Thursday, September 6, 2012

TRUNG-TƯỚNG VĨNH LỘC
VÀ TÔI
 

I

Quân-Lực Siết Chặt Hơn
Guồng Máy Chính-Quyền Dân-Sự
 
... “Các cấp lãnh-đạo chính-quyền quân-sự muốn nắm cơ-quan an-ninh & phản-gián dân-sựlà Cảnh-Sát Quốc-Giamột cách vững-chắc, toàn-diện và lâu-dài hơn.
Để thống-nhất hoạt-vực giữa các cơ-quan dân-sự với tổ-chức lãnh-thổ của phía quân-sự, Nha Cảnh-Sát Quốc-Gia Miền Nam Trung-Nguyên Trung-Phần (5 Tỉnh và 1 Thị-Xã biệt-lập), mà Giám-Đốc là Quận-Trưởng Bảo Trọng, đóng ở Nha-Trang, được sáp-nhập với Nha CSQG Cao-Nguyên Trung-Phần (7 Tỉnh), mà Giám-Đốc là Quận-Trưởng Nguyễn Bính, đóng ở Ban-Mê-Thuột, để thành-lập Nha CSQG Vùng II Chiến-Thuật (12 Tỉnh và 1 Thị-Xã biệt-lập).
Trụ-sở Nha Cảnh-Sát Quốc-Gia Vùng II Chiến-Thuật được đặt tại Pleiku, để cơ-quan Cảnh-Sát Quốc-Gia cấp Vùng này phối-hợp hoạt-động chặt-chẽ hơn, về mặt quân-sự, với Bộ Tư-Lệnh Quân-Đoàn II đóng ở đây.
Quận-Trưởng Nguyễn Bính được cử làm Giám-Đốc, và tôi làm Chủ-Sự Phòng Cảnh-Sát Đặc-Biệt của Nha Vùng này.
Ngoài ra, chức-vụ Đại-Biểu Chính-Phủ tại cấp Vùng không còn nữa. Một viên-chức dân-sự cao-cấp được bổ-nhiệm đến làm Phụ-Tá Hành-Chánh cho Tư-Lệnh Quân-Đoàn & Vùng Chiến-Thuật, để giúp viên Tướng Vùng cầm-nắm các cơ-quan dân-sự trong Vùng mình.
 
Hồi đó, Tư-Lệnh Quân-Đoàn II kiêm Vùng II Chiến-Thuật là Thiếu-Tướng (về sau là Trung-Tướng) Vĩnh Lộc; Phụ-Tá Hành-Chánh là Đốc-Sự Cao Xuân Thiệu.
 
Đáng lẽ văn-phòng Phụ-Tá Hành-Chánh (là phần-vụ dân-chính) cũng như trụ-sở Nha Cảnh-Sát Quốc-Gia (là cơ-quan dân-sự) đặt tại Nha-Trang là nơi tọa-lạc của Bộ Tư-Lệnh Vùng Chiến-Thuật (lãnh-thổ), nhưng vì quân-sự trọng hơn chính-trị, chiến-thuật nằm trên chiến-lược, nên Phụ-Tá Hành-Chánh cùng ban điều-khiển Nha Cảnh-Sát Quốc-Gia Vùng II CT phải làm việc bên cạnh Bộ Tư-Lệnh Quân-Đoàn  Pleiku.”
(trích từ cuốn hồi-ký “Biến-Loạn Miền Trung” của Lê Xuân Nhuận, trang 31-32)
 
Sau khi được hội-đồng hai Nha CSQG Miền Nam Trung-Nguyên Trung-Phần và Cao-Nguyên Trung-Phần chọn lựa, và Tổng-Nha CSQG/Khối CSĐB chấp-thuận cho tôi làm Chủ-Sự Cảnh-Sát Đặc-Biệt cho Vùng II Chiến-Thuật, tôi theo Nha dời trụ-sở từBan-Mê-Thuột lên Pleiku, trước ngày bầu-cử Tổng-Thống và Phó Tổng-Thống của Nền Đệ-Nhị Cộng-Hòa vào ngày 3-9-1967.
 
II
Chuẩn-Tướng Vĩnh Lộc
lên làm Tư-Lệnh QĐII & Vùng II CT
 
Chuẩn-Tướng Vĩnh Lộc lên làm Tư-Lệnh Quân-Đoàn II & Vùng II Chiến-Thuật (bản-doanh đóng tại Pleiku) trong tháng 6-1965.
Một trong các hoạt-động đầu tiên của ông, đương-nhiên, là đi thăm các đơn-vị quân-sự và hành-chánh thuộc quyền.
 
Khi Chuẩn-Tướng Vĩnh Lộc đến Tiểu-Khu/Tỉnh Quảng-Đức, vì các quân-nhân thuộc Bộ Chỉ-Huy Tiểu-Khu cùng với nam+nữ công-chức thuộc Tòa Hành-Chánh Tỉnh đều tập-trung tại trụ-sở Tòa Tỉnh (có phòng họp rộng), nên ông tiếp-xúc với họ trước, để họ trở về phòng giấy làm việc, rồi mới dự cuộc thuyết-trình của Tiểu-Khu-Trưởng kiêm Tỉnh-Trưởng địa-phương.
 
Một trong những lời phát-biểu của Chuẩn-Tướng Vĩnh Lộc với tập-thể quân-nhân và công-chức tại đây vào dịp này, là: “Người ta đưa tôi lên đây...” Ý nói là ông không thích lên đây, mà “bị” đưa lên đây (Cao Nguyên Trung Phần).
 
Tôi đoán là ông bất-mãn hai việc:
Thứ nhất, trong thời-gian Đại-Tướng Nguyễn Khánh ban-hành “Hiến ChươngVũng Tàu” (16-8-1964), Quân-Đội Việt-Nam Cộng-Hòa đặt thêm một cấp Chuẩn-Tướng (tướng 1-sao). Đại-Tá Vĩnh Lộc là Tư-Lệnh Sư-Đoàn 9. Ông được thăng cấp đại-tá từ tháng 11-1963. Nếu không có cấp tướng 1-sao này thì hẳn ông đã được thăng thẳng lên Thiếu-Tướng (tướng 2-sao), có đâu chỉ là tướng 1-sao khi lên cầm-nắm Quân-Đoàn II.
Thứ hai, ngày 19-6-1965, Thiếu-Tướng Nguyễn Cao Kỳ, Chủ-Tịch Ủy-Ban Hành-Pháp Trung-Ương (Thủ-Tướng), cho ra đời “Nội Các Chiến Tranh”. Chuẩn-TướngVĩnh Lộc được xem là một trong các tướng trẻ thuộc nhóm Nguyễn Cao Kỳ (người Mỹrất khoái, gọi là “Young Turks” [cấp-tiến, cải-cách]). Đáng lẽ phải ở thủ-đô, sát cánh với Tướng Kỳ, thế mà cũng trong tháng 6-1965 Tướng Lộc phải lên miền núi – Cao-Nguyên.
*
Trong phần thuyết-trình sau đó về tình-hình Tiểu-Khu/Tỉnh địa-phương, Tiểu-Khu-Trưởng kiêm Tỉnh-Trưởng là Trung-Tá (về sau là cố Đại-Tá) Đặng Hữu Hồng đã giao cho tôi (Lê Xuân Nhuận, Trưởng Ty Cảnh-Sát Quốc-Gia Tỉnh Quảng-Đức) báo-cáo với Chuẩn-Tướng Vĩnh Lộc về biến-cố nội-chính nổi bật nhất là vụ nổi dậy của “FULRO” (Front Unifié de Lutte de la Race Opprimée= Mặt Trận Tranh-Đấu Thống-Nhất của Sắc-Tộc Bị Áp-Bức=Phong-Trào người Thượng đòi Tự-Trị), mà trung-tâm xuất-phát là Trại Dân-Sự Chiến-Đấu (CIDG=Civilian Irregular Defense Group – thường gọi là Trại Lực-Lượng Đặc-Biệt) Sarpa ở Buôn Daksak, thuộc Quận Đức-Lập, Tỉnh Quảng-Đức, mà từ đó lan đến các Tỉnh Darlac  Pleiku.
(Xem Chương “Cuộc Nổi Loạn của Fulro tại Sarpa” trong cuốn hồi-ký “Cảnh-Sát-Hóa” do “Xây-Dựng” xuất-bản lần đầu năm 2002.)
 
Chuẩn-Tướng Vĩnh Lộc đã chú-ý đặc-biệt đến vụ này, và lấy hồ-sơ mang đi.
 
III
Trung-Tướng Vĩnh Lộc
trong vai trò Đại-Biểu Chính-Phủ
 
Có một điều mà ít nguời để ý, là mỗi Tư-Lệnh Quân-Đoàn kiêm Vùng Chiến-Thuật đều là một Đại-Biểu Chính-Phủ cấp Vùng, sau khi chức-vụ Đại-Biểu Chính-Phủ đã được bãi-bỏ.
Nhưng đối với Cảnh-Sát Quốc-Gia thì Tư-Lệnh Vùng Chiến-Thuật chỉ-huy trực-tiếp Giám-Đốc CSQG Vùng hơn là thông-qua Phụ-Tá Hành-Chánh.
 
Tư-Lệnh Vùng Chiến-Thuật cần đến CSQG là cần đến tin-tức tình-báo, của Cảnh-Sát Đặc-Biệt (chứ không cần đến các bộ-phận khác, tỉ như Cảnh-Sát Lưu-Thông mà đồng-bào trông thấy hằng ngày dọc đường). Mà tin-tức của CSĐB thì không phải chỉ là về quân-sự Cộng-Sản, mà còn về nội-chính (an-ninh, chính-trị, dân-chúng, ngoại-kiều, nội-bộ chính-quyền, v.v...). Đặc-biệt Vùng II Chiến-Thuật lại có vấn-đề FULRO.
 
Sau năm 1965, tôi lên làm Chủ-Sự Phòng Cảnh-Sát Đặc-Biệt Nha CSQG Cao-Nguyên Trung-Phần (rồi Vùng II Chiến-Thuật), tôi vẫn nhận được tin-tức về FULRO của nội-tuyến-viên do tôi gài vào từ hồi tôi còn ở Quảng-Đức. Tin-tức liên-hệ đều được trình lên Thiếu-Tướng Vĩnh Lộc.
 
Dựa vào nội-tình của nhóm người Thượng ly-khai ấy, phía Chính-Quyền Việt-Nam Cộng-Hòa đã mở các cuộc hành-quân bình-định, đồng-thời lập hẳn một Bộ Phát-Triển Sắc-Tộc, cử nhân-sĩ gốc Thượng Paul Nurr làm Tổng-Trưởng, thực-hiện các cuộc tiếp-xúc, dàn-xếp với phe FULRO, và kết-quả là “lãnh tụ” Y Bham của họ đồng ý đưa đại-đa-số thành-viên vũ-trang của họ về “đầu-thú” ta, vào năm 1967.
(Nhưng Trung-Tướng Vĩnh-Lộc lại giao cho Trung-Tá (về sau là Đại-Tá) Lê Văn Thành, Tiểu-Khu-Trưởng/Tỉnh-Trưởng Tỉnh Darlac chủ-trì cuộc họp để bàn chi-tiết cuộc trở về của lực-lượng FULRO.)
(Tôi đã kể lại vụ này trong Chương “Chiến-Thuật dàn quân của Fulro” trong cuốn “Cảnh-Sát-Hóa”.)
 
Tôi ngạc-nhiên vì sao Vùng II Chiến-Thuật là nơi FULRO nổi loạn mà Trung-Tướng Tư-Lệnh Vùng sở-tại không đích-thân chủ-tọa cuộc họp quan-trọng cho toàn Vùng Cao-Nguyên vào năm 1967, trong lúc chính Đại-Tướng Nguyễn Khánh  Quốc-Trưởng mà cũng đã đích-thân đến tận Sarpa (Quảng-Đức) dự lễ trấn-an cho chỉ một Trại Dân-Sự Chiến-Đấu tại một Buôn (Daksak) từ năm 1964.
 
Về sau tôi mới biết là Trung-Tướng Vĩnh Lộc đã rất chú-trọng vấn-đề FULRO nói riêng, đồng-bào Thượng nói chung.
Ông đã vận-dụng tâm-lý-chiến, ăn mặc theo lối Thượng, để dễ tiếp-cận, hòa-đồng, và thuyết-phục đồng-bào Thượng, ngay từ năm đầu nhiệm-kỳ Tư-Lệnh Vùng II của ông (1965).
Ông đã khéo-léo dò-xét tình-hình, đợi Trung-Ương ấn-định chính-sách và giải-pháp chung rồi địa-phương liên-hệ mới thi-hành. Lúc đầu ông sợ sự-việc bất-thành nên để đàn-em thử trước. Đến khi đã chắc thắng-lợi thì ông xông-xáo đứng ra chủ-động, lập và nhận công đầu.
 
Chính-Quyền Trung-Ương gia-tăng cải-thiện đời sống đồng-bào Thượng: mở thêm trường trung-học, trạm y-tế, đoàn cứu-tế xã-hội, ấp tị-nạn; đắp/sửa thêm đường-sá/cầu-cống và cung-cấp thêm phương-tiện ra/vào các bản/buôn; nới rộng tiêu-chuẩn cho họ gia-nhập vào chính-quyền, quân-đội; v.v... nói chung là đã dẹp yên Phong-TràoFULRO.
 
Trung-Tướng Vĩnh Lộc đã góp phần trong việc cử nhân-sĩ Nay Louett, người gốcDjarai (Pleiku), lên thay Ông Paul Nurr (người gốc Bahnar, Kontum) làm Tổng-Trưởng Phát-Triển Sắc-Tộc. Trong lúc các Tỉnh và Quận có đông dân Thượng đều có Phó Tỉnh-Trưởng Thượng-Vụ, Trưởng Ty Thượng-Vụ, Phó Quận-Trưởng Thượng-Vụ, thì tại Pleiku, nơi đóng bản-doanh của ông, đã có hai đời Tỉnh-Trưởng là người Thượng: lúc đầu là Trung-Tá Nay Lorr, về sau là Đại-Tá Ya Ba [tên Kinh là Trương Sơn Bá].
 
Trung-Tướng Vĩnh Lộc đã trở thành anh-hùng Miền Thượng, tự-xưng “Anh Cả Trường-Sơn”. Trong cuốn phim “Người Về Từ Đỉnh Núi” nhân-vật chính mặc áo quần Thượng và cỡi voi – thậm-chí ông cũng mặc áo quần Thượng trong các dịp lễ công-cộng. 
 
                                     
 
*
Khi đã ổn-định trụ-sở của Nha CSQG Vùng II tại Pleiku xong, Giám-Đốc Nguyễn Bính và tôi đến báo-cáo tình-hình lên Trung-Tướng Vĩnh Lộc.
Khi Thiếu-Tá (về sau là Trung-Tá rồi Đại-Tá) Cao Văn Khanh đến nhậm-chức Giám-Đốc thay Ông Nguyễn Bính xong, Trung-Tá Khanh cũng cùng tôi đến tường-trình mọi việc lên Trung-Tướng Vĩnh Lộc.
 
Nói là Nha Cảnh-Sát Quốc-Gia Vùng II, nhưng chỉ có Phòng Cảnh-Sát Đặc-Biệtcủa Nha, do tôi trông-coi, là có liên-hệ công-tác, về mặt quân-sự (chống Cộng), với Quân-Đoàn II nói chung, Phòng 2 (đôi khi với Phòng 3...) nói riêng.
Về mặt tình-báo quân-sự, tôi đại-diện Giám-Đốc, và nhân-danh Trưởng Ngành CSĐB, thường-xuyên đến liên-lạc và dự họp tại Bộ Tư-Lệnh Quân-Đoàn II, trong doanh-trại mà sau Chiến-Thắng (chống Cộng) tại Trận Pleime” thì Trung-Tướng Vĩnh Lộc đã đặt tên là “Thành Pleime”.
 
Còn về mặt nội-an (an-ninh nội-bộ: chính-trị, kinh-tế; chính-quyền, ngoại-kiều, dân-chúng, giáo-hội, đảng-phái, đoàn-thể, v.v...) thì Giám-Đốc và tôi liên-hệ với Văn-Phòng Tư-Lệnh (khi cần thì trực-tiếp với Tư-Lệnh).
*
Trung-Tướng Vĩnh Lộc rời khỏi Quân-Đoàn II/Vùng II Chiến-Thuật ngày 28-02-1968, sau vụ VC tổng-công-kích Tết Mậu-Thân (30-01-1968).
Theo nhà nghiên-cứu sử Nguyễn Kỳ Phong thì “Tháng 2-1968, khi thế lực của tướng Nguyễn Cao Kỳ mất dần đi, tổng thống Thiệu thay tư lệnh ba (3) quân đoàn, trong đó có quân đoàn II của tướng Vĩnh Lộc.
 
 
Ngoài Đề
Ca-Sĩ Minh Hiếu
 
Có một lần, tôi tự lái xe một mình đến cổng Phi-Trường Cù Hanh. Khi các hành-khách đến, đồng-bào đi đưa, đi đón, và nhân-viên Hãng “Air Vietnam” đã ra hết rồi, tôi thấy còn có một thiếu-nữ đang đứng trước hiên nhà ga.
Tôi lái xe vào, chạy gần cô ta để xem là ai.
Cô gái nhìn tôi, hỏi:
– “Ông Tướng” bảo anh ra đón tôi hả?
Tôi biết đó là ca-sĩ Minh Hiếu.
 
Tôi đã biết vụ Tướng Lộc cất chức Tỉnh-Trưởng Tỉnh Phú-Yên của Trung-Tá (về sau là Chuẩn-Tướng) Trần Văn Hai.
Hậu-quả là Trung-Tướng Tư-Lệnh Quân-Đoàn II/Vùng II Chiến-Thuật không đến dự (đồng chủ-tọa) buổi lễ khánh-thành trụ-sở Nha CSQG Vùng II Chiến-Thuật, với Tổng-Giám-Đốc CSQG Trần Văn Hai.
 
Tôi chỉ trả lời một tiếng “Không!”
Rồi tôi lái xe đi thẳng, ra khỏi phi-trường.
Tôi không dám “ga lăng” giúp cô một cuốc xe.
 
 
 

 
 
 
 

__._,_.___

No comments:

Post a Comment