Thursday, September 20, 2012


PHÁT TRIỂN HẢI QUÂN TRÊN THẾ GIỚI
tka23 post
 Trận đánh hải quân  cuối cùng, trận hải chiến Philippines, đã diễn ra gần 68 năm trước. Hải quân Mỹ hồi đó đã đánh gục hẳn hạm đội Nhật Bản. Từ đó, các cuộc tấn công từ các tàu chiến hoàn toàn nhằm vào các mục tiêu trên bờ hay thực hiện các cuộc đổ bộ lên bờ biển. Còn từ bờ, các tàu chiến bị giáng trả bằng hỏa lực pháo binh, hoả tiển hay các cuộc tấn công đường không như trong cuộc chiến Falklands.

   Trên đại dương mênh mông chỉ xảy ra các cuộc đụng độ nhỏ, không hề ảnh hưởng đến kết cục các cuộc chiến liên quan (có lẽ chỉ ngoại trừ việc đánh đắm tàu tuần dương Tướng Belgrano bởi một tàu ngầm nguyên tử Anh, làm tê liệt hoàn toàn hạm đội Argentina). Hoàn toàn tự nhiên là hải quân các quốc gia hàng đầu thế giới đang bắt đầu được xây dựng theo xu hướng này, dĩ nhiên là mặc dù người ta vẫn tính đến cả khả năng tác chiến trên biển.

Hai yếu tố chính
Phương tiện quan trọng nhất để thực hiện  chiến tranh trên biển tất nhiên là các tàu ngầm. Bất chấp tiến bộ lớn trong lĩnh vực phòng thủ chống ngầm,tàu ngầm vẫn là lớp tàu chiến độc đáo và không thể thay thế, điều đó được giải thích bởi hai đặc điểm căn bản của chúng - đó là tính bí mật và khả năng di chuyển trong không gian ba chiều. Ngoài ra, tàu ngầm sẽ luôn phát giác được tàu nổi trước khi tàu nổi khám phá ra nó. Còn sự phát triển nhanh chóng của hoả tiển  hành trình phóng từ biển làm cho tàu ngầm còn trở thành phương tiện tác chiến đối bờ tốt nhât.

  Những khả năng mới của tàu ngầm xuất hiện cùng với việc chế tạo các động cơ không cần không khí, nhờ chúng mà các tàu ngầm thông thường có thể liên tục lặn dưới nước mà không cần nổi lên. Ngoài ra, đóng và khai thác tàu ngầm thông thường lại đơn giản và rẻ tiền hơn, chúng có tính sinh thái tốt hơn và ít ồn hơn, hợp túi tiền hơn với nhiều quốc gia hơn so với các tàu ngầm nguyên tử.
Trong phát triển tàu ngầm sẽ là tiếp tục nâng cao tính bí mật. Tuy nhiên, ở đây, người ta hầu như đã đạt đến giới hạn bởi vì không thể giảm độ bộc lộ của các vật thể khá lớn như tàu ngầm xuống đến mức bằng không. Thậm chí nếu như bằng cách nào đó có thể triệt tiêu hoàn toàn bộ âm thanh và từ tính của tàu ngầm thì cũng không thể loại bỏ được trường trọng lực và vệt nước của chúng.
Tiềm năng để tăng tốc độ tàu ngầm cũng hầu như đã hết. Quả thực là còn rất lâu mới đạt đến giới hạn độ sâu lặn của tàu ngầm. Mục tiêu cuối cùng có thể là cái mốc 1 km.

Đồng thời, định hướng “đối bờ” của hải quân cũng làm giảm tỷ lệ tàu ngầm trong hải quân và  chuyển trọng tâm sang các tàu mặt nước.

Việc Mỹ có  11 hkmh hạt nhân khiến các quốc gia khác hầu như không thể ganh đua với người Mỹ về mặt đóng “sân bay nổi”. Tuy nhiên, lợi dụng những khó khăn kinh tế của Washington, Trung cộng sẽ cố tìm cách lao vào cuộc đua này (ít ra là ở Thái Bình Dương). Nếu không có ý định đó thì Trung cộng đã không thử nghiệm với hkmh Varyag, vốn chẳng phải là một hkmh thực thụ và chỉ có khả năng làm tàu chở máy bay huấn luyện-thử nghiệm cho hải quân Trung cộng. Nếu như Trung cộng bỏ công sức ra với nó, nghĩa là sau đó họ sẽ bắt đầu đóng các hkmh thực sự và dĩ nhiên họ sẽ tậu lấy không chỉ 1-2 hkmh.

Việc tiếp tục gia tăng kích thước các hkmh và cải tiến chúng khó lòng  thực hiện được. Rõ ràng là người ta đã đạt được sự hoàn thiện với sự xuất huận của hkmh lớp Nimitz. Từ nay, chỉ có thể có những cải tiến không đáng kể ở những bộ phận đơn lẻ. Liên quan đến các hkmh kiểu Anh, tức là các hkmh nhỏ với các máy bay cất/hạ cánh thẳng đứng, thì đây có thể là sự phát triển bế tắc, hơn nữa các máy bay cất/hạ cánh thẳng đứng Harrier đang bị loại khỏi trang bị, còn việc thay thế chúng bằng các máy bay F-35В là chưa rõ ràng do những khó khăn lớn của máy bay xung kích đa năng này.

Phương cách duy nhất để đem lại cho các hkmh một phẩm  chất  mới là chế tạo các máy bay không người lái (UAV) chiến đấu trên hạm. Bởi lẽ, chúng hiển nhiên sẽ có kích thước nhỏ hơn (và không đắt như thế) so với các máy bay có người lái, điều đó sẽ cho phép bố trí trên hkmh nhiều UAV hơn so với các máy bay có người lái hiện nay. Ngoài ra, việc đào tạo nhân viên điều khiển UAV đơn giản và rẻ hơn nhiều đào tạo phi công hkmh. Phương án hiện thực nhất là lập ra các phi đoàn trên hạm hỗn hợp, bao gồm các máy bay (xung kích) có người lái và các UAV (trinh sát và tấn công).

Những lựa chọn của phương Tây và phương Đông
Các tàu mặt nước cỡ lớn - không chỉ là các tàu tuần dương mà cả các tàu khu trục - đã từ “những con ngựa ô” biến hẳn thành “đồ xa xỉ”. Hơn nữa, hiện nay, lớp tàu tuần dương, lặp lại số phận chủ lực hạm, đang kết thúc sự tồn tại của mình. Có thể dự đoán rằng, vào năm 2040, trên thế giới sẽ không còn lấy một tàu tuần dương.
Ngoài ra, chính các tàu tuần dương lớp Ticonderoga (kể từ chiếc thứ 6 trong loạt 27 chiếc) của Mỹ được coi là  đặt nền móng cho một xu hướng mới trong phát triển tàu mặt nước phi hkmh. Hệ thống Aegis và các bệ phóng thẳng đứng Mk41 đã đem lại cho chúng những khả năng hoàn toàn mới khi cho phép gần như phóng đồng thời 122 hoả tiển  thuộc ba loại và nhiều biến thể.

Tiếp sau các tàu Ticonderoga, các tàu khu trục Arleigh Burke mà Mỹ đã đưa vào sử dụng 60 chiếc (tổng cộng sẽ có 65-99 chiếc) đã biến các lớp tàu này từ “các tàu hộ tống cho các hkmh” trở thành một lực lượng chiến đấu đa năng độc lập rất mạnh. Người Mỹ đang định phát huy xu hướng này bằng các tàu khu trục tương lai lớp
Zumwalt vốn định hướng hầu như chỉ để tác chiến đối bờ, nhưng chúng lại quá đắt, vì vậy họ sẽ chỉ đóng 3 tàu, chứ không phải 32 chiếc như dự định ban đầu.

Cũng đi theo con đường của Mỹ là các quốc gia ở Đông Á (và cả Ấn Độ “ở sát đó”), khu vực mà sức mạnh quân sự  của Mỹ đang dịch chuyển đến từ không gian châu Âu. Kết quả là tàu mặt nước không phải là hkmh đáng sợ nhất nay hoàn toàn không phải là tuần dương hạm Ticonderoga của Mỹ, cũng như không phải tuần dương hạm Piotr Đại đế của Nga mà là khu trục hạm Sejong Đại đế của
 Hàn Quốc.
Hàn Quốc trong một khoảng thời gian rất ngắn đã đóng được cho hải quân của họ 12 tàu khu trục tối tân mà mạnh nhất trong đó là 3 tàu lớp KDX-3 (Sejong Đại đế là tàu đầu tiên). Chúng được trang bị hệ thống Aegis, các bệ phóng hoả tiển  thẳng đứng với 80 hoả tiển  phòng không có điều khiển Standart, 32 hoả tiển  hành trình Hyunmoo-3 (có tính năng tương đương Tomahawk, nhưng tầm bắn ngắn hơn) và 16 hoả tiển  chống tàu ngầm có điều khiển Red Shark, cũng như 4 bệ phóng (mỗi bệ) mang 4 hoả tiển  hành trình chống hạm Hae Sung.

Cần lưu ý rằng, tất cả những hoả tiên  này, trừ Standart, đều là hoả tiên  do Hàn Quốc chế tạo (tuy có ảnh hưởng của các loại hoả tiển  tương tự của Mỹ). Như vậy, trên bệ phóng thẳng đứng vạn năng của tàu bố trí 128 hoả tiển  cộng với 16 hoả tiển  chống hạm trong các bệ phóng dạng container.
Nhật Bản sở hữu một đội tàu khu trục lớn (hơn 40 chiếc). Hiện đại nhất trong số đó là 4 tàu lớp Kongo và 2 tàu lớp Asago được trang bị hệ thống Aegis và hệ thống phóng thẳng đứng Мк41, cũng như 9 tàu  lớp Murasame và 5 tàu lớp Takanami.

Tuy nhiên, trong tương lai , Trung công sẽ vượt Nhật về số lượng tàu khu trục. Trung cộng đã hoàn thành các thử nghiệm với các phương án tàu khu trục khác nhau. Hiện nay, Trung cộng có 25 tàu khu trục thuộc 7 lớp khác nhau và đã chuyển sang đóng ồ ạt các tàu chiến theo thiết kế cải tiến của lớp 052С (có thể nó sẽ được gọi là 052D).

Hiện có ít nhất 6 tàu khu trục lớp này đang nằm trên triền đà, còn sẽ có tổng cộng bao nhiều tàu sẽ đưa vào sử dụng chỉ có thể đoán. Các tàu này được trang bị hoả tiển  hành trình HN-2 và С-805, hoả tiển  chống hạm YJ-62, cũng như hệ thống hoả tiển  phòng không HНQ-9.

Đáng chý ý là 2 tàu khu trục lớp 052С đầu tiên được trang bị hệ thống hoả tiển  phòng không Fort (S-300F) của Nga có các bệ phóng dạng ổ quay đặc biệt cho các tàu của Hải quân Nga (vì thế, tại mỗi thời điểm, chỉ có 1 trong 8 quả hoả tiển  phòng không ở mỗi bệ phóng trong 6 bệ phóng ở tư thế sẵn sàng phóng). Tất cả các tàu khu trục sau đó được trang bị hệ thống hoả tiển  phòng không Trung cộng với các hoả tiển  được bố trí trong bệ phóng thẳng đứng thông thường (nghĩa là toàn bộ 48 hoả tiển  đồng thời ở tư thế sẵn sàng phóng).

Cuối cùng, Ấn Độ cũng đang tăng cường khả năng cho các tàu khu trục của họ, ngoài ra, cáchoả tiển  hành trình Nga-Ấn BrahMos còn được lắp cho cả 5 tàu khu trục cũ lớp Rajput. Các tàu lớp Delhi chỉ được trang bị hoả tiển  chống hạm Uran, nhưng biến thể cải tiến của các tàu này là các tàu khu trục lớp Calcuta (dự trù đóng 7-11 chiếc) sẽ được trang bị BrahMos bố trí trong hệ thống phóng thẳng đứng.

Như vậy, 4 quốc gia châu Á này hiện có tổng cộng gần 90 tàu khu trục, đồng thời, số lượng tàu khu trục trong tương lai  sẽ còn tăng hơn nữa.

Còn châu Âu hiện chỉ còn vẻn vẹn 25 tàu khu trục, hơn nữa 12 chiếc trong số đó sẽ bị loại bỏ. Thay thế cho các tàu đang bị giải nhiệm sẽ chỉ là 3 tàu khu trục.

Nhưng thậm chí trên các tàu khu trục được coi là hiện đại như các tàu khu trục lớp Horizon của Pháp-Italia (Pháp và Italia mỗi nước có 2 chiếc), De Zeven Provinciën của Hà Lan (4 chiếc), Daring của  Anh (có 3 chiếc, đang đóng 3 chiếc) thì thấy rất rõ khuynh hướng  phòng thủ trong vũ khí trang bị.

Điều đó đặc biệt nổi bật ở các tàu lớp Daring khi chỉ được trang bị hoả tiển  phòng không mà không có hoả tiển  hành trình và hoả tiển  chống hạm (tuy có dự phòng vị trí lắp đặt chúng). Nghĩa là, hiện tại, các tàu khu trục này có khả năng đánh chặn các cuộc tấn công từ bờ bằng hệ thống hoả tiển  phòng không, nhưng chẳng có gì để thực hiện đòn đánh trả.

Các tàu frigate đang nổi lên thay thế cho các tàu khu trục ở vai trò “ngựa ô” trong các hạm đội tàu mặt nước của đa số các quốc gia. Cần lưu ý rằng, các tàu khu trục của châu Á (các tàu lớp Giang Khải 054A của Trung cộng, lớp Incheon tương lai của Hàn Quốc, Talwar và Shivalik của Ấn Độ) đang được đóng như “các tàu khu trục thu nhỏ”, nghĩa là các tàu chiến đa nhiệm dành cho chiến tranh quy mô .  Để tác chiến đối bờ bằng hoả tiển hành trình (HN-2 trên lớp 054, Hyunmoo trên lớp Incheon, BrahMos trên các tàu của Ấn Độ).

Cũng như khu trục hạm, trên các frigate của châu Âu, người ta ưu tiên cho các phương tiện phòng không.  Người ta đã đóng những frigate tốt nhất trang bị hệ thống Aegis như các tàu lớp Álvaro de Bazán của Tây Ban Nha và Fridtjof Nansen của Nauy.

Vũ khí tấn công hoàn toàn mới duy nhất của các lực lượng hải quân châu Âu sẽ là hoả tiển hành trình SCALP Navale, có thể bố trí trên các frigate lớp Aquitaine và tàu ngầm tấn công lớp Barracuda của Hải quân Pháp.

Ngoài ra, đang trở nên khá phổ biến ở cựu lục địa là việc đóng tàu tuần tra viễn dương (đang  ở Hà Lan, Đan Mạch, Pháp). Với kích thước và lượng giãn nước như một frigate, chúng chỉ được trang bị mấy khẩu pháo, mà thường là cỡ nòng nhỏ, và khi đóng có ứng dụng nhiều công nghệ dân sự.

Trong thập niên 1960-1980, lớp tàu corvette và tiểu đinh  đã phát triển rất nhanh. Nhưng nay thì rõ ràng là chúng chỉ phù hợp với hải quân các nước nhỏ hoặc các nước có bờ biển rất phức tạp (ví dụ như khu vực Scandinavia hay biển Aegea). Các tàu corvette và tiểu đỉnh có hệ thống phòng không rất yếu và hầu như không có năng lực chống ngầm, điều này làm giảm giá trị khả năng tấn công của chúng.

Rất  không thành công là cả hai biến thể tàu chiến ven bờ LCS của Mỹ mặc dù Mỹ đang tiếp tục đóng các tàu này.

Các tiểu đỉnh hoả tiển  tuyệt đại đa số đã bị các nước châu Âu loại bỏ. Tuy nhiên, loại này vẫn được sử dụng ở các nước có khả năng kinh tế eo hẹp. Sở hữu hạm đội “tàu muỗi” đông đảo nhất vẫn là Trung cộng. Sau khi loại bỏ một số lượng lớn các tiểu đỉnh  cũ, Trung cộng  đang đóng 60-80 tiểu đỉnh 022 dựa trên thiết kế tàu hai thân cao tốc của hãng Austal (Australia).

(Còn tiếp)

Nhân Vũ
__._,_.___
Recent Activity:

No comments:

Post a Comment