động, ai là kẻ dũng cảm sẽ chiến thắng, thế
là hai tàu 396 và 389 dồn hỏa lực công kích vào tàu “Lý Thường Kiệt”.
Tại đó, quân Nam Việt ở vào thế bất lợi, tàu “Sóng Dữ” nguyên là một
chiếc tàu dò mìn, tốc độ cao nhất cũng chỉ có 14, có lòng mà giữ được
hiệp đồng với tàu “Lý Thường Kiệt”. Cho nên, hai bên vừa bắn nhau, tàu
“Sóng Dữ” chỉ có thể tạm thời bắn trước về phía đảo Quảng Kim, rồi chỉ
còn cách đứng nhìn tàu “Lý Thường Kiệt” bị quân ta tập trung công kích
mà chẳng có cách gì đi vào chi viện. Khi ấy, hỏa lực mạn bên lớn nhất
của quân Việt là 1 khẩu pháo 127 ly, 3 khẩu pháo 40 ly, một khẩu pháo 20
ly và 2 khẩu súng máy, còn bên quân ta thì vũ khí dùng được là 1 khẩu
pháo 85 ly, 6 khẩu pháo 37 ly, 4 khẩu pháo 25 ly và 4 khẩu súng máy.
Chỉ cần tiếp cận được hoàn toàn vào tàu địch, không để cho khẩu pháo 127
ly này phát huy uy lực, thì ở chiến trường cục bộ này, bên quân ta vẫn
có thể giành được ưu thế hỏa lực tương đối.
Hai tàu 396 và 389 một bên ép sát, một bên nhả đạn pháo lên tàu “Lý
Thường Kiệt”. Lúc này, 1 phát đạn pháo 127 ly từ dưới nước vọt trúng tàu
“Lý Thường Kiệt”, xuyên thủng khoang máy, nhưng không nổ. Thì ra vì cự
ly chiến đấu giữa hai bên quá gần, nên đạn pháo chi viện cho tàu bạn từ
tàu “Trần Bình Trọng” đã bắn nhầm phải người mình. Khi đó, tàu “Sóng Dữ”
lao tới, bắn thọc đằng sau lưng biên đội của ta. Thế cục thay đổi trong
nháy mắt, khiến cho tàu 389 bị quân địch tấn công từ hai phía bốc cháy
nhiều chỗ. Mặc dù đã trúng đạn đầy mình, nhưng tàu 389 vẫn ép sát tàu
địch, các chiến sĩ trong tình thế nguy cấp đã ôm luôn cả bệ phóng
rocket, xách luôn cả súng tiểu liên, tay cầm lựu đạn, đúng là một trận
đánh dũng mãnh, đã xảy ra một trận “đấu lưỡi lê trên biển” hiếm thấy
trong lịch sử các cuộc hải chiến, quả là một trận xáp mạn tàu khiếp vía
kinh hồn! Thuyền trưởng tàu “Sóng Dữ”, thiếu tá họ Ngụy [Văn Thà] đã mất
mạng trong trận chiến trần trụi bằng lưỡi lê trên biển này.
Lúc này, tàu “Lý Thường Kiệt” quay về hồ đá ngầm, chuẩn bị cầu cứu tàu
“Sóng dữ”. Đạn pháo trên tàu 389 đã bắn hết sạch, thuyền trưởng tàu Tiêu
Đức Vạn hạ lệnh nạp bom chống tàu ngầm, quyết cùng chết với tàu địch.
Còn thượng úy (2) họ Nguyễn (tức Nguyễn Thành Trí: BTV) chỉ huy thay thế
tàu “Sóng dữ” thì muốn cố sức đâm chí mạng vào tàu 389. Chính trong
thời khắc nguy cấp ấy, tàu 396 đã chuyển hướng đón chặn trước mặt tàu
“Lý Thường Kiệt”, yểm trợ cho tàu 389 thoát hiểm….
… Trận phản kích tự vệ Tây Sa không hề được coi là trận hải chiến quy mô
lớn. Khi trận chiến kết thúc, Bắc Việt ** lập tức ra tuyên bố, “cảm ơn
chính phủ Trung Quốc đã giúp đỡ họ giải phóng Tây Sa từ tay Nam Việt”.
Điều này đồng nghĩa với việc đề xuất với Trung Quốc yêu cầu về lãnh thổ
Tây Sa. Chính phủ Trung Quốc không đếm xỉa gì đến chuyện này, gọi trận
chiến đó là “trận phản kích tự vệ”, nhấn mạnh Tây Sa từ xa xưa đã là
lãnh thổ của Trung Quốc. Trung Quốc thu hồi lại lãnh thổ của mình từ tay
“ngụy quân Nam Việt” từ sự hỗ trợ của Mỹ. Chính nước cờ hay tuyệt diệu
này đã khiến cho Trung Quốc giành được thế chủ động trong tương lai về
vấn đề Nam Hải. Và cũng chính điểm này, sau khi Nam – Bắc Việt Nam thống
nhất, đã trở thành một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến Việt
Nam dựa vào Liên Xô, thù địch với Trung Quốc….
…Ngày 20 tháng 1, bộ đội tinh nhuệ của Trung Quốc đã đến Tây Sa, dưới sự
yểm trợ của hỏa lực pháo hạm, đã chiếm gọn cả 3 hòn đảo từng bị hải
quân Nam Việt chiếm giữ từ năm 1956, bắt sống 48 tên địch, trong đó có 1
sĩ quan liên lạc Mỹ….
…Còn ý nghĩa thực sự của trận chiến ở Tây Sa, nằm ở chỗ đã tiêu diệt
được quân đội Nam Việt chiếm cứ ở đó từ năm 1956, là đã đánh đuổi sạch
thế lực Nam Việt. Nếu không, đợi đến hơn một năm nữa thôi, Việt Nam sau
khi thống nhất sẽ tiếp quản luôn cả mấy hòn đảo ở đó, thì nỗi rầy rà của
phía Trung Quốc sẽ còn lớn hơn.
…Lời cuối: Nghe nói sau khi Trung Quốc thu hồi Tây Sa, Bắc Việt là đồng
chí và anh em với chúng ta khi ấy, đã gửi điện cảm ơn chính phủ Trung
Quốc: Cảm ơn anh em Trung Quốc đã thay chúng tôi thu hồi lại được quần
đảo Tây Sa từ tay quân tay sai Nam Việt! Chính phủ Trung Quốc đã từ chối
bức “Điện cảm ơn” này, đây cũng là sự khởi đầu cho việc từ chỗ thừa
nhận đến chỗ trở mặt về chủ quyền đối với Nam Sa của Trung Quốc từ phía
Việt Nam.”(hết trích)
Phần trên do VB trích chỉ một phần, trong khi hồ sơ này rất dài, kèm
theo nhiều hình ảnh tàu chiến và tù binh VNCH, cho thấy quan điểm cụ thể
từ Bắc Kinh về trận đánh Hoàng Sa. Và cho thấy Hà Nội đã gửi thư cảm ơn
Bắc Kinh đã chiếm đaỏ từ quân đội Sài Gòn.
Đó là lý do, 2 tuần lễ sau khi hồ sơ này lên mạng, vào ngày 25-11-2011
Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng kể tội TQ về chuyện chiếm Hoàng Sa. Nhưng
ông Dũng không nói rằng Bắc Việt đã gửi thư cảm ơn TQ…
|
01-17-2012, 05:03 AM
|
Member
|
|
Ngày Gia Nhập: Jan 2012
Số Bài: 67
|
|
Một vài hiểu biết chia sẻ cùng các tiền bối
Theo hồi ký của Bùi Tín, thì khi Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, các tướng
tá trong quân đội Bắc Việt có thắc mắc "Tại sao ta lại để cho Trung
Quốc chiếm đảo của ta?". Tinh thần của bên quân đội lúc đó là tức lắm,
muốn nghe ý của Bộ chính trị ra sao, có muốn đánh đấm thế nào không, vì
lúc đó, Hải quân của Bắc Việt khá mạnh, có những tàu chiến thế hệ mới
của Nga và có đội Hải quân tinh nhuệ.
Nhưng lúc đó, Duẩn và Thọ đi giải thích với các tướng tá rằng ta không
nhờ, nhưng bạn lấy hộ vì là hai nước xã hội chủ nghĩa anh em thì giúp
nhau. Thọ dặn không được loan tin ra ngoài sợ lòng dân không yên. Với ý
này, nên Thọ mới cho viết thư cảm ơn như được đăng tải. Đây là cách
ngoại giao để khẳng định chủ quyền của mình, anh có lấy được thì cũng là
lấy cho tôi; sau này tôi sẽ xin lại, lúc đó anh đừng từ chối.
Nhưng, Tàu Cộng đâu phải đứa con nít, nên nó bảo không phải cảm ơn. Cái
mà đáng nói là Bắc Việt không viết thư hồi đáp, bác bỏ ý kiến của Tàu
Cộng, bảo anh nhầm rồi, đảo đó chưa bao giờ là của anh hết; nhưng bây
giờ chưa phải là lúc chín muồi, tôi với anh là đồng chí thì để sau ta sẽ
bàn; nhưng xin chuyển đảo đó trả lại tôi.
Người nhà đánh nhau để lũ sài lang hưởng lợi là vậy.
|
Điều lệ Đăng Bài
|
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts
HTML code is Tắt
|
|
|
Tất cả thời gian được căn cứ theo giờ Quốc Tế GMT. Giờ địa phương của bạn là 12:27 PM.
Powered by vBulletin® Version 3.8.1 Copyright ©2000 - 2012, Jelsoft Enterprises Ltd.
|
No comments:
Post a Comment