Thursday, September 20, 2012

Châu Á đang chuyển mình

Category: Tin Việt Nam
BY: ALF HOÀNG GIA BẢO

Trước tình hình khủng hoảng ngoại giao bất ngờ đang tăng cao giữa Nhật Bản và Trung Quốc hôm qua 17/9 đích thân bộ trưởng quốc phòng Mỹ đã đến Châu Á và lên tiếng “những kiểu khiêu khích khác nhau rất có thể sẽ dẫn đến bạo lực và cuối cùng là xung đột… và có thể còn lan rộng” Mặc dù tranh chấp đảo Senkaku là chuyện nội bộ Trung Nhật nhưng trên thực tế nó đang khiến nhiều quốc gia trong vùng không khỏi lo lắng. Đặc biệt là diễn biến mới nhất hôm nay 18/9 khi TQ điều 1000 tàu cá tiến về vùng đảo tranh chấp Senkaku trong lúc Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản được đặt trong tình trạng báo động cao độ.

Với những diễn biến ấy liệu sắp tới đây Thái Bình Dương có còn là biển của thái bình?

Cuộc chiến của những mong đợi?
Chiến tranh luôn gắn liền với chết chóc nên chẳng ai mong đợi, thế nhưng lịch sử cũng cho thấy, có khi chiến tranh vận hội mới của các dân tộc lại được mở ra mà trường hợp ra đời của nước Israel có thể xem là điển hình. Nếu không có Thế Chiến II với 6 triệu dân Do Thái bị thảm sát trong các lò hơi ngạt của phát xít Hitler có thể đến bây giờ quốc gia này vẫn chưa có tên trên bản đồ thế giới. Vậy nếu giữa Nhật và TQ xảy ra chiến tranh nay mai liệu nó có ý nghĩa như thế nào với gần 90 triệu người dân VN?

Trước nguy cơ mất nước đang ngày một lộ rõ, nguyên nhân là do đảng CSVN ‘tham quyền cố vị’ cần sự bảo kê nên đành phải im lặng hèn nhát trước những chèn ép của Bắc Kinh trong các tranh chấp biển đảo. Người dân xuống đường biểu tình chống TQ thì bị chính quyền ‘bịt miệng’ bắt bớ, đàn áp v.v… rất có thể trong suy nghĩ của nhiều người dân trong nước lúc này, một cuộc chiến nổ ra từ Senkaku và lan rộng đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang tranh chấp với TQ sẽ là cơ hội có một không hai giúp giải quyết nhiều bế tắc của đất nước hiện nay.

Đơn giản chỉ vì khi ấy ‘trắng đen’ trong quan hê giữa hai nước mọi thứ sẽ lòi ra hết. Hai đảng cộng sản sẽ phải ‘đường ai nấy đi’ nhưng nhiều khả năng cả hai sẽ cùng xuống mồ cùng với cả chế độ Bình Nhưỡng luôn.

Nhưng trên thực tế một cuộc đối đầu ‘tay đôi’ giữa VN và TQ rất khó xảy ra, bởi vì một bên thì quá hèn trong khi bên kia chẳng những hung hãn mà còn quá ‘lưu manh’, luôn biết cách cương nhu kéo dài, vừa phải không bao giờ để ‘già néo đứt dây’. Do vậy, nếu không có thêm những sự tác động từ bên ngoài, cuộc chiến ‘giải thoát’ ấy sẽ vẫn mãi chỉ có trong mơ.

Tình hình giữa TQ và Philipine xem ra cũng chẳng khá hơn. Mới tháng 8 vừa qua hai bên cũng đã xảy ra một số vụ va chạm tại bãi cạn Scarborough thuộc quần đảo Trường Sa, nhưng căng thẳng cũng chỉ có chừng mực mà không thể lên cao như đang xảy ra giữa Nhật và TQ.

Đơn giản chỉ vì sự căng thẳng giữa TQ với VN và Philipine chỉ là loại căng thẳng ‘mèo vờn chuột’ kẻ mạnh dám làm tới vì biết chắc đứa yếu sẽ… ‘quì lạy’ hoặc tìm cách né tránh, thay vì dám ‘diễu võ dương oai’ trở lại.

Trong khi ấy quan hệ giữa họ và Nhật bản lại hoàn toàn khác!

Nhật chẳng những là cường quốc đã thế quan hệ với TQ chẳng vì ‘tình đồng chí’ ‘16 chữ vàng’ hay ‘truyền thống hữu nghị’ nào để họ phải ‘gìn giữ, phát huy…cần phải làm cho sâu sắc hơn nữa…’ v.v… Vì quyền lợi tối thượng của đất nước Tokyo sẵn sàng ‘sòng phẳng’ với TQ bất chấp thiệt hại đang xảy ra cho nhiều công ty lớn của nước này đang đầu tư trên đất TQ. ‘Cơ may chiến tranh’ vì thế sẽ dễ dàng bùng nổ hơn TQ - VN và Philipine rất nhiều.

Một khi chiến tranh Trung Nhật xảy ra, với làn sóng dân tộc chủ nghĩa đang hừng hực khí thế của hơn 1 tỷ cái ‘đầu nóng’. Sự hung hăng này, của họ nếu với VN ta chỉ mới trên tờ Hoàn cầu Thời báo thì với người Nhật đã là bạo lực qua việc chận xe đại sứ Nhật, đập phá các nhà hàng cửa hiệu công ty Nhật tại các thành phố lớn của TQ đã diễn ra suốt tuần qua.

Giữa bầu khí hừng hực chiến tranh ấy thử hỏi còn dịp nào thuận lợi hơn để Bắc Kinh còn phải đắn đo xem có nên dứt điểm luôn ‘cái gai’ Trường Sa với VN?

Một cuộc chiến với TQ nếu xảy ra máu của con dân Việt chắc chắn sẽ phải đổ ra nhưng sự hy sinh như vậy của họ sẽ không còn bị lãng quên như những người lính đã ngã xuống vào các năm 1979 và 1988 trước đây một thời gian dài không hề được dân chúng biết đến chỉ vì sự hèn hát của đảng CSVN.

Vì sao lại là Senkaku?

Là đồng minh thân cận của Nhật với gần 4 vạn binh lính đang đóng tại nước này một khi chiến sự Senkaku nổ ra Hoa Kỳ chắc khó có chuyện họ ‘khoanh tay đứng nhìn’.

“chính phủ Nhật Bản cho biết Tokyo và Washington đã đồng ý rằng quần đảo mà họ có tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Hoa Đông nằm trong phạm vi Hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật” (BBC 18/9)

Mặc dù ông bộ trưởng Panetta nói thêm “nước ông tuân thủ nghĩa vụ ghi trong Hiệp ước với Nhật nhưng Hoa Kỳ sẽ không đứng về phía nào trong tranh chấp chủ quyền một quần đảo mà Nhật Bản gọi là Senkaku còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư” tuy nhiên ‘không đứng về phía nào’ câu nói khá quen thuộc này còn được cả bà ngoại trưởng Clinton dùng mỗi khi nói về tranh chấp biển Đông giữa TQ và VN. Bởi đây chỉ là quan điểm của Hoa Kỳ trong giải quyết bất đồng, mà không phải ‘không bảo vệ đồng minh’ nếu chiến tranh xảy ra.

Đều có dính dáng tranh chấp chủ quyền với TQ nhưng vị thế của Senkaku với Hoa Kỳ rất khác so với Hoàng Sa Trường Sa ở biển Đông.

Một khi chiến sự Senkaku đã xảy ra rồi, hải chiến không giống như chiến tranh đất liền với những đường biên giới rõ rệt, mà bao quanh các đảo tranh chấp là vùng hải phận quốc tế nơi mọi bên tham chiến đều có quyền sử dụng. Vì vậy, ở đâu có nước mặn chỗ ấy đương nhiên sẽ là chiến trường. Chuyện ‘rắc rối’ của Hoàng Sa và Trường Sa tưởng xa Senkaku mà thật ra cũng rất gần. Hơn nữa vì có ‘yếu tố’ TQ việc can dự vào đ/với Hoa Kỳ sẽ dễ dàng hơn nhiều.

Trong tình hình ấy, sự quá hung hăng hiện nay của Bắc Kinh quả là hơi ‘khó hiểu’?

Vì sao chỉ với 4 hòn đảo nhỏ không người ở có diện tích chỉ 5km2 của Senkaku mà TQ lại quá căng thẳng với Nhật Bản, trong khi không nghĩ thái độ như vậy sẽ khiến toàn khối Asean e ngại vì những giải quyết tranh chấp tại vùng biển Đông rộng lớn, giàu tài nguyên này còn chưa ngã ngũ?

Vậy phải chăng Senkaku chính là ‘cái bẫy’ mà Nhật giăng ra để nhử TQ sa vào mở đường cho hải quân Hoa Kỳ ‘quay trở lại châu Á’ ngăn chận sự bành trướng của nước này bằng kịch bản hoàn hảo trên nhưng vì bản chất tham lam, gặp lúc thời vận cộng sản chủ nghĩa suy tàn mà Bắc Kinh đã chẳng nhận ra Senkaku, Hoàng Sa và Trường Sa rất có thể sẽ là những nấm mộ dành cho 3 chế độ độc tài còn sót lại ở Châu Á hiện nay?

Hoặc Bắc Kinh còn tính chuyện gì ‘cao cơ’ hơn nữa chăng? Chúng ta hãy cùng chờ xem.

Tối 18/9/2012

Alf Hoàng Gia Bảo
__._,_.___

No comments:

Post a Comment