Thursday, January 10, 2013

PHẢN LỰC CƠ SIÊU THANH F-1 VÀ F-2 CỦA NHẬT
tka23 post
Cuối  năm 1960, Nhật Bản đã bắt đầu tự chế tạo  máy bay chiến đấu siêu thanh cho mình. Tới năm 1975, chiếc phản lực cơ siêu thanh đầu tiên của Nhật Bản mang tên F-1 đã được hoàn thiện.

Tháng 8/1967, công ty Mitsubishi của Nhật Bản bắt tay vào thiết kế mẫu máy bay đa năng mới. Theo nhu cầu, mẫu máy bay mới này , sẽ thay thế các máy bay chiến đấu và huấn luyện của Mỹ được trang bị cho lực lượng phòng vệ Nhật Bản khi đó.
   Thời kỳ này, người Nhật đã có đầy đủ kiến thức căn bản để tự mình thiết kế và chế tạo máy bay quân sự. Những kinh nghiệm về nghiên cứu và thử nghiệm trong lĩnh vực hàng không dân sự,  có thể được mang sang áp dụng trong lĩnh vực quân sự.
  Tại thời điểm đó, Nhật Bản đang sản xuất hàng loạt máy bay dân sự như máy bay hành khách
MU-2,
Shin Meiwa PS-1 hay máy bay vận tải C-1.
F-1 - Máy bay  siêu thanh đầu tiên của Nhật Bản
Tháng 10/1968, Mitsubishi khởi động việc thiết kế mô hình thực loại máy bay huấn luyện 2 chỗ ngồi. Tới tháng 1/1969, mô hình này được hoàn tất.

Tháng 3/1970, Không quân Nhật Bản đã quyết định ký hợp đồng với công ty Mitsubishi chế tạo 2 chiếc máy bay để đưa vào thử nghiệm. Đúng một năm sau, các cuộc thử nghiệm về thông số máy bay được hoàn tất, và tới tháng 4/1971, mẫu thử nghiệm đầu tiên được Mitsubishi hoàn tất. Người phụ trách công tác thiết kế mẫu máy bay này là nhà thiết kế K. Ikeda.

Sau các cuộc thử nghiệm thành công trên mặt đất, mẫu máy bay mới do Mitsubishi chế tạo theo đơn đặt hàng của Không quân Nhật Bản được đặt tên là XT-2. Mẫu máy bay này sau đó đã thực hiện thành công chuyến bay đầu tiên vào ngày 2/12/1971.
  Bắt đầu thứ tháng 3/1975, Nhật Bản đã cho sản xuất hàng loạt mẫu máy bay mới này với tên gọi T-2. Đây chính là mẫu máy bay siêu thanh đầu tiên của đất nước Mặt trời mọc. Tuy nhiên, nó chỉ là loại máy bay huấn luyện. Có tất cả 90 chiếc T-2 đã được xuất xưởng.
Máy bay huấn luyện siêu thanh T-2 của Nhật Bản
Nhưng ngay từ năm 1972, Không quân Nhật Bản đã đặt hàng Mitsubishi chế tạo một mẫu máy bay F-1 trên cơ sở của mẫu T-2. F-1 là mẫu máy bay chiến đấu đầu tiên do Nhật Bản tự chế tạo kể từ sau Thế chiến II.
Về mặt thiết kế, F-1 được coi là bản sao của T-2. Điểm khác biệt là F-1 chỉ có một chỗ ngồi, có số lượng giá treo vũ khí và phụ tùng  lớn hơn T-2.

Ngày 7/6/1975, Nhật Bản hoàn tất chiếc máy bay chiến đấu  F-1 đầu tiên và bắt tay vào sản xuất hàng loạt từ ngày 16/6/1977.
F-1 là mẫu máy bay chiến đấu đầu tiên do Nhật Bản tự sản xuất sau Thế chiến II
F-1 là loại máy bay chiến đấu một chỗ ngồi với kiểu thiết kế một tầng cánh, cánh cụp rộng thay đổi, được trang bị bộ ổn định xoay chiều và một cánh ổn định đuôi thẳng đứng.
 So với T-2, F-1 đã loại bớt một ghế ngồi để nhường chỗ bố trí thêm các thiết bị điện tử. F-1 cũng được trang bị radar J/AWG-12 cung cấp  tin tức  về tầm bay tương tự loại AN/AGW-12 trên  F-4M Phantom của Không quân Hoàng gia Anh.
  Ngoài ra, F-1 còn có thể mang được nhiều vũ khí hơn so với T-2. F-1 được trang bị một pháo 20 mm JM61A1 Vulcan bên trong thân với 750 viên đạn. Máy bay cũng có 7 giá treo vũ khí ngoài để gắn các loại vũ khí khác nhau. Điểm treo dưới thân máy bay và 2 điểm gần thân có thể được sử dụng để mang thùng nhiên liệu phụ, tăng tầm hoạt động cho máy bay.
   Hệ thống điều khiển hỏa lực của F-1 là J/ASQ-1 do Mitsubishi Electric sản xuất. Vũ khí chính của F-1 là hỏa tiển  diệt hạm ASM-1 và ASM-2 cải tiến. Những vũ khí này tương đương với loại AGM-84 Harpoon của Mỹ hoặc AM.39 Exocet của Pháp.
F-1 được trang bị hỏa lực mạnh, đa dạng và hệ thống điện tử tối  tân
Các loại vũ khí khác được trang bị bao gồm hỏa tiển  tầm nhiệt không đối không AIM-9 Sidewinder. Loại hỏa tiển này được mang trên những điểm treo đầu cánh, nhưng nó có thể cũng được mang trên điểm treo phía ngoài dưới cánh khi đảm nhiệm vai trò phòng không của F-1.

F-1 cũng được trang bị các loại vũ khí không đối đất như hỏa tiển chùm (JLAU-3/A) cỡ 70 mm, bom 500 và 700 pound (Mk82 và M117). Bom Mk-82 và M111 có thể được trang bị hệ thống dẫn đường hồng ngoại, trở thành vũ khí được điều khiển chính xác.
   Hai loại bom này được điều khiển để tiêu diệt các mục tiêu tỏa nhiệt di chuyển trên biển ,như tàu hay các mục tiêu trên mặt đất. Khi được trang bị những thiết bị hỗ trợ như vậy, bom được gọi với tên GCS-1. Tổng khối lượng vũ khí treo ngoài mà F-1 có thể mang theo lên tới 2.720 kg.
  Đặc điểm kỹ-chiến thuật của F-1: Dài 17,86 m, cao 4,39 m và sải cánh 7,88 m. Trọng lượng rỗng là 6.360 kg. Trọng lượng cất cánh tối đa là 13.675 kg. Lượng nhiên liệu tối đa mang theo là 3.823 lít.
 Tốc độ tối đa của F-1  1.700 km/h ở độ cao 12.200 m. Bán kính tác chiến  555 km.  Bay cao  15.240 m với tốc độ cất cánh 178 m/s. Để cất cánh, F-1 phải lấy đà 1.280 m (với trọng lượng cất cánh tối đa).
  Nhật Bản chính thức đưa F-1 vào trang bị cho Không quân từ tháng 4/1978. Ban đầu, kế hoạch của Nhật Bản là sản xuất 160 chiếc F-1, nhưng điều kiện về ngân sách khiến số lượng bị cắt giảm xuống còn 77 chiếc. Chiếc F-1 mới nhất được sản xuất vào tháng 3/1987. 
Hiện Nhật Bản đã phối hợp với Mỹ sản xuất mẫu máy bay F-2 (cải tiến từ F-16) để thay thế hoàn toàn F-1. Sau 16 năm (từ năm 1995),
 Nhật Bản đã hoàn tất chương trình này sau khi Mitsubishi chuyển giao cho Không quân Nhật Bản 98 chiếc F-2.  Nguyễn đông Triều
__._,_.___
Reply via web post Reply to sender Reply to group Start a New Topic Messages in this topic (1)
Recent Activity:
.

__,_._,___

No comments:

Post a Comment