Sóng dậy bắc phương
             Mưa bom hải bắc ?
                                    Đông Triều
Ở Châu Á Thái Bình Dương. Bắc phương lại dậy sóng, hai tàu chiến của Trung cộng đã tiến vào vùng biển thuộc khu vực quần đảo Senkaku mà Trung cộng gọi là Điếu ngư, nhưng bị hải quân Nhật Bản săn đuổi phải bỏ chạy. Sau khi ông đô trưởng Tokyo công bố mua lại 3 hòn đảo nầy, do sở hữu chủ của một tư nhân người Nhật Bàn, bán lại và đã giao lại cho chính phủ Nhật Bản quản trị, vì vậy mà chính phủ Nhật Bản xác định là chủ quyền của Nhật Bản cùng với 5 hòn đảo mà Nhật Bản đang tranh chấp với Đài Loan, nhưng so với hải lý hay Km thì những hòn đảo nầy gần Nhật Bản hơn chẳng hạn như đảo Ishigaki chỉ cách lãnh thổ của Nhật Bản 147 Km mà cách Đài Loan 175 Km, đảo Mivako gần với Senkaku. . . Nói chung là Nhật Bản với Đài Loan đang tranh chấp chủ quyền về lảnh hải. Nhật Bản cũng đã từng tuyên bố chủ quyền các hòn đảo trên từ năm 1895 nhưng đến năm 1945 thì Nhật Bản bị rơi vào tình trạng dưới sự kềm chế về mặt quân sự của Hoa Kỳ. Hiệp ước quân sự San Francisco 1951 Hoa Kỳ trả lại Senkaku cho Nhật Bản vào năm 1972, thế mà Trung cộng cứ tiếp tục đòi chủ quyền đảo Senkaku ( Điếu ngư ). 
               
                                  Vị trí quần đảo Senkaku
Gần hai chục năm qua Trung cộng gây sóng gió trên vùng biển nầy, hù dọa, xâm chiếm nhưng Nhật Bản đánh đuổi. Dưới sự xúi dục của bọn lãnh đạo Trung cộng cho nên đã xảy ra chuyện 14 người Hông Kông ( Tàu cộng ) tràn vào đảo, tàu bị mắc cạn họ tràn vào đảo Senkaku, trương cờ Hông Kông, Đài Loan, cờ Trung cộng và hát quốc ca Trung cộng. Hải quân biên phong Nhật Bản ngăn cản tàu của họ, bố trí quân chớ sẵn ở trên đảo, lập tức bắt giữ cả nhóm về tội di trú bất hợp pháp. Mấy hôm sau hải quân Nhật Bản tha bổng trả cho họ về lại Hông Kông, Trung cộng. Trong thời gian nầy thái độ cứng rắn của Trung cộng do ông Hồ cẩm Đào lãnh đạo đã tuyên bố không thể nhượng bộ về lãnh thổ, lãnh hải trong việc tranh chấp với Nhật Bản tại đảo Điếu ngư. Tuy nhiên những diễn tiến vẫn tiếp tục việc sau nầy chưa có thể lường được, chuyện gì có thể xảy ra ? '' Sóng dậy bắc phương, mưa bom hải bắc ''. Phát ngôn viên bộ quốc phòng Trung cộng ông Cảnh nhạn Sinh tuyên bố là đảo Điếu ngư ( Senkaku ) là của Trung cộng và quân đội Trung cộng sẽ quyết tâm bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ, lãnh hải tình hình nếu cần thì có những biện pháp quân sự mạnh để trả đũa. Cũng trong thời gian nầy cơ quan ngôn luận chính thức của Trung cộng là tờ báo Quân đội nhân dân tung ra nhiều bài xã luận. Trung cộng ngày nay đã có một sức mạnh quân sự khiến cho thế giới phải kinh nể. Những luận điệu hùng hổ, ngang tàn nầy không phải là Trung cộng mới nói ra mà đã từng hăm dọa Việt Nam. Trung cộng là tên hiếu chiến luôn luôn muốn khiêu chiến và dọa dẫm các nước láng giêng cô thế. Trung cộng luôn luôn muốn gây chiến, xâm chiếm với các nước nhỏ như Việt Nam, Philippines, và muốn giữ thế thượng phong ở vùng biển đông, cố giữ lấy những tài nguyên khoáng sản dưới lòng biển đó là lý do khiến cho Trung cộng cương quyết bảo vệ những phần lãnh hải mà họ muốn. Bành trướng về việc khai thác dầu khí và các sán khoảng tài nguyên khác, đồng thời kiểm soát con đường huyết lộ lưu thông ở biển đông, cho nên các tàu tuần dương của Trung cộng đã bắt bớ, sát hại, săn đuổi các ngư dân Việt Nam ra khỏi lảnh hải Hoàng sa.
                 tauchienhaiquantrungcong.jpg
                                 Tàu chiến của Trung cộng
Trung cộng vẫn ngang ngược xâm chiếm các biển đảo VN, đã nhiêu lần Việt Nam đã từng trưng bày những bằng chứng chính xác qua các dữ kiện lịch sử để chứng minh như; '' Địa dư đồ khảo, Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ '' trước dư luận quốc tế tại Liên Hiệp Quốc, bằng chứng quá rõ ràng. Trong tập sách '' Địa dư đồ khảo " xuất bản dưới triều vua Quang Tự, nhà Thanh ( 1875 - 1908 ) hoàn toàn không có dấu vết nào về hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa thuộc về Trung cộng. Tập sách gàn 2000 tập bằng chữ Hán và Nôm được cụ Trần đình Bá khi làm thượng thư bộ hình triều vua Khải Định ( 1916 - 1925 ) đã cho soạn chép lại cất vào tủ sách Phước Trang ở tư thất tại Huế. Truyền đến đời thứ 4 là nhà nghiên cứu Trần đình Sơn đã đưa vào Sài gòn năm 1968. Bao gồm có 65 tờ viết bằng chữ nho, chữ còn rõ rất đậm nét '' Địa dư đồ khảo '' gồm có 20 mục về địa dư và 20 bản đồ đính kèm , trong đó có bản đồ tỉnh Quảng Đông và Việt Nam, trong phần VN có Xiêm La, Miến Điện khảo lược. Với những bản đồ chi tiết rõ ràng, tập sách còn xác nhận Quỳnh Châu tức là đảo Hải Nam bây giờ khi ấy thuộc vào tỉnh Quảng Đông là biên giới cuối cùng của Trung cộng. Trong phần trình bày của nhà nghiên cứu Trần đình Sơn ông còn dẫn chứng hai tấm ảnh chụp từ thời Pháp thuộc tại Du Lâm tức là cực nam của Hải Nam là cực cuối cùng của Trung cộng, dấu tích vẫn còn trên các tảng đá rất lớn có khắc các dòng chữ '' Thiên nhai hải giác '' được tạm dịch '' Chân trời góc biển, điểm đến cuối cùng, biển rộng mênh mông '' Như vậy sau bản đồ '' Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ '' xuất bản năm 1904 dưới thời Khang Hy của Trung cộng được tiến sĩ Mai Hồng đã tuyên bố tại Hà Nội. như vậy '' Địa dư đồ khảo '' khẳn định thêm một lần nữa cực nam là cực cuối cùng của Trung cộng là đảo Hải Nam, không hề có bao gồm Hoàng sa và Trường sa. Trung cộng đúng là đồ hung nô ngang tàn, xảo quyệt, ỉ mạnh hiếp yếu, ăn ngang nói ngược, ngược ngạo để xâm chiếm lảnh thổ, lảnh hải của các nước nhược tiểu. Để xem kỳ nầy Trung cộng đụng phải ổ kiến lửa Nhật Bản và Hoa Kỳ thì có thể, có một trận chiến sẽ xảy ra '' Sóng dậy bắc phương, mưa bom hải bắc ''?.
                             Đông Triều               


 












__._,_.___
RECENT ACTIVITY: 
Yahoo! Groups
Switch to: Text-Only, Daily Digest  Unsubscribe  Terms of Use
.
 
__,_._,___