Monday, January 21, 2013

Chiến tranh biên giới Việt –

Trung vai trò  cố vấn Liên Xô

Tháng Tám 31, 2012 — Lê Mai
tka23 post 
  
Chiến tranh biên giới Việt-Trung.png
Vào ngày thứ ba (20/2/1979)cuộc chiến biên giới Việt – Trung, một đoàn cố vấn quân sự cao cấp của LX do Đại tướng Obaturov dẫn đầu đã đến Hà Nội. Sau khi tìm hiểu tình hình và nghiên cứu chiến trường, họ kết luận lực lượng VN thiếu sự điều động và không đủ sức ngăn cản bước tiến của quân TC.
  Họ đề nghị các nhà lãnh đạo VN cấp tốc điều động  các sư đoàn chủ lực từ Cambodia về, đồng thời họ cũng yêu cầu Moscova viện trợ quân sự khẩn cấp cho VN.
  Ngoài ra, 29 sư đoàn quân LX với sự hỗ trợ của không quân đã di chuyển đến biên giới Xô – Trung thuộc khu vực Mãn Châu nhằm kìm chân TC từ phía Nam. Trên biển Đông, 30 tàu chiến LX tiến vào, đề phòng hành động của hạm đội Nam Hải. Tuy vậy, trên thực tế, không quân và hải quân đều không được VN và TC sử dụng trong cuộc chiến này. Bộ Tổng tham mưu TC không đồng ý sử dụng không quân trong khi nhiều chỉ huy chiến trường yêu cầu không yểm . Có lẽ, do yếu tố LX, TC phải hạn chế cả về không gian, thời gian và quy mô cuộc tấn công.
Các cố vấn LX ra mặt trận, lên tuyến đầu biên giới nơi chiến sự đang diễn ra ác liệt. Mặc dù họ rơi vào trận pháo kích mạnh của quân TC, may mắn không ai bị thương nhưng sáu cố vấn LX đã hy sinh tại Đà Nẵng trong một tai nạn máy bay vào đầu tháng Ba năm đó.
Hiển nhiên, sự có mặt của Đoàn cố vấn quân sự LX là một hành động thực thi Hiệp định hữu nghị và hợp tác giữa VN và LX vừa ký kết trước đó – ngày 3.11.1978.
Đây là một trong những thỏa thuận quan trọng nhất của Hiệp định:
“Trong trường hợp một trong hai bên bị tấn công, hoặc bị đe dọa tấn công thì hai bên ký hiệp ước sẽ lập tức trao đổi ý kiến với nhau nhằm loại trừ mối đe dọa đó, và áp dụng những biện pháp thích đáng có hiệu lực để bảo đảm hòa bình và an ninh của hai nước”.
Không có gì khó khăn để chúng ta nhận thấy, thỏa thuận nêu trên chính là một sự “bảo kê” của LX cho VN mà trực tiếp là đề phòng, ngăn chặn và đánh bại một cuộc tấn công bất ngờ từ TC đối với VN.
  Rõ ràng, không thể có chuyện ngược lại, vì chắc chắn VN không thể “áp dụng những biện pháp thích đáng” nhằm loại trừ mối đe dọa đối với LX nếu điều đó xẩy ra.
Sau khi TC hoàn tất việc rút quân(18/3/1979), các cố vấn quân sự LX vẫn còn ở lại giúp VN lập kế hoạch phòng thủ biên giới phía Bắc, huấn luyện quân sự và nhiều lĩnh vực khác. Theo Hiệp định hữu nghị và hợp tác, LX đã viện trợ cho VN nhiều trang bị kỹ thuật , góp phần bảo vệ đất nước.
  Đại tướng Obaturov, Trưởng đoàn cố vấn quân sự đầu tiên của LX tại VN là người giỏi toàn diện cả về chiến lược,  chiến thuật và kỹ thuật quân sự. Ông ta có thể tự mình lái xe tăng và hiểu rõ tính năng các loại súng. Sau này, ông  là Giám đốc Học viện quân sự Phrunde rồi sang Cuba làm Trưởng đoàn cố vấn quân sự LX.
Thông thường, các cố vấn bao giờ cũng độc đoán, áp đặt, chỉ muốn người ta phải  nghe mình. Cố vấn TC, cố vấn LX tại VN hay cố vấn VN tại Cambodia đều mang đặc tính đó. Sự khác nhau là ở vấn đề mức độ.
Về chiến lược phòng thủ của VN, tướng Obaturov đề nghị là “phòng ngự là chính ”, bố trí lực lượng thành hai tuyến, mỗi tuyến có ba dải phòng ngự cấp sư đoàn, tiền tuyến  phòng ngự cách biên giới khoảng mười một cây số, ngoài tầm pháo của TC từ bên kia biên giới bắn sang.
  Có lẽ các cố vấn quân sự LX không quên bài học năm 1941 – thời điểm Đức tấn công LX. Bấy giờ, nhiều khu vực phòng thủ của quân đội LX nằm khá gần biên giới, được chính Xtalin phê chuẩn.
   Song, Zhukov, lúc này là Tổng tham mưu trưởng cho rằng, những tuyến phòng thủ này do chiều sâu không lớn lắm, không thể cầm cự lâu dài vì pháo binh Đức có thể bắn vào khắp trận địa LX. Vì thế, cần phải xây dựng trận địa phòng thủ lùi sâu hơn nữa. Tiếc rằng, quan điểm đúng đắn của Zhukov đã không được coi trọng đúng mức. Lịch sử đã ghi nhận, chỉ mấy ngày đầu chiến tranh, LX đã mất hơn 1.200 máy bay.
  Trở lại vấn đề phòng thủ biên giới Việt – Trung. Các tướng lĩnh VN vừa mới ra khỏi mấy cuộc chiến tranh,  luôn kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa kỹ thuật chính quy  và truyền thống chiến tranh nhân dân. Họ muốn bố trí quân đội, tuy vẫn phân chia tuyến một, tuyến hai nhưng tổ chức phòng thủ các sư đoàn ở các vùng trọng điểm,  ngăn chặn TC trên các trục đường chính từ bên kia biên giới sang. Xen kẽ giữa các khu vực phòng thủ của các sư đoàn chủ lực là lực lượng địa phương, dân quân du kích bảo vệ cạnh sườn, đề phòng TQ đánh bọc hông các khu vực phòng thủ sư đoàn. Phía trước tiền phương  phòng ngự tùy theo địa hình, tổ chức thành các “dải tác chiến phía trước” bằng lực lượng địa phương, dân quân du kích,  giữ các cao điểm  chủ động đánh ngăn chặn, phục kích, đột kích, tiêu hao đối phương trước khi chúng vào tuyến  phòng ngự. Nói chung, VN bố trí lực lượng mạnh giữ vững các khu vực trọng yếu nhưng vẫn dùng  lực lượng trừ bị lớn để phản công.
Cho nên, đôi khi giữa các cố vấn LX và các tướng lĩnh VN xẩy ra tranh cãi gay gắt. Chẳng hạn, việc bố trí 12 sư đoàn ở dải một biên giới, các cố vấn LX nhiều lần đề nghị mỗi sư đoàn có một tiểu đoàn thiềt giáp hoặc pháo tự hành, một tiểu đoàn ô tô vận tải.
  Nhưng Tổng tham mưu trưởng Lê Trọng Tấn không đồng ý, ông phân tích nhiều về lợi hại và sau đó cương  quyết đề nghị để số xe tăng, ô tô đó làm lực lượng trừ bị. Tướng Obaturov nói một cách giận dữ: “Nếu các ông không đồng ý bố trí các tiểu đoàn xe tăng và các tiểu đoàn ô tô cho các sư đoàn dải một biên giới thì tôi không có lý do gì đề nghị Bộ Tổng tham mưu LX viện trợ thêm xe tăng và ô tô cho các ông…”. Thế là, để có thể nhận được viện trợ về xe tăng và ô tô của LX, Lê Trọng Tấn đành đồng ý với Obaturov nhưng với chủ ý là sẽ bố trí cho 12 sư đoàn đó một thời gian, sau đó rút dần về làm lực lượng dự bị. Tất nhiên, một số tướng  VN cho rằng như vậy là VN chịu sự áp đặt của cố vấn LX. Bố trí xe tăng và đại bác  lên tiền phương  phòng ngự như thế, nếu TC tấn công thì “bị nướng hết”!
  Các cố vấn LX đã giúp quân đội VN nhiều lĩnh vực như lập kế hoạch viện trợ, tổ chức xây dựng lực lượng, tiếp vận, huấn luyện quân sự… Đặc biệt, từ năm 1979 đến năm 1985, đã tổ chức hàng chục cuộc tập trận cấp quân đoàn và quân khu, các cuộc diễn tập cho các lực lượng toàn miền Bắc. Qua các cuộc tập trận do các cố vấn LX chỉ huy , trình độ tham mưu, chỉ huy của các tướng lĩnh VN cũng được nâng cao. Tuy vậy, cũng có ý kiến là “học tập giáo điều, đánh theo cách đánh của LX” là không thích hợp với VN. Có người nói, “tôi tập thế này nhưng tôi không đánh  như thế ”?!
  Từ năm 1987, Đoàn cố vấn LX rút dần về nước. Tiếp sau đó là những năm tháng đầy khó khăn đối với nhân dân LX và sự kiện bất ngờ nhất thế kỷ XX đã xẩy ra: LX sụp đổ. Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác giữa VN và LX hết hạn năm 2003 và không được gia hạn. LX đã biến mất.
  Các liên minh dựa trên ý thức hệ cũng không thể tồn tại trong thế giới ngày nay. Nước Nga không phải là LX và liệu VN có thể trông chờ gì từ nước Nga, câu hỏi còn bỏ ngỏ.
 TỔNG HỢP
__._,_.___
Reply via web post Reply to sender Reply to group Start a New Topic Messages in this topic (1)
Recent Activity:

No comments:

Post a Comment