BIỂN ĐÔNG - ASEAN - Bài đăng : Thứ bảy 29 Tháng Chín 2012 -
Sửa đổi lần cuối Thứ bảy 29 Tháng Chín 2012
Các nước ASEAN nhờ Thái Lan giúp giải quyết vấn đề Biển Đông
Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra phát biểu tại cuộc họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York ngày 27/09/2012.
REUTERS/Brendan McDermid
Theo tin từ tờ Bangkok Post số ra ngày hôm nay, 29/09/2012,
trong một cuộc họp không chính thức bên lề Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc
hôm thứ Năm vừa qua, các Ngoại trưởng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
đã đồng ý để cho Thái Lan, với tư cách điều phối viên giữa ASEAN với
Trung Quốc, nỗ lực giúp giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh hải Biển Đông.
Các Ngoại trưởng ASEAN cũng quyết định là Thái Lan sẽ đứng ra
tổ chức một cuộc họp giữa các quan chức cao cấp ASEAN để thảo luận về bộ
quy tắc ứng xử trên Biển Đông COC.
Tuyên bố với hiệp hội Asia Society ở New York hôm thứ tư 26/9 vừa qua, Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra nói rằng, là một quốc gia không có tranh chấp ở Biển Đông và có quan hệ tốt với tất cả các bên có liên hệ, Thái Lan mong muốn giải quyết vấn đề này. Tuy nhấn mạnh là bà không đánh giá thấp thách thức đối với Thái Lan, nhưng Thủ tướng Thái hy vọng là bà có thể « mang một chút nữ tính » vào việc giải quyết tranh chấp Biển Đông.
Còn theo tờ Jakarta Post số ra ngày hôm nay, Indonesia hiện đang cho lưu hành một bản dự thảo bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông. Bên lề Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm thứ Năm, Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa cho biết đây là lần đầu tiên các Bộ trưởng ASEAN nhận được bản dự thảo COC và họ sẽ tham khảo ý kiến về bản dự thảo này trước cuộc họp thượng đỉnh ASEAN vào tháng 11 tới.
Trong cuộc họp hôm thứ Năm, các Ngoại trưởng ASEAN cũng đã thông qua thỏa thuận sáu điểm về tranh chấp chủ quyền Biển Đông do Indonesia đề xuất. Thoả thuận này sẽ được đưa vào một thông cáo chung, mà các Ngoại trưởng ASEAN đã không thể đưa ra được sau cuộc họp thường niên tháng 7 vừa qua ở Phnom Penh. Việc thông qua thỏa thuận nói trên có nghĩa là ASEAN sẽ chuẩn bị cho cuộc đối thoại với Trung Quốc để bàn về COC. Nhưng theo lời Ngoại trưởng Indonesia, hiện giờ các Bộ trưởng Đông Nam Á chưa có kế hoạch gặp phía Trung Quốc để bàn về vấn đề này.
Bền lề Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm thứ Năm, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cũng đã gặp đồng nhiệm của Trung Quốc và các nước ASEAN. Bà Clinton cho rằng đối thoại không chính thức giữa Trung Quốc với ASEAN là « đáng khích lệ », vì hai bên đang tiến tới một bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông, một công cụ để ngăn ngừa xung đột trong khu vực.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120929-cac-nuoc-asean-nho-thai-lan-giup-giai-quyet-van-de-bien-dong
Tuyên bố với hiệp hội Asia Society ở New York hôm thứ tư 26/9 vừa qua, Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra nói rằng, là một quốc gia không có tranh chấp ở Biển Đông và có quan hệ tốt với tất cả các bên có liên hệ, Thái Lan mong muốn giải quyết vấn đề này. Tuy nhấn mạnh là bà không đánh giá thấp thách thức đối với Thái Lan, nhưng Thủ tướng Thái hy vọng là bà có thể « mang một chút nữ tính » vào việc giải quyết tranh chấp Biển Đông.
Còn theo tờ Jakarta Post số ra ngày hôm nay, Indonesia hiện đang cho lưu hành một bản dự thảo bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông. Bên lề Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm thứ Năm, Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa cho biết đây là lần đầu tiên các Bộ trưởng ASEAN nhận được bản dự thảo COC và họ sẽ tham khảo ý kiến về bản dự thảo này trước cuộc họp thượng đỉnh ASEAN vào tháng 11 tới.
Trong cuộc họp hôm thứ Năm, các Ngoại trưởng ASEAN cũng đã thông qua thỏa thuận sáu điểm về tranh chấp chủ quyền Biển Đông do Indonesia đề xuất. Thoả thuận này sẽ được đưa vào một thông cáo chung, mà các Ngoại trưởng ASEAN đã không thể đưa ra được sau cuộc họp thường niên tháng 7 vừa qua ở Phnom Penh. Việc thông qua thỏa thuận nói trên có nghĩa là ASEAN sẽ chuẩn bị cho cuộc đối thoại với Trung Quốc để bàn về COC. Nhưng theo lời Ngoại trưởng Indonesia, hiện giờ các Bộ trưởng Đông Nam Á chưa có kế hoạch gặp phía Trung Quốc để bàn về vấn đề này.
Bền lề Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm thứ Năm, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cũng đã gặp đồng nhiệm của Trung Quốc và các nước ASEAN. Bà Clinton cho rằng đối thoại không chính thức giữa Trung Quốc với ASEAN là « đáng khích lệ », vì hai bên đang tiến tới một bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông, một công cụ để ngăn ngừa xung đột trong khu vực.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120929-cac-nuoc-asean-nho-thai-lan-giup-giai-quyet-van-de-bien-dong
WikiLeaks: Thais not suspicious of growing Chinese power
Xung quanh chuyến thăm Việt nam & Thái lan của PCT Tập Cận Bình
29/12/2011
Để lại phản hồi
Go to comments
Tài liệu tham khảo đặc biệt TTXVN
Thứ năm, ngày 29/12/2011
–
(Hồng Công 25/12) – Theo trang tin của hãng thông tấn Bình luận Trung Quốc (Hồng Công) ngày 25/12, nhận lời mời của Việt Nam và Thái Lan, Phó Chủ tịch Trung
Quốc Tập Cận Bình đã có chuyến thăm chính thức tới hai nước này từ
20/12 tới 24/12. Kết thúc chuyến thăm, Thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc
Trương Chí Quân, một trong số những quan chức tháp tùng chuyến thăm, đã có cuộc trao đổi với báo giới về tình hình liên quan cũng như thành quả của chuyến thăm. Dưới đây là nội dung cuộc trao đổi giữa Thứ trưởng Trương Chí Quân với báo giới được đăng trên trang tin của hãng thông tấn Bình luận Trung Quốc:
Ông Trương Chí Quân cho
biết chuyến thăm lần này của Phó Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra trong bối
cảnh tình hình quốc tế phát sinh biển đối sâu sắc phức tạp, cục diện
châu Á bước vào vòng điều chỉnh mới, ban lãnh đạo mới, chính phủ mới của
Việt Nam và Thái Lan thành lập chưa được lâu, là hành động ngoại giao
quan trọng trong thời điểm cuối năm của Trung Quốc đối với khu vực xung
quanh. Chuyến thăm này có ý nghĩa quan trọng đối với việc thúc đẩy và
thắt chặt quan hệ đối tác chiến lược giữa Trung Quốc và ASEAN, củng cố
và phát triển ngoại giao láng giềng thân thiện với các nước xung quanh.
Chuyến thăm của Phó Chủ tịch Tập Cận Bình
thực hiện theo phương châm “củng cố tình hữu nghị láng giềng thân
thiện, tăng cường sự tin tưởng chiến lược với nhau, thúc đẩy hợp tác
thiết thực”. Trong chuyến thăm, Phó Chủ tịch Tập Cận Bình lần lượt tổ
chức hội kiến hội đàm với lãnh đạo chính phủ, Quốc hội và chính đảng hai
nước, đi sâu trao đối ý kiến thẳng thắn, hữu hảo về các vấn đề trong
quan hệ song phương cũng như những vấn đề quốc tế và khu vực mà hai bên
cùng quan tâm, đạt được hàng loạt nhận thức chung quan trọng; lần lượt
cùng lãnh đạo hai nước chứng kiến hơn 10 lễ ký văn kiện hợp tác song
phương trên các lĩnh vực như kinh tế thương mại, tài chính, thông tin,
văn hóa, y tế… giữa hai chính phủ và cơ quan tài chính hai bên, nhằm làm
sâu sắc hơn nữa sự hợp tác thiết thực trên các lĩnh vực; tiếp xúc rộng
rãi với các học giả thuộc các giới ở địa phương, hoạt động trên các lĩnh
vực như kinh tế thương mại, thanh niên, văn hóa, giáo dục… Phó Chủ tịch
Tập Cận Bình cũng tham dự nhiều hoạt động giao lưu nhân văn, củng cố
nền tảng xã hội của tình hữu nghị láng giềng thân thiện giữa Trung Quốc
và hai nước trên Trong thời gian chuyến thăm, Phó Chủ tịch Tập Cận Bình
còn lần lượt tiếp kiến thân mật với nhân viên công tác thuộc Đại sứ
quán, cơ quan đầu tư, lưu học sinh Trung Quốc và đại diện Hoa kiều tại
hai nước, tham dự và phát biểu tại buổi tiệc chào mừng do các giới Hoa
kiều Trung Quốc ở Thái Lan tổ chức, giới thiệu tình hình cải cách phát
triển của Trung Quốc, khuyến khích họ đóng góp nhiều hơn cho tình hữu
nghị và sự hợp tác giữa hai nước.
Ồng Trương Chí Quân cho biết hai nước đều
đánh giá cao chuyến thăm của Phó Chủ tịch Tập Cận Bình, tiếp đãi nhiệt
tình hữu hảo với quy cách lễ tân cấp cao. Các thành viên chủ yếu của ban
lãnh đạo khóa mới của Việt Nam đều xuất hiện và nhiệt tình hội kiến hội
đàm; lãnh đạo hai nước mở tiệc chào mừng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản
Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Công chúa Thái Lan Maha Chakri Sirindhorn và
Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đã lần lượt mở tiệc chiêu đãi
phạm vi nhỏ; Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đã đích thân cùng
Phó Chủ tịch Tập Cận Bình tham quan triển lãm sản phẩm đặc sắc các nơi
mang tên “Mỗi nơi một sản phẩm” và thăm trường học trong khu vực thiên
tai ở Thái Lan Những hoạt động được sắp xếp kĩ càng, những cảnh tượng
cảm động lòng người đã thể hiện đầy đủ sự đón tiếp nhiệt tình của hai
nước đối với lãnh đạo Trung Quốc tới thăm và tình hữu nghị truyền thống
của nhân dân hai bên.
1. Củng cố tình hữu nghị láng giềng thân thiện, thúc đẩy sự tin tưởng chính trị lẫn nhau
Việt Nam và Thái Lan đều là những nước
láng giềng quan trọng của Trung Quốc. Sáu mươi mốt năm qua, kể từ khi
thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam về
tổng thể là phát triển tốt đẹp. Trung Quốc và Thái Lan là hai nước lân
bang hữu hảo thân mật, có nền tảng quan hệ sâu sắc. Trong chuyến thăm
này, Phó Chủ tịch Tập Cận Bình cùng lãnh đạo hai nước đã đi sâu trao đổi
ý kiến về việc tăng cường sự hiểu biết chiến lược, thúc đẩy hơn nữa
quan hệ song phương và đạt được nhận thức chung quan trọng.
Trong thời gian thăm Việt Nam, Phó Chủ
tịch Tập Cận Bình và Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản
Việt Nam Lê Hồng Anh và Phó Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Thị Doan đã
tiến hành hội đàm và tham dự tiệc chiêu đãi tối do Việt Nam tổ chức, hội
kiến với Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và dự tiệc
chiêu đãi phạm vi nhỏ do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tổ chức, lần lượt
hội kiến với Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội
Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng và Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn
Dũng.
Phó Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết việc
phát triển tình hữu hảo Trung-Việt là phương châm chiến lược mà Đảng và
Chính phủ Trung Quốc kiên định, Trung Quốc nguyện cùng phía Việt Nam
thực hiện những nhận thức chung quan trọng mà Tổng Bí thư hai đảng đạt
được vào tháng 10/2011, củng cố tình hữu hảo truyền thống, thúc đẩy sự
tin tưởng chính trị lẫn nhau, giải quyết thỏa đáng bất đồng trên biển,
truyền cây gậy tiếp sức tình hữu nghị láng giềng thân thiện Trung-Việt
từ đời này sang đời khác, bảo đảm quan hệ đối tác hợp tác chiến lược
toàn diện giữa hai nước phát triển ổn định lành mạnh lâu dài. Phía Việt
Nam cũng cho biết việc phát triển hợp tác hữu hảo với Trung Quốc luôn
nằm ở vị trí quan trọng hàng đầu trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam,
phía Việt Nam nguyện cùng phía Trung Quốc nghiêm túc thực hiện nhận thức
chung quan trọng của Tổng Bí thư hai đảng, tăng cường tiếp xúc cấp cao,
thúc đẩy sự tin tưởng chính trị lẫn nhau, đẩy mạnh hợp tác thiết thực,
mở rộng giao lưu hữu hảo, xử lý ổn thỏa bất đồng, thúc đẩy quan hệ hữu
hảo giữa hai nước phát triển lành mạnh ổn định bền vững và hướng về phía
trước. Hai bên đánh giá tích cực nhận thức chung quan trọng và hiệp
nghị nguyên tắc cơ bản về xử lý thỏa đáng tranh chấp Biển Đông, đạt-được
trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam
Nguyễn Phú Trọng, nhất trí sẽ cùng nỗ lực, quán triệt thực hiện nghiêm
túc, thiết thực giữ gìn ổn định Biển Đông.
Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Phó
Chủ tịch Tập Cận Bình được tiến hành với hai tư cách: lãnh đạo đảng và
lãnh đạo nhà nước. Chuyến thăm đã tăng cường hơn nữa sự qua lại giữa
Đảng Cộng sản Trung Quốc và Đảng Cộng sản Việt Nam. Phó Chủ tịch Tập Cận
Bình đã giới thiệu với các nhà lãnh đạo Việt Nam tình hình trong nước
và kinh nghiệm xây dựng đảng của Trung Quốc, chỉ rõ phía Trung Quốc nhất
quán coi trọng phát triển quan hệ giữa hai đảng, hai bên cần chú trọng
thực hiện chương trình hợp tác 5 năm giữa hai đảng, thúc đẩy giao lưu
kinh tế trị đảng trị quốc, tăng cường hợp tác giữa các cơ quan cùng
chuyên ngành của hai đảng. Phía Việt Nam đánh giá cao những thành tựu
phát triển của Trung Quốc, chân thành chúc Đại hội 18 sẽ tổ chức thành
công, bày tỏ mong muốn tăng cường hơn nữa giao lưu trao đổi kinh nghiệm
trị đảng trị quốc và hợp tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, thúc đẩy sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và xây dựng đảng ở hai nước.
Trong thời gian thăm Thái Lan, Phó Chủ
tịch Tập Cận Bình đã hội kiến với đại diện Quốc vương, Công chúa Maha
Chakri Sirindhorn và tiến hành hội đàm với Thủ tướng Yingluck
Shinawatra, tham dự tiệc chiêu đãi chào mừng và ăn sáng bàn tròn phạm vi
nhỏ do phía Thái Lan tổ chức. Phó Chủ tịch Tập Cận Bình còn hội kiến
với Chủ tịch Quốc hội kiêm Chủ tịch Hạ viện Somsak Kiatsuranont, Chủ
tịch Hội đồng Cơ mật Prem Tinsulamonda và Chủ tịch Đảng Dân chủ, cựu Thủ
tướng Abhisit Vejjajiva.
Phó Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết phía
Trung Quốc coi trọng phát triển quan hệ hữu hảo với Thái Lan, nguyện
cùng Thái Lan mở rộng giao lưu cấp cao, thúc đẩy sự tin tưởng chiến lược
lẫn nhau, cùng nỗ lực nâng quan hệ hợp tác mang tính chiến lược giữa
hai nước lên tâm cao mới. Phó Chủ tịch Tập Cận Bình còn nhiều lần thăm
hỏi về thảm họa lũ lụt ở Thái Lan. Các nhà lãnh đạo Thái Lan đánh giá
cao quan hệ giữa Thái Lan và Trung Quốc, cảm ơn phía Trung Quốc đã viện
trợ và thăm hỏi tình hình thiên tai đối với Thái Lan ngay trong thời
gian đầu, bày tỏ mong muôn tăng cường hơn nữa sự hiểu biết lẫn nhau và
phổi hợp với phía Trung Quốc, thúc đẩy quan hệ và hợp tác trên các lĩnh
vực giữa hai nước tiến triển mạnh hơn.
2. Duy trì truyền thống hữu nghị, thúc
đẩy giao lưu nhân văn “Mối tình thắm thiết Việt-Trung, vừa là đồng chí
vừa là anh em”, tình hữu nghị Trung-Việt mà các nhà lãnh đạo lão thành
hai nước đích thân xây dựng và dầy công vun đắp có được không dễ dàng,
vô cùng quý báu, Quan hệ hữu hảo giữa Trung Quốc và Thái Lan có lịch sử
lâu đời, “Trung Quốc, Thái Lan tình thân một nhà” là miêu tả sinh động
về quan hệ hữu hảo giữa hai nước và tình hữu nghị sâu đậm giữa nhân dân
hai nước. Chuyến thăm lần này của Phó Chủ tịch Tập Cận Bình coi trọng
việc duy trì tình hữu nghị truyền thống giữa Trung Quốc và hai nước,
thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau và giao lưu giữa các tầng lớp nhân dân,
đặc biệt trong chuyên thăm đã diễn ra một loạt hoạt động quan trọng,
nhận được những phản ứng tích cực từ các giới chính trị và xã hội hai
nước cũng như đạt được hiệu quả Trong thời gian thăm Việt Nam, Phó Chủ
tịch Tập Cận Bình đã kính cẩn viếng thăm Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và
thăm quan nơi ở của Người, nghe kể về những câu chuyện qua lại hữu hảo
thân thiết giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời với các bậc lão thành
cách mạng Trung Quốc và đã viết lời tựa tại nơi ở cũ của Chủ tịch Hồ
Chí Minh rằng: “Tinh thần vĩ nhân nghìn thu ca tụng, mối tình hữu nghị
Trung-Việt đời đời lưu truyền” (Vĩ nhân tinh thần thiên thu tụng,
Trung-Việt hữu nghị thế đại truyền). Khi cùng lãnh đạo Việt Nam gặp gỡ
hơn 500 thanh niên hai nước, Phó Chủ tịch Tập Cận Bình đã khích lệ các
bạn trẻ hai nước cố gắng là những người truyền dẫn tình hữu nghị truyền
thống Trung-Việt, đảm đương vai trò của đội quân đầy sức sống của sự
nghiệp hợp tác hữu hảo Trung-Việt, trở thành sứ giả của tình hữu hảo
truyền đời Trung-Việt. Trong hội kiến, hội đàm, các nhà lãnh đạo Việt
Nam nhấn mạnh tình hữu nghị truyền thống Việt- Trung là tài sản quý báu,
là tài sản vô giá của nhân dân hai nước, thanh niên hai nước nên nghiêm
túc thực hiện sứ mệnh lịch sử, đóng góp cho tương lai tốt đẹp xán lạn
của quan hệ hai nước, để quan hệ hữu nghị Việt- Trung lưu truyền đời
đời.
Trong thời gian thăm Thái Lan, Phó Chủ
tịch Tập Cận Bình đã sắp xếp tọa đàm với các nhân vật chính yếu trước
đây của Thái Lan như Chuan Leekphai (cựu Thủ tướng), Banharn Silpa-archa
(cựu Thủ tướng), Chavalit Yongchaiyudh (cựu Thủ tướng)… cùng các nhân
sĩ hữu hảo và đại diện các giới, cùng Thủ tương Yingluck Shinawatra tới
thăm và tặng máy tính bảng cho học sinh trường trung học Rattanakosin
Sompoj ở vùng lũ, thăm quan Đại học Chualalongkorn nổi tiếng nhất Thái
Lan, thăm Học viện Khổng Tử… Phó Chủ tịch Tập Cận Bình chỉ rõ hai bên
cần phải tiếp tục đi sâu hợp tác về văn hóa, giáo dục ngôn ngữ, du lịch
và giao lưu thanh thiếu niên, mở rộng tiếp xúc giữa nhân viên, tăng
cường hiểu biết lẫn nhau, mở rộng giao lưu nhân văn, để tình hữu nghị
giữa Trung Quốc và Thái Lan lưu truyền mãi mãi. Các giới ở Thái Lan đều
nhiệt liệt hoan nghênh chuyến thăm của Phó Chủ tịch Tập Cận Bình, bày tỏ
mong muốn không ngừng làm sâu sắc hơn sự hiểu biết đối với văn hóa
Trung Hoa, làm sâu sắc hơn tình hữu nghị đời đời “Trung Quốc, Thái Lan
tình thân một nhà”.
3. Thúc đẩy hợp tác thiết thực, đẩy mạnh
cùng phát triển Thúc đẩy hợp tác thiết thực giữa Trung Quốc và Việt Nam,
Thái Lan là một trọng điểm trong chuyến thăm của Phó Chủ tịch Tập Cận
Bình tới hai nước này. Trung Quốc và Việt Nam, Thái Lan là đối tác
thương mại quan trọng của nhau, mấy năm lại đây, quy mô hợp tác kinh tế
thương mại cùng có lợi giữa hai bên không ngừng tăng lên, lĩnh vực hợp
tác không ngừng được mở rộng, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân
hai bên. Trong bối cảnh những ảnh hưởng ở tầng sâu cửa cuộc khủng hoảng
tài chính quốc tế được thể hiện rõ hơn, sự phục hồi kinh tế của thế giới
thiếu động lực, việc Trung Quốc nâng cao hơn nữa hợp tác thiết thực với
Việt Nam, Thái Lan và ASEAN có ý nghĩa hiện thực và lâu dài quan trọng.
Trong thời gian thăm viếng, Phó Chủ tịch
Tập Cận Bỉnh nhiều lần tỏ rõ thái độ tích cực của phía Trung Quốc trong
việc thúc đẩy hợp tác cùng có lợi trên các lĩnh vực với Việt Nam và Thái
Lan và đã nhận được phản ứng tích cực từ hai nước này. Dưới sự chứng
kiến của lãnh đạo hai nước, Trung Quốc và Việt Nam, Thái Lan đã ký hơn
10 hiệp định hợp tác giữa chính phủ và cơ quan tài chính hai bên về các
lĩnh vực như kinh tê thương mại, tài chính, tư pháp, y tế, thông tin,
phòng chống thiên tai.., đóng vai trò thúc đẩy tích cực đối với việc mở
rộng lĩnh vực hợp tác, nâng tầm hợp tác, bổ sung nội hàm hợp tác và đẩy
mạnh cùng phát triển giữa Trung Quốc và hai nước trên.
Trong thời gian thăm Việt Nam, Phó Chủ
tịch Tập Cận Bình chỉ rõ hai bên cần tiếp tục sử dụng tốt các cơ chế như
ủy ban Chỉ đạo Hợp tác Song phương Trung-Việt, thúc đẩy hợp tác thiết
thực một cách toàn diện, thực hiện cùng có lợi cùng thắng và đưa ra một
loạt kiến nghị cụ thể. Phía Việt Nam hoàn toàn tán đồng, biểu thị nguyện
cùng phía Trung Quốc thúc đẩy hợp tác thiết thực, cùng có lợi trên các
lĩnh vực, thực hiện phát triển mạnh mẽ hơn trong quan hệ hai nước. Trung
Quốc và Việt Nam nhất trí rằng cần thực hiện tốt “Quy hoạch Phát triển 5
năm hợp tác kinh tế thương mại Trung-Việt”, nỗ lực thực hiện mục tiêu
mới là đạt kim ngạch thương mại hai chiều 60 tỉ USD vào năm 2015, tiếp
tục ra sức đẩy mạnh hợp tác “hai hành lang, một vành đai kinh tế” và xây
dựng Khu Hợp tác kinh tế xuyên biên giới.
Trong thời gian thăm Thái Lan, Phó Chủ
tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh hai nước cần phát huy đầy đủ vai trò của các
cơ chế như ủy ban Liên hợp kinh tế thương mại cấp phó Thủ tướng, tìm
kiếm con đường và phương thức mới để thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực
như kinh tế thương mại giữa hai nước, rót động lực mới vào sự phát triển
của quan hệ hai nước. Phía
Thái Lan biểu thị nguyện nỗ lực cùng phía
Trung Quốc thúc đẩy tăng trưởng hàng năm với tôc độ cao về thương mại,
đầu tư và du lịch giữa hai nước. Trung Quôc và Thái Lan đồng ý nhanh
chóng thương thảo ký kết “Quy hoạch Phát triển 5 năm hợp tác kinh tế
thương mại Trung-Thái” nỗ lực thực hiện mục tiêu mới là đạt kim ngạch
thương mại hai chiều 100 tỉ USD vào năm 2015 và đạt được một loạt nhận
thức chung quan trọng trên phương diện hợp tác thiết thực trong các lĩnh
vực như thủy lợi, năng lượng nông nghiệp, hải dương hay tăng cường xây
dựng hạ tầng cơ sở, trong đó có đường sắt cao tốc.
4. Tăng cường tính công khai của chính sách, thúc đẩy phát triển quan hệ chỉnh thể giữa Trung Quốc và ASEAN
Thế giới hiện nay trong thời kỳ phát
triển nhanh, thay đổi lớn, điều chỉnh mạnh, vai trò ..của Đông Á và
ASEAN ngày càng quan trọng, vị trí tiêp tục được nâng lên. Việt Nam và
Thái Lan đều là hai hành viên quan trọng của ASEAN, lần lượt là nước
điều phối hiện thời và tương lai quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc, là
một mắt xích quan trọng trong việc phát triển hơn nữa quan hệ giữa Trung
Quốc với ASEAN và thúc đẩy chính sách hữu nghị láng giềng thân thiện
của Trung Quốc với các nước xung quanh.
Trong thời gian của chuyến thăm, Phó Chủ
tịch Tập Cận Bình đã trao đổi ý kiến rộng rãi với lãnh đạo hai nước về
sự phát triển quan hệ chỉnh thể giữa Trung Quốc và ASEAN, hợp tác Đông Á
và các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm. Phó Chủ tịch Tập Cận Bình
bày tỏ phía Trung Quôc ủng hộ Việt Nam và Thái Lan đóng vai trò tích
cực lớn hơn nữa trong các sự vụ quốc tế và khu vực, nguyện cùng hai nước
tăng cường sự hiểu biết và phối hợp trong khung Hợp tác Đông Á, Hợp tác
tiểu vùng sông Mê Công, cùng bảo vệ lợi ích của các nước đang phát
triển, thực hiện ổn định khu vực và phát triển bền vững.
Trong thời gian thăm Thái Lan, Phó Chủ
tịch Tập Cận Bình đã có bài phát biểu quan trọng, thể hiện một cách toàn
diện mong muốn tích cực của Trung Quốc trong việc phát triển hơn nữa
quan hệ với ASEAN. Phó Chủ tịch Tập Cận Bình chỉ rõ cần kiên trì vai trò
quan trọng của ASEAN trong hợp tác khu vực, thúc đẩy hợp tác thiết thực
trong các lĩnh vực như kinh tế thương mại, xây dựng cơ sở hạ tầng, cùng
bảo vệ an ninh ổn định của khu vực, tích cực học hỏi kinh nghiệm có ích
về hợp tác của các khu vực khác, nắm chắc cơ hội, phát huy ưư thế, tiếp
tục thúc đẩy quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN, thúc đẩy hợp tác Đông Á,
thực hiện cùng có lợi cùng thắng. Bài phát biểu của Phó Chủ tịch Tập
Cận Bình đã nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt và đánh giá cao của Thái
Lan cũng như chính phủ, nhân sĩ các giới và dư luận ASEAN.
Ông Trương Chí Quân cho biết truyền thông
hai nước Việt Nam và Thái Lan cũng như truyền thông khu vực và quốc tế
rất quan tâm tới chuyến thăm Việt Nam và Thái Lan của Phó Chủ tịch Tập
Cận Bình đưa tin bình luận tích cực. Truyền thông Việt Nam bình luận
rằng quan hệ hữu nghị truyền thống Việt-Trung quý báu bao đời là lời nói
từ tâm can mà lãnh đạo cấp cao hai nước cùng thổ lộ trong chuyến thăm
này. Truyền thông Hồng Công cho rằng chuyến thăm Việt Nam của Phó Chủ
tịch Tập Cận Bình là nhằm tăng cường quan hệ song phương, hai bên Trung
Quốc và Việt Nam đều khẳng định sẽ xử lý thỏa đáng tranh chấp Biển Đông
thông qua đàm phán. Truyền thông Thái Lan bình luận rằng Phó Chủ tịch
Tập Cận Bình là lãnh đạo cấp cao Trung Quốc đầu tiên tới thăm Thái Lan
kể từ khi chính phủ mới được thành lập, chuyến thăm thể hiện đầy đủ sự
coi trọng của phía Trung Quốc đối với việc hợp tác và phát triển quan hệ
giữa Trung Quốc và Thái Lan. Truyền thông Nhật Bản nói rằng chuyến thăm
là nhằm tăng cường quan hệ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng Đông
Nam Á, củng cố môi trường hữu hảo xung quanh. Khu vực và cộng đồng quốc
tế có phản ứng tích cực đối với chuyến thăm, cho rằng chuyến thăm có vai
trò tích cực và có ý nghĩa quan trọng đối với việc tăng cường tình hữu
nghị láng giềng thân thiện, phát triển hợp tác thiết thực, thúc đẩy hợp
tác và phát triển ổn định của khu vực.
Cuối cùng, Trương Chí Quân cho biết trong
chuyến thăm 5 ngày tới Việt Nam và Thái Lan, Phó Chủ tịch Tập Cận Bình
đã tham dự gần 30 hoạt động chính thức, tiến hành hội kiến và hội đàm
với hơn 10 vị lãnh đạo, lịch trình bố trí dầy đặc, nội dung hoạt động
phong phú, không khí hữu nghị nồng hậu, thành quả đạt được to lớn, là
một chuyến thăm thành công của việc củng cố tình hữu nghị láng giềng
thân thiện, duy trì tình hữu nghị truyền thống, tăng cường sự tin tưởng
chính trị lẫn nhau, thúc đấy hợp tác cùng có lợi, đẩy mạnh phát triển
khu vực, mở ra chương mới trong tình hữu nghị truyền thống Trung-Việt và
Trung-Thái, thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác hữu nghị cùng có lợi cùng thắng,
hướng tới tương lai giữa Trung Quốc và Việt Nam, Thái Lan, giữa Trung
Quốc và khu vực. Chúng tôi sẽ nghiêm túc thực hiện tốt những thành quả
quan trọng đạt được trong chuyến thăm của Phó Chủ tịch Tập Cận Bình,
thúc đẩy quan hệ song phương giữa Trung Quốc và Việt Nam, quan hệ giữa
Trung Quốc và ASEAN cũng như sự hợp tác cùng có lợi trên các lĩnh vực
không ngừng phát triển trong tương lai.
***
TTXVN (Băng Cốc 26/12)
Theo báo “Bưu điện Băng Cốc” ngày
25/12, Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình – người được dự báo nhiều
khả năng sẽ thay thế Chủ tịch Hồ Cẩm Đào vào năm tới, đã đi thăm chính
thức Thái Lan từ 22-24/12 nhằm tăng cường quan hệ chiến lược và hợp tác
giữa hai nước.
Trong các cuộc tiếp xúc với các nhà lãnh
đạo Thái Lan, ông Tập Cận Bình đã khẳng định Trung Quốc coi Thái Lan là
thành viên quan trọng trong ASEAN và quan hệ ngoại giao hai nước trong
36 năm qua không ngừng phát triển mạnh mẽ. Lãnh đạo hai nước thường
xuyên gặp nhau và hợp tác song phương luôn thuận lợi trên nhiều lĩnh
vực, đặc biệt về chính trị kinh tế, thương mại, khoa học, công nghệ,
giáo dục và văn hóa. Hai nước cũng duy trì hợp tác tốt trong các vấn đề
khu vực và quốc tế. Sự phát triển quan hệ và hợp tác giữa hai nước đã và
đang mang lại lợi ích lớn lao cho nhân dân hai nước và góp phần quan
trọng vào hòa bình và hợp tác trong khu vực. Trung Quốc hy vọng chuyến
thăm sẽ tăng cường hơn nữa sự tin cậy lẫn nhau về chính trị, làm sâu sắc
hơn nữa mối quan hệ truyền thông và hợp tác song phương trên các lĩnh
vực thương mại, tài chính và văn hóa; thúc đẩy giao lưu nhân dân và nâng
cao sự hợp tác song phương trong các vấn đề khu vực và quốc tế. Ông Tập
Cận Bình tin tưởng quan hệ truyền thống tốt đẹp không ngừng phát triển
giữa hai nước sẽ tiếp tục được củng cố vì lợi ích hai nước, hòa bình, ổn
định và phát triển ở khu vực. Thủ tướng Yingluck khẳng định Thái Lan
luôn coi Trung Quốc là láng giềng gần có vai trò quan trọng trong sự
phát triển của Thái Lan cũng như hòa bình, ổn định và phát triển ở khu
vực. Bà Yingluck đánh giá cao và cảm ơn sự hỗ trợ thiết thực mà Trung
Quốc dành cho Thái Lan trong cuộc chiến chống lũ lụt vừa qua. Công chúa
Sirindhorn và Chủ tịch Hội đồng cơ mật Prem khẳng định Trung Quốc là
người bạn tốt, luôn sẵn sàng chia sẻ khi Thái Lan gặp khó khăn. Lãnh đạo
phe đối lập Abhisit cho rằng việc hai nước ký kết thỏa thuận phát triển
đường sắt đã chứng tỏ mối quan hệ được ông quan tâm thúc đẩy trong thời
gian nắm quyền tiếp tục phát triển dù chính phủ ở Thái Lan đã thay đổi.
Giới kinh tế đánh giá cao kết quả chuyến thăm coi các thỏa thuận đã ký
kết là bước tiến thiết thực thúc đẩy thương mại và đầu tư song phương.
Trong hội đàm, hai nước đã nhất trí đặt mục tiêu thúc đẩy thương mại mỗi
năm thêm 20%, đầu tư của Trung Quốc vào phát triển năng lượng tái tạo
mỗi năm thêm 10% và lượng du khách Trung Quốc tới Thái Lan mỗi năm tăng
thêm 15% trong 5 năm tới.
Các văn kiện đã ký kết
Ngày 22/12, Thủ tướng Yingluck và Phó Chủ
tịch Tập Cận Bình đã chứng kiến lễ ký kết 6 thỏa thuận và 7 bản ghi nhớ
hợp tác, đáng chú ý là thỏa thuận hoán đổi tiền tệ trị giá 70 tỷ nhân
dân tệ (khoảng 11 tỷ USD) với thời hạn 3 năm; Thỏa thuận phát triển
tuyến tàu cao tốc nối Băng Cốc với Chiang Mai; Thỏa thuận phát triển hệ
thống đường sắt nối Đông Bấc Thái Lan qua Lào với Trung Quốc; Thỏa thuận
trao đổi tội phạm đang thi hành án; Bản ghi nhớ hợp tác cải thiện hệ
thống quản lý nguồn nước, phòng ngừa, giải quyết lũ lụt và hạn hán; Bản
ghi nhớ về hợp tác nghiên cứu phát triển năng lượng tái tạo và năng
lượng sạch; Bản ghi nhớ về tăng cường trao đổi văn hóa và giao lưu nhân
dân. Thỏa thuận Trung Quốc cấp tín dụng lãi suất đặc biệt 400 triệu USD
cho Thái Lan; Thỏa thuận Trung Quốc hô trợ thiết bị giáo dục gồm 600 bộ
máy tính cho Thái Lan; Bản ghi nhớ về hợp tác nghiên cứu và phát triển
nông nghiệp; Hai bên cũng nhất trí nguyên tắc cơ bản hợp tác đảm bảo an
ninh tuyến vận tải trên sông Mê Công thuộc khu vực tam giác vàng; cam
kết tạo thuận lợi cho xuất khẩu nông sản, gạo cao su và hoa quả Thái
Lan. ông Tập Cận Bình cũng đề nghị Thái Lan ủng hộ các nỗ lực của Trung
Quốc hợp tác với ASEAN trong khuôn khổ Tự do thương mại Trung Quốc –
ASEAN, các diễn đàn và cơ chế khu vực vì sự phát triển, an ninh và hòa
bình ở khu vực.
Trong các thỏa thuận đã ký, thỏa thuận
hoán đổi tiền tệ được đánh giá là quan trọng nhât. Theo thỏa thuận này,
Ngân hàng trung ương Trung Quốc sẽ cho ngân hàng Trung ương Thái Lan vay
70 tỷ nhân dân tệ (tương đương 11 tỷ USD). Ngân hàng trung ương Thái
Lan sẽ dùng nguồn vốn này cung cấp cho các ngân hàng thương mại để phục
vụ các tổ chức và cá nhân của hai nước tiến hành các giao dịch tài chinh
bằng đồng nhân dân tệ hoặc bằng đồng bạt. Thái Lan cũng sẽ mở tài khoản
bằng đồng nhân dân tệ tai Trung Quốc, nhưng bổn phận góp vốn của Thái
Lan và các điều khoản sửa đổi sẽ được hai nước thảo luận khi thỏa thuận
này hết hiệu lực sau 3 năm. Trước khi ký kết thỏa thuận này, trong hơn
một năm qua, Ngân hàng Băng Cốc đã thí điểm và trở thành ngân hàng
thương mại đầu tiên của Thái Lan cung cấp đồng nhân dân tệ để thanh toán
cho các giao dịch với Trung Quốc cho 350 công ty. Giới kinh tế nhìn
nhận thỏa thuận này rất thiết thực vào thời điểm kinh tế Mỹ bất ổn, Liên
minh châu Âu (EU) có nguy cơ sụp đổ do khủng hoảng nợ công, Thái Lan
đứng trước áp lực tìm kiếm nguồn tài chính tái thiết sau lũ lụt và triển
khai các chính sách dân túy. Hiện 90% xuất khẩu của Thái Lan giao dịch
bằng USD nên với thỏa thuận này, các thanh toán trực tiếp song phương sẽ
không phải chuyển đổi qua USD, tránh được rủi ro tỷ giá, đơn giản hơn
về thủ tục, nhờ đó giảm chi phí xuất khẩu, tạo cho Thái Lan lợi thế cạnh
tranh tại thị trường Trung Quốc trước các đối thủ khác trong ASEAN. Đối
với Trung Quốc, đây là bước tiến giúp tăng cường gắn kết và ảnh hưởng
kinh tế với Thái Lan, đồng thời đẩy thêm một bước nỗ lực đưa đồng nhân
dân tệ trở thành đồng tiền quốc tế và làm suy yếu dần địa vị của đồng
đôla Mỹ. Trung Quốc trước đó cũng đã ký các thỏa thuận tương tự trị giá
90 tỷ và 150 tỷ nhân dân tệ với Malaixia và Xinhgapo. Đối với khách hàng
cá nhân, thỏa thuận sẽ tạo thuận lợi chuyển thu nhập về nước, chuyển
tiền cho người thân học tập, làm việc đu lịch tại nước kia, nhờ đó thúc
đẩy du lịch, giao lưu nhân dân và các lĩnh vực hợp tác khác. Đối với
doanh nghiệp, thỏa thuận sẽ giúp giảm chi phí chuyển vốn đầu tư khi
không phải quy từ đồng bản tệ của nước này vào tài khoản đồng USD rồi
lại rút ra bằng đồng nội tệ của nước kia, vì thế các doanh nghiệp Trung
Quốc tại Thái Lan cũng có thể sử dụng tiện ích của thỏa thuận này để đầu
tư vào các dự án lớn tại Thái Lan.
Một thỏa thuận quan trọng khác là xây
dựng hệ thống đường sắt cao tốc nối Băng Cốc với Chiang Mai, xuyên qua
Đông Bắc Thái Lan, Lào và liên kết với hệ thống đường sắt miền Nam Trung
Quốc. Theo thỏa thuận, Trung Quốc sẽ dành cho Thái Lan 10 tỷ USD tín
dụng lãi suất thấp để triển khai dự án trong năm 2012 và dự kiến sẽ hoàn
thành trong vòng 3-5 năm. Trước đó, tháng 9/2010, Chính phủ của cựu Thủ
tướng Abhisit đã nhất trí về nguyên tắc phát triển tuyến đường sắt này
như một phần của hệ thống đường sắt xuyên Á nhằm phát triển vùng Đông
Bắc nghèo nàn thông qua liên kết thương mại, du lịch và giao lưu với
phía Nam Trung Quốc, Lào và Việt Nam. Tuy nhiên, sau đó Thái Lan đã hoãn
ký thỏa thuận này với lý do nghiên cứu thêm tính đồng bộ kỹ thuật giữa
khổ đường sắt của dự án với khổ đường sắt của hệ thống đường sắt quốc
gia hiện hành. Thực chất, các nghị sỹ Thái Lan lo ngại sự phát triển hệ
thống đường sắt cộng với triển khai thỏa thuận tự do thương mại Trung
Quốc – ASEAN sẽ khiến hàng hóa Trung Quốc tràn ngập thị trường Thái Lan.
Các nghị sỹ cũng lo ngại các điều kiện Trung Quốc đặt ra để đổi lấy tín
dụng, trong đó có điều kiện , người lao động Trung Quốc sang tham gia
dự ,án, có thể khiến Thái Lan chịu tình trạng tương tự như ở Lào khi có
tới 64.000 lao động Trung Quốc sang xây dựng đường sắt. Các nghị sỹ đối
lập lúc bấy giờ cũng hoài nghi tính minh bạch và tính an toàn của công
nghệ sau hàng loạt vụ tai nạn tàu cao tốc xảy ra tại Trung Quốc.
Dư luận về chuyến thăm
Xã luận báo “Dân tộc” ngày 25/12 nhận xét
chuyến thăm của ông Tập Cận Bình đã mang đến một loạt thỏa thuận hợp
tác trong các lĩnh vực mà Chính phủ Thái Lan rất quan tâm và vào thời
điểm kinh tế Mỹ bất ổn và Liên minh châu Âu đang hết sức khó khăn. Báo
trên cũng cho rằng việc ông Tập Cận Bình thăm Việt Nam và Thái Lan trong
khi ông Đới Bỉnh Quốc thăm Mianma đã phản ánh Trung Quốc đang điều
chỉnh sách lược đối ngoại, với trọng tâm tái lôi kéo các nước láng giềng
hòng ngăn chặn Mỹ can dự sâu vào khu vực. Quan hệ giữa Trung Quốc với
nhiều nước láng giềng đã xấu đi từ năm 2009 sau khi Bắc Kinh tỏ ra quyết
đoán hơn trong các vấn đề khu vực và gây hấn hơn trong các tranh cãi
chủ quyền ở Biến Đông. Kết quả Việt Nam và Philíppin liên minh với nhau
và cùng tìm cách gần gũi hơn với Mỹ. Mianma cũng có những thay đổi theo
hướng giảm quan hệ với Trung Quốc để gần Mỹ. Sau hội nghị Đông Á vừa
qua, có lẽ Trung Quốc đã nhận ra “thất thố đối ngoại” của họ đang tạo
điều kiện để Mỹ can dự vào khu vực, và nếu tiếp tục duy trì đường lối
đối ngoại cũ, ám ảnh về nguy cơ hình thành một liên minh bao vây Trung
Quốc trải dài từ Nhật Bản, Philíppin, Ôxtrâylia tới Ấn Độ dưới sự điều
phối của Mỹ có thể trở thành hiện thực. Để ngăn chặn các thách thức từ
việc Mỹ điều chỉnh chiến lược quay trở lại châu Á, Trung Quốc cũng phải
điều chỉnh sách lược đối ngoại theo hướng tái lôi kéo các nước láng
giềng.
Báo trên nhận định thông qua chuyến thăm
khu vực phạm vi hẹp tới Việt Nam và Thái Lan, ông Tập Cận Bình muốn kéo
hai nước trở lại cùng chiến tuyến với Trung Quốc để ngăn chặn Mỹ can dự
sâu rộng hơn vào khu vực. Với chuyến thăm đầu tiên của lãnh đạo cấp cao
Trung Quốc tới Thái Lan trong vòng 11 năm qua, ông Tập Cận Bình cũng
biểu lộ mong muốn sử dụng Thái Lan làm mắt xích để gắn kết Trung Quốc
với các nước ASEAN khác. Tuy nhiên, Bắc Kinh có đạt được mục tiêu chiến
lược này hay không sẽ phụ thuộc vào lập trường của Thái Lan, Việt Nam và
các nước ASEAN khác trước cuộc đấu giành quyền thống trị châu Á – Thái
Bình Dương giữa Trung Quốc và Mỹ. Thái Lan và các nước ASEAN có thể
hưởng lợi ích nhiều từ việc duy trì lập trường cân bằng và không thiên
vị, nhưng việc dung hòa được hai cường quốc với các lợi ích mâu thuẫn
nhau, chưa kể đến vai trò của Nga và Ấn Độ, sẽ là một thách thức lớn đối
với Thái Lan và ASEAN./.
Nguồn: http://anhbasam.wordpress.com/2011/12/29/599-xung-quanh-chuyen-tham-viet-nam-va-thai-lan-cua-pho-chu-tich-nuoc-trung-quoc-tap-can-binh/.Trung Quốc đổ hàng tỉ USD vào Campuchia
Chủ Nhật, 15/07/2012 18:41
Trong năm năm qua, quan hệ Campuchia - Trung Quốc đã trở nên chặt chẽ hơn lúc nào hết, trong đó có việc Bắc Kinh đầu tư hàng tỉ USD vào quốc gia nghèo này ở Đông Nam Á.
Ngoại trưởng
Campuchia Hor Namhong đã cảm ơn Trung Quốc về việc trợ giúp 430.000 USD
để tổ chức Hội nghị cấp cao ASEAN! - Ảnh: AFP
Báo Phnom Penh Post dẫn nguồn từ Hội đồng Phát triển Campuchia cho
biết đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào nước này năm 2011 đạt 1,192 tỉ
USD, tăng 71,82% so với năm 2010. Con số này cao gần 10 lần so với đầu
tư của Mỹ vào Campuchia.
Giúp đỡ không kèm điều kiện nào
Giúp đỡ không kèm điều kiện nào
Tờ Phnom Penh Post tháng 5 cho biết Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc đang dự định đầu tư 235 triệu USD vào hai siêu dự án ở Campuchia. Một là dự án xây dựng nhà máy thép. Hai là dự án đầu tư vào một kênh truyền hình ở Campuchia và hiện đại hóa hệ thống truyền hình số.
"Bạn nghĩ rằng sau 99
năm khu đất này sẽ được trả lại cho Campuchia? Bạn nghĩ là người Trung
Quốc sẽ bị đá ra? Không đời nào. Điều này là vĩnh viễn". Ông CHUT WUTTY - một nhà hoạt động xã hội của Campuchia - dự báo và nhận định các hoạt động của Union Group là “có mùi thuộc địa”. |
Vào tháng 2 năm nay, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc cũng đã
cho Campuchia vay 302 triệu USD để xây dựng đường sá và các dự án thủy
lợi. Đây là khoản vay bổ sung vào khoản vay 198,2 triệu USD hồi tháng
8-2010.
Trung Quốc còn là nước viện trợ lớn nhất vào Campuchia với những
khoản viện trợ không điều kiện. Với những khoản viện trợ dễ dãi như vậy,
Campuchia sẽ ít bị phụ thuộc vào các “nhà hảo tâm” phương Tây, vốn luôn
đưa ra những điều kiện khắt khe về tính minh bạch và nhân quyền.
Theo các thư tín ngoại giao của Mỹ được WikiLeaks tiết lộ, đổi lại
những khoản viện trợ không điều kiện này, các công ty Trung Quốc được
“tiếp cận nguồn tài nguyên và khoáng sản dồi dào” của Campuchia.
Cùng lúc, Trung Quốc cũng đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực năng lượng
tại Campuchia. Tháng 12 năm ngoái, Tập đoàn Sinohydro của Trung Quốc đã
hoàn thành nhà máy thủy điện Kamchay và là nhà máy điện quy mô lớn đầu
tiên của Campuchia. Một công ty Trung Quốc cũng đầu tư vào một nhà máy
nhiệt điện gần Sinhanoukville. Hồi tháng 6, với khoản vay 102 triệu USD
của Trung Quốc, Campuchia đã cho xây dựng một con đập mới ở tỉnh
Battambang.
Một công ty Trung Quốc không được nêu tên cũng sẽ đầu tư gần 400
triệu USD vào một nhà máy nhiệt điện có công suất 300MW ở tỉnh Kampot.
Dự án sẽ được động thổ vào tháng 11 này. Campuchia sẽ dành 1.000ha cho
dự án này với 600ha cho nhà máy điện và 400ha cho khu du lịch, kinh
doanh và nhà ở. Phnom Penh Post dẫn lời tỉnh trưởng Kampot Khoy Khunhour
khẳng định “điều này là quan trọng và chúng ta cần những đầu tư như
vậy”.
Nhà báo Mỹ Robert Carmichael trong một bài viết được phát trên VOA
cho biết trong năm năm qua, Trung Quốc đã trở thành nguồn đầu tư nước
ngoài quan trọng nhất của Campuchia. Từ năm 2006 đến nay, chính quyền
Phnom Penh đã phê chuẩn các dự án đầu tư của Trung Quốc trị giá 6 tỉ
USD, và Trung Quốc cũng đã cấp cho Campuchia những khoản tài trợ không
hoàn lại cùng những khoản cho vay trị giá hơn 2 tỉ USD. Những khoản tiền
này là rất lớn đối với Campuchia, nước có GDP khoảng 10 tỉ USD.
Ông Cheang Vanrarith, người đứng đầu Viện Hợp tác và hòa bình
Campuchia, thừa nhận đầu tư và viện trợ của Trung Quốc ở Campuchia cũng
mang lại những lợi ích khác cho Trung Quốc. “Tôi nghĩ rằng Trung Quốc có
lẽ nhìn xa hơn những quyền lợi kinh tế trước mắt để hướng tới những
quyền lợi chiến lược trong khu vực này. Vì Trung Quốc thường tự xem mình
là trung tâm của vũ trụ”.
Một “Angkor Wat trên biển” rộng 36.000ha đang được xây dựng trong dự án của Trung Quốc ở Botum Sakor - Ảnh: Reuters
“Đây là Trung Quốc”
Tập đoàn phát
triển liên hợp Thiên Tân (Union Group) đang đầu tư vào một khu nghỉ
dưỡng và sòng bài lớn ở Botum Sakor thuộc tỉnh duyên hải Koh Kong hướng
ra vịnh Thái Lan.
Theo Luật đất đai của Campuchia năm 2001, việc cho
thuê đất làm kinh tế vượt quá 10.000ha là bị cấm. Nhưng Union Group lại
thuê được đến 36.000ha đất ở Botum Sakor với thời hạn đến 99 năm. Năm
ngoái, Union Group lại được thuê thêm 9.100ha đất để xây dựng đập thủy
điện.
Union Group có tham vọng biến 36.000ha này thành một
“Angkor Wat trên biển”, bao gồm hệ thống đường sá, sân bay quốc tế, cảng
biển cho các du thuyền lớn, khu căn hộ chung cư, khách sạn, bệnh viện,
sân golf, sòng bài. Union Group sẽ đổ 3,8 tỉ USD vào dự án này ở Botum
Sakor, vốn bao phủ một khu vực có diện tích gần bằng một nửa đất nước
Singapore. Một con đường cao tốc bốn làn xe xuyên qua rừng già cũng được
xây dựng với chi phí 1,1 triệu USD/dặm. Tuy nhiên, các nhà hoạt động xã
hội lo ngại việc xây con đường sẽ tiếp tay cho bọn buôn gỗ lậu và khiến
rừng bị phá hủy nhanh hơn.
Giám đốc Tổ chức bảo tồn tài nguyên thiên nhiên ở
Phnom Penh Chut Wutty lo ngại các công viên quốc gia và nơi trú ẩn của
các loài động vật hoang dã ở Campuchia sẽ sớm bị xóa sổ.
Các công trường dọc đường cao tốc này còn là nơi ở của
nhiều kỹ sư Trung Quốc và được lính Campuchia canh gác cẩn mật. Khi
muốn tiếp cận khu resort ở Botum Sakor, phóng viên của Reuters đã bị một
nhân viên kiểm lâm chặn lại và dọa sẽ gọi quân cảnh đến hỗ trợ. “Đây là
Trung Quốc”, Reuters trích nguyên văn lời viên kiểm lâm này cho biết lý
do.
Không chỉ lo ngại cho môi trường của công viên quốc
gia Botum Sakor bị phá hoại, người dân địa phương còn bức xúc vì dự án
này đang cướp đi nguồn kiếm sống duy nhất của họ là đánh bắt thủy sản.
Ngư dân địa phương cũng nói họ bị đuổi khỏi nơi sinh sống. Ông Srey
Khmao, 68 tuổi, nói: “Chúng tôi sống yên bình ở đây cho đến khi Union
Group đe dọa dân làng và bảo chúng tôi phải dỡ bỏ đồ đạc”.
Một chủ cửa hàng bán rau quả là Chey Pheap, 42 tuổi,
nói ông tức giận nhưng chẳng làm gì được. Ông kể dân làng sẽ phải sớm di
chuyển vào sâu trong đất liền 10km. “Không có việc làm, không có nước,
không có trường học, không có đền chùa. Chỉ có sốt rét mà thôi” - ông
Chey Pheap mô tả chỗ ở mới của dân làng. Nhorn Saroen, 52 tuổi, là một
trong số hàng trăm gia đình phải chuyển đi khỏi làng chài của mình, kể:
“Chúng tôi được bảo đó là đất của người Trung Quốc và chúng tôi không
được đốn hạ một cây nào ở đây hết”.
Reuters nêu rõ khu đất thuê của Union Group ở Botum Sakor có thể dễ dàng tiếp cận cả vịnh Thái Lan lẫn biển Đông.
Chuyện đã rõ
Từ
đầu năm 2012 đến nay, liên tiếp diễn ra những chuyến thăm Campuchia của
các nhà lãnh đạo và quan chức cấp cao Trung Quốc cùng kèm theo những
“món quà” có ý nghĩa. Vào thời điểm này, Campuchia lại đang giữ chức chủ
tịch luân phiên ASEAN.
Mở đầu là vào cuối tháng 2 với “món quà đầu tiên” khi Trung Quốc trợ giúp Campuchia trang thiết bị trị giá 430.000 USD để tổ chức Hội nghị cấp cao ASEAN mà Campuchia là nước chủ nhà. Đón nhận sự trợ giúp này tại một buổi lễ ở trụ sở Bộ Ngoại giao Campuchia, Ngoại trưởng Hor Namhong đã mô tả nào là “Trung Quốc là nước đầu tiên chủ động trợ giúp dù Campuchia chưa chính thức lên tiếng”, nào là “Trung Quốc luôn là nước bạn bè số một của Campuchia và đã liên tục viện trợ cho Campuchia trên nhiều lĩnh vực”, nào là “món quà hôm nay rất đúng lúc và quý hơn giá trị thực tế của nó”, nào là “món quà của Trung Quốc hôm nay càng khẳng định thêm tình đoàn kết đặc biệt giữa hai nước sẽ ngày càng gắn bó trên tất cả các lĩnh vực, từ chính trị đến kinh tế, thương mại, đầu tư”!
Cuối
tháng 3, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã thăm Campuchia với cam kết
ủng hộ Campuchia trở thành ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an
Liên Hiệp Quốc và nỗ lực của phía Campuchia khi làm chủ tịch luân phiên
ASEAN. Hai nước nhất trí tiếp tục quan hệ đối tác chiến lược, hợp tác
toàn diện và ký một loạt văn bản hợp tác song phương.
Tiếp
đó vào cuối tháng 5, chỉ vài ngày trước Hội nghị bộ trưởng quốc phòng
ASEAN tại Phnom Penh, Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt
đã đến thăm Campuchia và cùng Bộ trưởng quốc phòng Campuchia Tea Banh ký
nghị định thư về hợp tác song phương. Theo đó, Trung Quốc sẽ giúp
Campuchia 20 triệu USD để củng cố quốc phòng.
Ngày 10-7, ngay trước thềm Hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN và Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì cũng đã có cuộc gặp trước với Thủ tướng Campuchia Hun Sen.
Đề
cập đến những “món quà” của Bắc Kinh, TTXVN trong bản tin đã bình luận:
“Nhiều nhà phân tích ở Campuchia nói rằng việc Trung Quốc chủ động giúp
Campuchia càng làm dấy lên lo ngại gần đây về tính trung lập của
Campuchia khi đề cập đến nhiều vấn đề nhạy cảm, trong đó có vấn đề biển
Đông vốn là nơi đang có tranh chấp giữa Trung Quốc và nhiều nước ASEAN”.
Việc Hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN không ra được tuyên bố chung xem như đã rõ.
|
Theo VIỆT PHƯƠNG - TRUNG NGUYỄN( Tuổi Trẻ)
Back when BP summarized that one issue that BP was looking forward to reading from the WikiLeaks’s cables was “Cables on US views on Sino-Thai relations particularly on the military exercises”. The reason is that BP has blogged on the Sino-Thai relationship particularly in light of Thailand’s close relationship with the US – see here, here, here, and here, and the Sino-Thai relationship is interesting on a few different other levels.
The cable can be viewed from here. The title “SUBJECT: THAI MFA NOT SUSPICIOUS OF GROWING CHINESE POWER AND INFLUENCE – BUT SOUTH CHINA SEA DISPUTES HAVE IMPACT”:
¶1. (C) Summary. According to the Thai MFA Director of Chinese Affairs, Thailand agreed that increased transparency of Chinese military intentions would help regional stability, but Thailand had no reason to be concerned with growing Chinese military power and accepted as natural China’s growing influence in Southeast Asia. Due to an absence any territorial disputes to hold back relations, Thailand and China had grown closer in recent years. Despite closer ties in all areas including between the two nations’ militaries, however, the RTG was reluctant to expand rapidly joint exercises;the aggressive Chinese diplomatic response to the Philippines’ filing under the UN Convention on the Law of the Sea (UNCLOS) and a sense of ASEAN solidarity did affect Thai thinking in this regard. End Summary.BP: Sino-Thai relations have been gradually improving over the last 6-7 years, but regardless of government things do not seem to change that much…
¶2. (C) Comment. MFA Director of Chinese Affairs Nathapol Khantahiran was pleasant but direct in describing the growing role for China in Southeast Asia and a decline in the United States’ stature and influence in the region. His comments in this regard are reminiscent of the bracing evaluation 2008 Capstone participants heard at the Thai National Defense University. In contrast, other Thai interlocutors, particularly in the military, have tended to be less open in discussing with U.S. officials Thailand’s growing relations with China. This reluctance may be attributed to a desire not to discuss directly what could be considered a sensitive issue with a close ally. His comments regarding an NSC decision to defer a large scale maritime exercise with China at a time when China is using aggressive diplomacy against fellow ASEAN countries regarding claims in the South China Sea, specifically mentioning ASEAN solidarity, are intriguing, particularly given recent the joint Malaysian-Vietnamese UNCLOS filing. End comment.
CHINESE MILITARY GROWTH NOT WORRISOME FOR THAI
——————————————— -
¶3. (C) We met May 6 with MFA Director of Chinese Affairs Nathapol Khantahiran to discuss reftel Defense Department report on China. Nathapol acknowledged the fast growth in the military power of China but stated that the Thai government had no reason to be suspicious of Chinese military intentions and faced no territorial disputes (such as the South China Sea). As the Chinese economy depended on natural resources from Africa and Asia, its military growth reflected the need to maintain secure sea transportation routes to Africa, primarily the Malacca Strait and the Sunda and Lombok Straits in Indonesia. As such, the RTG was not suspicious.
¶4. (C) With China’s growing military strength, the Thai government was watching with great interest how the Chinese government would apply its greater capabilities, particularly in relation to piracy in the Gulf of Aden and the overlapping territorial claims in the South China Sea.
CHINESE-THAI RELATIONSHIP DEVELOPING RAPIDLY
——————————————–
¶5. (C) The overall Thai-Chinese relationship had developed rapidly since official relations had been established in 1975. In contrast to many other ASEAN nations, territorial disputes did not negatively impact Thailand’s relations with China, Nathapol said. China had made many positive actions in Asia since establishing diplomatic relations with Thailand and other countries in the 1970s. As such, Chinese influence in the region had significantly grown. In contrast, Nathapol claimed that the U.S. government had since the end of the Cold War lagged in engaging Southeast Asia. For example, the focus of U.S. military engagement had shifted to other regions, while China had made significant strides in gaining influence. Nathapol said both U.S. “soft” and “hard” powehad diminished and specifically described losses in economic, political, and cultural power.
¶6. (C) Despite Thailand and China not having territorial disputes, Nathapol raised the South China Sea as a potential area of concern for Thailand. PTT, the Thai state-owned oil and gas company, had received a concession from the Philippine government in the South China Sea. It was unclear how disputes regarding overlapping claims there would affect the concession and Chinese-Thai relations.
CHINESE-THAI MILITARY ENGAGEMENT GROWING
—————————————-
¶7. (C) Nathapol said that ASEAN as whole had turned down a Chinese proposal to conduct joint training but that Thai-Chinese military engagement was expanding. Thailand and China had conducted their first joint exercise in 2005 with a humanitarian exercise focused on naval search and rescue techniques. This exercise commemorated the thirtieth anniversary of the establishment of Thai-Chinese relations. In recent years, the mil-mil relationship had expanded via a joint counter-terrorism exercise called “Strike” held in Guangzhou, China in 2007 with approximately twenty Thai special forces troops, Nathapol said. The exercise was repeated in 2008 when China sent special forces troops to Chiang Mai, Thailand to practice counter-terrorism operations. Nathapol said the Thai contingent in 2008 was of similar scale to that in 2007.
¶8. (C) Reiterating comments we had heard from military sources, Nathapol said the Chinese military was pressing for larger scale exercises with the Thai that would expand beyond special forces. One Chinese proposal had been to conduct a joint Marine exercise along Thailand’s eastern seaboard in May this year. The Thai government, however, was unsure of the appropriate path to take in regard to this proposal. The Thai National Security Council on May 1 convened a meeting to determine the RTG response to the Chinese initiative. The aggressive Chinese diplomatic response to the Philippines’ UNCLOS declaration weighed on the minds of the Thai officials, Nathapol noted, and there was concern of a negative reaction from other ASEAN members were Thailand to proceed with a large-scale maritime exercise at the same time fellow ASEAN members were pressured by China over maritime claims. Nathapol told us it was likely that the RTG would go slow in expanding the mil-mil relationship and would postpone the Marine exercise to 2010. Thailand would also limit the scale of the event.
¶9. (C) Nathapol told us that Thailand was reluctant to increase quickly the scale of its military relationship with China because the RTG did not want to be seen as out in front of other ASEAN nations in expanding relations with China.
CHINA MAIN ACTOR FOR REGION IN FINANCIAL CRISIS
——————————————— –
¶10. (C) Turning to economics, Nathapol described China as the ”main actor” in leading efforts to try to buffer Asia from the effects of the current economic downturn. We replied that the drop in Chinese imports, including from Thailand, over the past six months had disproven this early hope. As it turned out, Thailand’s exports to China dropped in concert with lower exports to the U.S., in part because many Thai exports are intermediate goods intended for re-export to the U.S. Nathapol said Beijing would definitely approach Asian nations for support on issues of concern to China, as the Chinese would certainly want something back for their efforts now to deal with the crisis. Nathapol acknowledged this could lead to difficulty for the Thai government, possibly concerning the question of Taiwan, but exclaimed, “What can Thailand do?”
¶11. (C) In recognition of the importance that China played in the region, Nathapol said that Prime Minister Abhisit Vejjajiva planned to visit Hong Kong in May and hoped to make an official visit to Beijing at the end of June.
__._,_.___
Reply via web post | Reply to sender | Reply to group | Start a New Topic | Messages in this topic (1) |
)
.
__,_._,___
No comments:
Post a Comment