Lịch sử phát triển máy bay không người lái.
tka23 post
tka23 post
Cấu tạo
Ngày nay sức mạnh quân sự của
các nước không còn là những đội quân tinh nhuệ, mà thay vào đó là kỹ
thuật, là các máy móc quân sự thay thế con người. Sự phát triển của
khoa học kỹ thuật góp phần làm giảm đi tổn thất về nhân sự, trên các
chiến trường. Những máy không người lái luôn là một trong
những dự án được quan tâm phát triển trong lĩnh vực khoa học quân sự.
Trong bài này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về chiếc UAV (máy bay không
người lái) Predator, con "quái vật" nhỏ trên không của Hoa Kỳ.
Predator là một trong những mẫu UAV được sử dụng nhiều nhất của
Mỹ. Nó được trang bị những kỹ thuật tối tân nhất, với camera và các cảm
biến giúp thăm dò cùng hệ thống hỏa tiển có thể hỗ trợ chiến đấu. Đây là
một mẫu máy bay không người lái được điều khiển từ xa với tầm hoạt động
khá rộng, do đó nó có thể bay vào các khu vực nguy hiểm nhất để thăm dò
mà không cần lo ngại về thương vong. Giá 1 chiếc Predator xấp xỉ khoảng 4 triệu USD.
Lịch sử phát triển
Cơ quan tình báo CIA và Ngũ giác đài đã bắt đầu thử nghiệm các máy
bay do thám UAV từ những năm 1980. Các dự án nghiên cứu chú trọng vào
các mẫu thiết kế đơn giản, nhỏ ,nhẹ và không phô trương sức mạnh. Vào
đầu những năm 1990, mẫu UAV
"Amber" của Leading Systems được bộ Quốc Phòng Mỹ để ý và mua lại, sau
này được nghiên cứu và phát triển thành các mẫu Predator như ngày nay. Cho đến nay, các dự án nghiên cứu các mẫu UAV đã tốn của chính phủ Mỹ hơn 2,4 tỷ USD.
Từ tháng 4 đến tháng 5 năm 1995, các mẫu Predator đầu tiên được
đưa vào một cuộc tập trận của quân đội Mỹ. Trong cuộc tập trận chiếc
Predator tỏ ra khá hiệu quả trong việc trinh sát, thông báo trước các
mối nguy hiểm trên chiến trường. Sau năm 1995, Predator được được đưa
vào sử dụng chính thức trong nhiều trận chiến.
Trong chiến dịch Hoa Kỳ Afghanistan 2001, Hoa Kỳ đã mua 60 chiếc Predator và đưa vào tham chiến nhưng có 20 chiếc bị rơi. Một phần nhỏ do hỏa lực của kẻ thù, còn phần lớn là do điều kiện thời tiết đặc biệt là khi bay qua các vùng băng giá.
Sau này các mẫu Predator được trang bị thêm hệ thống chống đông băng,
cùng với bộ tăng áp động cơ và hệ thống điện tử được nâng cấp.
Các mẫu Predator ban đầu được đặt tên là RQ-1 Predator, "R" để cho biết nhiệm vụ chính là trinh sát, "Q"
nhằm chỉ mẫu máy bay không người lái, "1" để chỉ mẫu Predator đầu tiên.
Sau này Không quân Hoa Kỳ có thêm 1 mẫu Predator nữa là MQ-1, "Q" để
chỉ mẫu UAV này được trang bị hỏa tiển và có khả năng hỗ trợ chiến đầu
bên cạnh việc trinh sát.
Thông số kỹ thuật
Predator được trang bị động cơ cánh quạt đẩy từ phía sau, động cơ
Rotax 914 (4 thi, 4 xy lanh) 100 mã lực vận tốc hơn 250 km/h. Chiều cao
2,1 m, dài 8,22 m, sải cánh chính 14,8 m với thiết kế giúp tạo thêm lực
nâng, nhờ đó Predator có thể bay cao hơn 7500 m. Phần thân khá mảnh mai
với đuôi cánh phía sau có hình chữ V ngược giúp máy bay ổn định. Động
cơ cánh quạt được đặt sau cùng với một bánh lái nằm phía dưới, ngay giữa
phần đuôi cánh sau.
Thân máy bay được làm từ hỗn hợp sợi carbon và kevlar (vật liệu thường được dùng trong áo giáp trống đạn). Bên dưới phần thân máy bay được bọc thêm các lớp nomex (vật liệu làm từ bọt gỗ ép, sử dụng trong quần áo lính cứu hỏa) nhằm cách nhiệt cho máy bay. Phần khung được làm từ sợi thủy tinh và sợi carbon, còn phần vỏ bên ngoài cùng được phủ 1 lớp nhôm.
Các cánh tà và cánh lượn trên cánh chính được phủ 1 lớp titan, ngoài ra còn một hệ thống có thể phun chất ethylene glycol lên cánh may bay giúp làm tan băng khi bay qua các vùng khí hậu lạnh khắc nghiệt.
Trên Predator được trang bị cả hệ thống sử dụng nhiên liệu cho đến máy phát và cả pin Ni-Cad trừ bị, do đó mà thời gian hoạt động của nó lên đến hơn 20 giờ.
Cấu tạo bên trong
Khác với các loại máy bay thông thường, cấu tạo bên trong của
Predator gần giống với một chiếc máy bay điều khiển từ xa, với các máy
móc căn bản và khá nhỏ gọn. Điều này phù hợp với thiết kế phần thân
máy bay khá nhỏ và mục đích sử dụng chính vẫn là trinh sát. Dưới đây là một số bộ phận chính:
1: Hệ thống radar SAR. 2: GPS, xác đinh tọa độ. 3: Máy truyền
tính hiệu đến vệ tinh. 4: Hộp đen. 5: Ăng ten GPS (trái và phải). 6:
APX-100 nhận dạng kẻ địch. 7: Bộ xử lý thông tin và truyền về vệ tinh.
9: Thùng nhiên liệu phía trước. 10: Thùng nhiên liệu phía sau. 11:
Khoang chứa phụ tùng. 12: Quạt làm mát động cơ. 13: Khoang chứa dầu
tản nhiệt. 14: Động cơ chính. 15: Motor phụ. 16,18: Bộ pin Ni-Cad.
17: Máy phát điện trừ bị. 19: Khoang chứa phụ tùng ở đuôi. 20: Bộ kiểm
soát Mô đun thứ cấp. 22: Bộ kiểm soát Mô đun chính. 23: Bộ cảm biến
đơn vị bay. 24: Máy lưu trữ hình ảnh. 27: Bộ điều khiển làm tan băng
(trên vỏ máy bay). 28:
Bộ thu tín hiệu tầm gần. 29: Bộ thu tín hiệu tầm xa (tín hiệu từ vệ
tinh). 30: Bộ báo động khi vỏ máy bay bị đóng băng. 32: Camera.
RQ-1, gián điệp trên bầu trời
RQ-1 là phiên bản Predator đầu tiên, nó không được trang bị vũ khí
và chỉ có nhiệm vụ trinh sát, do thám tình hình trước khi bố trí quân
đội. Do có thiết kế phần thân nhỏ gọn, cùng vật liệu rất nhẹ nên RQ-1
có thể mang thêm 204 kg nhiên liệu (khoảng 380 lít). Việc đem được lượng
nhiên liệu lớn đồng nghĩa với phạm vi hoạt động rộng, cùng kích thước
khá nhỏ và hoạt động xa là những ưu điểm nổi bật của chiếc UAV này.
RQ-1 có thể bay trong vòng 24 h mới cần nạp nhiên liệu.
RQ-1 được trang bị những máy móc quan sát tối tân nhất. Với camera chính ở phía trước có góc quay rộng được sử dụng để xác định các mục tiêu.
Camera có thể thay đổi độ mở ống kính, thu lại hình ảnh với màu sắc
chân thực nhất. Ngoài ra còn có một cảm biến bằng hồng ngoại, có thể ghi
lại hình ảnh với ánh sáng thấp khi bay vào ban đêm. Radar SAR có thể
nhìn thấy trong điều kiện thời tiết xấu như mây mù, khói...
Các hình ảnh từ camera cho phép xác định chính xác vị trí của đối
phương với góc quan sát rất rộng, từ đó các chỉ huy sẽ có sự điều khiển
quân đội hợp lý. Nhờ những tin tức này mà chỉ huy trên chiến trường có
thể đưa ra quyết định một cách nhanh chóng, biết rõ sự bố trí cách di
chuyển của quân địch là đã có trong tay hơn 50 % chiến thắng. Và lợi thế
lớn nhất khi sử dụng Predator là không cần phi công, do đó sẽ không có những lo ngại tiết lộ những bí mật quân sự khi phi công bị bắt, nếu như chiếc máy bay bị phát giác và bắn hạ.
MQ-1, con "quái vật" nhỏ trên bầu trời
Sau cuộc chiến tranh tại Kosovo năm 1999, Không Quân Hoa Kỳ bắt đầu
các thử nghiệm trang bị hỏa lực cho Predator RQ-1. RQ-1 được củng cố
lại phần cánh để có thể lắp thêm 2 hỏa tiển Hellfire, phần camera phía
trước cũng được bổ sung thêm hệ thống ngắm bắn và dẫn đường bằng lazer
(MTS). Đến năm 2001, các mẫu Predator được trang bị vũ trang, MQ-1 chính thức được đem vào thực chiến.
"M" là ký hiệu của Bộ Quốc Phòng Mỹ để xác định
loại máy bay đa chức năng. Với việc được trang bị hệ thống hỏa tiển mới,
MQ-1 không chỉ là một máy bay trinh sát, nó còn là vũ khí từ xa, một
thợ săn hoàn hảo. Sức mạnh của quân đội Hoa Kỳ được tăng lên đáng kể khi
MQ-1 được đưa vào thực chiến, nó giúp quân đội tấn công vào nhiều khu
vực nguy hiểm mà không mất một người lính nào.
Hệ thống vũ khí của MQ-1 được bổ sung bao gồm 2 hỏa tiển AGM-114
Hellfire, hệ thống hồng ngoại, hệ thống lazer MTS. MQ-1 xác định mục
tiêu bằng cách phóng ra một tia lazer dẫn đường từ máy MTS gần mũi máy
bay. Tia lazer này có thể được sử dụng trong 2 cách:
-
Các tia này được chiếu vào mục tiêu sau đó phản hồi đến các máy thu tín hiệu trên mỗi hỏa tiển Hellfire, dẫn đường cho hỏa tiển
-
Các tia này phát ra đồng thời đo khoảng cách, hướng di chuyển. Từ đó các máy tính trung tâm sẽ phân tích và phát lệnh điều khiển cho hỏa tiểnđến mục tiêu.
Trên MQ-1 cũng có nhiều thiết bị cảm biến, tính toán vị trí hướng
di chuyển, tốc độ gió và nhiều cảm biến khác giúp thu thập nhiều thông
tin chi tiết trên chiến trường. Các thông tin này vô cùng cần thiết cho
các đơn vị tác chiến khác bên cạnh MQ-1, do đó MQ-1 còn được ví như chú chó bên cạnh thợ săn.
Điều khiển một chiếc Predator
Việc điều khiển một chiếc Predator giống như điều khiển một hệ
thống hơn là một chiếc máy bay. Hệ thống này bao gồm một trạm kiểm soát
mặt đất, một khu điều khiển nơi phi công điều khiến chiếc Predator từ
xa, một hệ thống thông tin liên lạc, một vệ tinh và một chiếc Predator.
Trên mặt đất, có khoảng 80 nhân viên kỹ thuật cùng làm việc để đảm
bảo hệ thống hoạt động. Nhóm này có thể điều khiển 4 chiếc Predator cùng
lúc, trong khoảng thời gian 20 giờ và bán kính hoạt động gần 1000 km.
Một chiếc Predator có thể bay dưới sự điều khiển của nhóm phi công
gồm 1 người điều khiển và 2 người phân tích thông tin. Phi công điều
khiển qua một màn hình điện từ với cần lái giống như một chiếc máy bay
thật, chiếc Predator sẽ nhận tín hiệu điều khiển bằng bộ thu tín hiệu
tầm gần. Khi chiếc Predator bay ra ngoài phạm vi thu tín hiệu, các tín
hiệu này sẽ được truyền lên vệ tinh và được Predator tiếp nhận qua bộ
thu tín hiệu tầm xa.
Các hình ảnh từ camera và thông tin từ cảm biến cũng được truyền về
theo cách tương tự. Predator còn có có thể bay tự động theo lập trình
sẵn, trong những nhiệm vụ đơn giản như bay trinh sát địa hình.
Thực chiến
Tính tác chiến hiệu quả của những chiếc MQ-1 đã được khẳng định
trong nhiều cuộc chiến tại Kosovo, Iraq, Afghanistan, Yemen, Balkan,
Libya...
Afghanistan: Vào tháng 2
năm 2002, 1 chiếc MQ-1 đã tấn công vào một đoàn xe SUV mà nghi ngờ có
lãnh đạo Taliban Mullah Mohammed Omar. Ngày 04 tháng 3 năm 2002,
Predator của CIA đã bắn một hỏa tiển Hellfire vào một hầm Taliban trên
đỉnh núi Takur Ghar ở Afghanistan. Những việc làm trước đây của các các
máy bay chiến đấu F-15 và F-16 là không thể để tiêu diệt các hầm ngầm
trên vùng núi hiểm trở .
Iraq: Trong giai đoạn đầu
cuộc chiến Iraq của Mỹ năm 2003, các Predator đã tham gia vào hơn 242
cuộc tấn công , khảo sát 18.490 mục tiêu, đã bắn hơn 60 tên lửa
Hellfire, tiêu diệt 4 đoàn xe hộ tống, và đã bay 2.073 lần cho các nhiệm
vụ với hơn 33.833 giờ bay.
Yemen: Tháng 11 năm 2002,
một chiếc MQ-1 đã bắn hỏa tiển Hellfire vào một chiếc xe hơi tại Yemen ,
giết chết Qaed Salim Sinan al-Harethi , một nhà lãnh đạo Al-Qaeda được cho là chịu trách nhiệm về vụ đánh bom tàu USS Cole
. Đó là cuộc tấn công trực tiếp đầu tiên của Mỹ trong chiến tranh chống
khủng bố bên ngoài Afghanistan. Ngày 30 tháng 9 năm 2011, một Hellfire
được bắn từ một MQ-1 của Mỹ giết chết Anwar al-Awlaki , một công dân Mỹ, lãnh đạo Al Qaeda tại Yemen.
Libya: MQ-1 của Không Quân
Mỹ đã tham gia vào phi vụ trinh sát và tấn công trong hoạt động Thống
nhất và bảo vệ Libya. Ngoài ra còn có một số nguồn tin cho rằng
Predator của Mỹ đã tham gia vào cuộc tấn công cuối cùng chống lại
Gaddafi.
Tương lai
Các mẫu Predator mới của Mỹ vẫn luôn được nghiên cứu và phát triển. Bằng cách tăng chiều dài sải cánh lên 26 m, tầm hoạt động của chúng sẽ được tăng lên đáng kể (độ cao có thể đạt gần 16000 m).
Mẫu Predator mới nhất đang được nghiên cứu là MQ-9, nó sẽ được sử dụng
cho mục đích hòa bình trong việc nghiên cứu bầu khí quyển. Hải quân Mỹ
cúng đang nghiên cứu những mẫu Predator trinh sát của riêng họ.
MQ-9 Predator.
Hiện nay Mỹ là nước đi tiên phong trong việc phát triển các mẫu
UAV, tuy nhiên không phải là duy nhất. Các nước Tây Âu vẫn luôn nghiên
cứu và phát triển kỹ thuật máy bay không người lái của riêng mình. Nga
và Trung cộng cũng phát triển các UAV của tương lai.
Theo trung tâm phân tích SAMTO, các UAV trong tương lai vẫn sẽ tập
trung vào mục tiêu trinh sát hơn là trang bị vũ trang tối tân. Việc giảm
kích thước và tăng thời gian, phạm vi hoạt động sẽ được chú trọng. Bên
cạnh đó là tăng quan sát điện tử quang học/hệ thống hồng ngoại, xác
định các mục tiêu ẩn trong các tòa nhà hoặc rừng rậm. Việc áp
dụng các kỹ thuật máy bay tàng hình cũng rất được quan tâm, biến những
chiếc UAV trở thành những gián điệp thực sự trên bầu trời.
Tham khảo HowStuffWork
__._,_.___
Reply via web post | Reply to sender | Reply to group | Start a New Topic | Messages in this topic (1) |
No comments:
Post a Comment