Trong giai đoạn 2013-2015, Mỹ dự trù sẽ loại 10 chiến hạm lớp Oliver Hazard Perry.
Trong số đó,
Mexico sẽ được “cho không” 2 chiếc
FFG-38 và
FFG-41 Macclasky,
Thổ Nhĩ Kỳ được cho 2 chiếc
FFG-40 và
FFG-43.
Thái Lan sẽ được nhận 2 chiếc
FFG-46 và
FFG-48. Ngoài ra, Đài Loan sẽ mua 4 chiếc loại này gồm
FFG-50,
FFG-51,
FFG-52 và
FFG-55. Tuy nhiên, các nước được Mỹ “cho không” tàu chiến sẽ phải trả chi phí để sửa chữa và tân trang. Công việc này sẽ được thực hiện trên lãnh thổ Mỹ.
Chiến
hạm lớp Oliver Hazard Perry được Mỹ sản xuất từ năm 1975-2004 với tổng
số lượng 71 chiếc. Tàu dài 124 m và có trọng tải 4.100 tấn. Tốc độ tối
đa đạt 54 km/h và tàu có tầm hoạt động 8.300 km cùng thủy thủ đoàn 176
người. Các chiến hạm loại này được trang bị đồng thời cả 3 loại hỏa tiển
phòng không, diệt hạm và săn ngầm. Ngoài ra, tàu còn được trang bị
pháo hạm 76 mm, súng máy 40 mm và sân đỗ đủ chỗ cho 2 trực thăng đa
năng. Trong trường hợp các tàu trên không được phép chuyển giao cho nước
ngoài vì bị Quốc hội ngăn cản, Mỹ buộc phải cho chúng vào “kho lạnh”
hoặc tháo dỡ. Trong cả hai trường hợp, Mỹ
đều phải chi khoảng 1,1 triệu USD, cộng thêm 30.000 USD tiền bảo trì
hàng năm. Không những phải bỏ tiền “nuôi” hoặc “xẻ thịt” chiến hạm cũ,
Mỹ còn để mất từ 40-80 triệu USD/tàu. Đây chính là khoản chi phí mà quốc
gia nhận bàn giao tàu phải trả cho phía Mỹ để sửa chữa và tân trang.
Ngoài ra, Mỹ cũng đánh mất những khoản thu đầy tiềm năng lên tới hàng
triệu USD liên quan tới việc huấn luyện thủy thủ đoàn cũng như tiền bảo
trì trang thiết bị.
|
Mỹ thường xuyên "cho không" các nước đồng minh tàu hải quân cũ song thu về tiền sửa chữa, tân trang và bảo trì |
Dự luật về việc chuyển giao các tàu cũ cho nước ngoài đã được Hạ
viện Mỹ thông qua ngày 31/12 năm ngoái. Theo nguồn tin quân sự Mỹ, số
phận của văn kiện này hiện vẫn chưa rõ ràng trước khi được đưa ra xem
xét tại Quốc hội khóa mới – khóa 113 bắt đầu làm việc từ ngày 4/1 vừa
qua. Những tranh cãi về việc chuyển giao tàu chiến cũ cho nước ngoài chủ
yếu xuất phát từ phía các nhóm vận động hành lang. Nhóm vận động thân
Israel thì phản đối việc chuyển giao tàu chiến cho Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi
đó, nhóm vận động hành lang thân Hy Lạp cũng phản đối vì Thổ Nhĩ Kỳ và
Hy Lạp hiện tồn tại những bất đồng xung quanh vấn đề đảo Cyprus. Ngoài
ra, Mỹ hiện cũng đang muốn tận dụng các tàu cũ trong bối cảnh ngân sách
quốc phòng
bị cắt giảm. Dù Hải quân nước này đã đề nghị “thanh lý” 7 tàu tuần
dương và 2 tàu đổ bộ song vẫn chưa được chấp thuận.
|
Tuần dương hạm trang bị tên lửa Port Royal |
Ngày 2/1, Tổng thống Mỹ Barack
Obama đã ký ban hành luật tiếp tục rót tiền để duy trì hoạt động của 3
tàu tuần dương Cowpens, Anzio và Vicksburg. Đây là những tàu sẽ hết niên
hạn phục vụ trong năm 2013. Chúng được giữ lại để tận dụng vì mới được
trang bị các hệ thống chiến đấu. Trong khi đó, chiếc tàu tuần dương thứ
tư là Port Royal vẫn đang được cân nhắc có nên loại khỏi biên chế hay
không. Port Royal bị dính hư hỏng nặng hồi năm 2009 do bị mặc cạn tại
Hawaii, ngay tại kênh dẫn vào Trân châu cảng.
Sở dĩ Mỹ còn “tiếc rẻ” chiếc
tàu này vì Port Royal là chiếc mới nhất trong số 22 tàu tuần dương trang
bị tên lửa của Mỹ. Mặt khác, sau vụ tai nạn năm 2009, Mỹ đã phải bỏ ra
tới 24 triệu USD để sửa chữa.
Minh J
No comments:
Post a Comment