F-15 KHU TRUC CƠ ĐA NĂNG HOA KỲ
NĂM
1981 NHẬT BẢN ĐÃ MUA F-15 CỦA MỸ- VÀ NHẬT ĐƯỢC GIẤY PHÉP CHẾ TẠO
THÀNH KHU TRỤC F1- BAN ĐẦU VŨ KHÍ HỎA TIỂN CỦA MỸ- SAU ĐÓ TOÀN BỘ CỦA
NHẬT- TRÊN 30 NĂM BAY BỔNG VỚI F-15 -KHÔNG THIỆN CHIẾN NHƯ ISRAEL ,
NHƯNG PHI CÔNG NHẬT ĐỦ SỨC CHƠI VỚI TRUNG CỘNG
F-15 KHU TRỤC CƠ ĐA NĂNG HOA KỲ
VIDEO CUỐI TRANG
tka23 post
F-15 Eagle của hãng McDonnell Douglas (đã sáp nhập vào
Boeing) là một kiểu máy bay khu trục chiến thuật 2 động cơ phản lực ,
hoạt động trong mọi thời tiết. Nó được chế tạo cho Không quân Hoa Kỳ và
bay lần đầu tiên vào ngày 27 tháng 7-1972. Phiên bản
cải tiến F-15E Strike Eagle là kiểu máy bay khu trục kết hợp oanh tạc
hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, được đưa vào hoạt động từ năm
1989. F-15 dự định sẽ được phục vụ trong Không Quân Hoa Kỳ đến năm 2025.
|
Lịch sử phát triển
Trong chiến tranh Triều Tiên, kiểu máy bay cánh xiên F-86 Sabre là
máy bay khu trục của Mỹ đã thách thức MiG-15 của Liên Xô. Đến năm 1965,
giới chuyên môn rất ngạc nhiên khi chiếc MiG-17 thời hậu chiến tranh
Triều Tiên lại bắn rơi kiểu máy bay tốc độ Mach 2 F-105 Thunderchief
(Thần sấm) trong phi vụ ném bom tại Việt Nam.
Tình báo Không lực Hoa Kỳ sau đó càng bất ngờ [1]
khi phát hiệgiác Liên Xô đang chế tạo một chiếc máy bay tiêm kích lớn
hơn có tên gọi là MiG-25 Foxbat. Lúc bấy giờ Phương Tây chưa biết rằng
MiG-25 chỉ được thiết kế như một máy bay khu trục đánh chặn tốc độ cao,
chứ không phải là loại khu trục chiếm ưu thế trên không; và do đó,
dành ưu tiên cho tốc độ hơn là độ di động. Cánh đuôi và cánh ổn định
ngang to của MiG-25 được hiểu như là một kiểu máy bay rất linh động, và
là nỗi lo ngại trong Không lực Hoa Kỳ rằng tính năng của nó sẽ vượt hơn
kiểu tương đương của Mỹ. Trong thực tế, cánh đuôi và
cánh ổn định to của MiG-25 nhằm giúp cho nó tránh bị mất ổn định quán tính khi bay cao ở tốc độ cao.
F-4 Phantom II của Không quân và Hải quân Hoa Kỳ là chiếc máy
bay khu trục duy nhất có đủ lực đẩy, tầm bay và độ cơ động để đảm nhận
vai trò chính đối phó lại nguy cơ từ máy bay khu trục Xô Viết khi tham
chiến ở tầm nhìn thấy. Vì chính sách chung cho Phantom không được phép
tấn công nếu không nhìn thấy được mục tiêu, nó không thể tấn công mục
tiêu tầm xa như thiết kế ban đầu. Hoả tiển đối không tầm trung AIM-7
Sparrow và ngay cả AIM-9 Sidewinder tầm ngắn ở một mức độ nào đó đều kém
tin cậy và ít hiệu quả ở tầm gần , nơi mà pháo là vũ khí có hiệu quả
duy nhất.
Ban đầu Phantom không được trang bị pháo vì có chủ định rằng sẽ
dùng hỏa tiển đối không để chống lại máy bay ném bom chậm chạp và
ít linh động của Khối Vac-xa-va, và máy bay tiêm kích ở tầm xa. Kinh
nghiệm từ Việt Nam cho thấy điều ngược lại, những cố gắng sử dụng pháo gắn ngoài cánh đã cho ra kết quả không như ý: tăng độ cản, rung động nhiều khiến cho khó nhắm bắn trúng. Sau này một khẩu pháo 20 mm M61 Vulcan được gắn trong thân Phantom.
Rõ ràng cần có một kiểu máy bay khu trục mới vượt qua được những
giới hạn tầm gần của Phantom trong khi vẫn duy trì được ưu thế trên
không tầm xa. Sau khi từ chối chương trình VFX của Hải quân Mỹ ( chiếc
F-14 Tomcat) vì không đáp ứng nhu cầu đặt ra, Không lực Mỹ đề ra nhu cầu
của riêng họ bằng chương trình FX (Fighter Experimental), tiêu chuẩn kỹ
thuật cho một máy bay tiêmkhu trục ưu thế trên không tương đối nhẹ cân.
Ba hãng đã đưa ra các đề xuất của họ: Fairchild Republic, North
American Rockwell, và McDonnell Douglas. Không lực Mỹ thông báo sự lựa
chọn hãng trúng thầu là McDonnell Douglas vào ngày 23 tháng 12-1969.
Thiết kế trúng thầu có dạng cánh đuôi kép giống F-14 nhưng với cánh cố
định. Nó không nhỏ hơn hay nhẹ hơn
đáng kể so với F-4 mà nó sẽ thay thế.
Phiên bản thiết kế ban đầu F-15A một chỗ ngồi và F-15B hai chỗ ngồi
được gắn kiểu động cơ mới Pratt & Whitney F100 để đạt được chỉ số
lực đẩy / khối lượng lớn hơn 1. Một đề nghị trang bị pháo 25 mm
Ford-Philco GAU-7 với đạn không vỏ bị loại bỏ vì những lý do phát triển để trang bị pháo tiêu chuẩn M61 Vulcan.
F-15 giữ lại kiểu mang 4 hỏa tiển đối không Sparrow tương tự như
Phantom. Cánh cố định được gắn vào thân phẳng và rộng để có một diện
tích nâng hiệu quả. Một số người nghi ngờ khả năng gia tốc của F-15 cùng
với hỏa tiển đối không Sparrow có đủ để chống chọi chiếc MiG-25 Foxbat
bay cao hay không ? Khả năng thực sự chỉ được trình diễn trong chiến đấu mà thôi.
Chiếc F-15 được trang bị kiểu radar hướng xuống có thể phân biệt
các vật thể chuyển động ở độ cao thấp khỏi địa hình mặt đất. Nó dùng kỹ
thuật máy tính với các màn hình hiển thị và điều khiển mới để giảm nhẹ
công việc của phi công; và chỉ yêu cầu đội bay một người để giảm trọng lượng.
Không giống F-14 hay F-4, F-15 có kính buồng lái một tấm với tầm nhìn
thoáng phía trước. Không lực Hoa Kỳ đã giới thiệu chiếc F-15 như là
"chiếc máy bay khu trục chiếm ưu thế trên không đầu tiên của Không lực
kể từ thời F-86 Sabre."[2]
F-15 được sự quan tâm của những khách hàng như Không quân Israel và
Không quân Phòng vệ Nhật Bản, và việc chế tạo chiếc F-15E Strike Eagle
sẽ tạo ra một kiểu máy bay khu trục tấn công thay thế cho chiếc F-111.
Tuy nhiên, phê phán từ nhóm "Tài phiệt Chiến đấu" cho rằng F-15 quá to
để là một chiếc máy bay chiến đấu thực sự, và quá đắt để có thể sản xuất
số lượng nhiều đủ thay thế cho F-4 và A-7, đã dẫn đến chương trình LWF
(Light Weight Fighter - máy bay khu trục hạng nhẹ) để ra đời F-16
Fighting Falcon của Không quân Mỹ và máy bay hạng trung F/A-18 Hornet
của Hải quân Mỹ.
Thiết kế
Khả năng thao diễn của F-15 có được nhờ chất tải cánh (tỷ lệ trọng
lượng trên diện tích cánh nhỏ) nhỏ và tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng lớn
cho phép nó quay vòng hẹp mà không mất tốc độ. F-15 có thể lên tới độ cao 30.000 feet (10.000 m) trong khoảng 60 giây.
Lực đẩy từ hai động cơ lớn hơn trọng lượng của máy bay, vì thế cho
tăng tốc trong khi đang bay dốc đứng lên. Các hệ thống vũ khí và điều
khiển bay được thiết kế để chỉ cần một người có thể thực hiện tốt nhiệm
vụ chiến đấu trên không.
Một hệ thống điện tử đa nhiệm gồm một hệ thống hiển thị mũ bay
(HUD), radar tân tiến, hệ thống dẫn đường quán tính (INS), các phương
tiên bay, liên lạc tần số cực cao (UHF), và những bộ tiếp nhập Hoa tiêu
Chiến thuật trên không (TACAN) và Hệ thống Hạ cánh (ILS). Nó cũng có
một hệ thống chiến tranh điện tử chiến thuật lắp trong, hệ thống "định
dạng bạn thù", bộ phản công điện tử và một máy tính số trung tâm.
Hệ thống hiển thị mũ bay cung cấp, qua một máy kết hợp, tất cả các
thông tin bay quan trọng do các hệ thống điện tử thu thập được. Màn
hình hiển thị này luôn thấy được ở mọi điều kiện ánh sáng, cung cấp cho
phi công tin tức quan trọng để theo dõi và tiêu diệt máy bay địch mà
không cần nhìn xuống các chi tiết trong buồng lái.
Hệ thống radar xung Doppler đa tác dụng APG-63/70 của F-15 có thể
tìm kiếm các mục tiêu bay với tốc độ cao ở trên và tốc độ thấp ở dưới,
không nhầm lẫn chúng với các mục tiêu dưới mặt đất. Nó có thể dò tìm và
truy theo máy bay cùng các mục tiêu tốc độ thấp nhỏ ở khoảng cách ngoài
tầm nhìn (tối đa lên tới 120 hải lý), và ở độ cao tới các ngọn cây.
Radar cung cấp thông tin mục tiêu tới máy tính trung tâm để sử dụng vũ
khí tối ưu. Khả năng khóa các mục tiêu lên tới 50 hải lý với một hỏa
tiển AIM-120 AMRAAM cho phép chiến đấu với các mục tiêu ngoài tầm nhìn.
Khi chiến đấu hỗn loạn ở cự ly gần, radar tự động tìm kiếm máy
bay địch, và thông tin này được chiếu lên màn hình hiển thị trên mũ. Hệ
thống chiến tranh điện tử của F-15 vừa có chức năng báo động vừa có
chức năng phản công chống lại các mối đe dọa được lựa chọn.
F-15 có thể mang theo nhiều loại vũ khí không đối không. Một hệ
thống vũ khí tự động cho phép phi công thực hiện công tác chiến đấu trên
không an toàn và hiệu quả, sử dụng hệ thống xuất hiện trên mũ bay và
các hệ thống điện tử cùng hệ thống kiểm soát vũ khí nằm trên thanh điều
khiển. Khi phi công thay đổi từ hệ thống vũ khí này sang hệ thống khác,
thông tin hướng dẫn cho loại vũ khí đó sẽ tự động xuất hiện trên mũ
bay.
Eagle có thể được trang bị tổng hợp bốn loại vũ khí không đối không
khác nhau: hỏa tiển AIM-7F/M Sparrow hay AIM-120 AMRAAM các hỏa tiển
không đối không tầm trung hiện đại ở góc thấp dưới thân, hỏa tiển
AIM-9L/M Sidewinder hay hỏa tiển AIM-120 trên hai mấu cứng dưới cánh,
một pháo Gatling 20 mm cạnh gốc cánh.
Các bình nhiên liệu phụ thích ứng (CFT) sức cản thấp đã được phát
triển cho những chiếc F-15C và D. Chúng có thể được gắn bên cạnh các cửa
hút gió động cơ dưới mỗi cánh và được thiết kế để có cùng các giới hạn
tải trọng và tốc độ bay của máy bay. Tuy nhiên, chúng vẫn làm giảm khả
năng thao diễn của máy bay khi giới hạn G-force tối đa. Chúng cũng không vứt bỏ được trong khi bay (không
giống các thùng nhiên liệu phụ quy ước gắn ngoài). Không quân Mỹ chỉ
lắp CFT cho những chiếc F-15E, nhưng những thùng CTF của Mỹ đã được cung
cấp cho Israel để sử dụng cho toàn bộ phi đội F-15 của họ. Mỗi bình
nhiên liệu phụ có khoảng 114 foot khối (3.200 L) dung tích hữu dụng.
Những chiếc bình này giúp máy bay không cần
phải tiếp dầu trên không trong những phi vụ tầm xa và những trận đánh
có thời gian dài. Tất cả các mấu cứng treo vũ khí ngoài đều sử dụng được
khi có dùng thùng dầu phụ. Hơn nữa, cáchỏa tiển Sparrow hay AMRAAM có
thể được lắp tại các góc của thùng dầu phụ.
Biến thể F-15E Strike Eagle là một máy bay chiến đấu hai chỗ ngồi,
hoàn toàn thích hợp hoạt động trong mọi thời tiết, với cả các nhiệm vụ
không đối không và can thiệp trên không. Buồng lái phía sau được cải
tiến để lắp thêm bốn màn hình đa dụng CRT cho các hệ thống máy bay và
quản lý vũ khí. Hệ thống kiểm soát bay số Lear Siegler cho phép tự động
giám sát địa hình, được tăng cường thêm bởi một hệ thống dẫn đường quán
tính dùng con quay laser.
Để có khả năng xâm nhập tầm thấp ở tốc độ cao nhằm tấn công các mục
tiêu chiến thuật vào ban đêm và trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt,
F-15E mang theo một radar APG-70 và máy LANTIRN để thu ảnh nhiệt.
Radar scan mạng điện tử chủ động (AESA) APG-63(V)2 đã được trang bị
thêm cho một số lượng giới hạn máy bay F-15C của Không lực Hoa Kỳ. Sự
cải tiến này gồm hầu hết các phần cứng mới từ APG-63(V)1, nhưng việc lắp
thêm radar scan mạng điện tử chủ động giúp phi công theo dõi tình
hình nhanh hơn. Radar AESA có chùm tia nhanh đặc biệt, hầu như có khả
năng truy dấu và cung cấp thông tin đồng thời. APG-63(V)2 tương thích
với các loại vũ khí trang bị của F-15C và cho phép phi công sử dụng
toàn bộ lợi thế của hoả tiển AIM-120 AMRAAM, đồng thời dẫn đường cho
nhiều hoả tiển tới nhiều mục tiêu ở các góc, độ cao và khoảng cách lớn.
Lịch sử hoạt động
Quốc gia sử dụng loại F-15nhiều nhất là Không lực Hoa Kỳ. Chuyến bay đầu tiên của chiếc F-15A diễn ra tháng 7 năm 1972, và chuyến bay đầu tiên của chiếc F-15B hai chỗ ngồi (tên chính thức TF-15A) diễn ra tháng 7 năm 1973.
Chiếc Eagle (F-15B) đầu tiên được chuyển giao tháng 11 năm 1974. Tháng 1
năm 1976, chiếc Eagle được dự định cho một phi đội chiến đấu được
chuyển giao. Những chiếc máy bay đầu tiên mang radar APG-63 của hãng
Hughes Aircraft (hiện nay là Raytheon) .
Phiên bản một chỗ ngồi F-15C và hai chỗ ngồi F-15D
bắt đầu được trang bị cho Không quân năm 1979. Các phiên bản mới này đều
có cấu hình cải tiến Sản xuất Eagle (PEP 2000), gồm thêm 2.000 lb (900
kg) nhiên liệu trong, mấu cứng có sẵn để lắp đặt các bình nhiên liệu
ngoài, trọng lượng cất cánh tối đa tăng tới 68.000 lb (30.700 kg).
Chương trình Nâng cấp Nhiều giai đoạn F-15 được đưa ra tháng 2 năm
1983, phiên bản sản xuất đầu tiên F-15C được chế tạo năm 1985. Những cải
tiến gồm: nâng cấp máy tính trung tâm; một Bộ Kiểm soát Vũ Khí Lập
trình được (Programmable Armament Control Set), cho phép sử dụng các
phiên bản hỏa tiển AIM-7, AIM-9, và AIM-120A hiện đại hơn; một Hệ thống
Chiến tranh Điện tử Chiến thuật cho phép cải tiến các thiết bị thu tín
hiệu cảnh báo radar ALR-56C và bộ phản công điện tử ALQ-135. 43 chiếc
cuối cùng được trang bị radar Hughes APG-70 cải tiến đã được chuyển đổi
trở thành loại F-15E. Những chiếc MSIP F-15C ban đầu với APG-63 sau này
được nâng cấp lên thành APG-63(V)1, với nhiều nâng cấp đáng kể về độ tin
cậy và khả năng bảo
dưỡng trong khi vẫn có tính năng hoạt động tương đương với APG-70. Một
số lượng hạn chế những chiếc F-15C cũng đã được trang bị radar AESA
APG-63(V)2.
Các phiên bản F-15A và B đã được Israel sử dụng trong chiến dịch Thung lũng Bekaa.
Các phiên bản F-15C, D, và E đã được triển khai tại Vịnh Batư năm
1991 hỗ trợ cho Chiến dịch Bão táp Sa mạc, tại đây chúng đã giành được
tổng cộng 36 tới 39 chiến công trong không chiến. Những chiếc F-15E
hoạt động ban đêm để săn lùng các bệ phóng hỏa tiển SCUD và các trận
địa pháo bằng hệ thống LANTIRN.
Từ đó chúng đã được khai triển để hỗ trợ Chiến dịch Giám sát phía
Nam, tuần tra Vùng cấm bay ở phía nam Iraq; Chiến dịch Provide Comfort
tại Thổ Nhĩ Kỳ; hỗ trợ cho các chiến dịch của NATO tại Bosnia, và những
cuộc khai triển lực lượng viễn chinh của không quân gần đây.
Thành tích
Tới
năm 2005, F-15 thuộc mọi lực lượng không quân đã có thành tích tiêu
diệt 104 trên không trong các trận không chiến (như được xác nhận bởi
các bên sử dụng nó, ngoại trừ trường hợp một chiếc F-15J của Nhật Bản
bắn rơi một chiếc F-15J khác năm 1995 vì một hỏa tiển AIM-9 Sidewinder
hoạt động không chính xác trong một cuộc huấn luyện không chiến sử dụng
đạn thật).[3][4] Tới thời điểm đó, các phiên bản giành ưu thế trên không của F-15 (các phiên bản
F-15A/B/C/D) của Hoa Kỳ và Israel chưa từng bị đối thủ nào bắn hạ.
Hơn một nửa những chiến công của F-15 thuộc các phi công Không
quân Israel. Chiến công đầu tiên của F-15 thuộc phi công xuất sắc người
Israel Moshe Melnik năm 1979.
Năm 1979–81 trong những cuộc tranh chấp biên giới giữa Israel và
Liban, những chiếc F-15A đã bắn hạ 13 chiếc MiG-21 "Fishbeds" và 2 chiếc
MiG-25 "Foxbats" của Syria, hai chiếc sau là đối thủ thiết kế của F-15.
Trong cuộc Chiến tranh Liban năm 1982, những chiếc F-15 của Israel
đã bắn hạ 40 chiếc máy bay phản lực của Syria (23 MiG-21 "Fishbeds" và
17 MiG-23 "Floggers") và một máy bay trực thăng Gazelle SA.342L của
Syria.
Các phi công F-15C của Không quân Hoàng gia Ả Rập Saudi đã bắn hạ
hai chiếc F-4E Phantom II thuộc Không quân Iran trong cuộc tranh chấp
biên giới tháng 6 năm 1984, và bắn hạ hai chiếc Mirage F1 của Iraq trong
Chiến tranh Vùng Vịnh.
Theo Không quân Mỹ, những chiếc F-15C của họ đã có 34
chiến thắng được xác nhận trước những chiếc máy bay của Iraq trong cuộc
Chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991, bằng hỏa tiển : 5 chiếc MiG-29
"Fulcrums," 2 chiếc MiG-25 "Foxbats," 8 chiếc MiG-23 "Floggers," 2 chiếc
MiG-21 "Fishbeds," 2 chiếc Su-25 "Frogfoots", 4 chiếc Su-22 "Fitters", 1
chiếc Su-7, 6 chiếc Mirage F1, 1 chiếc máy bay vận tải Il-76, 1 chiếc
Pilatus PC-9 huấn luyện, và 2 chiếc trực thăng Mi-8. Sakhi đã giành được
ưu thế trên không sau ba ngày đầu chiến đấu, nhiều
chiến công sau này diễn ra trước những chiếc máy bay được cho là đang
bỏ chạy sang Iran, chứ không phải cất cánh để tham chiến với các máy bay
Mỹ. Chiếc F-15C một chỗ
ngồi đã được dùng để giành ưu thế trên không, còn chiếc F-15E được sử
dụng nhiều vào những cuộc tấn công không đối đất. Một chiếc F-15E đã bắn
hạ một máy bay trực thăng Mi-8 của Iraq đang sử dụng một quả bom dẫn
đường laser. F-15E hai lần bị bắn hạ vì hỏa lực mặt đất trong Chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991.[5]
Năm 1994, hai chiếc UH-60 Black Hawk của Quân đội Mỹ đã bị những
chiếc F-15C của Không quân bắn hạ tại vùng cấm bay ở Iraq trong một vụ
bắn nhầm.[6]
Những chiếc F-15C của Không quân Mỹ cũng đã bắn hạ bốn chiếc MiG-29
của Nam Tư trong Chiến dịch Lực lượng Đồng minh can thiệp vào Kosovo
của NATO năm 1999.[5]
Diệt vệ tinh
Từ tháng 1 năm 1984 tới tháng 9 năm 1986, một chiếc F-15A đã được
dùng làm bệ phóng cho năm hỏa tiển ASM-135 ASAT. Chiếc F-15A đạt tốc độ
Mach 1.22, 3.8 g góc lên 65° và phóng hỏa tiển ASAT ở độ cao 38.100 feet
(11.6 km). Máy tính của F-15A được nâng cấp để điều khiển vọt lên và
phóng hỏa tiển. Chuyến bay thử nghiệm thứ ba có mục tiêu là một vệ tinh
viễn thông đã ngừng hoạt động ở quỹ đạo 345 dặm (555 km), và đã tiêu
diệt thành công bằng năng lượng động lực vuông góc. Viên phi công, Thiếu tá Wilbert D. "Doug" Pearson thuộc Không lực Hoa Kỳ, đã trở thành phi công duy nhất tiêu diệt một vệ tinh.[7][8]
Hỏa tiển ASAT được thiết kế để trở thành một vũ khí chống vệ tinh
tầm xa, và F-15A là phương tiện thực hiện giai đoạn đầu tiên. Liên Xô có
thể xác định một vụ phóng hỏa tiển của Hoa Kỳ khi mất một vệ tinh do
thám, nhưng một chiếc F-15 mang theo một hỏa tiển ASAT có thể lẫn mất trong hàng trăm những cuộc tấn khác của F-15.
Lỗi cấu trúc thân
Tất cả các máy bay F-15
trong Không Quân Mỹ đều bị ngưng bay sau khi một chiếc F-15C của đội
Không quân Phòng vệ quốc gia bang Missouri bị vỡ đôi và rơi ngày 2 tháng
11 năm 2007. Báo cáo điều tra tai nạn của Không quân Mỹ ngày 28
tháng 11 năm 2007 cho biết hệ thống sóng dọc liên kết thân máy bay với
buồng lái, ống hút gió là nguyên nhân gây vỡ thân máy bay. Các máy
bay F-15 từ phiên bản A-D đều bị ngừng bay để kiểm tra. Việc này gây sức
ép không nhỏ đến hoạt động tuần tra trên không. Một số bang phải dùng
tới các máy bay chiến đấu khác và toàn vùng Alaska phải nhờ hổ trợ từ
Không Quân Canada.
Ngày
8 tháng 1 năm 2008, Bộ tư lệnh Không quân Tác chiến (ACC) đã dỡ bỏ lệnh
ngừng bay và vẫn áp dụng 1 số hạn chế bay vì có 9 trường hợp gặp vấn đề
về sóng dọc tương tự nên các máy bay F-15 cần được kiểm tra kỹ và sữa
chữa khắc phục. Lúc này Tướng John D.W.Corley nói rằng "Tương lai của
F-15 đang được nghi vấn". Tuy nhiên, đến 15 tháng 2 năm 2008, việc cấm
bay và kiểm tra được dỡ bỏ hoàn toàn, F-15A/B/C/D được hoàn toàn cất
cánh bay trở lại.
Tương lai
Phiên bản F-15C/D trong Không quân Mỹ đang dần được thay thế
bằng loại F-22 Raptor. Tuy nhiên chiếc F-15E vẫn sẽ còn hoạt động trong
nhiều năm tới bởi vai trò không đối đất riêng biệt cũng như thời gian
bay của thân máy bay còn thấp. 18 chiếc F-15C của Không quân Hoa Kỳ đã
được trang bị radar Mạng Điện tử Chủ động (AESA) AN/APG-63(V)2 và được
dự định hoạt động tiếp trong Không quân Mỹ tới sau năm 2020. Không quân
Hoàng gia Ả Rập Saudi đã mua nhiều phi đội F-15S tầm xa, Hàn Quốc đang
mua những chiếc F-15K phiên bản cải tiến, và Singapore đang mua biến thể
F-15SG.
Đang có cuộc tranh luận tại Hoa Kỳ liên quan tới việc có nên hiện
đại hoá F-15 hay cho nghỉ hưu. Điều này một phần vì chi phí F-22 Raptor
thay thế cho F-15 với tỷ lệ 1/1 sẽ là là quá lớn (có lẽ chỉ ở tỷ lệ
1/3). Vì thế F-15 có thể được giữ lại với vai trò hỗ trợ để Không quân
Mỹ không gặp nhiều bất lợi trong những cuộc xung đột trong tương lai.
Những cải tiến như vậy có thể sẽ gồm radar AESA, Hệ thống tín hiệu trên
mũ bay (JHMCS), các cải tiến giảm phản hồi radar, hay thay động cơ điều
chỉnh hướng phụt.
Ngày 26 tháng 9 năm 2006, tại cuộc Triển lãm Air Force
Association's Air & Space Conference and Technology Exposition tại
Washington D.C., Không quân Mỹ đã thông báo kế hoạch nâng cấp 178 chiếc
F-15C của họ với radar AESA AN/APG-63(V)3. Ngoài ra, Không quân cũng dự
định nâng cấp những chiếc F-15 với JHMCS.[9] Không quân sẽ giữ 178 chiếc F-15C cùng 224 chiếc F-15E cho tới năm 2025.[10]
Ả Rập Saudi cũng đặt mua F-15 Silent Eagle do Tập đoàn Boeing chế
tạo với trị giá 30 tỷ USD. Quốc gia này cũng đã tuyên bố kế hoạch mua vũ
khí, phương tiện kỹ thuật quân sự của Mỹ với tổng trị giá lên tới 60 tỷ
USD.
Biến thể
Các mẫu căn bản
- F-15A
- Phiên bản máy bay chiến đấu giành ưu thế trên không, một chỗ ngồi, mọi thời tiết.
- F-15B
- Phiên bản huấn luyện hai chỗ ngồi. Tên định danh chính thức TF-15A.
- F-15C
- Phiển bản máy bay chiến đấu giành ưu thế trên không, một chỗ ngồi, mọi thời tiết cải tiến.
- F-15D
- Phiên bản huấn luyện hai chỗ ngồi.
- F-15J
- Phiên bản máy bay chiến đấu giành ưu thế trên không, một chỗ ngồi, mọi thời tiết cho Lực lượng Phòng không Nhật Bản chế tạo theo giấy phép tại Nhật bởi Mitsubishi.
- F-15DJ
- Phiên bản huấn luyện hai chỗ ngồi cho Lực lượng Phòng không Nhật Bản. Được chế tạo theo giấy phép ở Nhật bởi Mitsubishi.
- F-15N Seagle
- Biến thể đề xuất hoạt động trên hkmh; được xem xét thay thế cho F-14 Tomcat trong Hải quân Mỹ.
F-15E và liên quan
- F-15E Strike Eagle
- Phiên bản tấn công tầm xa và tấn công mặt đất mọi thời tiết, hai chỗ ngồi cho Không quân Mỹ.
- F-15F Strike Eagle
- Phiên bản một chỗ ngồi F-15E.
- F-15H Strike Eagle
- Phiên bản F-15E Strike Eagle cho Không quân Hy Lạp.
- F-15I Ra'am (Thunder)
- Phiên bản cải tiến của F-15E Strike Eagle cho Không quân Israel.
- F-15K Slam Eagle
- Phiên bản cải tiến của F-15E Strike Eagle cho Không quân Hàn Quốc.
- F-15S Strike Eagle
- Phiên bản F-15E Strike Eagle cho Không quân Hoàng gia Ả Rập Saudi.
- F-15SG Strike Eagle
- Phiên bản cải tiến của F-15E Strike Eagle cho Không quân Cộng hòa Singapore. Biến thể trước kia được đặt tên F-15T.
Nghiên cứu và thử nghiệm
- F-15 Streak Eagle
- Một chiếc F-15A không sơn và dấu hiệu, trình diễn khả năng tăng tốc của máy bay - phá vỡ tám kỷ lục thế giới về tốc độ lên trong khoảng thời gian 16 tháng 1 và 1 tháng 2 năm 1975 [1].
- F-15S/MTD
- Một chiếc TF-15A đã được chuyển đổi làm máy bay thí nghiệm cất hạ cánh phi đạo ngắn và kỹ thuật thao diễn.
- F-15 ACTIVE
- Một chiếc F-15S/MTD đã được chuyển đổi thành máy bay nghiên cứu kỹ thuật điều khiển hiện đại.
- F-15 IFCS
- Một chiếc F-15 ACTIVE đã được chuyển đổi thành máy bay nghiên cứu các hệ thống điều khiển bay thông minh.
- F-15 MANX
- Một biến thể không có đuôi của F-15 ACTIVE.
Các quốc gia sử dụng
- Israel
- Không quân Israel đã sử dụng F-15 từ năm 1977. Những chiếc máy bay này hiện được tổ chức vào hai phi đội F-15A/B và một phi đội F-15C/D. 25 chiếc F-15A/B đầu tiên được Không quân Hoa Kỳ chỉnh sửa và nâng cấp, trang bị cho phi đội 133 của Không quân Israelrd. Hợp đồng thứ hai đã tạm thời bị cấm vì cuộc Chiến tranh Liban năm 1982.[11]
- Nhật Bản
- Không lực Phòng vệ Nhật Bản đã mua 203 chiếc F-15J và 20 chiếc F-15DJ từ năm 1981, trong số đó 2 chiếc F-15J và 12 chiếc F-15DJ được sản xuất tại Hoa Kỳ số còn lại bởi Mitsubishi theo giấy phép. Những chiếc máy bay này hiện thuộc 2 Hikotai (liên đội). Kokudan (Phi đội), Căn cứ Không quân Chitose, 1 liên đội gồm 5 Phi đội, Căn cứ không quânNyutabaru, 1 liên đội gồm 6 Phi đội, Căn cứ không quân Komatsu, 2 liên đội gồm 7 Phi đội, Căn cứ không quân Hyakuri và 1 liên đội gồm 8 Phi đội, Căn cứ không quân Tsuiki. Tháng 6 năm 2007, Không lực Phòng vệ Nhật Bản đã quyết định nâng cấp một số chiếc F-15 với radar mở nhân tạo; những chiếc máy bay này sẽ thay thế những chiếc RF-4 hiện đang hoạt động.[12]
- Ả Rập Saudi
- Không quân Hoàng gia Ả Rập Saudi đã điều hành 4 liên đội F-15C/D (55/19) từ năm 1981. Chúng đóng tại các căn cứ không quân Dhahran, Khamis Mushayt và Taif. Một quy định trong Thỏa thuận Trại David hạn chế số lượng F-15 của Ả Rập Saudi ở con số 60, phi công của Không quân Hoàng gia Ả Rập Saudi được huấn luyện tại Căn cứ không quân Luke. Quy định giới hạn này sau đó đã được bãi bỏ.
- Không lực Hoa Kỳ hiện sử dụng 396 chiếc F-15C/D.[13]
- Không lực Vệ binh Quốc gia (ANG: Air National Guard) đang sử dụng 126 chiếc F-15C/D (2006).[13]
Tai nạn
- Ngày 1 tháng 5 năm 1983, trong một cuộc huấn luyện không chiến của Không quân Israel, một chiếc F-15D đã va chạm với một chiếc A-4 Skyhawk. Phi công Zivi Nadavi và phi công phụ không biết là cánh phải chiếc Eagle đã bị xé rách khoảng 60 cm khỏi thân. Phi công tìm cách duy trì điều khiển máy bay và giữ nó khỏi chòng chành, cuối cùng chiếc máy bay hỏng cũng hạ cánh an toàn. Chiếc F-15 vẫn bay được bởi lực nâng lớn được tạo ra từ bề mặt ngang rộng của máy bay, bánh lái độ cao lớn và hiệu quả của cánh còn lại. Hạ cánh ở tốc độ gấp hai bình thường để vẫn duy trì đủ lực nâng, dù móc đuôi bị giật bay mất trong khi hạ cánh, Zivi vẫn xoay sở khiến chiếc F-15 dừng lại hoàn toàn khi chỉ cách mép cuối đường băng 20 feet. Sau này ông đã nói rằng "(Tôi) có lẽ đã phóng ra ngoài nếu tôi biết điều gì đã xảy ra."[14][15]
Thông số kỹ thuật (F-15C Eagle)
Nguồn tham khảo: Jane's All the World's Aircraft[16]
Thông số chung
- Phi công: 1
- Dài: 19,44 m (63.8 ft)
- Sải cánh: 13 m (42.8 ft)
- Cao: 5,6 m (18.5 ft)
- Diện tích cánh: 56,5 m² (608 ft²)
- Cánh máy bay: NACA 64A006.6 root, NACA 64A203 tip
- Trọng lượng không tải: 14.100 kg (31.744 lb)
- Trọng lượng có tải: 20.200 kg (44.500 lb )
- Trọng lượng cất cánh tối đa: 30.845 kg (68.000 lb)
- Động cơ: 2 × động cơ Pratt & Whitney F100-100,-220 hay -229 turbo cánh quạt có tăng áp, lực đẩy 77,62 kN (17.450 lbf); lực đẩy khi có tăng áp: 111.2 kN (25.000 lbf) đối với kiểu động cơ -220, 129.0 kN (29.000 lbf) đối với kiểu động cơ -229
Đặc tính bay
- Vận tốc cực đại:
- Cao độ thấp: Mach 1.2 (900 mph, 1.450 km/h)
- Cao độ cao: Mach 2.5 (1.875 mph, 3.018 km/h)
- Tầm bay xa: 5.600 km (3.000 nm, 3.500 mi) với thùng nhiên liệu phụ
- Bay cao: 20.000 m (65.000 ft)
- Vận tốc lên cao: 254 m/s (50.000 ft/min)
- Áp lực cánh: 358 kg/m² (73.1 lb/ft²)
- Lực đẩy/khối lượng: 1.12 (-220), 1.30 (-229)
Vũ khí
4 đế trên cánh, 4 đế trên thân, 2 đế đầu chót cánh, mang được tối đa 7.300 kg (16.000 lb) bom và vũ khí các loại
- Pháo: 1× M61 Vulcan 20 mm (0.787 in) Gatling gắn trong thân, 940 quả đạn
- Hỏa tiển không đối không:
-
- 4 Hỏa tiển AIM-120 AMRAAM
- 4 Hỏa tiển AIM-9 Sidewinder
- hay 8 Hỏa tiển AMRAAM
Thiết bị điện tử
- Radar:
- Raytheon AN/APG-63 hay AN/APG-70 hoặc
- Raytheon AN/APG-63(V)2 Active Electronically Scanned Array (AESA)
- Thiết bị phòng thủ:
- Bộ phân tích tín hiệu AN/APX-76 IFF
- Bộ radar báo động AN/ALQ-128
- Radar báo động tiếp nhận AN/ALR-56
- Hệ thống phòng thủ bên trong ALQ-135
- Bộ phát pháo sáng AN/ALE-45
- XEM VIDEO
- F-15 NHẬT
- LINK
- BKTT
__._,_.___
Reply via web post | Reply to sender | Reply to group | Start a New Topic | Messages in this topic (1) |
No comments:
Post a Comment