Thursday, September 13, 2012

Nguyễn Chí Đức: Đơn xin ra khỏi Đảng

Chí Đức bị đạp mặt trong một cuộc biểu tình. Ảnh Internet
Kính gửi: Đảng ủy XXX
Đồng kính gửi: Chi bộ XXX
Tôi tên là: Nguyễn Chí Đức
Sinh ngày: 13/09/1976
Ngày vào đảng: 28/12/2000; chính thức: 28/12/2001
Ngày viết đơn: 13/09/2012; ngày ra khỏi Đảng:?
Nơi kết nạp: Đảng bộ trường Đại học Bách khoa Hà Nội; Nơi ra khỏi đảng:?
Trước khi soạn thảo đơn xin ra khỏi Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN), trong tôi là cả một quá trình dài suy nghĩ nghiêm túc trước khi quyết định. Bởi vì chủ nghĩa Cộng Sản là ý thức về chính trị đầu tiên mà tôi tiếp nhận qua việc được giáo dục trong môi trường XHCN. Ngay từ khi là sinh viên năm thứ nhất của trường Đại học Bách khoa Hà Nội, tôi đã phấn đấu không mệt mỏi cho đến năm cuối mới vinh dự được đứng trong hàng ngũ của ĐCSVN. Mất 4 năm phấn đấu để trở thành người đảng viên thì cũng phải hơn 8 năm (2004) tôi mới dứt khoát viết lá đơn này. Âu cũng là lẽ thông thường trong cuộc sống, khi tuổi trẻ con người ta dành tình cảm, nhiệt huyết cho một lý tưởng vì lý do nào đó mà giã từ không khỏi giằng xé về tư tưởng.
Vì sao lại như vậy?
Bởi vì dòng chảy xã hội không khô cứng như những cuốn sách lý luận giáo điều, thực tế không đẹp như những áng văn thơ mỹ miều ca ngợi chủ nghĩa Mác-Lênin. Có những bất công trong cuộc sống, nghịch lý trong xã hội, mâu thuẫn ngầm giữa một bộ phận không nhỏ các tầng lớp nhân dân với ĐCSVN, mối quan hệ thiếu minh bạch và bất tương xứng giữa ĐCSVN với Đảng Cộng Sản Tàu, các biến động chính trị trên thế giới mà khi quán chiếu theo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam “soi đường chỉ lối” khiến tôi phải lấn cấn, có khi hoang mang cực độ.
Hằng năm, theo thông lệ mỗi người đảng viên phải viết bản tự kiểm điểm. Mỗi lần như vậy, tôi đều viết cơ bản giống như nhiều đồng chí khác cho có chiếu lệ. Nhưng có lúc tôi tự hỏi:
Những nỗ lực và thành tựu mà ĐCSVN đã đóng góp cho đất nước Việt Nam như ngày hôm nay phải chăng chỉ đi lại con đường của những người theo chủ nghĩa dân tộc, các đảng phái Quốc Gia khác đã từng lựa chọn trong quá khứ thậm chí trước khi cả ĐCSVN ra đời như trường hợp của nhà cách mạng Phan Bội Châu?
Tại sao trên toàn thế giới ở các quốc gia nếu có đảng Cộng Sản hoạt động thì thực tế cho thấy những đảng này chỉ có chỗ đứng khiêm tốn trên chính trường? Có đảng Cộng Sản nào có khả năng cầm quyền để lập chính phủ mới sau mỗi mùa bầu cử trong hệ thống chính trị có sự ganh đua đảng phái?
Trên đây chỉ là đơn cử một vài suy nghĩ trong quá trình tự nhận thức lại của tôi mà không dám bày tỏ cùng ai. Còn về mặt tổ chức, thời gian gần đây tôi tự nhận thấy mình có những hành động, phát ngôn, bài viết, gặp gỡ một số đối tượng trái với cương lĩnh, điều lệ Đảng. Mặc dù đã được Đảng ủy, chi bộ “giáo dục” và chiếu cố nhưng tôi cảm thấy thực sự mình không còn phù hợp để đứng trong hàng ngũ của ĐCSVN nữa. Nếu sự việc còn tiếp tục kéo dài thì điều đầu tiên tôi tự làm khổ và không sống thành thật với lương tâm của chính mình. Ngoài ra gián tiếp, tôi còn gây rắc rối cho những người xung quanh, những người mà tôi rất quí mến.
Đó là lý do tôi viết lá đơn này!
Tôi rất mong tổ chức Đảng cấp trên xem xét và chấp thuận cho tôi được ra khỏi Đảng Cộng Sản Việt Nam càng sớm càng tốt.
Ban đầu, tôi có ý định nhân việc viết đơn xin ra khỏi ĐCSVN như một hành động “tự sát chính trị” nhằm góp ý nhằm xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong tình hình kinh tế Việt Nam rất bết bát, niềm tin của dân chúng dành cho Đảng xuống rất thấp, biểu tình xảy ra tứ tung, bên ngoài thì ngoại bang hăm he đe đọa bờ cõi nhưng xét thấy điều này vượt quá khuôn khổ của một lá đơn xin ra khỏi Đảng. Hơn nữa, trong quá khứ đã có nhiều cựu tướng lãnh, lão thành cách mạng, trí thức tên tuổi có nhiều cống hiến cho chế độ đã viết thư ngỏ/phát biểu nhằm bày tỏ thiện chí xây dựng Đảng nhưng đều hoài công vô ích thì ý kiến của một đảng viên tầm thường như tôi chỉ tổ lố bịch thêm.
Một lần nữa, tôi rất mong tổ chức Đảng cấp trên xem xét cho tôi được ra khỏi Đảng Cộng Sản Việt Nam càng sớm càng tốt dù được chấp thuận hay bị khai trừ cũng được.
Những gì mà tôi được trưởng thành và học hỏi khi sinh hoạt ở các chi bộ Đảng qua các thời kỳ về đức tính kỷ luật, tự giác, bảo mật, tinh thần đồng đội không bao giờ tôi quên. Cũng như không bao giờ tôi quên và phủ nhận những tấm gương tiền bối của ĐCSVN dù nổi tiếng hay bình dân (chủ yếu thời kháng chiến chống Pháp) tuy đi theo chủ nghĩa Mác-Lê nin nhưng động cơ sâu thẳm và đầu tiên là yêu nước Việt Nam, thâm tâm họ cũng mong muốn đất nước được tốt đẹp hơn. Tuổi trẻ của họ rất can đảm dấn thân không hề vụ lợi, sợ hãi ngục tù, phần lớn cuối cuộc đời họ vẫn giữ được đức tính trong sạch, giản dị. Đó là những yếu tố căn bản cho người thanh niên có ý định góp phần cải tạo xã hội, tham gia các hoạt động chính trị nói chung.
Tôi xin chân thành cảm ơn và cũng là lần cuối cùng nói lời cảm ơn tới các đồng chí!
Hà nội, ngày 13 tháng 09 năm 2012
Người làm đơn
(Đã ký tên và gửi đến nơi có thẩm quyền)
 Nguyễn Chí Đức


Thoái Đảng Cộng sản Trung Quốc, Dân biểu Quốc hội kêu gọiInEmail
Tác giả: Lynn Wan - The Epoch Times   
Chủ nhật, 02 Tháng 10 2011 12:07
Nghị quyết Hạ viện Hỗ trợ Phong trào Thoái Đảng ở Trung Quốc
Trong một bước đi táo bạo trên sân khấu thế giới, Dân biểu Thaddeus McCotter (R-Mich) tuần trước đã giới thiệu dự luật hỗ trợ mạnh mẽ nhân quyền tại Trung Quốc, quốc gia đông dân nhất thế giới và nền kinh tế số 2. Nghị quyết khuyến khích người dân ở đó từ bỏ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), như một phần của phong trào Thoái Đảng (Tuidang).  Từ Tuidang có nghĩa là "thoái đảng".

"Đó là quan trọng đối với những người Trung Quốc, những người đang đấu tranh, phải biết rằng Hoa Kỳ là những người tự do, hoàn toàn hỗ trợ những nỗ lực của người Trung Quốc từ chối Đảng Cộng sản, rời bỏ Đảng Cộng sản, một đảng tìm cách đàn áp quyền tự do của người Trung Quốc trong nhiều thập niên, "McCotter, người gần đây đã rút ra khỏi cuộc tranh cử tổng thống (Mỹ).

Bày tỏ sự bất mãn một cách hòa bình ở Trung Quốc, phong trào Tuidang đã bắt đầu vào tháng 11 năm 2004, khi Thời báo Đại Kỷ Nguyên xuất bản sách "Cửu Bình", báo cáo trung thực về lịch sử tàn bạo và tội ác của ĐCSTQ. Kể từ khi được giới thiệu, có khoảng 100 triệu người Trung Quốc đã liên hệ với Trung tâm Dịch vụ Toàn cầu Thoái bỏ ĐCSTQ bằng điện thoại, Internet, fax, điện thư, và tự chính mình, đăng công khai tuyên bố từ bỏ ĐCSTQ.

Dự luật, Nghị quyết 416 của Hạ viện, nói rõ chi tiết về sự phân biệt đối xử, quấy nhiễu, bỏ tù, tra tấn, và hành quyết các tù nhân lương tâm, đặc biệt là học viên Pháp Luân Công, các nhà báo, và giáo hữu Kitô, bao gồm cả người Công giáo.

Thượng nghị viện cũng có một sáng kiến ​​tương tự, Nghị quyết Thượng viện 232, hỗ trợ phong trào Tuidang và lên án cuộc đàn áp Pháp Luân Công, môn tập luyện tinh thần hòa bình đã bị cấm vào năm 1999 sau khi sự phổ biến của nó bắt đầu được các nhà lãnh đạo ĐCSTQ nhận thức là một mối đe dọa.

Đối với một số chính trị gia, nhân quyền ở Trung Quốc là một chủ đề khó khăn.  Họ muốn ủng hộ tự do trên khắp thế giới, nhưng họ cũng không muốn gây nguy hiểm cho bất kỳ sự lợi ích về kinh tế trong một mối quan hệ tốt với các quan chức ĐCSTQ.
Dân biểu Cộng hòaThaddeus McCotter (Courtesy of Thaddeus McCotter)

McCotter không chạy theo lợi ích kinh tế của ĐCSTQ.
"Tôi nghĩ rằng đó là bỏn xẻn từng xu trong khi phung phí một cách ngu ngốc hàng trăm hàng nghìn đồng," McCotter nói. "Nhân dân Trung Quốc một ngày sẽ được tự do và Hoa Kỳ cần phải đứng sát cánh với họ trong pháo đài chống cự của họ giống như người dân Đông Âu khi họ bị chiếm đóng bởi Cộng sản Liên Xô."

Hỗ trợ mạnh mẽ phong trào Tuidang, Nghị quyết của McCotter, với bảy nhà đồng bảo trợ, Nghị quyết Thượng viện, giới thiệu bởi Robert Menendez (DN.J.) và Tom Coburn (R-Okla.), đã đi tới trước nơi mà pháp luật của  Trung Quốc chưa bao giờ có thể đi trước, nhằm kêu gọi
cho một kết thúc hòa bình của chế độ cộng sản ở Trung Quốc.
Nói về giai cấp thống trị của Trung Quốc, những người mà không thể nhanh chóng vứt bỏ được cái hình thức của một chế độ đã cho họ quyền lực và sự giàu có, McCotter đưa ra những lời nói khôn ngoan:
"Tôi nghĩ là với thời gian trôi qua và một khi họ nhận thức được rằng họ không nên tuân theo những gì Đảng Cộng sản cho phép họ, thì họ nên yêu cầu những gì là quyền lợi của mình như quyền con người", ông nói. "Đảng Cộng sản chỉ làm cho cuộc sống của họ trở nên khổ sở và không có gì là thân yêu và trân quý hơn tự do."
__._,_.___
RECENT ACTIVITY: 

No comments:

Post a Comment